MỘT SỐ NGUYÊN TẮC GIÁO DỤC ĐIỂN HÌNH

NGÔI NHÀ TRÁI TIM

Hãy cho – Hãy nhận – Hãy sống bằng cả con tim
 

Trang ChínhTrang Chính  Tìm kiếmTìm kiếm  Tìm kiếm

Display results as : Số bài Chủ đề

Advanced Search Advanced SearchĐăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  


NGÔI NHÀ TRÁI TIM :: TÂM LÝ – GIÁO DỤC HỌC :: Kiến thức chuyên ngành :: Giáo dục học :: Giáo dục học phổ thông

 

 MỘT SỐ NGUYÊN TẮC GIÁO DỤC ĐIỂN HÌNH

Go down 

Tác giảThông điệppeterduynguyen

peterduynguyen

Admin

Tổng số bài gửi

: 143

Join date

: 18/04/2010

14318/04/2010


MỘT SỐ NGUYÊN TẮC GIÁO DỤC ĐIỂN HÌNH EmptyBài gửiTiêu đề: MỘT SỐ NGUYÊN TẮC GIÁO DỤC ĐIỂN HÌNH   MỘT SỐ NGUYÊN TẮC GIÁO DỤC ĐIỂN HÌNH Icon_minitimeSun May 02, 2010 3:57 am

Tiêu đề: MỘT SỐ NGUYÊN TẮC GIÁO DỤC ĐIỂN HÌNHSun May 02, 2010 3:57 am

MỘT SỐ NGUYÊN TẮC GIÁO DỤC ĐIỂN HÌNH

– Nguyễn Ngọc Duy –

LỜI MỞ ĐẦU

Bất cứ một tổ chức hay tập tập thể nào muốn đạt hiệu quả cao trong các hoạt động của mình điều phải tuân theo những quy tắc nhất định. Và giáo dục cũng không ngoại lệ, nó có những quy tắc của nó mà nhà giáo dục muốn thu được thành quả mỹ mãn trong giao dục thì bắt buộc phải tuân theo.

NỘI DUNG CHÍNH
I. Khái niệm nguyên tắc giáo dục
Nguyên tắc giáo dục là những luận điểm cơ bản có tính quy luật của lý luận giáo dục, có tác dụng chỉ đạo, định hướng cho HĐGD nhằm thực hiện các nhiệm vụ giáo dục, đạt được mục đích giáo dục nhất định.
Hệ thống nguyên tắc giáo dục bao gồm:
– Nguyên tắc bảo đảm tính mục đích của hoạt động giáo dục.
– Nguyên tắc bảo đảm giáo dục gắn với cuộc sống lao động.
– Nguyên tắc bảo đảm giáo dục trong tập thể.
– Nguyên tắc kết hợp việc đề ra yêu cầu cao, hợp với việc thực hiện sự tôn trọng nhiều nhất đối với người được giáo dục.
– Nguyên tắc bảo đảm tính vừa sức và tính cá biệt trong hoạt động giáo dục.
– Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò chủ đạo của nhà giáo dục và vai trò tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo của người được giáo dục.
– Nguyên tắc đảm bảo tính liên tục và hệ thống của hoạt động giáo dục.
Tuy nhiên trong giới hạn của phạm vi đề tài, tôi chỉ xin trình bày một số nguyên tắc giáo dục điển hình như sau
II. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích của hoạt động giáo dục
1. Nội dung nguyên tắc
a. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích trong hoạt động giáo dục là gì?
Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích của hoạt động giáo dục là nguyên tắc yêu cầu hoạt động giáo dục bắt buộc phải có mục đích và phải được định hướng theo mục đích ấy trong suốt quá trình hoạt động giáo dục diễn ra.
b. Mục đích và mục đích giáo dục là gì?
Theo Từ điển tâm lý học của Vũ Dũng thì mục đích là “hình ảnh nhận thấy được của kết quả dự đoán trước, hướng hành động của con người đến sự phấn đấu để đạt được kết quả đó”.
Và xét dưới góc độ giáo dục thì mục đích giáo dục là mẫu nhân cách mà giáo dục cần đào tạo để đáp ứng yêu cầu của xã hội trong từng giai đoạn phát triển của nó.
2. Tại sao phải thực hiện nguyên tắc này?
Mục đích luôn là một yếu tố quan trọng đối với tất cả các hoạt động, đặc biệt là đối với hoạt động giáo dục. Nó bảo đảm cho cả quá trình hoạt động đi đúng hướng, không có những bước đi sai lầm hoặc thừa thải. Nếu hoạt động giáo dục không có mục đích thì chẳng khác già con tàu đi trên biển mà không có la bàn. Nó không biết mình đang ở đâu và sẽ trôi về đâu. Nên việc đến được bến bờ như ý muốn ban đầu là một điều cực kỳ khó khăn, và nếu như có đến được chăng nữa thì cũng dựa vào hai chữ “hên – xui”. Vì vậy việc đạt được kết quả cao nhất trong một HĐGD là một điều viễn tưởng. Vì chỉ riêng việc thoát khỏi “mớ bòng bong” do không có mục đích gây ra đã khó rồi huốn gì đạt được hiệu suất hoạt động tốt nhất.
Xác định được mục đích cho hoạt động quả rất quan trọng nhưng việc dùng mục đích đó để định hướng xuyên suốt trong quá trình hoạt động giáo dục diễn ra cũng quan trọng không kém. Bởi vì, nếu như đã xác định được mục đích giáo dục rồi nhưng lại không dùng nó để định hướng thì việc xác định mục đích chỉ là “công dã tràng”. Bởi lẽ dù mục tiêu có hay đến bao nhiêu, hợp lý đến mức nào mà không dùng nó để định hướng, để điều chỉnh quá trình hoạt động thì cái mô hình nhân cách mà giáo dục nhắm tới sẽ vĩnh viễn nằm ở tương lai và giáo dục sẽ không bao giờ đạt được. Ví dụ như một nhà giáo dục xác định được mục đích của buỗi sinh hoạt lớp hôm nay là làm hình thành nơi học sinh một thái độ đúng đắn về lòng yêu người. Thế nhưng vì không dựa vào mục tiêu để định hướng, nên nhà giáo dục thay vì phải sử dụng nội dung, phương pháp và các phương tiện liên quan đến lòng yêu người trong suốt quá trình H ĐGD diễn ra để đạt được mục đích đề ra thì nhà giáo dục lại sử dụng nhiều nội dung, phương pháp, phương tiện mang tính chất khác nhau như lúc thì nói về lòng yêu người, lúc khác thì nói về tính cần cù, lúc khác nữa thì nói về lòng dũng cảm…Nên đã làm cho học sinh dù trải qua 45 phút sinh hoạt cũng không có nhận thức và thái độ đúng đắn, đầy đủ về lòng yêu người như mục đích ban đầu đã đề ra.
3. Yêu cầu và cách thực hiện nguyên tắc: Để thực hiện được nguyên tắc này, nhà giáo dục phải thực hiện những yêu cầu sau
Trước hết là nhà giáo dục phải hình thành cho học sinh những cơ sở về thế giới quan và nhân sinh quan thật đúng đắn. Riêng ở nước Việt Nam chúng ta thì điều này gắn liền với việc giáo viên phải hình thành cho học sinh lý tưởng xây dựng đất theo định hướng Xã hội chủ nghĩa là “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Và những vấn đề này, nhà giáo dục có thể định hướng và xây dựng cho học sinh qua các giờ học đặc biệt là các giờ học Đạo đức, Giáo dục công dân và các môn nhân văn như Văn học, Lịch sử học, Địa lí học… Ngoài ra, các hoạt động ngoài giờ lên lớp cũng là nơi có thể giúp nhà giáo dục thực giáo dục những điều trên cho học sinh.
Bên cạnh đó, mỗi dân tộc trên thế giới, mỗi thế hệ trong dòng chảy của lịch sử nhân loại điều có những giá trị quý báu cần thiết cho sự hình thành và hoàn thiện nhân cách con người. Nên nhà giáo dục phải giúp cho học sinh biết cách tiếp tiếp thu có chọn lọc, kết hợp gắn liền với sáng tạo các giá trị của dân tộc và nhân loại, của truyền thống và hiện đại, của vật chất và tinh thần. Và theo tôi, ở Việt Nam hiện nay, các nhà giáo dục nên chú trọng đến các yếu tố dân tộc, truyền thống và tinh thần hơn một chút. Không phải vì những điều này quan trọng và cần thiết hơn những điều kia. Nhưng bởi một lẽ là thế hệ trẻ ở Việt Nam tiếp thu qua nhanh và quá nhiều những yếu tố đến từ các văn hóa khác, đặc biệt là văn hóa phương Tây. Các giá trị truyền thống cũng bị xem nhẹ một cách đau lòng, còn đâu những bản sắc, những nét đẹp truyền thống đầy chất nhân văn của. người Việt Nam nơi thế hệ trẻ. Nếu có đi nữa thì cũng mờ nhạt ở một số ít bạn trẻ mà thôi, thay vào đó là lối sống hưởng thụ chạy theo các trào lưu Hàn Quốc, Âu, Mỹ…Và cũng thế, những giá trị tinh thần bây giờ rất bị coi thường trong mắt của các bạn trẻ Việt Nam. Ngay cả trong nền giáo dục của chúng ta cũng vậy. Còn đâu là “tiên học lễ hậu học văn”, khi mà cái điểm, cái văn bằng được đánh giá quá cao trong giáo dục của chúng ta, để rồi dẫn tới “tiên học phí, hậu học thêm”. Nên nhà giáo dục cần nhấn mạnh các yếu tố dân tộc – truyền thống – tinh thần hơn trong giáo dục nhằm cân bằng lại những quan điểm và trào lưu mà xã hội đặc biệt là thế hệ trẻ đang nghiêng ngả chạy theo.
Không những thế, trong quá trình giáo dục nhà giáo dục phải hình thành cho học sinh khả năng nhận diện cái ác và cái thiện trọng cuộc sống, cũng như có những thái độ và hành vi tích cực tương ứng với cái thiện và cái ác ấy. Cần biết phân biệt cái đúng, cái sai, cái thiện, cái ác. Điều đó có nghĩa là sự nhận thức trong tư duy và tình cảm cần được lớn mạnh theo chiều hướng phát triển tốt, biết phê phán và đấu tranh với cái xấu, cái ác, như tội phạm hình sự, tham nhũng, sự ghen ghét, đố kỵ…Và những điều các em nên học hỏi là lòng thương người, khiêm tốn, biết giúp đỡ người khác…
Như đã nói ở trên trong suốt quá trình của H ĐGD diễn ra nhà giáo dục phải luôn luôn thực hiện dựa vào mục đích giáo dục, lấy mục đích là định hướng cho tất cả hoạt động. Tuy nhiên, nói như thế không phải là lúc nào cũng khăn khăn, khư khư làm theo kế hoạch đã vạch ra. Nên nhà giáo dục cần tránh thái độ áp đặt thô bạo, cứng nhắc vì như thế là trái với bản chất của hoạt động giáo dục. Bởi bản chất của hoạt động giáo dục là hoạt động có ý thức. Nghĩa là học sinh được quyền tự do phát triển khả năng của mình nếu các em cần điều đó. Mặt khác, trong quá trình giáo dục ta không thể áp dụng một nguyên tắc, một phương pháp cố định, hay là cứng nhắc đi theo từng bước đã vạch sẵn để đạt được mục đích đã đề ra. Hơn thế nữa, hoạt động giáo dục là một hoạt động mang tính lâu dài và liên tục vì vậy các hoạt động giáo dục phải phong phú, đa dạng, linh hoạt. Nên nhà giáo dục phải mềm dẻo, uyển chuyển trong việc lựa chọn và vận dụng các hoạt động giáo dục để đạt được kết quả cao nhất trong giáo dục học sinh.
3. Tình huống sư phạm
a. Tình huống
Trong giờ Giáo dục công dân, Thủy_lớp trưởng thay mặt lớp đứng lên yêu cầu cô giáo không dạy những bài liên quan đến học thuyết Mác – Lê nin nữa, vì nó quá khó hiểu và không ứng dụng được trong thực tế nhiều. Thay vào đó, cô nên dạy những kỹ năng sống mang tính thiết thực cho lớp. Nếu bạn là cô giáo ấy bạn phải làm gì?
b. Hướng giải quyết
Đầu tiên, cô phải trấn an lớp ngay. Vì nếu trì hoãn thì lớp không thể tập trung học được. Sau nữa cô không được “nổi nóng” mà phải đồng cảm và tôn trọng với học sinh vì những kiến nghị đó không phải hoàn toàn sai.
Tiếp theo, giáo viên cần thể hiện sự đồng cảm của mình đối với học sinh qua việc nói đến tầm quan trọng của nó. Sau đó, cô giáo từng bước cho cả lớp hiểu chúng ta phải học các bài liên quan đến học thuyết Mác – Lê nin qua việc phân tích cho học sinh hiểu: Cái hay và tầm quan trọng của học thuyết này trong cuốc đặc biệt là đối với người Việt Nam, mặt khác đó là quy định trong chương trình giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cô không thể tự ý thay đổi được.
Tuy nhiên, ý kiến của lớp là ý kiến hay đáng xem xét, nên cô cần hứa với lớp là sẽ kiến nghị lên trường để tổ chức các lớp dạy kĩ năng sống cho các em trong thời gian sớm nhất. Và nếu như có thông bao gì, cô sẽ báo qua Thủy_lớp trưởng của lớp mình.
Và đương nhiên, sau buỗi học cô phải kiến nghị và lên chương trình cho việc mở các lớp dạy kĩ năng sống cho các em. Vì đó là điều hợp lý nhằm giúp cho học sinh hoàn thiện nhân cách như mục đích giáo dục đề ra.
III. Nguyên tắc đảm bảo giáo dục trong tập thể
1. Nội dung nguyên tắc
a. Nguyên tắc đảm bảo giáo dục trong tập thể là gì?
Nói một cách đơn giản, nguyên tắc này yêu cầu nhà giáo dục phải đưa học sinh vào trong một tập thể để giáo dục.
b. Thế nào là giáo dục trong tập thể?
Tập thể là một cộng đồng người được liên kết với nhau bằng mục đích và những hoạt động chung. Giáo dục trong tập thể là đưa cá nhân vào trong một tập thể, rồi giáo duc các nhân đó thông qua các hoạt động của tập thể. Ngoài ra, các cá nhân trong tập thể còn tự hổ trợ và giáo dục lẫn nhau.
2. Tại sao phải thực hiện nguyên tắc này?
Lý do đầu tiên để thực hiện nguyên tắc này là nó tạo điều kiện tốt nhất để học sinh phát triển và hoàn thiện nhân cách, đặc biệt là nhân cách của những con người trong một xã hội hiện đại như hiện nay. Vì xã hội là cộng đồng người có những mối quan hệ tác động qua lại và khắn khít với nhau. Nên nếu không có nguyên tắc này, thì sản phẩm của giáo dục sẽ trở thành những “Robinson” không thể sống hòa nhập với cộng đồng mà chỉ biết sống một cách đơn lẻ trên những “hòn đảo hoang” của cá nhân. Ngoài ra, giáo dục trong tập thể còn giúp cho học sinh có điều kiện để tiếp xúc, va chạm với những người khác. Nhờ đó mà kỉ năng thấu hiểu, hợp tác, làm việc nhóm…được hình thành và phát triển. Đây là những kĩ năng tối cần thiết cho một người công dân trong xã hội hiện nay.
Bên cạnh đó, giáo dục trong tập thể sẽ giúp cho người được giáo dục có cơ hội để hoàn thiện nhân cách cao hơn so với giáo dục cá nhân. Vì trong tập thể, học sinh không chỉ chịu sự giáo dục của nhà giáo dục mà còn chịu sự giáo dục, tác động của những người khác. Nhờ đó, các em có thể hổ trợ lẫn nhau để đạt được kết quả giáo dục nhanh và tốt hơn.
3. Yêu cầu và cách thự hiện nguyên tắc:
Để thực hiện nguyên tắc đảm bảo giáo dục trong tập thể trong hoạt động giáo dục, chúng ta cần tuân thủ những yêu cầu sau đây:
Nhà giáo dục phải lôi cuốn mọi học sinh vào hoạt động tập thể đồng thời phải giáo dục, tổ chức cho các em tự giác tham gia vào các công việc của tập thể. Cần tránh hiện tượng chỉ một số học sinh tham gia còn những học sinh khác là các “quan sát viên”. Để làm được điều này quả không pahir chueyenj đơn giản! Nhà giáo dục cần phải rất nghiêm túc, sáng tạo và thấu hiểu nhu cầu của học sinh để có thể đem lại cho chúng những hoạt động hấp dẫn, phong phú nhằm khơi lên sự hứng thú của các em. Ví dụ như các hoạt động giao lưu dưới nhiều hình thức như: học nhóm, thảo luận, tranh luận trong tổ học tập, hoặc trong toàn lớp, tổ chức hội nghị, trao đổi kinh nghiệm học tập, làm báo tường phản ánh tình hình học tập cũng như tình hình các mặt sinh hoạt khác trong tập thể, tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ khoa học, tổ chức những cuộc thi về cải tiến phương pháp học tập hay tìm hiểu về những vấn đề khoa học, thời sự nóng bỏng của trong nước và thế giới, tổ chức cho các bạn có học lực khá – giỏi giúp đỡ các bạn học yếu – kém v.v…Những hình thức trên không những óc thể thu hút sự tham gia của học sinh mà còn tạo điều kiện cho học sinh học tập, giúp đở lẩn nhau, cùng với việc mở rộng và đào sâu về tri thức khoa học, kĩ năng sinh hoạt cũng như phương pháp học tập…
Đồng thời, nhà giáo dục cũng cần phải xác định rõ ràng mục tiêu, và lợi ích của các hoạt động đó để học sinh có thể tự ý thức và hăng say hoạt động nhằm đạt được kết quả giáo dục mong muốn. Vì thế, trước khi tổ chức một hoạt động gì, nhà giáo dục cần phân tích một cách rõ ràng lợi ích mà hoạt động mang lại cho các em.
Không nhưng thế, nhà giáo dục cần xây dựng các mối quan hệ và giao lưu đúng đắn, lành mạnh, trong sáng trong tập thể như quan hệ bạn bè, quan hệ trách nhiệm – học tập; quan hệ nhân ái và các quan hệ riêng tư… Vì khi tham gia vào tập thể các thành viên có trách nhiệm và quyền lợi như nhau, cần tránh việc kết bè phái, nói xấu nhau ở học sinh. Cụ thể nhà giáo dục cần đưa ra những phương châm, “slogon” phù hợp tạo tinh thần đoàn kết cho tập thể. Đồng thời nhà giáo dục phải xây dựng dư luận tập thể lành mạnh, khuyến khích nhận thức, thái độ và hành vi đúng đắn, góp phần ngăn chặn, lên án những hành vi sai trái làm ảnh hưởng xấu đến lợi ích chung, đi ngược lại những chuẩn mực đã được thừa nhận. Không những thế, nhà giáo dục cần phải thường xuyên củng cố tinh thần, động viên khích lệ các thành viên trong tập thể để cùng nhau đoàn kết. Có như thế hoạt động của tập thể mới mong đạt kết quả tốt đẹp.
Một yêu cầu tối quan trọng trong nguyên tắc này nữa là nhà giáo dục phải coi trọng đúng mức lợi ích của các thành viên trong sự thống nhất với lợi ích chung, kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể. Không thể vì lợi ích của tập thể mà triệt tiêu đi toàn bộ lợi ích của cá nhân. Vì nếu làm như thế thì lêiuj còn tính chủ thể, còn cái gọi là “tôn trọng nhiều nhất” đối với học sinh trong giáo dục nữa hay không? Dĩ nhiên là không rồi! Tuy nhiên đôi khi chúng ta cần phải biết hy sinh những lợi ích của cá nhân để hòa mình cùng lợi ích chung của cả tập thể. Bởi vì tập thể không thể là một bức tranh lắp ghép vụng về của một em bé lên ba với các mảnh ghép khập khiển thừa trước thiếu sau. Nhưng để gọi là một tập thể đúng nghĩa và thành công thì nó bắt buộc là một bức tranh hoàn thiện cho dù các mảnh ghép ấy khác nhau. Nghĩa là, các thành viên trong một tập thể bất kỳ điều không ai giống ai, nếu nhưu ai cũng cố giữ nguyên vẹn con người của mình thì chắc chắn tập thể đó sẽ rất rời rạt và vì thế mà không có đủ sức mạnh để giải quyết các vấn đề và giúp nhau hoàn thiện nhân cách. Nhưng nếu như những thành viên ấy vì mục đích chung của tập thể, chịu cắt bên này một chút, tỉa bên kia một chút thì mới có thể ghép lại với nhau để tạo nên một bức tranh đẹp, logic và nhất là bền chặt để có thể giải quyết mọi vấn đề.
Qua những phân tích trên phần nào chúng ta có thể nhận thấy được tầm quan trọng của việc thống nhất giữa lợi ích của cá nhân và tập thể. Và để thực hiện được sự hòa hợp giữa “cái tôi” với “cái ta” ấy, nhà giáo dục trước hết phải nắm vững mục đích, tinh thần của tập thể. Sau nữa là phải hiểu được nhu cầu, sự mong đợi của học sinh. Vì vậy nhà giáo dục phải luôn luôn “Lắng nghe và Thấu hiểu”. Để rồi có thể uyển chuyển, khóe léo mà kết hợp chúng với nhau sao cho hữu hiệu nhất. Tuyệt đối tránh các tình trạng: cực đoan hóa lợi ích cá nhân hoặc lợi ích chung của tập thể, đối lập lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể, không được chèn ép nguyện vọng chính đáng của cá nhân. Một cách cụ thể, câu nói “một người vì mọi người, mọi người vì một người” rất đáng được nhà giáo dục sử dụng như là một khẩu hiệu trong việc điều hòa hai yếu tố này.
Ngoài ra trên vai trò của mình, tập thể cần quan tâm đến việc làm cho mọi thành viên ý thức đầy đủ, sâu sắc mục đích và nhiệm vụ giáo dục. Nhờ đó mà học sinh có thể xác định được động cơ và thái độ trong việc tự giáo dục một cách đúng đắn nhất. Không những thế, tập thể phải biết tôn trọng lợi ích của các nhân. Nên tập thể phải thường xuyên thông tin và lấy ý kiến cá nhân về các hoạt động của mình. Bên cạnh đó, trong suốt quá trình hoạt động, tập thể cần giáo dục cho các thành viên của mình tinh thần trách nhiệm đối với tập thể, tinh thần tương thân, tương trợ và học tập lẫn nhau. Đồng thời tập thể cũng cần động viên, nêu gương tốt và kiểm điểm những thành viên không tốt một cách hợp lý và kịp thời.
4. Tình huống sư phạm:
a. Tình huống
Nam là một học sinh lớp 10 mới chuyển trường đến. Tuy có tư chất thông minh nhưng Nam lại rất tự ti về hình dáng không được như ý của mình. Nên Nam luôn xấu hổ, ngại tiếp xúc với bạn bè, cũng như chủ động trong việc xây dựng bài. Vì thế mà kết quả học lực của Nam không cao. Với vai trò là giáo viên chủ nhiệm bạn phải làm gì?
b. Hướng giải quyết:
Việc trước tiên giáo viên chủ nhiệm cần làm đó là tìm hiểu nguyên nhân tại sao Nam lại lơ đãng việc học. Và khi đã tìm hiểu được rồi thì phải đồng cảm với Nam.
Thứ hai là giáo viên cần gặp riêng Nam để trò chuyện, chia sẻ về những vấn đề như giá trị của con người không phải ở chỗ những gì họ có mà ở những gì họ làm, hình thức không quyết định tất cả…
Điều thứ ba cũng là điều quan trọng nhất, Nam tụ tin hay tự ti là phụ thuộc rất nhiều vào cách nhìn nhận và đánh giá của các bạn trong lớp. Nên giáo viên cần hẹn gặp riênng lớp. Phân tích cho cả lớp hiểu những khó khăn của Nam. Và yêu cầu cả lớp yêu thương, tôn trọng và giúp đỡ Nam hết mức có thể. Để Nam có đủ tự tin hòa nhập với môi trường mới và cùng với tư chất thông minh sẵn có, Nam sẽ nhanh chóng theo kịp các bạn.
IV. Nguyên tắc kết hợp việc đề ra yêu cầu cao, hợp lý với việc thực hiện sự tôn trọng nhiều nhất đối với người được giáo dục
1. Nội dung nguyên tắc
a. Yêu cầu cao và hợp lý là gì ?
Yêu cầu cao là cụm từ chỉ việc nhà giáo dục đưa ra những yêu cầu cao hơn mức độ hiện có của học viên nhằm kích thích tính tích cực phấn đấu vươn lên trong nhân cách của học sinh. Tuy nhiên, yêu cầu cao ở đây không phải là cao « chót vót » mà phải vừa sức và có tính khả thi đối với học sinh. Vì chỉ khi thảo mãn những điều kiện đó, thì yêu cầu của nhà giáo dục mới trở thành tình huốn có vấn đề đối với người được giáo dục, nhờ đó mà kích thích được tính tự giác, nổ lực vươn lên của học sinh đúng như hiệu quả giáo dục mong muốn. Và những điều này có điểm tương đồng với nguyên tắc dạy học theo « vùng phát triển gần nhất » mà L.X.Vưgotxky (1896 – 1934) nhà tâm lý học lỗi lạc người Nga đưa ra.
b. Tôn trọng nhiều nhất là gì ?
Tôn trọng là từ chỉ thái độ nhìn nhận trên hoặc ít nhất là đúng với bản chất đối với người khác của một người nào đó. Nó được biểu hiện qua một số điểm như sau : hiểu được người đối tác, thông cảm với những khuyết điểm của đối tác, tin tưởng vào khả năng hoàn thiện nhân cách của đối tác…Vì vậy mà tôn trọng nhiều nhất có thể nghĩa là nhà giáo dục phải thực hiện những điều trên ở mức tối đa trong khả năng có thể thực hiện được.
2. Tại sao phải thực hiện nguyên tắc này ?
Yêu cầu cao, hợp lý và tôn trọng là hai điều không thể thiếu trong hoạt động giáo dục nói chung. Đặc biệt trong hoạt động giáo dục nghĩa hẹp thì lại càng cần thiết. Bởi vì HĐGD luôn là quá trình tự hoàn thiện nhân cách của người được giáo dục. Và HĐGD chỉ thực sự thành công khi nó khơi gợi nên trong lòng người được giáo dục lòng ham muốn, khát khao hay nói cách khát là có một nhu cầu tự tìm đến bến bờ của chân – thiện – mỹ. Ví dụ như một học sinh luôn tỏ ra ngoan hiền lễ phép khi ở trong những khuôn phép, nội quy và sự kèm cặp của giáo viên. Còn ra đường thì lại hung bạo, ngang ngược thì ta không thể nói HĐGD đã thành công nơi học sinh này. Nên nhà giáo dục phải thường xuyên đưa ra các yêu cầu cao, hợp lý để có thể kích thích tính tự nổ lực để hoàn thiện nhân cách cho mỗi người học sinh. Ngoài ra, trong HĐGD học sinh vừa là đối tượng vừa là chủ thể tự giáo dục nên mọi học sinh điều có mong muốn được tôn trọng và khẳng định chính mình.
Chính vì việc nhất thiết phải thực hiện hai điều trên trong HĐGD mà ta phải kết hợp chúng với nhau. Bởi vì không một nhà giáo dục nào có thể thực hiện đúng trọn vẹn hai điều trên nếu để chúng riêng biệt.
Giả sử như nhà giáo dục chỉ thực hiện việc đưa ra yêu cầu cho học viên thì nhà giáo dục đó sẽ không thể đưa ra một yêu cầu vừa cao vừa hợp lý. Vì không có sự tôn trọng thì nhà giáo dục đó làm sao hiểu được toàn bộ năng lực, phẩm chất của học sinh đó trong thời điểm ấy mà đưa ra yêu cầu cơ chứ. Không những thế nếu như không có tôn trọng thì liệu nhà giáo dục có thể cảm thông với những khuyết điểm nhất thời của học sinh mà đưa ra những yêu cầu cao cho học sinh không ? Chắc chắn là không vì nếu không có sự đồng cảm của lòng tôn trọng thì nhà giáo dục sẽ nhìn những hạn chế của học sinh mà hạ thấp con người họ xuống quá mức vốn có nên sẽ không đưa được những yêu cầu cao trong giáo dục. Ngoài ra, tôn trọng sẽ giúp nhà giáo dục đưa ra những yêu cầu chân tình với mong muốn học viên hoàn thiện bản thân chứ không phải là cố ý gây khó dễ cho học viên.
Mặt khác nếu ta giả sử nhà giáo dục chỉ tôn trọng học sinh mà không đưa ra yêu cầu cao thì sẽ như thế nào ? Vâng đây cũng là một điều không thể, vì tôn trọng tức là tin tưởng vào khả năng hoàn thiện, khả năng giải quyết các vấn đề của học viên. Nên tôn trọng là phải đưa ra những yêu cầu cao để học viên có thể hoàn thiện bản thân. Còn nếu như ngược lại nhà giáo dục không đưa ra yêu cầu cao và hợp lý cho học viên tức là coi thường hoặc gây khó dễ cho học viên.
3. Yêu cầu và cách thực hiện nguyên tắc.
Để thực hiện được nguyên tắc điều đầu tiên mà nhà giáo dục cần phải làm đó là tìm hiểu mọi mặt của học viên từ tính cách đến năng lực. Và để làm được điều này người giáo dục phải là một người biết lắng nghe, quan sát và thấu hiểu.
Yêu cầu sau nữa trong việc thực hiện nguyên tắc này là nhà giáo dục phải thường xuyên đề ra những yêu cầu ngày cang cao dựa trên đặc điểm của học viên. Điều này sẽ khiến nhà giáo dục gặp một số khó khăn trong việc xác định yêu cầu cho một tập thể như một lớp, một nhóm chẳng hạn. Bởi lẻ một lớp, một nhóm sẽ bao gồm nhiều thành viên mà mỗi thành viên là người với những đặc điểm khác nhau. Nên đối với trường hợp này, nhà giáo dục sau khi tìm hiểu đặc điểm của tất cả các thành viên trong tập thể thì sẽ đưa ra nhận định về mức độ trung bình của tập thể đó. Nhờ vậy mà nhà giáo dục có thể đưa ra những yêu cầu hợp lý nhất có thể có tổ chức đó. Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện nhà giáo dục có thể trao đổi hướng dẫn riềng từng cá nhân để có thể điều chỉnh mức độ trung bình trên một cách hợp lý và « sát đối tượng hơn ». Ví dụ như trong việc giáo dục cho học sinh của một lớp 5 về lòng trung thực. Bước đầu tiên, nhà giáo dục phải tìm hiểu đặc điểm của tất cả các học sinh trong lớp đó. Sau khi tìm hiểu xong hết thì nhà giáo dục mới nhận định một cách khách quan, mức độ phát triển nhân cách trung bình của lớp này là thế nào, ví dụ như trong trương hợp này, thì giáo viên đưa ra nhận định là tập thể lớp phát triển nhân cách ở mức độ là khá. Nên giáo viên sẽ đưa ra những yêu cầu về lòng trung thực trên mức khá một chút ví dụ như phải có những hành vi trung thực : không nói dối, không gian lận trong thi cử…Nhưng trong quá trình giáo dục đó, giáo viên có tiếp xúc, trao đổi và hướng dẫn cho từng cá nhân một cách cụ thể hơn. Ví dụ như một học sinh mà giáo viên biết là xưa nay không có trung thực mà bây giờ phải bắt em đó có những hành vi trung thực ngay lập tức là điều không thể. Nên giáo viên sẽ giúp đỡ để em nhận thức được cái sai của những hành vi không trung thực để em có thể từng bước bỏ hành vi xấu, có thái độ đúng đắn và đi đến thực hiện những hành vi tốt, cụ thể là những hành vi trung thực. Và ngược lại nếu trong lớp mà giáo viên biết có em xưa nay vôn luôn trung thực rồi nên những hành vi trung thực đối với không còn là yêu cầu cao nữa thì giáo viên hướng dẫn để học sinh đó thực hiện những hành vi trung thực mang tính cao hơn như nhặt được của rơi phải trả lại, trung thực với chính mình… cũng như là hình thành những thói quen về lòng trung thực.
Ngoài ra đi đôi với việc đưa ra yêu cầu thì nhà giáo dục phải tôn trọng học sinh tức là đưa ra yêu cầu với tấm chân tình, tin tưởng và thiện chí đối với học viên của mình. Không những thế, nhà giáo dục phải thường xuyên động viên, kích thích học viên phấn đấu vươn lên. Tuy nhiên tôn trọng không đồng nghĩa với nhu nhược, tức là chấp nhận, nuông chiều quá mức những khuyết điểm, thiếu xót của học viên. Mà nhà giáo dục phải kiên quyết, nghiêm khắc với những sai lầm, khuyết điểm của học viên để giúp họ nhận ra những lổ hổng trong nhân cách của bản thân, qua đó giúp họ hoàn thiện bản thân hơn.
Bên cạnh đó một điều tối quan trọng nữa là nhà giáo dục phải hướng dẫn để học sinh có thể tự đề ra những yêu cầu giáo dục cho chính bản thân mình. Vì chỉ khi làm được như thế, học viên đó mới có thể trưởng thành về mặt nhân cách và HĐGD mới thành công được.
4. Tình huống sư phạm
a. Tình huống
Bảo một học sinh cá biệt của lớp 12A5, tuy rất nhanh trí và được nhiều thành tích trong Thể dục thể thao nhưng lại hay gây gỗ, đánh lộn với các bạn. Và trong giờ ra chơi sáng nay, Bảo lại gây gỗ với một số bạn khác lớp. Nếu là giáo viên chủ nhiệm của lớp, bạn sẽ giải quyết như thế nào ?
b. Hướng giải quyết
Điều đầu tiên mà giáo viên cần làm là tìm gặp và giải hòa cho Bảo và các bạn lớp kia, để tránh tình trạng ẩu đã lại xảy ra giữa đôi bên.
Tiếp theo, giáo viên chủ nhiệm phải dùng những phương tiện mà mình có để tìm hiểu tại sao Bảo lại có tính khí như vây. Sau khi tìm hiểu được rồi thì giáo viên cần dựa vào đó mà đồng cảm và tôn trọng Bảo.
Tuy nhiên, tôn trọng và đồng cảm ở đây không phải là mặt kệ cho những hành vi trên tiếp tục diễn ra. Nhưng giáo viên cần có thái độ tôn trọng và đồng cảm để từng bước khắc phục những hậu quả mà các nguyên nhân đã gây ra ở Bảo để giúp em tốt hơn.
Cụ thể, giáo viên cần gặp riêng và nói chuyện với Bảo về những vấn đề như : cô đã bỏ qua những chuyện em đã gây ra từ lâu rồi vì cô hiểu, lứa tuổi, hoàn cảnh gia đình…đã khiến em như thế ; tác hại của việc có lối sống bạo lực, giá trị của một con người…Sau nữa với sự tin tưởng vào khả năng hướng thiện của Bảo nếu có cơ hội, giáo viên nên đề nghị cho Bảo làm lớp phó lao động vì Bảo rất thích hợp với vai trò này.
Sau đó, giáo viên tổ chức họp lớp để chính thức bầu Bảo làm lớp phó lao động và yêu cầu cả lớp giúp đỡ. Sau khi đã đưa Bảo vào vai trò mới, thì giáo viên cần phải thường xuyên dùng chính vai trò đó để đưa ra những yêu cầu giúp Bảo hoàn thiện nhân cách, đồng thời phải dõi theo để giúp đỡ khi cần thiết.
V. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.
1. Nội dung nguyên tắc
a. Giáo dục nhà trường
Hay còn được gọi là giáo dục học đường là một môi trường giáo dục rất tốt cho học sinh. Hệ thống các chuẩn mực xã hội được thể hiện qua các nội quy, yêu cầu của nhà trường và giáo viên, cùng với sự tác động của bạn bè thầy cô sẽ giúp học sinh phát triển và hoàn thiện nhân cách. Tuy nhiên, giáo dục nhà trường chỉ trực tiếp giúp học sinh hoàn thiện nhân cách trong thời gian ở trường và qua một số hoạt động như : làm bài tập về nhà, lao động công ích… Nên lực lượng giáo dục này sẽ giảm tác dụng khi học sinh ra khỏi trường.
b. Giáo dục gia đình
Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên, cơ bản và gắn bó với suốt cả cuộc đời của con người. Trong gia đình, sự tác động của các thành viên đặt biệt là của người lớn sẽ giúp trẻ hình thành nhân cách. Tác động ở đây là lời ăn tiếng nói, là cách sống, là lời dạy bảo, là những chỉ vẽ trong công việc thường nhật…Mặt khác, mỗi gia đình trong xã hội lại tồn tại và hoạt động theo những cách khác nhau. Và kết quả giáo dục trong gia đình lại tùy thuộc rất nhiều vào đặc điểm của các thành viên. Mà mỗi con người trong xã hội này lại khác nhau không ai giống ai. Nên việc giáo dục ở gia đình không thể có một khuôn mẫu nhất định. Vì vậy mà ta không thể tránh khỏi việc bên cạnh những tác động tốt có nhiều gia đình lại tạo ra những tác động xấu cho con em. Và thực tế cuộc sống đã cho ta thấy rõ ràng những học sinh sống trong một gia đình có cha me, anh chị rất mẫu mực dễ hoàn thiện nhân cách hơn những em sống trong các gia đình mà cha mẹ bất hòa, li dị, rượu chè, cờ bạc.
c. Giáo dục xã hội
Xã hội cũng là một môi trường đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục học sinh. Văn hóa sống của một dân tộc, một cộng đồng dân cư, luật pháp, nền kinh tế – chính trị của một quốc và cả các trào lưu hiện hành trong xã hội nữa…sẽ tác động rất lớn đến nhân cách của con người sống trong xã hội đó. Trong ba môi trường giáo dục đang đề cập ở đây thì có lẻ đây là môi trường phức tạp và khó kiểm soát nhất. Chính vì thế mà môi trường này rất dễ trở thành con dao hai lưỡi. Nghĩa là có thể gấy tác động tích cực hoặc tiêu cực cho học sinh.
d. Thống nhất giữa ba lực lượng giáo dục
Không chỉ nói lên tầm quan trọng của ba lực lượng giáo dục, nguyên tắc này bắt buộc giáo dục phải thống nhất ba lực lượng trên trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh. Nghĩa là ba lực lượng trên phải thống nhất trong mục đích giáo dục, cùng hổ trợ và tác động để giúp học sinh đạt được mục đích đó.
2. Tại sao phải thực hiện nguyên tắc này
Qua những phân tích trên, ta thấy nhà trường, gia đình và xã hội là ba lực lượng không thể thiếu trong việc hình thành và hoàn thiện nhân cách cho học sinh. Nên chúng ta muốn hoàn thiện nhân cách cho học sinh thì phải nhờ đến ba lực lượng trên không được loại trừ bất kì một lực lượng nào. Mà mỗi lực lượng lại có những ưu điểm và hạn chế nhất định và chỉ giúp cho học sinh hình thành một khía cạnh nhân cách tương ứng với tính chất của từng lực lượng. Vì vậy mà ta phải kết hợp ba lực lượng này lại với nhau để có thể giúp học sinh hoàn thiện một cách toàn diện nhất nhân cách của mình.
Mặt khác nếu không thực hiện nguyên tắc này, tức là không kết hợp ba lực lượng trên trong HĐGD thì sẽ dễ dẫn đến hiện tượng « ông nói gà, bà nói vịt ». Ví dụ như nhà trường giáo dục cho học sinh có một thái độ đúng đắng đối với các giá trị tinh thần. Thế nhưng về nhà cha mẹ lại nói, con phải biết quý trọng tiền bạc, vật chất hơn còn tinh thần chỉ là những điều nhảm nhí, không cần thiết thì sẽ rất khó để có thể hình thành nơi học sinh đó một thái độ quý trọng các giá trị tinh thần. Ngược lại nếu kết hợp ba lực lượng trên thì giáo dục sẽ có được một sức mạnh rất lớn cộng hưởng từ ba lực lượng trên. Như vậy sẽ giúp cho học sinh dễ dàng hoàn thiện nhân cách hơn.
3. Yêu cầu và phương pháp thực hiện
Để thực hiện được nguyên tắc này thì điều đầu tiên ba lực lượng gia đình, nhà trường và xã hội phải có mối liên hệ, phối hợp với nhau để tác động đến học sinh trong mọi nơi và mọi lúc. Và điều này trên thực tế là một đề rất khó khăn. Vì để thống nhất giữa gia đình và nhà trường đã khó, huống gì thống nhất môi trường xã hội (lực lượng rất khó kiểm soát) với hai lực lượng trên. Nên điều quan trọng là các nhà giáo dục : thầy cô, cha mẹ, anh chị…phải cố gắng hết sức có thể để đạt được điều trên. Ví dụ như, giáo viên và giá đình phải thường xuyên liên lạc với nhau để có thể thông tin, hổ trợ kịp thời và hợp lý nhất để giúp cho sự phát triển nhân cách của học sinh diễn ra tốt nhất. Cụ thể là gia đình và giáo viên phải biết số điện thoại của nhau để có thể liên hệ khi cần, dùng sổ liên lạc, nhà trường phải tổ chức các buỗi gặp mặt giữa giáo viên và phụ huynh… Ngoài ra, vai trò quản lý của nhà nước cũng có vai trò quan trọng trong việc này. Vì không có lực lượng nào có thể điều chỉnh và kiểm soát xã hội một cách hiệu quả bằng nhà nước. Nên nhà nước phải quan tâm chú ý mối liên hệ giữa giáo dục với các mặt khác của xã hội khi đưa ra các chính sách, yêu cầu, biện pháp để quản lý đất nước của mình.
Qua phân tích ba lực lượng ở trên, ta thấy nhà trường là lực lượng chính quy, có tổ chức và hệ thống nhất trong việc giáo dục học sinh. Nên nhà trường phải đóng vai trò chủ đạo trong việc đưa ra mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục. Vì vậy mà gia đình và xã hội phải chủ động hợp tác với nhà trường để giáo dục tốt học sinh. Tránh trường hợp gia đình, xã hội chống đối lại cách giáo dục của nhà trường. Điều này chúng ta dễ thấy trong cuộc sống. Có rất nhiều phụ huynh hay bênh vực con mình nên khi con bị nhà trường khiển trách việc gì là liền mạt sát nhà trường, có khi còn kiện cáo nữa. Tuy nhiên không phải vì thế mà nhà trường muốn làm gì thì làm. Nên trước khi tiến hành HĐGD đối với học sinh nhà trường phải thông qua và lắng nghe ý kiến đóng góp của gia đình và xã hội.
4. Tình huống sư phạm
a. Tình huống
Hoàng là một học sinh giỏi của lớp nhưng thời gian gần đây, Hoàng học hành xã sút. Sau khi tìm hiểu, thì cô Ngân giáo viên chủ nhiệm của Hoàng biết rằng Hoàng không được gia đình quan tâm và nghiện game nặng nên thường xuyên chơi game qua đêm ở các quán Internet. Vậy nếu bạn là cô Ngân bạn sẽ làm gì ?
b. Hướng giải quyết
Giáo viên cần tổ chức nhiểu hoạt động giáo dục để lôi cuốn sự tham gia của cả lớp, trong đó có Bảo. Đồng thời, cô phải yêu cầu cả lớp giúp đỡ để Bảo nhanh chóng học tập tốt như xưa.
Bên cạnh đó, cô cần đến gia đình Bảo, để gặp cha mẹ Bảo thông báo cho họ biết tình hình con mình như thế. Thuyết phục và yêu cầu họ quan tâm tới con cũng như hạn chế không cho Bảo chơi game nhiều nữa.
Ngoài ra, cô cũng nên kiến nghị lên trường để trường yêu cầu các cơ quan chức năng kiểm tra nghiêm ngặc hơn về nạn chơi game đêm ở các quan game. Nhằm hạn chế phần nào việc học sinh chơi game quá độ.

KẾT LUẬN

Tóm lại qua những phân tích trên, ta đã thấy được phần nào tầm quan trọng của các nguyên tắc giáo dục. Mỗi nguyên tắc sẽ đảm bảo một phần nào đó trong việc thực hiện được mục đích của giáo dục là hoàn thiện nhân cách cho học sinh. Vì là những sự đảm bảo một khía cạnh. Nên ta cần thực hiện và kết hợp bốn nguyên tắc trên cũng như các nguyên tắc còn lại để tạo nên một sự đảm bảo toàn vẹn trong việc hình thành nhân cách đúng đắn cho học sinh cho hoạt động giáo dục.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ts. Trần Thị Hương (chủ biên), « Giáo trình Giáo dục học phổ thông », Đại học sư phạm Tp. HCM, 2009.
2. Ts. Trần Thị Hương (chủ biên), « Giáo trình giáo dục học đại cương », Đại học sư phạm Tp. HCM, 2009.
3. Gs. Ts Vũ Dũng «Từ điểm Tâm lý học », NXB Từ điển bách khoa, 2008.

LỜI MỞ ĐẦUBất cứ một tổ chức hay tập tập thể nào muốn đạt hiệu quả cao trong các hoạt động của mình điều phải tuân theo những quy tắc nhất định. Và giáo dục cũng không ngoại lệ, nó có những quy tắc của nó mà nhà giáo dục muốn thu được thành quả mỹ mãn trong giao dục thì bắt buộc phải tuân theo.NỘI DUNG CHÍNHI. Khái niệm nguyên tắc giáo dụcNguyên tắc giáo dục là những luận điểm cơ bản có tính quy luật của lý luận giáo dục, có tác dụng chỉ đạo, định hướng cho HĐGD nhằm thực hiện các nhiệm vụ giáo dục, đạt được mục đích giáo dục nhất định.Hệ thống nguyên tắc giáo dục bao gồm:- Nguyên tắc bảo đảm tính mục đích của hoạt động giáo dục.- Nguyên tắc bảo đảm giáo dục gắn với cuộc sống lao động.- Nguyên tắc bảo đảm giáo dục trong tập thể.- Nguyên tắc kết hợp việc đề ra yêu cầu cao, hợp với việc thực hiện sự tôn trọng nhiều nhất đối với người được giáo dục.- Nguyên tắc bảo đảm tính vừa sức và tính cá biệt trong hoạt động giáo dục.- Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò chủ đạo của nhà giáo dục và vai trò tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo của người được giáo dục.- Nguyên tắc đảm bảo tính liên tục và hệ thống của hoạt động giáo dục.Tuy nhiên trong giới hạn của phạm vi đề tài, tôi chỉ xin trình bày một số nguyên tắc giáo dục điển hình như sauII. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích của hoạt động giáo dục1. Nội dung nguyên tắca. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích trong hoạt động giáo dục là gì?Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích của hoạt động giáo dục là nguyên tắc yêu cầu hoạt động giáo dục bắt buộc phải có mục đích và phải được định hướng theo mục đích ấy trong suốt quá trình hoạt động giáo dục diễn ra.b. Mục đích và mục đích giáo dục là gì?Theo Từ điển tâm lý học của Vũ Dũng thì mục đích là “hình ảnh nhận thấy được của kết quả dự đoán trước, hướng hành động của con người đến sự phấn đấu để đạt được kết quả đó”.Và xét dưới góc độ giáo dục thì mục đích giáo dục là mẫu nhân cách mà giáo dục cần đào tạo để đáp ứng yêu cầu của xã hội trong từng giai đoạn phát triển của nó.2. Tại sao phải thực hiện nguyên tắc này?Mục đích luôn là một yếu tố quan trọng đối với tất cả các hoạt động, đặc biệt là đối với hoạt động giáo dục. Nó bảo đảm cho cả quá trình hoạt động đi đúng hướng, không có những bước đi sai lầm hoặc thừa thải. Nếu hoạt động giáo dục không có mục đích thì chẳng khác già con tàu đi trên biển mà không có la bàn. Nó không biết mình đang ở đâu và sẽ trôi về đâu. Nên việc đến được bến bờ như ý muốn ban đầu là một điều cực kỳ khó khăn, và nếu như có đến được chăng nữa thì cũng dựa vào hai chữ “hên – xui”. Vì vậy việc đạt được kết quả cao nhất trong một HĐGD là một điều viễn tưởng. Vì chỉ riêng việc thoát khỏi “mớ bòng bong” do không có mục đích gây ra đã khó rồi huốn gì đạt được hiệu suất hoạt động tốt nhất.Xác định được mục đích cho hoạt động quả rất quan trọng nhưng việc dùng mục đích đó để định hướng xuyên suốt trong quá trình hoạt động giáo dục diễn ra cũng quan trọng không kém. Bởi vì, nếu như đã xác định được mục đích giáo dục rồi nhưng lại không dùng nó để định hướng thì việc xác định mục đích chỉ là “công dã tràng”. Bởi lẽ dù mục tiêu có hay đến bao nhiêu, hợp lý đến mức nào mà không dùng nó để định hướng, để điều chỉnh quá trình hoạt động thì cái mô hình nhân cách mà giáo dục nhắm tới sẽ vĩnh viễn nằm ở tương lai và giáo dục sẽ không bao giờ đạt được. Ví dụ như một nhà giáo dục xác định được mục đích của buỗi sinh hoạt lớp hôm nay là làm hình thành nơi học sinh một thái độ đúng đắn về lòng yêu người. Thế nhưng vì không dựa vào mục tiêu để định hướng, nên nhà giáo dục thay vì phải sử dụng nội dung, phương pháp và các phương tiện liên quan đến lòng yêu người trong suốt quá trình H ĐGD diễn ra để đạt được mục đích đề ra thì nhà giáo dục lại sử dụng nhiều nội dung, phương pháp, phương tiện mang tính chất khác nhau như lúc thì nói về lòng yêu người, lúc khác thì nói về tính cần cù, lúc khác nữa thì nói về lòng dũng cảm…Nên đã làm cho học sinh dù trải qua 45 phút sinh hoạt cũng không có nhận thức và thái độ đúng đắn, đầy đủ về lòng yêu người như mục đích ban đầu đã đề ra.3. Yêu cầu và cách thực hiện nguyên tắc: Để thực hiện được nguyên tắc này, nhà giáo dục phải thực hiện những yêu cầu sauTrước hết là nhà giáo dục phải hình thành cho học sinh những cơ sở về thế giới quan và nhân sinh quan thật đúng đắn. Riêng ở nước Việt Nam chúng ta thì điều này gắn liền với việc giáo viên phải hình thành cho học sinh lý tưởng xây dựng đất theo định hướng Xã hội chủ nghĩa là “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Và những vấn đề này, nhà giáo dục có thể định hướng và xây dựng cho học sinh qua các giờ học đặc biệt là các giờ học Đạo đức, Giáo dục công dân và các môn nhân văn như Văn học, Lịch sử học, Địa lí học… Ngoài ra, các hoạt động ngoài giờ lên lớp cũng là nơi có thể giúp nhà giáo dục thực giáo dục những điều trên cho học sinh.Bên cạnh đó, mỗi dân tộc trên thế giới, mỗi thế hệ trong dòng chảy của lịch sử nhân loại điều có những giá trị quý báu cần thiết cho sự hình thành và hoàn thiện nhân cách con người. Nên nhà giáo dục phải giúp cho học sinh biết cách tiếp tiếp thu có chọn lọc, kết hợp gắn liền với sáng tạo các giá trị của dân tộc và nhân loại, của truyền thống và hiện đại, của vật chất và tinh thần. Và theo tôi, ở Việt Nam hiện nay, các nhà giáo dục nên chú trọng đến các yếu tố dân tộc, truyền thống và tinh thần hơn một chút. Không phải vì những điều này quan trọng và cần thiết hơn những điều kia. Nhưng bởi một lẽ là thế hệ trẻ ở Việt Nam tiếp thu qua nhanh và quá nhiều những yếu tố đến từ các văn hóa khác, đặc biệt là văn hóa phương Tây. Các giá trị truyền thống cũng bị xem nhẹ một cách đau lòng, còn đâu những bản sắc, những nét đẹp truyền thống đầy chất nhân văn của. người Việt Nam nơi thế hệ trẻ. Nếu có đi nữa thì cũng mờ nhạt ở một số ít bạn trẻ mà thôi, thay vào đó là lối sống hưởng thụ chạy theo các trào lưu Hàn Quốc, Âu, Mỹ…Và cũng thế, những giá trị tinh thần bây giờ rất bị coi thường trong mắt của các bạn trẻ Việt Nam. Ngay cả trong nền giáo dục của chúng ta cũng vậy. Còn đâu là “tiên học lễ hậu học văn”, khi mà cái điểm, cái văn bằng được đánh giá quá cao trong giáo dục của chúng ta, để rồi dẫn tới “tiên học phí, hậu học thêm”. Nên nhà giáo dục cần nhấn mạnh các yếu tố dân tộc – truyền thống – tinh thần hơn trong giáo dục nhằm cân bằng lại những quan điểm và trào lưu mà xã hội đặc biệt là thế hệ trẻ đang nghiêng ngả chạy theo.Không những thế, trong quá trình giáo dục nhà giáo dục phải hình thành cho học sinh khả năng nhận diện cái ác và cái thiện trọng cuộc sống, cũng như có những thái độ và hành vi tích cực tương ứng với cái thiện và cái ác ấy. Cần biết phân biệt cái đúng, cái sai, cái thiện, cái ác. Điều đó có nghĩa là sự nhận thức trong tư duy và tình cảm cần được lớn mạnh theo chiều hướng phát triển tốt, biết phê phán và đấu tranh với cái xấu, cái ác, như tội phạm hình sự, tham nhũng, sự ghen ghét, đố kỵ…Và những điều các em nên học hỏi là lòng thương người, khiêm tốn, biết giúp đỡ người khác…Như đã nói ở trên trong suốt quá trình của H ĐGD diễn ra nhà giáo dục phải luôn luôn thực hiện dựa vào mục đích giáo dục, lấy mục đích là định hướng cho tất cả hoạt động. Tuy nhiên, nói như thế không phải là lúc nào cũng khăn khăn, khư khư làm theo kế hoạch đã vạch ra. Nên nhà giáo dục cần tránh thái độ áp đặt thô bạo, cứng nhắc vì như thế là trái với bản chất của hoạt động giáo dục. Bởi bản chất của hoạt động giáo dục là hoạt động có ý thức. Nghĩa là học sinh được quyền tự do phát triển khả năng của mình nếu các em cần điều đó. Mặt khác, trong quá trình giáo dục ta không thể áp dụng một nguyên tắc, một phương pháp cố định, hay là cứng nhắc đi theo từng bước đã vạch sẵn để đạt được mục đích đã đề ra. Hơn thế nữa, hoạt động giáo dục là một hoạt động mang tính lâu dài và liên tục vì vậy các hoạt động giáo dục phải phong phú, đa dạng, linh hoạt. Nên nhà giáo dục phải mềm dẻo, uyển chuyển trong việc lựa chọn và vận dụng các hoạt động giáo dục để đạt được kết quả cao nhất trong giáo dục học sinh.3. Tình huống sư phạma. Tình huốngTrong giờ Giáo dục công dân, Thủy_lớp trưởng thay mặt lớp đứng lên yêu cầu cô giáo không dạy những bài liên quan đến học thuyết Mác – Lê nin nữa, vì nó quá khó hiểu và không ứng dụng được trong thực tế nhiều. Thay vào đó, cô nên dạy những kỹ năng sống mang tính thiết thực cho lớp. Nếu bạn là cô giáo ấy bạn phải làm gì?b. Hướng giải quyếtĐầu tiên, cô phải trấn an lớp ngay. Vì nếu trì hoãn thì lớp không thể tập trung học được. Sau nữa cô không được “nổi nóng” mà phải đồng cảm và tôn trọng với học sinh vì những kiến nghị đó không phải hoàn toàn sai.Tiếp theo, giáo viên cần thể hiện sự đồng cảm của mình đối với học sinh qua việc nói đến tầm quan trọng của nó. Sau đó, cô giáo từng bước cho cả lớp hiểu chúng ta phải học các bài liên quan đến học thuyết Mác – Lê nin qua việc phân tích cho học sinh hiểu: Cái hay và tầm quan trọng của học thuyết này trong cuốc đặc biệt là đối với người Việt Nam, mặt khác đó là quy định trong chương trình giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cô không thể tự ý thay đổi được.Tuy nhiên, ý kiến của lớp là ý kiến hay đáng xem xét, nên cô cần hứa với lớp là sẽ kiến nghị lên trường để tổ chức các lớp dạy kĩ năng sống cho các em trong thời gian sớm nhất. Và nếu như có thông bao gì, cô sẽ báo qua Thủy_lớp trưởng của lớp mình.Và đương nhiên, sau buỗi học cô phải kiến nghị và lên chương trình cho việc mở các lớp dạy kĩ năng sống cho các em. Vì đó là điều hợp lý nhằm giúp cho học sinh hoàn thiện nhân cách như mục đích giáo dục đề ra.III. Nguyên tắc đảm bảo giáo dục trong tập thể1. Nội dung nguyên tắca. Nguyên tắc đảm bảo giáo dục trong tập thể là gì?Nói một cách đơn giản, nguyên tắc này yêu cầu nhà giáo dục phải đưa học sinh vào trong một tập thể để giáo dục.b. Thế nào là giáo dục trong tập thể?Tập thể là một cộng đồng người được liên kết với nhau bằng mục đích và những hoạt động chung. Giáo dục trong tập thể là đưa cá nhân vào trong một tập thể, rồi giáo duc các nhân đó thông qua các hoạt động của tập thể. Ngoài ra, các cá nhân trong tập thể còn tự hổ trợ và giáo dục lẫn nhau.2. Tại sao phải thực hiện nguyên tắc này?Lý do đầu tiên để thực hiện nguyên tắc này là nó tạo điều kiện tốt nhất để học sinh phát triển và hoàn thiện nhân cách, đặc biệt là nhân cách của những con người trong một xã hội hiện đại như hiện nay. Vì xã hội là cộng đồng người có những mối quan hệ tác động qua lại và khắn khít với nhau. Nên nếu không có nguyên tắc này, thì sản phẩm của giáo dục sẽ trở thành những “Robinson” không thể sống hòa nhập với cộng đồng mà chỉ biết sống một cách đơn lẻ trên những “hòn đảo hoang” của cá nhân. Ngoài ra, giáo dục trong tập thể còn giúp cho học sinh có điều kiện để tiếp xúc, va chạm với những người khác. Nhờ đó mà kỉ năng thấu hiểu, hợp tác, làm việc nhóm…được hình thành và phát triển. Đây là những kĩ năng tối cần thiết cho một người công dân trong xã hội hiện nay.Bên cạnh đó, giáo dục trong tập thể sẽ giúp cho người được giáo dục có cơ hội để hoàn thiện nhân cách cao hơn so với giáo dục cá nhân. Vì trong tập thể, học sinh không chỉ chịu sự giáo dục của nhà giáo dục mà còn chịu sự giáo dục, tác động của những người khác. Nhờ đó, các em có thể hổ trợ lẫn nhau để đạt được kết quả giáo dục nhanh và tốt hơn.3. Yêu cầu và cách thự hiện nguyên tắc:Để thực hiện nguyên tắc đảm bảo giáo dục trong tập thể trong hoạt động giáo dục, chúng ta cần tuân thủ những yêu cầu sau đây:Nhà giáo dục phải lôi cuốn mọi học sinh vào hoạt động tập thể đồng thời phải giáo dục, tổ chức cho các em tự giác tham gia vào các công việc của tập thể. Cần tránh hiện tượng chỉ một số học sinh tham gia còn những học sinh khác là các “quan sát viên”. Để làm được điều này quả không pahir chueyenj đơn giản! Nhà giáo dục cần phải rất nghiêm túc, sáng tạo và thấu hiểu nhu cầu của học sinh để có thể đem lại cho chúng những hoạt động hấp dẫn, phong phú nhằm khơi lên sự hứng thú của các em. Ví dụ như các hoạt động giao lưu dưới nhiều hình thức như: học nhóm, thảo luận, tranh luận trong tổ học tập, hoặc trong toàn lớp, tổ chức hội nghị, trao đổi kinh nghiệm học tập, làm báo tường phản ánh tình hình học tập cũng như tình hình các mặt sinh hoạt khác trong tập thể, tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ khoa học, tổ chức những cuộc thi về cải tiến phương pháp học tập hay tìm hiểu về những vấn đề khoa học, thời sự nóng bỏng của trong nước và thế giới, tổ chức cho các bạn có học lực khá – giỏi giúp đỡ các bạn học yếu – kém v.v…Những hình thức trên không những óc thể thu hút sự tham gia của học sinh mà còn tạo điều kiện cho học sinh học tập, giúp đở lẩn nhau, cùng với việc mở rộng và đào sâu về tri thức khoa học, kĩ năng sinh hoạt cũng như phương pháp học tập…Đồng thời, nhà giáo dục cũng cần phải xác định rõ ràng mục tiêu, và lợi ích của các hoạt động đó để học sinh có thể tự ý thức và hăng say hoạt động nhằm đạt được kết quả giáo dục mong muốn. Vì thế, trước khi tổ chức một hoạt động gì, nhà giáo dục cần phân tích một cách rõ ràng lợi ích mà hoạt động mang lại cho các em.Không nhưng thế, nhà giáo dục cần xây dựng các mối quan hệ và giao lưu đúng đắn, lành mạnh, trong sáng trong tập thể như quan hệ bạn bè, quan hệ trách nhiệm – học tập; quan hệ nhân ái và các quan hệ riêng tư… Vì khi tham gia vào tập thể các thành viên có trách nhiệm và quyền lợi như nhau, cần tránh việc kết bè phái, nói xấu nhau ở học sinh. Cụ thể nhà giáo dục cần đưa ra những phương châm, “slogon” phù hợp tạo tinh thần đoàn kết cho tập thể. Đồng thời nhà giáo dục phải xây dựng dư luận tập thể lành mạnh, khuyến khích nhận thức, thái độ và hành vi đúng đắn, góp phần ngăn chặn, lên án những hành vi sai trái làm ảnh hưởng xấu đến lợi ích chung, đi ngược lại những chuẩn mực đã được thừa nhận. Không những thế, nhà giáo dục cần phải thường xuyên củng cố tinh thần, động viên khích lệ các thành viên trong tập thể để cùng nhau đoàn kết. Có như thế hoạt động của tập thể mới mong đạt kết quả tốt đẹp.Một yêu cầu tối quan trọng trong nguyên tắc này nữa là nhà giáo dục phải coi trọng đúng mức lợi ích của các thành viên trong sự thống nhất với lợi ích chung, kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể. Không thể vì lợi ích của tập thể mà triệt tiêu đi toàn bộ lợi ích của cá nhân. Vì nếu làm như thế thì lêiuj còn tính chủ thể, còn cái gọi là “tôn trọng nhiều nhất” đối với học sinh trong giáo dục nữa hay không? Dĩ nhiên là không rồi! Tuy nhiên đôi khi chúng ta cần phải biết hy sinh những lợi ích của cá nhân để hòa mình cùng lợi ích chung của cả tập thể. Bởi vì tập thể không thể là một bức tranh lắp ghép vụng về của một em bé lên ba với các mảnh ghép khập khiển thừa trước thiếu sau. Nhưng để gọi là một tập thể đúng nghĩa và thành công thì nó bắt buộc là một bức tranh hoàn thiện cho dù các mảnh ghép ấy khác nhau. Nghĩa là, các thành viên trong một tập thể bất kỳ điều không ai giống ai, nếu nhưu ai cũng cố giữ nguyên vẹn con người của mình thì chắc chắn tập thể đó sẽ rất rời rạt và vì thế mà không có đủ sức mạnh để giải quyết các vấn đề và giúp nhau hoàn thiện nhân cách. Nhưng nếu như những thành viên ấy vì mục đích chung của tập thể, chịu cắt bên này một chút, tỉa bên kia một chút thì mới có thể ghép lại với nhau để tạo nên một bức tranh đẹp, logic và nhất là bền chặt để có thể giải quyết mọi vấn đề.Qua những phân tích trên phần nào chúng ta có thể nhận thấy được tầm quan trọng của việc thống nhất giữa lợi ích của cá nhân và tập thể. Và để thực hiện được sự hòa hợp giữa “cái tôi” với “cái ta” ấy, nhà giáo dục trước hết phải nắm vững mục đích, tinh thần của tập thể. Sau nữa là phải hiểu được nhu cầu, sự mong đợi của học sinh. Vì vậy nhà giáo dục phải luôn luôn “Lắng nghe và Thấu hiểu”. Để rồi có thể uyển chuyển, khóe léo mà kết hợp chúng với nhau sao cho hữu hiệu nhất. Tuyệt đối tránh các tình trạng: cực đoan hóa lợi ích cá nhân hoặc lợi ích chung của tập thể, đối lập lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể, không được chèn ép nguyện vọng chính đáng của cá nhân. Một cách cụ thể, câu nói “một người vì mọi người, mọi người vì một người” rất đáng được nhà giáo dục sử dụng như là một khẩu hiệu trong việc điều hòa hai yếu tố này.Ngoài ra trên vai trò của mình, tập thể cần quan tâm đến việc làm cho mọi thành viên ý thức đầy đủ, sâu sắc mục đích và nhiệm vụ giáo dục. Nhờ đó mà học sinh có thể xác định được động cơ và thái độ trong việc tự giáo dục một cách đúng đắn nhất. Không những thế, tập thể phải biết tôn trọng lợi ích của các nhân. Nên tập thể phải thường xuyên thông tin và lấy ý kiến cá nhân về các hoạt động của mình. Bên cạnh đó, trong suốt quá trình hoạt động, tập thể cần giáo dục cho các thành viên của mình tinh thần trách nhiệm đối với tập thể, tinh thần tương thân, tương trợ và học tập lẫn nhau. Đồng thời tập thể cũng cần động viên, nêu gương tốt và kiểm điểm những thành viên không tốt một cách hợp lý và kịp thời.4. Tình huống sư phạm:a. Tình huốngNam là một học sinh lớp 10 mới chuyển trường đến. Tuy có tư chất thông minh nhưng Nam lại rất tự ti về hình dáng không được như ý của mình. Nên Nam luôn xấu hổ, ngại tiếp xúc với bạn bè, cũng như chủ động trong việc xây dựng bài. Vì thế mà kết quả học lực của Nam không cao. Với vai trò là giáo viên chủ nhiệm bạn phải làm gì?b. Hướng giải quyết:Việc trước tiên giáo viên chủ nhiệm cần làm đó là tìm hiểu nguyên nhân tại sao Nam lại lơ đãng việc học. Và khi đã tìm hiểu được rồi thì phải đồng cảm với Nam.Thứ hai là giáo viên cần gặp riêng Nam để trò chuyện, chia sẻ về những vấn đề như giá trị của con người không phải ở chỗ những gì họ có mà ở những gì họ làm, hình thức không quyết định tất cả…Điều thứ ba cũng là điều quan trọng nhất, Nam tụ tin hay tự ti là phụ thuộc rất nhiều vào cách nhìn nhận và đánh giá của các bạn trong lớp. Nên giáo viên cần hẹn gặp riênng lớp. Phân tích cho cả lớp hiểu những khó khăn của Nam. Và yêu cầu cả lớp yêu thương, tôn trọng và giúp đỡ Nam hết mức có thể. Để Nam có đủ tự tin hòa nhập với môi trường mới và cùng với tư chất thông minh sẵn có, Nam sẽ nhanh chóng theo kịp các bạn.IV. Nguyên tắc kết hợp việc đề ra yêu cầu cao, hợp lý với việc thực hiện sự tôn trọng nhiều nhất đối với người được giáo dục1. Nội dung nguyên tắca. Yêu cầu cao và hợp lý là gì ?Yêu cầu cao là cụm từ chỉ việc nhà giáo dục đưa ra những yêu cầu cao hơn mức độ hiện có của học viên nhằm kích thích tính tích cực phấn đấu vươn lên trong nhân cách của học sinh. Tuy nhiên, yêu cầu cao ở đây không phải là cao « chót vót » mà phải vừa sức và có tính khả thi đối với học sinh. Vì chỉ khi thảo mãn những điều kiện đó, thì yêu cầu của nhà giáo dục mới trở thành tình huốn có vấn đề đối với người được giáo dục, nhờ đó mà kích thích được tính tự giác, nổ lực vươn lên của học sinh đúng như hiệu quả giáo dục mong muốn. Và những điều này có điểm tương đồng với nguyên tắc dạy học theo « vùng phát triển gần nhất » mà L.X.Vưgotxky (1896 – 1934) nhà tâm lý học lỗi lạc người Nga đưa ra.b. Tôn trọng nhiều nhất là gì ?Tôn trọng là từ chỉ thái độ nhìn nhận trên hoặc ít nhất là đúng với bản chất đối với người khác của một người nào đó. Nó được biểu hiện qua một số điểm như sau : hiểu được người đối tác, thông cảm với những khuyết điểm của đối tác, tin tưởng vào khả năng hoàn thiện nhân cách của đối tác…Vì vậy mà tôn trọng nhiều nhất có thể nghĩa là nhà giáo dục phải thực hiện những điều trên ở mức tối đa trong khả năng có thể thực hiện được.2. Tại sao phải thực hiện nguyên tắc này ?Yêu cầu cao, hợp lý và tôn trọng là hai điều không thể thiếu trong hoạt động giáo dục nói chung. Đặc biệt trong hoạt động giáo dục nghĩa hẹp thì lại càng cần thiết. Bởi vì HĐGD luôn là quá trình tự hoàn thiện nhân cách của người được giáo dục. Và HĐGD chỉ thực sự thành công khi nó khơi gợi nên trong lòng người được giáo dục lòng ham muốn, khát khao hay nói cách khát là có một nhu cầu tự tìm đến bến bờ của chân – thiện – mỹ. Ví dụ như một học sinh luôn tỏ ra ngoan hiền lễ phép khi ở trong những khuôn phép, nội quy và sự kèm cặp của giáo viên. Còn ra đường thì lại hung bạo, ngang ngược thì ta không thể nói HĐGD đã thành công nơi học sinh này. Nên nhà giáo dục phải thường xuyên đưa ra các yêu cầu cao, hợp lý để có thể kích thích tính tự nổ lực để hoàn thiện nhân cách cho mỗi người học sinh. Ngoài ra, trong HĐGD học sinh vừa là đối tượng vừa là chủ thể tự giáo dục nên mọi học sinh điều có mong muốn được tôn trọng và khẳng định chính mình.Chính vì việc nhất thiết phải thực hiện hai điều trên trong HĐGD mà ta phải kết hợp chúng với nhau. Bởi vì không một nhà giáo dục nào có thể thực hiện đúng trọn vẹn hai điều trên nếu để chúng riêng biệt.Giả sử như nhà giáo dục chỉ thực hiện việc đưa ra yêu cầu cho học viên thì nhà giáo dục đó sẽ không thể đưa ra một yêu cầu vừa cao vừa hợp lý. Vì không có sự tôn trọng thì nhà giáo dục đó làm sao hiểu được toàn bộ năng lực, phẩm chất của học sinh đó trong thời điểm ấy mà đưa ra yêu cầu cơ chứ. Không những thế nếu như không có tôn trọng thì liệu nhà giáo dục có thể cảm thông với những khuyết điểm nhất thời của học sinh mà đưa ra những yêu cầu cao cho học sinh không ? Chắc chắn là không vì nếu không có sự đồng cảm của lòng tôn trọng thì nhà giáo dục sẽ nhìn những hạn chế của học sinh mà hạ thấp con người họ xuống quá mức vốn có nên sẽ không đưa được những yêu cầu cao trong giáo dục. Ngoài ra, tôn trọng sẽ giúp nhà giáo dục đưa ra những yêu cầu chân tình với mong muốn học viên hoàn thiện bản thân chứ không phải là cố ý gây khó dễ cho học viên.Mặt khác nếu ta giả sử nhà giáo dục chỉ tôn trọng học sinh mà không đưa ra yêu cầu cao thì sẽ như thế nào ? Vâng đây cũng là một điều không thể, vì tôn trọng tức là tin tưởng vào khả năng hoàn thiện, khả năng giải quyết các vấn đề của học viên. Nên tôn trọng là phải đưa ra những yêu cầu cao để học viên có thể hoàn thiện bản thân. Còn nếu như ngược lại nhà giáo dục không đưa ra yêu cầu cao và hợp lý cho học viên tức là coi thường hoặc gây khó dễ cho học viên.3. Yêu cầu và cách thực hiện nguyên tắc.Để thực hiện được nguyên tắc điều đầu tiên mà nhà giáo dục cần phải làm đó là tìm hiểu mọi mặt của học viên từ tính cách đến năng lực. Và để làm được điều này người giáo dục phải là một người biết lắng nghe, quan sát và thấu hiểu.Yêu cầu sau nữa trong việc thực hiện nguyên tắc này là nhà giáo dục phải thường xuyên đề ra những yêu cầu ngày cang cao dựa trên đặc điểm của học viên. Điều này sẽ khiến nhà giáo dục gặp một số khó khăn trong việc xác định yêu cầu cho một tập thể như một lớp, một nhóm chẳng hạn. Bởi lẻ một lớp, một nhóm sẽ bao gồm nhiều thành viên mà mỗi thành viên là người với những đặc điểm khác nhau. Nên đối với trường hợp này, nhà giáo dục sau khi tìm hiểu đặc điểm của tất cả các thành viên trong tập thể thì sẽ đưa ra nhận định về mức độ trung bình của tập thể đó. Nhờ vậy mà nhà giáo dục có thể đưa ra những yêu cầu hợp lý nhất có thể có tổ chức đó. Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện nhà giáo dục có thể trao đổi hướng dẫn riềng từng cá nhân để có thể điều chỉnh mức độ trung bình trên một cách hợp lý và « sát đối tượng hơn ». Ví dụ như trong việc giáo dục cho học sinh của một lớp 5 về lòng trung thực. Bước đầu tiên, nhà giáo dục phải tìm hiểu đặc điểm của tất cả các học sinh trong lớp đó. Sau khi tìm hiểu xong hết thì nhà giáo dục mới nhận định một cách khách quan, mức độ phát triển nhân cách trung bình của lớp này là thế nào, ví dụ như trong trương hợp này, thì giáo viên đưa ra nhận định là tập thể lớp phát triển nhân cách ở mức độ là khá. Nên giáo viên sẽ đưa ra những yêu cầu về lòng trung thực trên mức khá một chút ví dụ như phải có những hành vi trung thực : không nói dối, không gian lận trong thi cử…Nhưng trong quá trình giáo dục đó, giáo viên có tiếp xúc, trao đổi và hướng dẫn cho từng cá nhân một cách cụ thể hơn. Ví dụ như một học sinh mà giáo viên biết là xưa nay không có trung thực mà bây giờ phải bắt em đó có những hành vi trung thực ngay lập tức là điều không thể. Nên giáo viên sẽ giúp đỡ để em nhận thức được cái sai của những hành vi không trung thực để em có thể từng bước bỏ hành vi xấu, có thái độ đúng đắn và đi đến thực hiện những hành vi tốt, cụ thể là những hành vi trung thực. Và ngược lại nếu trong lớp mà giáo viên biết có em xưa nay vôn luôn trung thực rồi nên những hành vi trung thực đối với không còn là yêu cầu cao nữa thì giáo viên hướng dẫn để học sinh đó thực hiện những hành vi trung thực mang tính cao hơn như nhặt được của rơi phải trả lại, trung thực với chính mình… cũng như là hình thành những thói quen về lòng trung thực.Ngoài ra đi đôi với việc đưa ra yêu cầu thì nhà giáo dục phải tôn trọng học sinh tức là đưa ra yêu cầu với tấm chân tình, tin tưởng và thiện chí đối với học viên của mình. Không những thế, nhà giáo dục phải thường xuyên động viên, kích thích học viên phấn đấu vươn lên. Tuy nhiên tôn trọng không đồng nghĩa với nhu nhược, tức là chấp nhận, nuông chiều quá mức những khuyết điểm, thiếu xót của học viên. Mà nhà giáo dục phải kiên quyết, nghiêm khắc với những sai lầm, khuyết điểm của học viên để giúp họ nhận ra những lổ hổng trong nhân cách của bản thân, qua đó giúp họ hoàn thiện bản thân hơn.Bên cạnh đó một điều tối quan trọng nữa là nhà giáo dục phải hướng dẫn để học sinh có thể tự đề ra những yêu cầu giáo dục cho chính bản thân mình. Vì chỉ khi làm được như thế, học viên đó mới có thể trưởng thành về mặt nhân cách và HĐGD mới thành công được.4. Tình huống sư phạma. Tình huốngBảo một học sinh cá biệt của lớp 12A5, tuy rất nhanh trí và được nhiều thành tích trong Thể dục thể thao nhưng lại hay gây gỗ, đánh lộn với các bạn. Và trong giờ ra chơi sáng nay, Bảo lại gây gỗ với một số bạn khác lớp. Nếu là giáo viên chủ nhiệm của lớp, bạn sẽ giải quyết như thế nào ?b. Hướng giải quyếtĐiều đầu tiên mà giáo viên cần làm là tìm gặp và giải hòa cho Bảo và các bạn lớp kia, để tránh tình trạng ẩu đã lại xảy ra giữa đôi bên.Tiếp theo, giáo viên chủ nhiệm phải dùng những phương tiện mà mình có để tìm hiểu tại sao Bảo lại có tính khí như vây. Sau khi tìm hiểu được rồi thì giáo viên cần dựa vào đó mà đồng cảm và tôn trọng Bảo.Tuy nhiên, tôn trọng và đồng cảm ở đây không phải là mặt kệ cho những hành vi trên tiếp tục diễn ra. Nhưng giáo viên cần có thái độ tôn trọng và đồng cảm để từng bước khắc phục những hậu quả mà các nguyên nhân đã gây ra ở Bảo để giúp em tốt hơn.Cụ thể, giáo viên cần gặp riêng và nói chuyện với Bảo về những vấn đề như : cô đã bỏ qua những chuyện em đã gây ra từ lâu rồi vì cô hiểu, lứa tuổi, hoàn cảnh gia đình…đã khiến em như thế ; tác hại của việc có lối sống bạo lực, giá trị của một con người…Sau nữa với sự tin tưởng vào khả năng hướng thiện của Bảo nếu có cơ hội, giáo viên nên đề nghị cho Bảo làm lớp phó lao động vì Bảo rất thích hợp với vai trò này.Sau đó, giáo viên tổ chức họp lớp để chính thức bầu Bảo làm lớp phó lao động và yêu cầu cả lớp giúp đỡ. Sau khi đã đưa Bảo vào vai trò mới, thì giáo viên cần phải thường xuyên dùng chính vai trò đó để đưa ra những yêu cầu giúp Bảo hoàn thiện nhân cách, đồng thời phải dõi theo để giúp đỡ khi cần thiết.V. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.1. Nội dung nguyên tắca. Giáo dục nhà trườngHay còn được gọi là giáo dục học đường là một môi trường giáo dục rất tốt cho học sinh. Hệ thống các chuẩn mực xã hội được thể hiện qua các nội quy, yêu cầu của nhà trường và giáo viên, cùng với sự tác động của bạn bè thầy cô sẽ giúp học sinh phát triển và hoàn thiện nhân cách. Tuy nhiên, giáo dục nhà trường chỉ trực tiếp giúp học sinh hoàn thiện nhân cách trong thời gian ở trường và qua một số hoạt động như : làm bài tập về nhà, lao động công ích… Nên lực lượng giáo dục này sẽ giảm tác dụng khi học sinh ra khỏi trường.b. Giáo dục gia đìnhGia đình là môi trường giáo dục đầu tiên, cơ bản và gắn bó với suốt cả cuộc đời của con người. Trong gia đình, sự tác động của các thành viên đặt biệt là của người lớn sẽ giúp trẻ hình thành nhân cách. Tác động ở đây là lời ăn tiếng nói, là cách sống, là lời dạy bảo, là những chỉ vẽ trong công việc thường nhật…Mặt khác, mỗi gia đình trong xã hội lại tồn tại và hoạt động theo những cách khác nhau. Và kết quả giáo dục trong gia đình lại tùy thuộc rất nhiều vào đặc điểm của các thành viên. Mà mỗi con người trong xã hội này lại khác nhau không ai giống ai. Nên việc giáo dục ở gia đình không thể có một khuôn mẫu nhất định. Vì vậy mà ta không thể tránh khỏi việc bên cạnh những tác động tốt có nhiều gia đình lại tạo ra những tác động xấu cho con em. Và thực tế cuộc sống đã cho ta thấy rõ ràng những học sinh sống trong một gia đình có cha me, anh chị rất mẫu mực dễ hoàn thiện nhân cách hơn những em sống trong các gia đình mà cha mẹ bất hòa, li dị, rượu chè, cờ bạc.c. Giáo dục xã hộiXã hội cũng là một môi trường đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục học sinh. Văn hóa sống của một dân tộc, một cộng đồng dân cư, luật pháp, nền kinh tế – chính trị của một quốc và cả các trào lưu hiện hành trong xã hội nữa…sẽ tác động rất lớn đến nhân cách của con người sống trong xã hội đó. Trong ba môi trường giáo dục đang đề cập ở đây thì có lẻ đây là môi trường phức tạp và khó kiểm soát nhất. Chính vì thế mà môi trường này rất dễ trở thành con dao hai lưỡi. Nghĩa là có thể gấy tác động tích cực hoặc tiêu cực cho học sinh.d. Thống nhất giữa ba lực lượng giáo dụcKhông chỉ nói lên tầm quan trọng của ba lực lượng giáo dục, nguyên tắc này bắt buộc giáo dục phải thống nhất ba lực lượng trên trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh. Nghĩa là ba lực lượng trên phải thống nhất trong mục đích giáo dục, cùng hổ trợ và tác động để giúp học sinh đạt được mục đích đó.2. Tại sao phải thực hiện nguyên tắc nàyQua những phân tích trên, ta thấy nhà trường, gia đình và xã hội là ba lực lượng không thể thiếu trong việc hình thành và hoàn thiện nhân cách cho học sinh. Nên chúng ta muốn hoàn thiện nhân cách cho học sinh thì phải nhờ đến ba lực lượng trên không được loại trừ bất kì một lực lượng nào. Mà mỗi lực lượng lại có những ưu điểm và hạn chế nhất định và chỉ giúp cho học sinh hình thành một khía cạnh nhân cách tương ứng với tính chất của từng lực lượng. Vì vậy mà ta phải kết hợp ba lực lượng này lại với nhau để có thể giúp học sinh hoàn thiện một cách toàn diện nhất nhân cách của mình.Mặt khác nếu không thực hiện nguyên tắc này, tức là không kết hợp ba lực lượng trên trong HĐGD thì sẽ dễ dẫn đến hiện tượng « ông nói gà, bà nói vịt ». Ví dụ như nhà trường giáo dục cho học sinh có một thái độ đúng đắng đối với các giá trị tinh thần. Thế nhưng về nhà cha mẹ lại nói, con phải biết quý trọng tiền bạc, vật chất hơn còn tinh thần chỉ là những điều nhảm nhí, không cần thiết thì sẽ rất khó để có thể hình thành nơi học sinh đó một thái độ quý trọng các giá trị tinh thần. Ngược lại nếu kết hợp ba lực lượng trên thì giáo dục sẽ có được một sức mạnh rất lớn cộng hưởng từ ba lực lượng trên. Như vậy sẽ giúp cho học sinh dễ dàng hoàn thiện nhân cách hơn.3. Yêu cầu và phương pháp thực hiệnĐể thực hiện được nguyên tắc này thì điều đầu tiên ba lực lượng gia đình, nhà trường và xã hội phải có mối liên hệ, phối hợp với nhau để tác động đến học sinh trong mọi nơi và mọi lúc. Và điều này trên thực tế là một đề rất khó khăn. Vì để thống nhất giữa gia đình và nhà trường đã khó, huống gì thống nhất môi trường xã hội (lực lượng rất khó kiểm soát) với hai lực lượng trên. Nên điều quan trọng là các nhà giáo dục : thầy cô, cha mẹ, anh chị…phải cố gắng hết sức có thể để đạt được điều trên. Ví dụ như, giáo viên và giá đình phải thường xuyên liên lạc với nhau để có thể thông tin, hổ trợ kịp thời và hợp lý nhất để giúp cho sự phát triển nhân cách của học sinh diễn ra tốt nhất. Cụ thể là gia đình và giáo viên phải biết số điện thoại của nhau để có thể liên hệ khi cần, dùng sổ liên lạc, nhà trường phải tổ chức các buỗi gặp mặt giữa giáo viên và phụ huynh… Ngoài ra, vai trò quản lý của nhà nước cũng có vai trò quan trọng trong việc này. Vì không có lực lượng nào có thể điều chỉnh và kiểm soát xã hội một cách hiệu quả bằng nhà nước. Nên nhà nước phải quan tâm chú ý mối liên hệ giữa giáo dục với các mặt khác của xã hội khi đưa ra các chính sách, yêu cầu, biện pháp để quản lý đất nước của mình.Qua phân tích ba lực lượng ở trên, ta thấy nhà trường là lực lượng chính quy, có tổ chức và hệ thống nhất trong việc giáo dục học sinh. Nên nhà trường phải đóng vai trò chủ đạo trong việc đưa ra mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục. Vì vậy mà gia đình và xã hội phải chủ động hợp tác với nhà trường để giáo dục tốt học sinh. Tránh trường hợp gia đình, xã hội chống đối lại cách giáo dục của nhà trường. Điều này chúng ta dễ thấy trong cuộc sống. Có rất nhiều phụ huynh hay bênh vực con mình nên khi con bị nhà trường khiển trách việc gì là liền mạt sát nhà trường, có khi còn kiện cáo nữa. Tuy nhiên không phải vì thế mà nhà trường muốn làm gì thì làm. Nên trước khi tiến hành HĐGD đối với học sinh nhà trường phải thông qua và lắng nghe ý kiến đóng góp của gia đình và xã hội.4. Tình huống sư phạma. Tình huốngHoàng là một học sinh giỏi của lớp nhưng thời gian gần đây, Hoàng học hành xã sút. Sau khi tìm hiểu, thì cô Ngân giáo viên chủ nhiệm của Hoàng biết rằng Hoàng không được gia đình quan tâm và nghiện game nặng nên thường xuyên chơi game qua đêm ở các quán Internet. Vậy nếu bạn là cô Ngân bạn sẽ làm gì ?b. Hướng giải quyếtGiáo viên cần tổ chức nhiểu hoạt động giáo dục để lôi cuốn sự tham gia của cả lớp, trong đó có Bảo. Đồng thời, cô phải yêu cầu cả lớp giúp đỡ để Bảo nhanh chóng học tập tốt như xưa.Bên cạnh đó, cô cần đến gia đình Bảo, để gặp cha mẹ Bảo thông báo cho họ biết tình hình con mình như thế. Thuyết phục và yêu cầu họ quan tâm tới con cũng như hạn chế không cho Bảo chơi game nhiều nữa.Ngoài ra, cô cũng nên kiến nghị lên trường để trường yêu cầu các cơ quan chức năng kiểm tra nghiêm ngặc hơn về nạn chơi game đêm ở các quan game. Nhằm hạn chế phần nào việc học sinh chơi game quá độ.KẾT LUẬNTóm lại qua những phân tích trên, ta đã thấy được phần nào tầm quan trọng của các nguyên tắc giáo dục. Mỗi nguyên tắc sẽ đảm bảo một phần nào đó trong việc thực hiện được mục đích của giáo dục là hoàn thiện nhân cách cho học sinh. Vì là những sự đảm bảo một khía cạnh. Nên ta cần thực hiện và kết hợp bốn nguyên tắc trên cũng như các nguyên tắc còn lại để tạo nên một sự đảm bảo toàn vẹn trong việc hình thành nhân cách đúng đắn cho học sinh cho hoạt động giáo dục.TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Ts. Trần Thị Hương (chủ biên), « Giáo trình Giáo dục học phổ thông », Đại học sư phạm Tp. HCM, 2009.2. Ts. Trần Thị Hương (chủ biên), « Giáo trình giáo dục học đại cương », Đại học sư phạm Tp. HCM, 2009.3. Gs. Ts Vũ Dũng «Từ điểm Tâm lý học », NXB Từ điển bách khoa, 2008.

Về Đầu Trang Go down  

MỘT SỐ NGUYÊN TẮC GIÁO DỤC ĐIỂN HÌNH

Về Đầu Trang 

Trang 1 trong tổng số 1 trang

 Similar topics

+

 Similar topics

-» MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC TRONG KI TÔ GIÁO
» Club Ngôi nhà trái tim_ Một phút nhìn lại
» Hội thảo về phương pháp học tập hiệu quả theo hình thức tín chỉ
» NGUYÊN TẮC GIÁO DỤC
» Nghĩ về giáo dục_ Nguyễn Trung

Permissions in this forum:

Bạn không có quyền trả lời bài viết

NGÔI NHÀ TRÁI TIM :: TÂM LÝ – GIÁO DỤC HỌC :: Kiến thức chuyên ngành :: Giáo dục học :: Giáo dục học phổ thông - NGÔI NHÀ TRÁI TIM :: TÂM LÝ – GIÁO DỤC HỌC :: Kiến thức chuyên ngành :: Giáo dục học :: Giáo dục học phổ thông +

Chuyển đến: