MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỐNG LƯU BAN BỎ HỌC HỌC SINH TRƯỜNG THCS LONG KHÁNH A
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỐNG LƯU BAN BỎ HỌC
HỌC SINH TRƯỜNG THCS LONG KHÁNH A
Thưa quý bạn đọc ! vấn đề chống lưu ban, bỏ học là một vấn đề cấp thiết hàng đầu buộc các nhà giáo dục và các cấp chính quyền cần phải ra trận, cần phải ngồi lại để thảo luận tìm ra nguyên nhân bỏ học của học sinh ngày càng cao, nhất là học sinh ở cấp THCS và THPT, vấn đề nầy không của riêng ai mà các nhà báo các đài truyền hình, truyền thanh,các nhà khoa học giáo dục được coi đây là một vấn đề quan trọng đáng để lưu tâm, họ tìm ra những nguyên nhân, những giải pháp để tổng hợp thành tiếng nói chung nhầm ngăn chặng tình trạng học sinh lưu ban, bỏ học từ nông thôn đến thành thị, việc làm đó nhầm thực hiện cuộc chỉ đạo lớn của Đảng và nhà nước.
Riêng bản thân tôi là một giáo viên đang công tác tại trường THCS Long Khánh A, cảm thấy vấn đề nầy là một vấn đề rất quan trọng cần phải quan tâm đến, cần tìm ra nguyên nhân về hiện tượng lưu ban,bỏ học ở mọi nơi nói chung và ở trường THCS Long Khánh A nói riêng, từ đó tìm ra giải pháp nhằm đóng góp một phần nhỏ vào việc ngăn chặng tình trạng học sinh lưu ban, bỏ học của trường hiện nay và đó cũng là lý do tôi chọn đề tài nầy.
-
Đặc điểm tình hình của địa bàn, bối cảnh môi trường :
-
Tình hình chung :
Trường THCS Long Khánh A trực thuộc nằm trên địa bàn xã Long Khánh A, vùng cù lao, nằm giữa sông tiền thuộc huyện Hồng Ngự, xã gồm có 6 ấp, với 4.379 hộ, có 19.962 nhân khẩu.
Trong đó hộ nghèo có 695 hộ (chiếm tỷ lệ 3,48% ), hộ cận nghèo có 425 hộ
( chiếm tỷ lệ 2,12% ), đất hẹp người đông , phương tiện đi lại còn gặp nhiều khó khăn, kinh tế kém phát triển, nghề nghiệp chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, làm thuê và buôn bán nhỏ lẻ, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn, còn một số người dân chưa nhận thức đúng đắn về giá trị của việc học, từ đó vẫn đến việc huy động học sinh ra lớp gặp trở ngại, nên tỷ lệ học sinh bỏ học còn cao so với chỉ tiêu đặt ra
-
Những thuận lợi :
– Được sự quan tâm chỉ chỉ đạo sâu sát của các cấp chính quyền và đoàn thể và sự phối hợp nhiệt tình của ban vận động, có hổ trợ một phần về kinh tế nên có sự đẩy lùi tinh trạng học sinh bỏ học
– Trường THCS Long khánh A có tập thể cán bộ, giáo viên năng lực và giảng dạy tốt, nhiệt tình trong công tác, có tinh thần đoàn kết luôn giúp đỡ lẫn nhau trong chuyên môn, nghiệp vụ cũng như trong đời sông kinh tế khi gặp khó khăn, đó cũng là động lực thúc đẩy phong trào của trường ngày càng đi lên
c. Những khó khăn vướng mắc:
-
Moät soá gia ñình hoïc sinh coøn chöa quan taâm ñeán vieäc hoïc taäp cuûa con mình, luoân khoaùn traéng cho nhaø tröôøng, thieáu quaûn lí daãn ñeán tình traïng hoïc sinh meâ chôi roài chaùn, nghæ hoïc…
-
Ñòa phöông coù hoaøn caûnh kinh teá coøn ngheøo, nhieàu gia ñình kinh teá coøn gaëp nhieàu khoù khaên neân aûnh höôûng khoâng nhoû ñeán vieäc hoïc taäp cuûa hoïc sinh.
d. Nguyên nhân của thực trạng:
Việc học sinh lưu ban-bỏ học ở trường THCS Long Khánh A là do các nguyên nhân sau:
-
Do gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên không có khả năng cho con, em mình tiếp tục theo mà ở nhà hoặc đi làm thuê kiếm tiền phụ giúp kinh tế gia đình
-
Do hs học lực yếu, bị hỏng kiến thức không tiếp thu được bài học trên lớp nên chán nản và dẫn đến tình trạng lưu ban- bỏ học
-
Do gia đình và học sinh chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc học tập
-
Do gia đình không quan tâm đến việc học tập của con, em mình mà khoán trắng cho nhà trường, coi việc giáo dục hs là trách nhiệm của ngành giáo
-
Do cha, mẹ phải đi làm ăn xa nên gửi con lại cho ông, bà chông coi và đây cũng là nguyên nhân dẫn đên lưu ban-bỏ học, vì quá lơ là trong quản lí học tập của các em
Do cha và mẹ đi làm ăn xa nên phải đem con mình theo để tiện việc quản lí học tập và từ đây dẫn số lượng hs chuyển trường nhiều
Một số giải pháp đã thực hiện:
-
Biện pháp khắc phục tình trạng học sinh lưu ban-bỏ học :
a. Công tác tham mưu các cấp, tuyên truyền vận động
– Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục và thuyết phục để mỗi cán bộ giáo viên trong nhà trường và các tầng lớp nhân dân địa phương có nhận thức đầy đủ về ý nghĩa và tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; về mục tiêu phổ cập giáo dục THCS mà Đảng bộ và nhân dân phải thực hiện; để từ đó biến thành hành động cụ thể của các tổ chức chính trị – xã hội ở địa phương và mọi gia đình nhằm động viên, khuyến khích thanh, thiếu niên tự giác đến trường đi học đúng độ tuổi và xây dựng quyết tâm đi học để lập thân, lập nghiệp góp phần xây dựng quê hương giàu mạnh. Đó là trách nhiệm của cả cộng đồng, mà trứơc hết là sự tham gia tích cực của các cấp uỷ chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị xã hội với nòng cốt là nhà trường.
b. Phát huy tính trách nhiệm và vai trò của từng cán bộ – giáo viên.
b.1. Đối với giáo viên chủ nhiệm
– Thực hiện tốt các nhiệm vụ, vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp được quy định từ Điều lệ trường học Phổ thông.
– Đi sâu vào tìm hiểu hoàn cảnh, tâm tư, nguyện vọng của từng học sinh thực sự xem học sinh như con em mình.
– Giữ tốt mối quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm và gia đình, thường xuyên gặp gỡ trao đổi với phụ huynh học sinh về tình hình học sinh, thu thập thông tin về hoàn cảnh, về tình hình sinh hoạt và học tập tại gia đình đồng thời thông báo cho gia đình tình hình rèn luyện của học sinh tại trường. Chủ động thực hiện kí cam kết không bỏ học giữa phụ huynh – học sinh – giáo viên chủ nhiệm và đoàn thể địa phương
– Lập kế hoạch theo dõi tình hình học tập và rèn luyện, nắm vững các biểu hiện tâm sinh lý trong suốt thời gian học tập tại trường của học sinh. Phân loại học sinh, dự báo được đối tượng học sinh có chiều hướng thôi học để đi trước một bước trong công tác vận động.
– Khi học sinh thôi học cần phân tích kỹ nguyên nhân như: Hoàn cảnh gia đình? Do học lực kém? Các mối quan hệ không tốt trong trường ? (với giáo viên hay với học sinh). Do bạn bè xấu rủ rê ?;… Từ đó đề xuất phương án cho phù hợp để phối hợp với ban liên lạc hội phụ huynh, hội khuyến học thôn, xã chủ động xin ý kiến lãnh đạo nhà trường để cùng vận động, thuyết phục.
– Khi học sinh có biểu hiện bỏ học cần kịp thời báo cáo lãnh đạo nhà trường, ban liên lạc phụ huynh, hội khuyến học để phối hợp vận động kịp thời.
b.2. Đối với giáo viên bộ môn :
– Ngoài việc thực hiện công tác giảng dạy bộ môn có chất lượng, hiệu quả cần phải theo dõi thật sát kết quả học tập của học sinh trên từng tiết dạy. Nắm vững những biến đổi tâm sinh lý của học sinh trên lớp để kịp thời thông tin cho giáo viên chủ nhiệm, nhà trường để được biết khi có biểu hiện: Học tập sa sút, biểu hiện tâm lý không bình thường trên từng môn dạy, bài dạy và các kênh thông tin được biết về tình hình, hoàn cảnh, tâm lý học sinh.
c. Nâng cao chất lượng giáo dục
– Trên thực tế, một trong những lý do khiến học sinh bỏ học là trường học chưa có sức thu hút học sinh, chất lượng giảng dạy chậm đổi mới chưa quan tâm đúng mức đến đối tượng học yếu, kém. Do đó giải pháp cho vấn đề này cần tập trung làm tốt những vần đề cơ bản sau:
– Tích cực đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng ở từng giờ dạy, tiết dạy phát huy tính chủ động sáng tạo trong học tập của học sinh làm cho
học sinh hứng thú thu nạp kiến thức tạo nên tính ham học, ham hiểu biết.
– Mỗi môn học cần phân loại đối tượng học sinh để từ đó có những phương pháp truyền thụ phù hợp. Quan tâm và có phương pháp dạy học riêng cho đối tượng có học lực yếu kém, tăng cường công tác bồi dưỡng phụ đạo riêng cho đối tượng này để nhanh chóng lấp chỗ “hổng”, chỗ “trống” cho học sinh.
– Tổ chức tốt các hoạt động giáo dục khác: Hoạt động ngoài giờ lên lớp; ngoại khoá; hướng nghiệp và dạy nghề;… Tạo cho học sinh có ý thức trong các hoạt động sinh hoạt tập thể, định hướng tương lai, từ đó khơi dậy ham muốn học tập, yêu trường, mến lớp.
– Kết hợp tốt việc giảng dạy kiến thức với việc giáo dục đạo đức, vai trò trách nhiệm của bản thân học sinh đối với gia đình, xã hội, đối với tương lai sau này.
– Biểu dương kịp thời những tấm gương học sinh vượt lên trên hoàn cảnh ra sức phấn đấu trong học tập, tu dưỡng đạo đức.
d. Tăng cường công tác quản lý chỉ đạo
Đây là công tác quan trọng để giữ vững ổn định tình hình sỹ số. Do vậy cần thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:
– Tuyên truyền giáo dục cho cán bộ – giáo viên ý nghĩa tầm quan trọng, ý thức trách nhiệm trong mục tiêu của giáo dục và đào tạo; mục tiêu phổ cập THCS trong giai đoạn hiện nay.
– Phân công nhiệm vụ cho những giáo viên có nhiều nhiệt huyết với nghề nghiệp, có lòng yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình với công việc đảm nhận trách nhiệm làm giáo viên chủ nhiệm. Phân công hợp lý giáo viên bộ môn cho phù hợp đặc điểm tâm lý lứa tuổi, phù hợp với yêu cầu về chuyên môn.
– Đưa tỷ lệ học sinh bỏ học vào xem như một tiêu chí để đánh giá công tác chủ nhiệm của giáo viên hàng năm. Kịp thời biểu dương khen thưởng những giáo viên thực hiện tốt việc đảm bảo sỹ số, làm tốt công tác vận động học sinh ở lại lớp.
– Lập hồ sơ những đối tượng học sinh cá biệt, yếu kém, hộ nghèo để thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình học tập, hoàn cảnh để kịp thời cùng với giáo viên chủ nhiệm, các tổ chức chính trị xã hội đưa ra những giải pháp cụ thể, sát thực cho việc vận động học sinh trở lại lớp.
e. Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể trong và ngoài trường.
Để giữ vững và ổn định sỹ số cũng như làm tốt công tác vận động học sinh, hạn chế tình trạng bỏ học tràn lan, và quay trở lại lớp thì vai trò, trách nhiệm của các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường là rất lớn.
– Nâng cao vai trò của tổ chức Đoàn – Đội trong nhà trường. Thường xuyên tổ chức tuyên truyền GD cho thanh, thiếu niên ý thức, trách nhiệm của bản thân với cộng đồng, gia đình, và bản thân thông qua các hoạt động theo chủ đề chủ điểm từng kỳ. Tăng cường tổ chức các các hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh: Thể dục thể thao, văn hoá – văn nghệ. Phát động các phong trào thi đua học tập, tu dưỡng rèn luyện đạo đức: “Đôi bạn cùng tiến”; “Đội viên xung kích”; “Vượt khó”;… Các phong trào từ thiện nhân đạo: Quyên góp sách vở, đồ dùng học tập ,giúp bạn vượt khó đã thu hút đông đảo thanh, thiếu niên tham gia. Để từ đó vừa có tác dụng hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn vừa hướng các em vào các hoạt động, khơi dậy lòng ham học, ham họat động tập thể, thực sự xây dựng nhà trường thành trung tâm các hoạt động rèn luyện của học sinh, với cách làm đó học sinh được lôi cuốn vào các hoạt động học tập, rèn luyện giảm nguy cơ bỏ học giữa chừng.
Khi học sinh có biểu hiện thôi học, tổ chức Đoàn – Đội là thành viên và cũng là lực lượng nòng cốt trong việc vận động, động viên đoàn viên – đội viên của mình trở lại trường. Đi sâu và nắm vững đặc điểm hoàn cảnh, biểu hịên của Đoàn viên – Đội viên thông qua các tổ chức chi Đội, chi Đoàn. Kịp thời phản ánh và phối hợp chặt chẽ với nhà trừơng, giáo viên chủ nhiệm để tác động có hiệu quả.
– Phát huy vai trò tổ chức phụ huynh trong nhà trường, qua tổ chức này nhằm tìm hiểu kỹ hoàn cảnh, từng gia đình học sinh để từ đó thuyết phục, vận động gia đình về tầm quan trọng của việc học tập. Xây dựng mô hình tổ phụ huynh khuyến học nhằm động viên lẫn nhau quan tâm đến việc học tập của con em mình. Thường xuyên trao đổi thông tin giữa tổ chức phụ huynh từ lớp đến trường với nhà trường và ngựơc lại.
– Phối kết hợp chặt chẽ với hội khuyến học thôn xã nhằm khuyến khích động viên kịp thời. Những học sinh có hoàn cảnh khó khăn hoặc có những biểu hiện chán học, lười học để phối hợp với gia đình, nhà trường và các đoàn thể quần chúng kịp thời giải quyết những khó khăn trước mắt để học sinh vượt qua tiếp tục được theo học đầy đủ.
– Tranh thủ và phối hợp chặt chẽ với các tổ chức khác như: Mặt trận, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội người cao tuổi,… để thông qua hoạt động của các tổ chức này để kết hợp, lồng ghép, tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho phụ huynh học sinh về việc đảm bảo cho con em hoàn thành chương trình phổ thông mà trước mắt là chương trình THCS.
f. Phối hợp tốt các dòng họ, tổ dân cư.
Thông qua công tác này tại địa phương nơi học sinh cư trú để kích động lòng tự tôn, tinh thần hiếu học của địa phương, dòng họ. Thực hiện tốt công tác này sẽ góp phần hết sức quan trọng cho việc hạn chế tình trạng học sinh bỏ học.
Do đây là bản đề cương thuộc đề tài tham luận, tự bản thân thấy và nghiên cứu từ nhiều nguồn tài liệu có liên quan để tìm ra nguyên nhân của hiện tượng hoc sinh lưu ban – bỏ học và đưa ra giải pháp mà đút kết thành tiếng nói chung, hy vọng dù ít hay nhiều nó cũng đóng góp tốt cho công tác giảng dạy, đặc biệt là công tác chống học sinh lưu ban- bỏ học. Mong bạn đọc, đọc và đóng góp thêm cho đề tài này.
Thành thật biết ơn !
Người thực hiện: Lương Văn Năng