MỤC TIÊU CỦA CUỘC ĐỜI BẠN, LÀ GÌ?

MỤC TIÊU CỦA CUỘC ĐỜI BẠN, LÀ GÌ?

Rất nhiều người, có thể ngay cả bạn đang cảm thấy bị lạc lối trong thế giới này.Bạn làm việc chăm chỉ, nhưng dường như vẫn không nhận được điều gì đáng giá. Lí do chính của cảm giác này là vì bạn chưa bao giờ, thực sự, dành đủ thời gian, để nghĩ về những điều mà bạn ao ước trong cuộc đời mình, và không hề đặt mục tiêu cho những điều ấy. Đã bao giờ bạn đặt quyết định “Let’s go” cho một chuyến đi nào đó nhưng lại không có ý niệm rõ ràng về điểm đến không? Dĩ nhiên là không rồi đúng không?

Việc đặt mục tiêu cho bản thân cũng vậy. Đó là một quá trình đầy thử thách để suy nghĩ về tương lai của bạn, để truyền động lực cho chính bản thân, và để biến những sứ mệnh ở tương lai mà bạn mơ tới thành hiện thực.

Quá trình đặt mục tiêu sẽ giúp bạn lựa được nơi mà bạn muốn đến trong cuộc sống. Bằng việc biết rõ những gì bạn muốn đạt được, bạn biết bạn nên tập trong nhiều nỗ lực vào đâu. Bạn cũng nhanh chóng và dễ dàng dẹp bỏ những sự phân tâm – thứ mà trước đây luôn dễ dàng dẫn bạn đi lạc đường.

Tại sao phải đặt mục tiêu?

Top các vận động viên hàng đầu, nhà kinh doanh thành công hay người chiến thắng trong mọi lĩnh vực, tất cả họ đều có mục tiêu. Đặt ra mục tiêu giúp bạn nhìn xa hơn trong thời gian dài, cũng như động lực ở thời gian ngắn. Nó tập trung thu thập toàn bộ kiến thức của bạn, giúp bạn trong việc sắp xếp thời gian và tìm kiếm nguồn lực hỗ trợ. Nhờ vậy, bạn có thể kiểm soát việc thực hiện hầu hết mọi thứ mình muốn.

Bằng cách đặt đúng đắn, định nghĩa rõ ràng mục đích, bạn có thể sẽ đo lường được và tự hào về thành công đó, và bạn sẽ nhìn thấy điều tốt hơn ở thứ mà trước đây có thể bạn từng cho là thật vô nghĩa. Bạn cũng sẽ tự tin về bản thân mình hơn khi phát hiện ra những khả năng và kĩ năng có được để đạt được mục tiêu mà bạn đã đặt.

Khi đã hiểu được lí do, bạn đã sẵn sàng để bắt đầu lên kế hoạch cho cuộc đời mình chưa?

Khi đặt mục tiêu, có 3 mức độ cho mục tiêu mà bạn cần biết:

Trước hết, bạn cần tạo một bức tranh lớn, vẽ ra viễn cảnh mà bạn tưởng tượng bạn sẽ hiện diện ở đó trong tương lai (hoặc đặt một con số cụ thể, 10 năm sau chẳng hạn), rồi dần nhận ra những mục tiêu lớn bạn muốn đạt được.

Tiếp sau đó, chia nó ra thành những mục tiêu nhỏ và nhỏ hơn mà bạn cần làm để tiến gần đến mục tiêu lớn.

Cuối cùng, một khi bạn đã có một kế hoạch hoàn chỉnh, let’s start doing it.

Đó là lí do vì sao việc lên quá trình lại cần cái nhìn rõ về mục tiêu của cuộc đời. Từ đó, bạn sẽ viết ra được những việc cần làm cho 5 năm tiếp theo, 1 năm tiếp theo, 6 tháng tiếp theo, một tháng tiếp theo, tuần sau, ngày mai. Khoảng cách giữa bạn hiện tại và mục tiêu cuộc đời sẽ dần được rút lại.

Như vậy, các bước để đặt mục tiêu cho bản thân là:

  • Bước 1: Đặt mục tiêu lớn trong cuộc sống.

Bước khởi điểm này là lúc để bạn suy nghĩ và tìm ra điều lớn lao nhất mà bạn muốn đạt được trong đời (hoặc ít nhất, là mục tiêu đến một độ tuổi cụ thể nào đó trong tương lai).

Nghe có vẻ mơ hồ phải không? Vì mỗi chúng ta có quá nhiều thứ cần quan tâm trong cuộc sống. Trong phạm vi rộng lớn các khía cạnh quan trọng và cần thiết, hãy thử liệt kê ra tất cả thứ bạn muốn làm trong các khía cạnh được nêu ra dưới đây:

  • Sự nghiệp: Bạn muốn chạm đến cấp bậc cao nhất nào trong sự nghiệp? Điều gì bạn muốn đạt được?

  • Tài chính: Bạn muốn kiếm được bao nhiêu tiền, vào giai đoạn nào? Điều này gắn với mục tiêu sự nghiệp của bạn như thế nào?

  • Học tập: Bạn đang muốn học thêm kiến thức về lĩnh vực gì? Bạn cần có thông tin và kĩ năng nào để đạt được nó?

  • Gia đình: Bạn có muốn làm cha, mẹ không? Nếu có, bạn sẽ trở thành người cha, mẹ tốt ra sao? Bạn mong muốn các mối quan hệ với tổ ấm của mình sẽ như thế nào?

  • Nghệ thuật: Bạn có ý định học một môn nghệ thuật nào không?

  • Thái độ: Có bất kì biểu hiện nào mà bạn đang cố kìm lại, hoặc nó khiến bạn thất vọng về bản thân mình hay không?

  • Thể dục -thể thao: Bạn đang có ý định tập chơi môn thể thao nào? Hay bạn muốn có sức khỏe tốt vào tuổi già?

  • Tinh thần: Điều gì làm bạn cảm thấy thư giãn và thoải mái trong cuộc sống?

  • Hoạt động xã hội: Bạn có muốn hành động để tạo nên một thế giới tốt đẹp hơn không? Bằng cách nào?

Dựa vào những gợi ý trên, hãy bắt đầu dành thời gian để brainstorm, và chọn một hay nhiều mục tiêu ở từng phần mà nó phản ánh bạn đang muốn làm nhiều nhất. Tiếp tục cắt tỉa mục tiêu thật nhỏ với những con số cụ thể để nhìn rõ được bạn cần tập trung vào gì.

Khi làm những việc này, hãy chắc chắn tất cả mục tiêu bạn đưa ra đều xuất phát từ mong muốn của chính bạn, không phải của ba mẹ, bạn bè, người yêu hay bất kì ai khác.

  • Bước 2: Đặt ra các mục tiêu nhỏ

Sau khi đã có mục tiêu lớn từ những hãy bắt tay tạo một kế hoạch 5 năm của mục tiêu nhỏ mà bạn cần hoàn thành để từng bước đạt được mục tiêu lớn. Sau đó, tạo các kế hoạch ngắn hạn hơn: 1 năm, 6 tháng, 1 tháng, 1 tuần,…. Mỗi kế hoạch đều phải được tạo dựa vào mục tiêu lớn ban đầu.

Ở giai đoạn đầu, mục tiêu nhỏ có thể chỉ đơn giản là đọc sách hoặc tìm kiếm thông tin. Không sao cả, điều đó giúp bạn cải thiện vốn hiểu biết của bản thân và ít nhiều hiện thực hóa mục đích đó rồi.

“Sống chung với lịch trình”

Một khi đã có được mục tiêu, hãy đảm bảo quá trình thực hiện luôn diễn ra, bằng cách đánh giá và cập nhật To-do List (hay Action Program) hằng ngày. Đánh giá lại thường xuyên với mục tiêu dài hạn, và chỉnh sửa nếu có bất kì thay đổi nào về mức độ ưu tiên hay kinh nghiệm. Tận dụng những ứng dụng tạo thời gian biểu và đánh giá thường xuyên sẽ giúp bạn thực hiện điều này tốt hơn.

SMART Goals

Đây là một công cụ hữu dụng hỗ trợ việc tạo mục tiêu. Thực chất, nó cụ thể hóa mục tiêu còn mơ hồ.

  • S – Specific: Mục tiêu phải rõ ràng, cụ thể

  • M – Measurable: Mục tiêu có thể đo được

  • A – Attainable: Mục tiêu khả quan, có thể đạt được (Tránh những điều quá sức phi lí)

  • R – Relevant: Mục tiêu ảnh hưởng đến mục tiêu lớn hơn

  • T – Time-bound: Thời gian cần để hoàn thành mục tiêu

Một vài chú ý khi đặt mục tiêu:

  1. Diễn giải mục tiêu ở trạng thái tích cực: “Sử dụng thiết bị này thật tốt” sẽ tốt hơn là “Đừng tạo ra sự cố ngớ ngẩn”

  2. Ưu tiên: Khi bạn có nhiều mục tiêu, hãy đặt thứ tự ưu tiên cho mỗi cái. Điều đó sẽ giúp bạn tránh không bị quá tải và đặt chú tâm cho những mục tiêu quan trọng nhất

  3. Viết ra: Một cách giúp mục tiêu được giữ và nhắc nhở bạn nhiều lần.

  4. Luôn bắt đầu với từng mục tiêu nhỏ nhất: Bạn sẽ dễ dàng đánh giá khả năng đạt được và sự tiến bộ của mình như thế nào, cũng như đảm bảo các mục tiêu luôn đi theo tiến trình hợp lí.

  5. Đề cao hiệu suất thực hiện: Nên để ý đến những thứ bạn có thể kiểm soát có ảnh hưởng đến mục tiêu mà bạn đặt. Những lí do dẫn đến fail khi thực hiện thường đến từ những yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn. Nếu bạn dựa vào hiệu suất của bản thân, bạn sẽ có động lực kiểm soát, vượt qua nhiều rủi ro, và thể hiện mình một cách khiến người khác hài lòng nhất.

  6. Đặt mục tiêu thực tế: một mục tiêu khả quan sẽ mang lại hi vọng và động lực nhiều để thực hiện. Tuy nhiên điều này vẫn tùy thuộc vào chính bạn. Bởi bạn vẫn có thể tạo ra ước mơ lớn nếu bạn thực sự muốn vượt qua khó khăn và hiểu rõ mình cần trang bị những gì.

Khi bạn đạt được dù chỉ một mục tiêu, hãy dành thời gian nhìn lại cả quá trình thực hiện và tự thưởng cho bản thân sự hài lòng. Đó là cách để bạn tự tin hơn về chính mình, về những thứ mà bạn xứng đáng có được sau khi hoàn thành.

Với những trải nghiệm trong việc đạt được mục tiêu, cùng nhìn nhận lại kế hoạch để thấy rằng:

  • Nếu bạn vượt qua nó quá dễ dàng, lần tới hãy làm cho mục tiêu trở nên khó hơn

  • Nếu nó làm bạn tốn nhiều thời gian lãng phí để thực hiện, tạo mục tiêu tiếp theo nhỏ hơn

  • Nếu bạn học được cách khiến bạn thay đổi những mục tiêu khác, hãy thực hiện nó.

  • Nếu bạn nhìn ra được mình còn thiếu kĩ năng để đạt mục tiêu ấy, hãy tạo kế hoạch cho mục tiêu khắc phục nhược điểm này.

Nhớ rằng, mọi thứ bắt nguồn từ động lực của bạn. Và động lực ấy, một cách tự nhiên nhất sẽ xuất hiện khi bạn chọn cho mình điều bạn thực sự yêu thích và muốn làm. Chỉ khi đó, bạn mới có thể thực hiện mục tiêu của mình tốt nhất, và hài lòng nhất với kết quả mà mình có được.

Featured Posts

Check back soon

Once posts are published, you’ll see them here.

Recent Posts

Archive

Search By Tags

No tags yet.

Follow Us