“MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG MẠNH DẠN, TỰ TIN CHO TRẺ 5-6 TUỔI”
Là giáo viên đang phụ trách lớp 5-6 tuổi, nhận thức được tầm quan trọng của sự mạnh dạn, tự tin đối với việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1, tôi đã suy nghĩ làm thế nào để rèn cho trẻ 5-6 tuổi sự mạnh dạn tự tin có hiệu quả. Chính vì vậy tôi đã nghiên cứu nhằm đưa ra “Một số biện pháp phát triển kĩ năng mạnh dạn, tự tin cho trẻ 5-6 tuổi” .
Mạnh dạn, tự tin là nguồn khích lệ lớn rất lớn đối với trẻ mầm non, nhất là với trẻ 5-6 tuổi, là động lực để các bé cố gắng để đạt được mục đích, mong muốn của mình. Trong thực tế, trẻ tại lớp tôi phụ trách thường có một số trẻ đi học còn hay nhút nhát không muốn tham gia giao tiếp với các bạn, với cô giáo và rất nhiều bố mẹ các bé than phiền vì bé ở nhà ít giao tiếp với người lạ và rất nhút nhát. Có bé thụ động chỉ biết đến mình, không chịu giao tiếp ứng xử với người xung quanh, vì vậy dạy bé mạnh dạn tự tin ngay từ nhỏ sẽ là nền tảng để các bé trở thành những người có nhân cách tốt trong tương lai.Vậy làm thế nào để bé mạnh dạn tự tin khi tham gia giao tiếp với bạn bè và mọi người xung quanh? Để bé dám làm điều mình nghĩ, bày tỏ cảm xúc của mình với người khác mà không e ngại?
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG
MẠNH DẠN, TỰ TIN CHO TRẺ 5-6 TUỔI”
1. Lý do chọn đề tài:
Như chúng ta củng biết, sự tự tin mạnh dạn rất cần thiết và quan trọng với mỗi người. Mạnh dạn Tự tin giúp mỗi chúng ta chủ động trong mọi tình huống, là chìa khóa dẫn lối cho sự thành công. Tự tin là tin tưởng vào bản thân, tin vào khả năng và hành động của chính mình. Người tự tin mạnh dạn thường không dễ dàng bỏ cuộc. Họ luôn tin vào bản thân, dám theo đuổi và dám đối mặt với thất bại. Còn người thiếu tự tin luôn cảm thấy lo sợ, chưa làm đã lo thất bại. Khi gặp thất bại thì những người này rất dễ gục ngã, nhanh chóng từ bỏ.
Mạnh dạn, tự tin là nguồn khích lệ lớn rất lớn đối với trẻ mầm non, nhất là với trẻ 5-6 tuổi, là động lực để các bé cố gắng để đạt được mục đích, mong muốn của mình. Trong thực tế, trẻ tại lớp tôi phụ trách thường có một số trẻ đi học còn hay nhút nhát không muốn tham gia giao tiếp với các bạn, với cô giáo và rất nhiều bố mẹ các bé than phiền vì bé ở nhà ít giao tiếp với người lạ và rất nhút nhát. Có bé thụ động chỉ biết đến mình, không chịu giao tiếp ứng xử với người xung quanh, vì vậy dạy bé mạnh dạn tự tin ngay từ nhỏ sẽ là nền tảng để các bé trở thành những người có nhân cách tốt trong tương lai.
Vậy làm thế nào để bé mạnh dạn tự tin khi tham gia giao tiếp với bạn bè và mọi người xung quanh? Để bé dám làm điều mình nghĩ, bày tỏ cảm xúc của mình với người khác mà không e ngại?
Là giáo viên đang phụ trách lớp 5-6 tuổi, nhận thức được tầm quan trọng của sự mạnh dạn, tự tin đối với việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1, tôi đã suy nghĩ làm thế nào để rèn cho trẻ 5-6 tuổi sự mạnh dạn tự tin có hiệu quả. Chính vì vậy tôi đã nghiên cứu nhằm đưa ra “Một số biện pháp phát triển kĩ năng mạnh dạn, tự tin cho trẻ 5-6 tuổi” .
2. Thực trạng:
Năm học này tôi được phân công dạy lớp Lớn 5-6 tuổi c với tổng số 35 trẻ, qua tiếp xúc giao lưu chăm sóc trực tiếp với trẻ hằng ngày và nhận thấy khả năng của trẻ lớp tôi phát triển không đồng đều, trẻ chưa mạnh dạn, tự tin, có nhiều trẻ còn nhút nhát, rụt rè. Một số trẻ thiếu tự tin khi tham gia các hoạt động của lớp, trường tổ chức. Ý thức của trẻ khi tham gia mọi hoạt động cũng chưa cao, trẻ thiếu tự tin và thụ động trong giao tiếp, trong các hoạt động, sự gần gũi và chia sẻ với cô, với bạn bè trong lớp còn ngại ngùng. Đa số trẻ chưa tự tin thể hiện khả năng của bản thân và khả năng giao tiếp trình bày ý kiến với người khác. Nhiều trẻ chưa có thói quyen trong chào hỏi, nói lời cảm ơn, xin lỗi khi giao tiếp.
Nắm rõ tình hình đó, để có biện pháp dạy phù hợp tôi đã tiến hành một số khảo sát 35/35 và đã xây dựng các tiêu chí đánh giá kỹ năng hình thành sự tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi:
STT
Nội dung khảo của trẻ
Có khả năng
Không có
khả năng
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
1
Mạnh dạn tự tin thể hiện khả năng
25
71
10
29
2
Mạnh dạn tự tin giao tiếp với người khác
26
74
9
26
3
Mạnh dạn tự tin trình bày kiến với người khác
23
66
12
34
Bảng số liệu khảo sát đầu năm của trẻ lớp tôi
Xuất phát từ tình hình thực thế qua khảo sát trẻ, để thực hiện mục tiêu đó đầu năm tôi đã khảo sát thực trạng của lớp, tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau:
a. Thuận lợi:
– Trường có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học đầy đủ, an toàn và hiện đại, rộng rãi có môi trường xanh, sạch, đẹp.
– Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của BGH, tạo mọi điều kiện tốt nhất với công tác chuyên môn cho giáo viên học tập và phát huy năng lực.
– Bản thân tôi là một giáo viên tâm huyết với nghề, luôn học hỏi rèn luyện nâng cao nghiệp vụ và tự tìm tòi những điểm mới để đưa vào phương pháp dạy học cũng như tổ chức các hoạt động như: Học tập, trò chơi, thí nghiệm, vui chơi, các buổi ngoại khóa…hay và bổ ích cho trẻ.
– Đa số trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, mạnh dạn, tự tin, ham học hỏi và thích khám phá tìm hiểu thế giới xung quanh trẻ, hứng thú tham gia vào các hoạt động.
– Đa số phụ huynh nhiệt tình, có trách nhiệm đã phối kết hợp, tham gia cùng với cô giáo trong mọi phong trào đặc biệt là rèn cho trẻ tính mạnh dạn tự tin cho trẻ nhằm đưa ra các biện pháp chăm sóc giáo dục cho trẻ tốt nhất.
b. Khó khăn:
– Mặc dù nhà trường đã mua sắm, bổ sung đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị dạy và học cho trẻ nhưng vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu học tập và vui chơi của trẻ.
– Trình độ nhận thức của trẻ không đồng đều, kinh nghiệm của trẻ chưa phong phú, không có tính hệ thống. Ý thức của trẻ khi tham gia mọi hoạt động cũng chưa cao, trẻ thiếu tự tin và thụ động trong giao tiếp, trong các hoạt động, sự gần gũi và chia sẻ với cô, với bạn bè trong lớp cũng có khoảng cách nhất định. Do đó cùng một thời gian và biện pháp dạy trẻ các nội dung kỹ năng sống nhưng kết quả đạt được trên trẻ chưa tương đương với nhau.
– Bên cạnh một số trẻ nhút nhát chưa mạnh tự tin khi tham gia vào các hoạt động thì một số trẻ lại quá hiểu động nên khi hoạt động chưa chú ý vào sự hướng dẫn của cô, kỹ năng của trẻ còn nhiều hạn chế.
– Nhận thức của một số phụ huynh còn hạn chế trong việc giáo dục và rèn kỹ năng cho trẻ. Một số gia đình, phụ huynh quá quan tâm cưng chiều trẻ, dẫn đến trẻ ỷ lại, không chủ động, thiếu tự tin.
– Sự chênh lệch về tháng sinh nên đa số trẻ sinh cuối năm nên tạo sự không đồng đều về thể trạng cũng như nhận thức của trẻ.
3. Một số biện pháp:
Sau khi đánh giá thực trạng trẻ lớp mình, thông qua các tư liệu tham khảo và với những kinh nghiệm của bản thân tôi và đã nghiên cứu và đưa ra một số biện pháp sau:
Biện pháp 1: Xây dựng hình ảnh của bản thân cô giáo trước phụ huynh và học sinh
Để giúp bé thêm mạnh dạn, tự tin ở lớp, các cô giáo là người luôn theo sát bé trong mọi hoạt động, hướng dẫn bé khả năng tự phục vụ cho chính bản thân mình như tự: Tự đi giày dép, cất và gấp quần áo, lau mặt, rửa tay… bên cạnh đó cô giúp bé xử lí một số tình huống trong khi giao tiếp với các cô, các bác trong trường và các bạn xung quanh như: xử lí tình huống khi lớp có khách đến thăm quan, có bạn mới, cách chào ông bà, bố mẹ các bạn khi tới lớp mình, chơi theo nhóm bạn… Dạy cho bé làm chủ ngôn ngữ, học cách nhận biết và đối phó cảm xúc của mình cũng như của người khác, học cách xử sự sao cho phù hợp với môi trường xung quanh. Bé cần phải biết mạnh dạn, tự tin, chủ động để chơi với các bạn của mình, tham gia tích cực trong nhóm học tập, tuy nhiên điều này không dễ dàng với một số bé. Để giúp bé trở thành con người tự tin, năng động sáng tạo và chủ động trong cuộc sống, biết phân biệt rõ cái đúng cái sai, bé cần có những kỹ năng quan hệ xã hội như: làm thế nào để mạnh dạn tự tin với mọi người, để giao tiếp, để chọn hành vi đúng đắn nhất trong cách xử lí tình huống gặp phải… Sự mạnh dạn tự tin có thể được biểu hiện chỉ bằng những cử chỉ, thái độ rất đơn giản và gần gũi trong cuộc sống, song lại giúp chúng ta phát hiện được nhiều điều đáng quý của người khác để trân trọng và học tập. Cô giáo là người luôn lắng nghe và thấu hiểu bé, tôn trọng bé, giúp bé xây dựng hình tượng tốt của chính mình, bên cạnh đó khích lệ bé bày tỏ thái độ, dạy bé cách giải quyết vấn đề, luôn luôn củng cố sự tự tin cho bé mọi lúc mọi nơi, cởi mở giúp bé thể hiện mình với cô và các bạn trong lớp. Bé học nhanh nhất từ bắt chước, thế nên nếu muốn dạy bé thành người biết mạnh dạn, tự tin thì người lớn phải là tấm gương để các bé noi theo và học tập. Vì vậy cô giáo phải xây dựng cho mình một hình ảnh chuẩn mực trong lời nói việc làm để luôn là tấm gương sáng cho trẻ nói theo.
Ví dụ: Khi học chủ điểm nghề nghiệp trẻ chơi phân vai: Đóng vai giáo viên. Trẻ bắt chước giống giáo viên từ cử chỉ đến những cách nói, cách đặt câu hỏi cô thường hỏi hàng ngày trên giờ học.
– Nắm được tâm lý trẻ như vậy mọi lúc mọi nơi trong mọi thời điểm trẻ ở lớp, tôi đã luôn chú ý đến từng lời nói, cử chỉ, hành động, cách cư xử nhất là việc đối xử công bằng với trẻ, trong mọi hoạt động luôn lấy trẻ làm trung tâm, coi trọng những suy nghĩ cũng như cách thể hiện của trẻ.