MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG MẦM – Tài liệu text

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG MẦM NON NGA ĐIỀN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.49 MB, 24 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC
CHUYÊN MÔN CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
TRƯỜNG MẦM NON NGA ĐIỀN

Người thực hiện:
Chức vụ:
Đơn vị công tác:
SKKN thuộc lĩnh vực:

Mai Thị Hòe
P. Hiệu trưởng
Trường Mầm non Nga Điền
Quản lý

THANH HÓA NĂM 2016
1

2

I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là
nền móng đầu tiên của ngành Giáo dục và Đào tạo. Chất lượng chăm sóc, giáo
dục trẻ ở trường mầm non tốt có tác dụng rất lớn đến chất lượng giáo dục ở bậc

học tiếp theo.
Muốn có được đội ngũ giáo viên vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ,
người cán bộ quản lý phải luôn có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên thường
xuyên và kịp thời. Giáo viên phải biết hướng mọi hoạt động, mọi nội dung, biện
pháp chăm sóc giáo dục trẻ vào mục tiêu giáo dục. Để thực hiện được mục tiêu
đó đòi hỏi phải có đội ngũ giáo viên có trình độ năng lực thích ứng với thực tiễn
phát triển của xã hội.
Vai trò của người giáo viên mầm non rất quan trọng, là người đặt nền móng
cho sự phát triển toàn diện của trẻ và là người mẹ thứ hai của các cháu. Lao
động của giáo viên mầm non là lao động mang tính khoa học và nghệ thuật, đòi
hỏi công phu vì cô giáo là tấm gương cho trẻ học và bắt chước. Chính vì thế cô
giáo mầm non phải hội tụ đầy đủ những yêu cầu về phẩm chất và năng lực
chuyên môn để thực hiện mục tiêu chương trình GDMN.
Thế kỷ 21 là thế kỷ của trí tuệ, là thế kỷ của nền kinh tế trí thức. Đất
nước Việt Nam tiến tới năm 2020 với sự thay đổi của nền kinh tế, xã hội và
công nghệ cùng với nó là hình ảnh người công dân Việt Nam mới với trình độ
học vấn cao, năng động, sáng tạo, thích ứng với sự biến đổi không ngừng của xã
hội, Giáo dục mầm non được đặt ở vị trí quan trọng trong hệ thống giáo dục
quốc dân, đây là bậc học xây dựng nền móng đầu tiên cho sự nghiệp giáo dục,
nền móng ấy giúp cho một thế hệ mầm non có tâm thế vững chắc để bước vào
giáo dục phổ thông. Trách nhiệm này đặt trên vai ngành Giáo dục đòi hỏi ngành
phải có những nội dung chương trình phù hợp, đổi mới phương pháp dạy và học
một cách tích cực.
Chính vì vậy Đảng ta coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, bởi vì giáo dục
có vai trò quan trọng trọng trong chiến lược xây dựng con người, chiến lược
phát triển kinh tế của đất nước. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của
Đảng đã xác định: “cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là
quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài”. Nghị quyết đại hội đại biểu lần thứ IX của Đảng đã nhấn
mạnh: “Phát triển giáo dục – đào tạo là một trong những động lực quan trọng

thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy
nguồn nhân lực, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội và tăng trưởng kinh tế
bền vững”.
Sự nghiệp giáo dục có một vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển đất
nước về trước mắt cũng như lâu dài . Dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản Việt
Nam, giáo dục mầm non trong những năm qua đã có những chuyển biến rất lớn
về mọi mặt như: Quy mô trường lớp được mở rộng, số lượng trẻ ra lớp đạt tỷ lệ
cao, chất lượng chăm sóc và nuôi dưỡng được nâng lên rõ rệt. Những thành tựu
3

mà giáo dục mầm non đã đạt được do nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân
quan trọng và chủ yếu nhất là sự trưởng thành của đội ngũ cán bộ, giáo viên.
Chính họ là lực lượng nòng cốt, là lực lượng quyết định toàn bộ sự nghiệp giáo
dục mầm non họ đã, đang và sẽ tạo nên những kết quả của sự nghiệp giáo dục
mầm non.
Đội ngũ cán bộ giáo viên có vai trò quyết định trong việc chăm sóc giáo
dục trẻ ở các trường mầm non vì vậy bất kỳ người quản lý nào đều suy nghĩ: làm
thế nào để đơn vị mình trở thành một đơn vị phát triển tốt. Muốn thế trước hết
phải có đội ngũ mạnh, vững về chuyên môn và điều đó không thể bỏ qua việc
bồi dưỡng chuyên môn cho lực lượng cán bộ giáo viên. Mục tiêu của công tác
bồi dưỡng là nhằm hoàn thiện quá trình đào tạo, khắc phục những thiếu sót lệch
lạc trong công tác giảng dạy, về quan điểm, nội dung phương pháp giáo dục
đồng thời theo kịp những yêu cầu của xã hội. Người trực tiếp xây dựng kế hoạch
bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên chính là Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên
môn.
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục mầm non chiếm vị trí vô cùng
quan trọng, là nền tảng của nghành Giáo dục và Đào tạo; Bác Hồ kính yêu đã
từng nói: “Giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt”. Chất
lượng giáo dục trẻ ở trường Mầm Non tốt có tác dụng rất lớn đến chất lượng

giáo dục ở bậc học tiếp theo. Xuất phát từ những lý do trên, tôi mạnh dạn chọn
đề tài: “Một số biện pháp nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo
viên trường mầm non Nga Điền” để nghiên cứu với mong muốn được góp phần
nhỏ bé vào sự nghiệp phát triển giáo dục của địa phương.
2. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu để nhằm tìm ra các giải pháp cải tiến nâng cao chất lượng đội
ngũ giáo viên cả về trình độ, phẩm chất và năng lực chuyên môn, nâng cao chất
lượng trên trẻ tại trường mầm non Nga Điền – Nga Sơn – Thanh Hóa
3. Đối tượng nghiên cứu.
Phó hiệu trưởng, giáo viên, học sinh, phụ huynh để nâng cao chất lượng
trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, trong trường mầm non Nga
Điền – Nga Sơn – Thanh Hóa
4. Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
– Phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái
quát những vấn đề liên quan đến đề tài.
– Phương pháp thực hành, trải nghiệm.
– Phương pháp đàm thoại.
– Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
– Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
4

Nghị quyết hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII
đã nêu: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã
hội tôn vinh. Giáo viên phải có đủ đức, đủ tài, đo đó phải đào tạo giáo viên có
chất lượng cao, thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên, bồi dưỡng,
chuẩn hóa, nâng cao phẩm chất của người giáo viên”.

Hiếu học là truyền thống quí báu của dân tộc ta, từ ngàn xưa ông cha ta đã
coi trọng sự nghiệp giáo dục trong đời sống xã hội, trong sự phát triển của đất
nước, luôn coi giáo dục có quan hệ đến việc hệ trọng của quốc gia, đến an nguy,
suy, thịnh của dân tộc. Các thế hệ cha ông đi trước cho rằng việc “Quốc kế dân
sinh” phải lấy giáo dục làm đầu. Sự giàu mạnh của đất nước không tách rời khỏi
giáo dục. Chăm lo cho giáo dục là chăm lo cho con người, mà con người là nhân
tố quyết định đến sự phát triển của xã hội. Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã từng nói “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”.
Trong sự nghiệp trồng người thì sự đóng góp của đội ngũ giáo viên là hết
sức quan trọng, góp phần vào xây dựng và phát triển đất nước, nâng cao dân trí,
đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và hoàn thiện nhân cách công dân. Như cố
Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Phải có đội ngũ giáo viên đủ về số lượng,
giỏi về chuyên môn, có tính nhân văn cao thì mới có chất lượng cao, tạo sự
chuyển biến của đội ngũ giáo viên hiện nay mới đảm bảo thực hiện nội dung và
phương pháp giáo dục. Đây là vấn đề then chốt của sự nghiệp giáo dục mà
chúng ta phải trăn trở vượt qua mọi khó khăn để giải quyết cho bằng được”.
Nâng cao năng lực chuyên môn góp phần thực hiện cho giáo viên những
thắng lợi nghị quyết số 29 của ban chấp hành TW.
Công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên là quá trình tác động tới tập
thể, cá nhân giáo viên, tạo cơ hội cho giáo viên tham gia vào các hoạt động dạy
học, học tập trong và ngoài nhà trường để giáo viên bổ sung kiến thức, kỹ năng,
chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm nhằm nâng cao phẩm chất
năng lực sư phạm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục (Theo
thông tư 02 chuẩn nghề nghiệp GV MN). Vậy vấn đề ở đây là tìm hiểu tư tưởng,
tình cảm có ảnh hưởng tới chất lượng giảng dạy của giáo viên hay không? Đời
sống vật chất và tinh thần có làm ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ hay không?
Có làm giảm lòng nhiệt tình của giáo viên hay không? Cơ sở vật chất có ảnh
hưởng đến chất lượng giáo dục hay không? Một loạt vấn đề đặt ra câu hỏi và
người cán bộ quản lý phải nghiên cứu và có những biện pháp phù hợp với thực
tiễn nhà trường.

Trong mỗi nhà trường muốn không ngừng phát triển đi lên thì việc nâng
cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên là vấn đề cần thiết. Trong tất cả
các điều kiện thiết yếu của nhà trường thì yêu cầu về đội ngũ cán bộ giáo viên là
yêu cầu quan trọng không thể thiếu được. Bởi một nhà trường có một cơ sở vật
chất khang trang nhưng đội ngũ giáo viên yếu kém, không phát huy được vai trò
trách nhiệm của mình thì sự đầy đủ về vật chất cũng trở nên vô nghĩa, chất
lượng giáo dục của nhà trường không thể nâng cao được.
5

Từ nhận thức sâu sắc về vai trò của đội ngũ giáo viên là lực lượng nòng cốt
quyết định chất lượng giáo dục của mỗi nhà trường. Chính vì vậy mà tôi luôn
quan tâm đến việc xây dựng, bồi dưỡng giáo viên để ngành học có đội ngũ giáo
viên đồng bộ về cơ cấu, có phẩm chất đạo đức tốt, chất lượng chuyên môn cao,
có lòng yêu nghề mếm trẻ, tận tụy say sưa với công việc, coi trường như nhà,
quí trẻ như con, có như vậy thì chất lượng giáo dục mới đạt hiệu quả cao.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Thuận lợi:
Ban giám hiệu là những người năng động, có kế hoạch cụ thể cho việc bồi
dưỡng giáo viên cũng như đưa ra các phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt
động chăm sóc giáo dục trẻ ngày càng đạt kết quả cao.
Được sự quan tâm ủng hộ của các cấp, các ngành và sự đồng thuận cao
trong các bậc phụ huynh đã tạo điều kiện cho nhà trường trong việc xây dựng cơ
sở vật chất, trang thiết bị dạy học, tổ chức chăm sóc giáo dục trẻ để đảm bảo cho
giáo viên thực hiện tốt chương trình chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.
Đội ngũ giáo viên trẻ, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ chuẩn và trên
chuẩn, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, tích cực tham gia vào các hoạt động, luôn
luôn sáng tạo trong các lĩnh vực, 100% giáo viên soạn bài bằng máy vi tính, một
số giáo viên biết soạn giáo án điện tử, biết sử dụng công nghệ thông tin vào tổ
chức hoạt động cho trẻ

2.2. Khó khăn:
Nhà trường có hai cơ sở cách xa nhau, nhiều giáo viên ở xa trường nên còn
gặp nhiều khó khăn trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ của mình. Đồ dùng
trang thiết bị dạy học cho trẻ mang tính chất đối phó chưa đầy đủ và phong phú,
để tạo điều kiện cho giáo viên sử dụng và thực hiện.
Đội ngũ giáo viên của nhà trường còn rất trẻ nên kinh nghiệm thực tế, khả
năng giao tiếp, ứng xử các tình huống sư phạm chưa linh hoạt. Khả năng ứng
dụng công nghệ thông tin của một số giáo viên còn yếu. Nhiều giáo viên mới tốt
nghiệp ra trường họ chưa qua thực tế và chưa kịp nắm bắt chương trình GDMN.
Bên cạnh đó giáo viên còn có một số hạn chế, chưa linh hoạt sáng tạo trong việc
sử dụng các phương pháp lồng ghép tích hợp, chưa mạnh dạn trong xây dựng
các chủ đề mang tính đổi mới, chưa tạo cơ hội cho trẻ phát huy tính tích cực, sự
sáng tạo của trẻ, thiết kế đồ dùng, đồ chơi tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động
chưa mang tính chất mở.
Một số giáo viên chưa nhận thức đầy đủ về phương pháp “lấy trẻ làm
trung tâm” giáo viên còn nói nhiều, còn lúng túng trong việc vận dụng các
phương pháp vào thực tế giảng dạy, chưa linh hoạt sáng tạo trong sử dụng các
phương pháp để tạo cơ hội cho trẻ hoạt động tích cực. Năng lực chuyên môn
nghiệp vụ, tay nghề của giáo viên không đồng đều. Nhiều giáo viên mới ra
trường trình độ tay nghề còn non, nhiều giáo viên có con nhỏ nên cũng ảnh
hưởng đến việc nâng cao chất lương chăm sóc – nuôi dưỡng – giáo dục trẻ trong
nhà trường.
6

Việc quan tâm chăm sóc con em của một số phụ huynh chưa đáp ứng với
nhu cầu giáo dục ngày càng cao hiện nay.
2.3. Kết quả thực trạng ban đầu qua khảo sát:
Ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát thực tế chất lượng đội ngũ
giáo viên, học sinh tại trường mình đang công tác và kết quả thu được như sau:

Bảng 1: Kết quả đánh giá xếp loại giáo viên
TT
1
2
3

Nội dung khảo sát
Phẩm chất chính trị,
đạo đức lối sống
Kiến Thức
Kỹ năng sư phạm

Tổng
số
XS
18
5
18
18

4
4

%
28

K
7

Xếp loại

% TB
39 4

22
22

5
6

28
33

6
5

%
22

Y
2

%
11

33
28

3
3

17
17

* Bảng 2: Kết quả chất lượng trên trẻ:
– Nhà trẻ

31

T
6

%
19

Kết quả trên trẻ
Đạt
K % TB %
7
23 10 32

Phát triển nhận thức

31

5

16

5

16

12

39

9

29

3

Phát triển ngôn ngữ

31

6

19

6

19

9

29

10

32

4

PTTC-QHXH

31

5

16

6

19

11

36

9

29

Tổng cộng

31

6

19

6

19

10

32

9

29

T
T

Nội dung khảo sát

1

Phát triển thể chất

2

Số
trẻ


Y

%
8
26

– Mẫu giáo

325

T %
71 22

Kết quả trên trẻ
Đạt
K % TB %
78 24 81
25


Y %
95 29

Phát triển nhận thức

325

70 21

84

26

80

25

91

28

Phát triển ngôn ngữ

325

72 22

74

23

83

25

96

30

PTTC-QHXH
Phát triển thẩm mỹ
Tổng cộng

325
325
325

69 21
71 22
71 22

79
75
78

25
23
24

82
85
82

25
26
25

95
94
94

29

29
29

T
T

Nội dung khảo sát

1

Phát triển thể chất

2
3
4
5

Số trẻ

Qua khảo sát chất lượng giáo viên, số giáo viên khá giỏi còn thấp đạt 55%.
Số trẻ đạt (Tốt, khá, trung bình) chưa cao chỉ đạt: 71% Số trẻ chưa đạt còn nhiều
chiếm: 29 %. Trước tình hình thực trạng như vậy, tôi suy nghĩ và tìm ra một số
biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên. Góp phần
7

không ngừng nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trong
trường Mầm non Nga Điền.
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
3.1. Tăng cường công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của giáo viên.

Công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng có ý nghĩa to lớn trong việc tăng cường
chất lượng đội ngũ về chính trị, chuyên môn nghiệp vụ. Bồi dưỡng chuyên
môn nghiệp vụ là việc làm không thể thiếu của mỗi giáo viên trong suốt quá
trình giảng dạy. Vì vậy trong quá trình giảng dạy giáo viên cần được bồi dưỡng
những kiến thức cập nhật, nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Bồi dưỡng
giáo viên cần chú ý khả năng thực tế về trình độ, năng lực, nhu cầu bồi dưỡng
của từng giáo viên, để lựa chọn nội dung, phương pháp bồi dưỡng cho phù hợp.
Để thực hiện hiệu quả công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng trước hết tôi phải
xây dựng kế hoạch, bao gồm kế hoạch bồi dưỡng dài hạn và bồi dưỡng ngắn
hạn.
– Bồi dưỡng dài hạn là bồi dưỡng nâng cao trình độ cho mỗi giáo viên. Căn
cứ vào tình hình thực tế về trình độ đội ngũ, nhu cầu bồi dưỡng cá nhân để tiến
tới mục tiêu nâng cao trình độ trên chuẩn đối với 100% giáo viên trẻ, bồi dưỡng
về trình độ tin học, ngoại ngữ để đáp ứng yêu cầu thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên
môn của nhà trường.
– Bồi dưỡng ngắn hạn là bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng chuyên đề
cho giáo viên.
+ Đối với công tác bồi dưỡng thường xuyên: Việc hướng dẫn cho giáo viên
học tập BDTX là việc làm nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư
phạm cho mỗi giáo viên. Trong quá trình học tập BDTX chúng tôi chỉ đạo giáo
viên xây dựng kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng, tự rèn luyện căn cứ vào yêu cầu
nhiệm vụ của bản thân. Hướng dẫn giáo viên lựa chọn hình thức học tập phù
hợp với từng nội dung bồi dưỡng. Kiểm tra đánh giá nghiêm túc kết quả học tập
BDTX theo từng tháng, từng kỳ và cuối năm học. Cuối năm nhận xét, đánh giá
kết quả học tập của từng giáo viên.
+ Đối với công tác bồi dưỡng chuyên đề: Việc vận dụng giáo dục lồng ghép
các chuyên đề vào các hoạt động chăm sóc – nuôi dưỡng – giáo dục trẻ hàng
ngày là việc làm cần thiết.
Vì vậy ngay từ đầu năm học tôi xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề,
xác định được những chuyên đề trọng tâm cần thực hiện trong năm học. Đó là

những chuyên đề (Xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non, bảo
vệ môi trường trong trường mầm non, phát triển vận động, sử dụng tiết kiệm
năng lượng trong trường mầm non, phòng chống thảm họa thiên tai trong
trường MN…). Sau đó tham mưu với hiệu trưởng tổ chức bồi dưỡng chuyên đề
cho CBGV trong trường. Để giúp giáo viên hệ thống và tiếp thu những kiến thức
của các chuyên đề một cách có hiệu quả tôi đã phối hợp cùng với các tổ trưởng
chuyên môn phân loại giáo viên để thuận tiện cho việc triển khai và tiếp thu
chuyên đề.
8

Cũng như đã nêu ở trên năng lực chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề của giáo
viên không đồng đều, nhiều giáo viên mới vào trường trình độ tay nghề còn non,
không thể mở chuyên đề tập trung toàn trường vì vậy chúng tôi phải tổ chức học
hai lớp riêng biệt.
– Lớp thứ nhất: Dành cho những giáo viên đã có kiến thức chuyên đề. Với
những giáo viên thuộc đối tượng này tôi áp dụng hình thức ôn tập. Phát cho mỗi
giáo viên một bài tập trắc nghiệm mà tôi đã soạn thảo sẵn.
VD: Khi hướng dẫn chuyên đề “Sử dụng tiết kiệm năng lượng trong
trường mầm non”. Bài tập tôi xây dựng có nội dung đơn giản mục đích giúp
giáo viên biết và vận dụng tích hợp chuyên đề phù hợp với từng chủ đề vì
chuyên đề này không phải chủ đề nào cũng có thể tích hợp được:
Đồng chí hãy chọn một phương án và khoanh vào câu trả lời đúng.
* Chuyên đề “Tiết kiệm năng lượng” chỉ tích hợp được vào các chủ đề như
chủ đề: (Trường MN, Giao thông, Thế giới thực vật, Quê hương – Đất nước Bác Hồ)
* Chuyên đề “Tiết kiệm năng lượng” chỉ tích hợp được vào các chủ đề như
chủ đề : (Trường MN, Bản thân, Gia đình, Giao thông, Hiện tượng tự nhiên)
* Chuyên đề “Tiết kiệm năng lượng” áp dụng tích hợp vào tất cả các chủ
đề (Bản thân, Gia đình, Hiện tượng tự nhiên, Thế giới động vật)
* Tích hợp tất cả các chủ đề.

Yêu cầu giáo viên chọn một phương án đúng (với bài tập này thì phương
án b là phương án đúng), sau đó tổng hợp lại xem có bao nhiêu giáo viên chọn
được phương án đúng và mời một giáo viên trình bầy nội dung cho cả lớp học
cùng nghe.
Hoặc: Tôi đưa ra câu hỏi “Nêu các hoạt động trong ngày có thể tích hợp
chuyên đề “Giáo dục dinh dưỡng và VSATTP”.
– Lớp thứ hai: Những giáo viên thuộc đối tượng này do chưa qua học các
chuyên đề nào nên tôi phải cung cấp kiến thức cho giáo viên bằng cách in tài
liệu cho giáo viên tham khảo và sau thảo luận theo những nội dung cần truyền
đạt.
VD: Đối với chuyên đề “Xây dựng môi trường giáo dục trong trường
MN”. Tôi đưa ra các câu hỏi như:
Câu 1: Đồng chí hiểu như thế nào về môi trường giáo dục trong trường
MN.
Câu 2: Môi trường giáo dục có vai trò như thế nào trong việc thực hiện các
chủ đề? Vai trò của việc xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động.
Câu 3: Nêu nguyên tắc xây dựng môi trường giáo dục trong trường MN?
Khi trang trí lớp cần đảm bảo những yêu cầu nào?
Hoặc: Đối với chuyên đề “Phòng chống thảm họa thiên tai trong trường
MN”. Tôi đưa ra câu hỏi như sau:
Câu 1: Như thế nào là hiểm họa, thảm họa thiên tai?
Câu 2: Dấu hiệu, nguyên nhân, biện pháp phòng ngừa thiên tai?
Hoặc: Đối với chuyên đề “Phát triển vận động”. Tôi đưa ra câu hỏi như sau:
9

Câu 1: Đồng chí hiểu như thế nào là phát triển vận động?
Câu 2: Nêu các biện pháp nhằm phát triển vận động cho trẻ?
Cả hai lớp học đều yêu cầu giáo viên soạn giáo án thực hành lồng ghép nội
dung chuyên đề vào hoạt động giáo dục tại nhóm lớp mình đang phụ trách.

Ngoài việc ôn tập các chuyên đề cần thực hiện trong năm học ra tôi còn tổ
chức chuyên đề, hướng dẫn cho giáo viên cách thực hiện các loại hồ sơ sổ sách
cần có trong mỗi nhóm lớp, cách xây dựng kế hoạch năm học, kế hoạch chủ đề,
lịch dạy hàng ngày, hàng tuần sao cho phù hợp với từng độ tuổi, từng chủ đề và
nhất là phải phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương, cách đánh giá kết quả
chất lượng ở từng độ tuổi.
Kết quả: Trong năm học nhà trường có 9 giáo viên tham gia học đại học
nâng cao trình độ. Có 18 giáo viên tham gia học tập BDTX, đạt loại xuất sắc
9/18 = 50%,đạt loại khá 9/18 =50 %, không có giáo viên trung bình. Mở được 2
đợt chuyên đề. Có 22/22 CBGV tham gia học tập và tiếp thu chuyên đề, vận
dụng tích hợp các chuyên đề vào quá trình CS – ND – GD trẻ hàng ngày phù hợp
với độ tuổi được phân công đạt kết quả tốt. 10/10 nhóm lớp thực hiện tốt các
loại hồ sơ sổ sách và xây dựng kế hoạch phù hợp với từng độ tuổi, đánh giá
khảo sát chất lượng chính xác phù hợp với độ tuổi nhà trẻ và độ tuổi mẫu giáo.
3.2. Bồi dưỡng giáo viên thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn:
Bồi dưỡng giáo viên qua tổ chuyên môn là biện pháp hiệu quả nhất. Tổ
chuyên môn là nơi giáo viên gắn bó giúp đỡ nhau hiệu quả nhất vì ban giám
hiệu không thể cùng một lúc sinh hoạt đều ở các tổ. Do đó xây dựng tổ chuyên
môn vững mạnh là một biện pháp không thể thiếu trong nhà trường.
Tổ chuyên môn là một trong những nhân tố quan trọng giúp giáo viên trong
tổ nâng cao nhận thức về chuyên môn. Vào đầu năm học, hiệu trưởng căn cứ
vào trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực, phẩm chất của các giáo viên mà
có thể bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó cho các tổ. Hoạt động của tổ chuyên môn là
kiểm tra hồ sơ sổ sách, trình ký giáo án, dự giờ, kiểm tra các hoạt động chăm
sóc giáo dục trẻ ở các lớp. Được sự chỉ đạo của hiệu trưởng, tổ chuyên môn xây
dựng kế hoạch năm, tháng, tuần và được nhà trường duyệt. Tổ chuyên môn sinh
hoạt 2lần/ tháng. Nội dung sinh hoạt chuyên môn là trao đổi về nội dung,
phương pháp soạn giảng, tổ chức thao giảng, chuyên đề, hướng dẫn giáo viên
cách làm đồ dùng đồ chơi theo chủ đề, nêu những ưu khuyết điểm về chuyên
môn của tổ.

Ví dụ: Mỗi tháng tổ chuyên môn sinh hoạt 2 lần: Lần 1 là xây dựng kế
hoạch hoạt động trong tháng,mỗi đồng chí giáo viên trong tổ đều đưa ra những
biện pháp nhằm phát huy cao tinh thần dân chủ của mình nằm thực hiện thắng
lợi ké hoạch đề ra. Lần 2: Tổ họp đánh giá lại kết quả thực hiện nhiệm vụ của
từng đồng chí trong tổ .Sau đó rút ra kinh nghiệm những mặt làm được và những
mặt chưa làm được và nguyên nhân tại sao, cách khắc phục các nguyên nhân đó
như thế nào? để mỗi thành viên tự đưa ra những giải pháp để tiếp tục thực hiện
trong tháng tiếp theo. Cứ như thế giáo viên đã hình thành cho mình một kỹ năng
thực hiện chuyên môn theo tinh thần tự chủ của mỗi đồng chí.
10

(Hình ảnh: Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên qua sinh hoạt
các tổ chuyên môn)
Kết quả: Thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn đã giúp giáo viên trong
trường Mầm non Nga Điền phát huy và nêu cao năng lực chuyên môn nghiệp
vụ, tinh thần dân chủ, giúp đỡ bạn bè, đồng nghiệp của từng đồng chí trong tổ
cũng như trong nhà trường..
3.3. Chỉ đạo giáo viên thường xuyên ứng dụng công nghệ thông tin, xây
dựng giáo án điện tử để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ và kích
thích trẻ tích cực tham gia hoạt động.
Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy là việc làm cần thiết
trong việc nâng cao năng lực chuyên môn cho mỗi giáo viên, giúp giáo viên tạo
sự hứng thú cho trẻ, giúp trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục. Vì
vậy tôi đã mày mò học tập kinh nghiệm của một số chị em đồng nghiệp nắm
được các bước xây dựng giáo án điện tử hướng dẫn cho giáo viên trong trường,
giúp giáo viên tự tin hơn trong việc xây dựng giáo án và khai thác các tư liệu
cần thiết trên Internet.
Một trong các điều kiện quan trọng nhất để tăng cường hiệu quả giáo dục
và chất lượng giảng dạy là tìm kiếm nguồn tư liệu phong phú, sống động, hấp

dẫn hơn. Nếu trước đây giáo viên mầm non phải rất vất vả để có thể tìm kiếm
những hình ảnh, biểu tượng, đồ dùng phục vụ bài giảng thì hiện nay với ứng
dụng Công nghệ thông tin giáo viên có thể sử dụng Internet để chủ động khai
thác tài liệu phù hợp với nội dung yêu cầu của từng chủ đề.
Với các bước làm đó tôi hướng dẫn cho giáo viên thực hiện xây dựng một
giáo án cụ thể và đã áp dụng vào các chủ đề thực hiện tại nhóm lớp.
Ví dụ: Hướng dẫn thiết kế giáo án tổ chức họat động khám phá khoa học
Khám phá khoa học là một hoạt động thường khô khan và tìm đồ dùng
cũng khó vì vậy việc ứng dụng công nghệ có nhiều hình ảnh tươi sáng, sinh
động và hấp dẫn với trẻ hơn. Do đó tôi đã hướng dẫn giáo viên soạn giáo án điện
tử đề tài: Nhận biết số 7 (Chủ đề: Nghề nghiệp). Lớp MG 5 – 6 tuổi
+ Bước 1: Tôi chỉ đạo giáo viên sưu tầm tranh ảnh về nghề nghiệp theo địa
chỉ đường dẫn: http: google.com
11

+ Bước 2: Tải về máy bắt đầu thiết kế các slide để dạy trẻ phần lập số và
phần chơi củng cố. Ở phần lập số tôi chỉ đạo giáo viên đặt các áo, quần theo
hiệu ứng xuất hiện. Ở phần trò chơi luyện tập đặt hiệu ứng cất quần áo vào tủ
(slide Show -> Custom Animation -> Mo tion Paths -> Draw Custom Paths ->
Scribble -> ok )
+ Bước 3: Làm hoàn chỉnh các slide tiết học.

(Hình ảnh minh họa “Tạo nhóm, đếm đến 7 và Nhận biết số 7”)
Với các hoạt động cho trẻ làm quen với tập hợp số lượng và số đếm tôi chỉ
đạo giáo viên có thể cho trẻ chơi các trò chơi con số của ti trong ngôi nhà toán
học của Millie giúp trẻ rèn kỹ năng đếm, thêm bớt, nhận biết các chữ số…
Ở các hoạt động nhằm củng cố, ôn luyện các kiến thức mà trẻ đã được cung
cấp theo từng chủ đề, từng nội dung giáo dục trong tuần, trong ngày và tạo ra
những đồ chơi đồ dùng, những học liệu mở để trẻ có được nhiều cơ hội trải

nghiệm, hình thành kỹ năng phân loại, phán đoán, tư duy logic, khái quát hoá sự
vật hiện tượng. Việc đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động cho trẻ làm
quen với toán tuy vất vả và mất nhiều thời gian nhưng lại gây hứng thú cho trẻ khi
tham gia hoạt động làm cho việc tiếp thu kiến thức nhẹ nhàng và hiệu quả hơn.

(Hình ảnh: Giáo viên ứng dụng CNTT vào hoạt động học)
12

Sau khi hướng dẫn giáo viên thiết kế các giáo án điện tử, tôi thường xuyên

dự giờ thăm lớp và phát động phong trào thi giáo viên giỏi cấp trường. Khuyến
khích giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động.
Kết quả: Toàn trường có 10/10 nhóm lớp thực hiện soạn giáo án điện tử, có
10/10= 100 % nhóm lớp dạy bằng giáo án điện tử, 11/18 = 61 % giáo viên thực
hiện thành thạo việc xây dựng giáo án điện tử.
3.4. Tổ chức dạy mẫu:
Xây dựng tiết dạy mẫu để dạy cho giáo viên trong trường dự giờ, học tập
lẫn nhau là việc làm hết sức quan trọng trong việc nâng cao năng lực cho giáo
viên. Bởi không gì bằng mắt thấy tai nghe. Qua tiết dạy mẫu giáo viên có thể
nắm được những ưu điểm nhược điểm trong tiết dạy.
Trong quá trình tiến hành thực hiện tiết dạy mẫu tôi thường phân công giáo
viên trực tiếp dạy là những giáo viên vững vàng về chuyên môn, có kinh nghiệm
trong giảng dạy và là giáo viên dạy giỏi. Để tiết dạy được hoàn chỉnh hơn tôi
cùng với tổ trưởng chuyên môn và giáo viên trực tiếp dạy xây dựng giáo án
mẫu, tìm ra phương pháp và cách tổ chức phù hợp với tiết dạy, vì tôi nghĩ không
gì bằng ý kiến của tập thể. Ngoài ra tôi còn phân công những giáo viên tay nghề
còn non yếu hơn phục vụ cho tiết dạy để giúp giáo viên được trải nghiệm thực tế
và hình dung được những công việc cần làm, cần chuẩn bị để tiến hành tiết dạy
thành công.

Sau khi dự giờ xong tôi tổ chức cho giáo viên nhận xét, đánh giá tiết dạy,
giúp giáo viên nhận ra ưu điểm, nhược điểm của tiết dạy, qua đó năng lực
chuyên môn cũng sẽ vững vàng hơn.
Điều này sẽ làm cho giáo viên của chúng tôi rút được kinh nghiệm cho
mình, giúp giáo viên tự tin hơn, vững vàng hơn và năng lực chuyên môn được
nâng lên rõ rệt.

( Hình ảnh: Tiết dạy mẫu lớp mẫu giáo 3- 4 tuổi)
Kết quả: Năm học 2015 – 2016 nhà trường đã tổ chức được 5 tiết dạy mẫu
(1 hoạt động tạo hình, 2 tiết âm nhạc, 2 hoạt động thể dục vận động).
13

3.5. Tổ chức tốt các hội thi:
Có thể nói, biện pháp bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo
viên thông qua các phong trào thi đua, qua các hội thi là việc làm cần thiết. Bởi
hội thi là đỉnh cao của phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt”.
Qua hội thi có tác dụng thúc đẩy sự phấn đấu vươn lên của mỗi giáo viên,
phong trào thi đua gắn liền với các hội thi sẽ làm cho khí thế thi đua của nhà
trường càng sôi nổi, có tác dụng tuyên truyền tới các bậc phụ huynh, từ đó tạo
niền tin của đông đảo phụ huynh đối với nhà trường. Có tác dụng thúc đẩy sự
phấn đấu vươn lên của mỗi giáo viên, họ có điều kiện khẳng định mình trước tập
thể, tạo được mối quan hệ thân ái, giúp đỡ nhau trong tập thể giáo viên nhà
trường để cùng tiến bộ.
Để các hội thi thành công và có kết quả tốt đẹp, tôi tham mưu với hiệu
trưởng xây dựng kế hoạch, có thời gian thực hiện cụ thể để tránh sự chồng chéo
trong khi thực hiện.
3.5.1. Tổ chức tốt hội thi đối với giáo viên
* Tổ chức hội thi giáo viên giỏi cấp trường
Biện pháp bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên thông qua hội thi

giáo viên giỏi cấp trường là việc làm cần thiết. Bởi qua hội thi sẽ giúp cho giáo
viên mạnh dạn, tự tin, học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp, bạn bè. Để đạt được
thành tích đòi hỏi mỗi giáo viên phải trau dồi năng lực sư phạm, nghệ thuật lôi
cuốn trẻ, kỹ năng tổ chức các hoạt động chăm sóc – nuôi dưỡng – giáo dục. Từ
đó trình độ chuyên môn và tay nghề của giáo viên được nâng lên.
Việc tổ chức hội thi giáo viên giỏi cấp trường chúng tôi thực hiện vào đầu
năm học (cuối tháng 9, đầu tháng 10). Mỗi giáo viên trải qua 2 vòng thi:
– Phần thi lý thuyết kiểm tra nhận thức của giáo viên,

(Hình ảnh: Thi lý thuyết giáo viên giỏi cấp trường)
– Phần thi thực hành: Mỗi giáo viên phải thực hiện thi thực hành 2 hoạt động
giáo dục và hoạt động chăm sóc.
14

( Hình ảnh: Thi thực hành giáo viên giỏi cấp trường)
* Kết quả:
Thực tế cho thấy việc tổ chức phong trào thi giáo viên dạy giỏi có tác dụng
rất lớn trong việc nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên. Vì khi tham gia
giáo viên đòi hỏi phải suy nghĩ, nghiên cứu kỹ nội dung chương trình, tìm
những phương pháp, biện pháp tổ chức linh hoạt, sáng tạo các hoạt động học,
hoạt động vui chơi, tạo tình huống mới lạ để thu hút trẻ tập trung, chú ý, hứng
thú tham gia vào các hoạt động. Điều quan trọng hơn đây là một đợt sinh hoạt
chuyên môn, giao lưu học hỏi, trao đổi về chuyên môn nghiệp vụ, tạo được uy
tín đối với đồng nghiệp và phụ huynh.
* Tham gia hội thi giáo viên giỏi cấp Huyện.
Qua hội thi giáo viên giỏi cấp trường nhà trường đã lựa chọn được những
hạt nhân tốt trong phong trào thi đua dạt tốt học tốt. Chọn cử được 6 giáo viên
tham gia dự thi giáo viên giỏi cấp huyện. Đây là việc làm rất cần thiết và có ý
nghĩa chiến lược lâu dài đối với nhà trường. Bởi qua hội thi sẽ giúpcho giáo viên

mạnh dạn, tự tin, học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp, bạn bè đồng nghiệp ở các
trường bạn trong huyện. Để đạt được thành tích đòi hỏi mỗi giáo viên phải trau
dồi năng lực sư phạm, nghệ thuật lôi cuốn trẻ, kỹ năng tổ chức các hoạt động
chăm sóc – nuôi dưỡng – giáo dục .

(Hình ảnh: Hội thi giáo viên giỏi cấp Huyện)
15

* Kết quả: Nhà trường đã có 6 đồng chí tham gia hội thi giáo viên giỏi cấp
huyện và đã đạt 100 % xếp thứ 2 toàn huyện. Đó là thành tích đáng mừng
đối với đội ngũ giáo viên của trường Mầm non Nga Điền.
* Tổ chức hội thi làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo: Đồ chơi đóng vai trò quan
trọng trong giáo dục mầm non, nó được ví như là “Sách giáo khoa” của trẻ. Vì
đặc điểm của lứa tuổi này trẻ “học bằng chơi – chơi mà học”, qua vui chơi trẻ
lĩnh hội kiến thức nhanh nhất, phát huy được tính tò mò, ham hiểu biết của
trẻ.Việc làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ học tập và vui chơi là việc làm thường
xuyên trong suốt thời gian của năm học. Tôi đã xây dựng kế hoạch tham mưu
với ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch làm đồ dùng
đồ chơi tự tạo hàng tháng. Trong quá trình đánh giá giáo viên làm đồ dùng, đồ
chơi chúng tôi đã đưa ra những tiêu chí đánh giá như sau:
– Lựa chọn các nguyên vật liệu phải đảm bảo vệ sinh, đảm bảo an toàn.
– Tận dụng những nguyên vật liệu phổ biến, rẻ tiền.
Ví dụ: Để làm ngôi nhà giáo viên đã sử dụng bằng cói và vỏ ngao là
nguyên vật liệu sẵn có của địa phương và sử dụng trong hoạt động góc.

(Hình ảnh: Nguyên vật liệu phế thải của địa phương như cói, vỏ ngao)
– Đồ chơi phải đảm bảo tính giáo dục, tính thẫm mỹ, phải đảm bảo an
toàn, không gây thương tích, có độ bền cao. Vì vậy có rất nhiều đồ dùng, đồ
chơi phong phú được giáo viên làm từ xốp màu và nguyên vật liệu phế thải.

(Hình ảnh: được tạo ra từ xốp màu, nguyên vật liệu phế thải)
16

Song để tổ chức hội thi làm đồ dùng, đồ chơi trên qui mô toàn trường thì
chúng tôi tổ chức vào tháng 11 để lập thành tích chào mừng ngày nhà giáo Việt
Nam (20/11). Lựa chọn những bộ đồ dùng đồ chơi có giá trị cao tham gia hội thi
cấp Huyện

(Hình ảnh: Hội thi đồ dùng đồ chơi cấp trường năm học: 2015 – 2016)
Kết quả: Trong năm học có 18 đồng chí giáo viên tham gia thi giáo viên
giỏi cấp trường đạt 18/18 đồng chí. 10/10 lớp = 100% nhóm lớp tham gia thi
làm đồ dùng, đồ chơi cấp trường. Trong đó:
+ Một giải nhất là giáo viên Trần Thị Trang chủ nhiệm lớp 5 – 6 tuổi.
+ Hai giải nhì là 2 lớp, giáo viên chủ nhiệm (Đinh Thị Hiền và cô Đinh Thị
Nhung).
+ Bốn giải ba lớp cô (Mai Thị Hoàn, Mai Thị Thu, Mai Thị Bình, Trần Thị Hoa)
+ Ba giải KK lớp cô (Mai Thị Vân, Nguyễn Thị Thu, Hoàng Thị Trang).
– Nhà trường đã tham gia hội thi “Đồ dùng, đồ chơi tự tạo cấp Huyện” vào
tháng 3 năm 2016. Để có được bộ đồ dùng, đồ chơi tham gia hội thi cấp Huyện
thì cần phải có rất nhiều đồ dùng, đồ chơi phong phú đa dạng được giáo viên
làm từ xốp màu và nguyên vật liệu phế thải như: Chân quạt điện, vành bánh xe
đạp hỏng để làm chiếc nón kỳ diệu, các loại quả khô, các loại vỏ trai, vỏ ngao…

(Hình ảnh: Hội thi đồ dùng đồ chơi cấp Huyện năm học: 2015 – 2016
17

Kết quả: Nhà trường đã có 3 bộ đồ dùng, đồ chơi tham gia hội thi cấp Huyện,

đã được lựa chọn tham gia hội thi đồ dùng, đồ chơi cấp tỉnh và đạt giải nhì.
3.5.2. Tổ chức tốt hội thi đối với trẻ.
Thông qua các hội thi của học sinh, giáo viên phải có biện pháp sáng tạo
hướng dẫn, bồi dưỡng cho học sinh, từ đó nâng cao được nghiệp vụ chuyên
môn. Tôi xây dựng kế hoạch tổ chức hội thi chỉ đạo viên giáo tổ chức thi các lớp
10% trẻ mẫu giáo được tham gia, trên cơ sở đó lựa chọn các cháu xuất sắc bồi
dưỡng hội thi cấp trường, cấp huyện.

(Hình ảnh: Hội thi “Hội khỏe bé mầm non cấp trường”

(Hình ảnh: Các bé tham gia hội thi “Hội khỏe bé mầm non cấp Huyện”)
Kết quả: Thông qua hội thi “Hội khỏe bé mầm non” cấp trường nhằm
tuyên truyền đến toàn thể các bậc phụ huynh và nhân dân trong xã hiểu được
tầm quan trọng của giáo dục Mầm non tạo dựng được niềm tin của phụ huynh
đối. Nhà trường đã thành lập đội tuyển tham dự hội thi “Hội khỏe bé mầm non”
cấp huyện và đạt giải Ba. Thông qua hội thi “Hội khỏe bé mầm non cấp
Huyện” nhằm tuyên truyền đến toàn thể các bậc phụ huynh và cộng đồng hiểu
được tầm quan trọng của giáo dục Mầm non trong nhà trường hiện nay là rất cần
thiết.
18

3.6. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá giáo viên:
Trong hoạt động giáo dục của nhà trường nói chung và công tác bồi dưỡng
nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên nói riêng, công tác quản lý, kiểm
tra, có ý nghĩa quan trọng trước hết định hướng đúng đắn cho việc tự học, tự bồi
dưỡng, rèn luyện của đội ngũ giáo viên. Kiểm tra là một chức năng quan trọng
và là biện pháp quản lý có hiệu quả. Kiểm tra việc thực hiện bồi dưỡng chuyên
môn là trách nhiệm của người quản lý. Qua kiểm tra người cán bộ quản lý nắm
được đầy đủ những thông tin cần thiết về tình hình thực hiện chuyên môn, đánh

giá đúng phẩm chất năng lực của mỗi giáo viên, phát hiện được những lệch lạc,
thiếu sót để kịp thời bổ sung, điều chỉnh và uốn nắn giáo viên nhằm nâng cao
chất lượng hoạt động chuyên môn của nhà trường. Mặt khác qua công tác kiểm
tra, cán bộ quản lý tác động đến hành vi của giáo viên, nâng cao tinh thần trách
nhiệm của họ đối với công việc, nâng cao ý thức tự bồi dưỡng phấn đấu đáp ứng
được yêu cầu chuyên môn của nhà trường. Vì vậy để công tác bồi dưỡng chuyên
môn cho giáo viên đạt hiệu quả cao nhất thì người cán bộ quản lý không được
phép buông lỏng công tác kiểm tra và cần phải.
– Xác định rõ mục đích, yêu cầu của từng đợt kiểm tra dựa trên yêu cầu
nhiệm vụ cụ thể của nhà trường trong năm học.
– Xây dựng kế hoạch thực hiện cả năm, từng học kỳ và có kế hoạch cụ thể
từng tháng. Xác định nội dung, phương pháp, nguyên tắc, thời gian kiểm tra.
Về nội dung kiểm tra: Kiểm tra về thực hiện qui chế chuyên môn, hồ sơ sổ
sách (bài soạn, sổ tổng hợp chất lượng, sổ theo dõi trẻ, sổ ghi chép cá nhân về
các buổi bồi dưỡng chuyên môn, các chuyên đề trọng tâm…), phương pháp tổ
chức các hoạt động, cách trang trí nhóm lớp để đánh giá tình hình triển khai và
thực hiện chuyên môn của giáo viên có đúng như kế hoạch mà nhà trường đã chỉ
đạo hay không.
Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra dự giờ có báo trước, dự giờ đột xuất về
các hoạt động học, hoạt động vui chơi và hoạt động chăm sóc trong ngày.
Nguyên tắc kiểm tra, đánh giá:
+ Phải đảm bảo tính khách quan, công khai, công bằng và dân chủ.
+ Sau kiểm tra phải có nhận xét, đánh giá chính xác, phân tích các ưu điểm,
tồn tại của giáo viên để giúp họ phát huy những mặt mạnh, khắc phục những hạn
chế áp dụng vào thực tế quá trình chăm sóc – nuôi dưỡng – giáo dục trẻ.
Thời gian kiểm tra: Trong một tháng ít nhất giáo viên phải được dự một
hoạt động học hoặc một hoạt động vui chơi hoặc một hoạt động chăm sóc.
Trong một học kỳ mỗi giáo viên phải được kiểm tra từ 3 – 4 lần.
Làm tốt công tác tuyên truyền đối với giáo viên, giúp giáo viên hiểu được
mục đích, yêu cầu của công tác kiểm tra, có tinh thần tự giác, trung thực trong

những đợt kiểm tra.
Kết quả:
Kiểm tra học kỳ I: 13/22 CBGV. XL tốt 10/13 = 77%, loại khá 3/13 = 23%.
Kiểm tra học kỳ II: 9/22 CBGV. XL tốt 8/9 = 89%, loại khá 1/9 = 11%.
19

4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Qua việc thực hiện “Một số biện pháp nâng cao năng lực chuyên môn cho
đội ngũ giáo viên trường mầm non Nga Điền” như đã nêu trên, trong năm qua đội
ngũ giáo viên đã có nhiều chuyển biến về nhận thức, về chuyên môn, có ý thức
trách nhiệm cao, có tinh thần học tập để nâng cao tay nghề. Đặc biệt là đội ngũ đã
thực sự gắn bó với nghề, đã đóng góp rất lớn trong việc hoàn thành các mục tiêu đề
ra của nhà trường, trong việc xây dựng trường vững mạnh làm cho nhà trường
ngày càng ổn định về số lượng, chất lượng ngày càng được nâng cao.
* Kết quả sau khi áp dụng các biện pháp trên cho thấy:
Bảng 1: Kết quả đánh giá xếp loại giáo viên
TT Nội dung khảo sát Tổng
Xếp loại
số
XS %
K % TB % Y %
1 Phẩm chất chính trị,
18
9
50
8
44
1
6

0
0
đạo đức lối sống
2
Kiến Thức
18
8
44
9
50
1
6
0
0
3
Kỹ năng sư phạm
18
8
44
9
50
1
6
0
0
* Bảng 2: Kết quả chất lượng trên trẻ:
– Nhà trẻ
Kết quả trên trẻ
Số
TT

Nội dung khảo sát
Đạt

trẻ
T
%
K % TB % Y
%
Phát triển thể chất
31
13 42 11 36
5
16
2
6
1
Phát triển nhận thức
31
10 32 11 36
6
19
4
12
2
3

Phát triển ngôn ngữ

31

13

42

11

36

5

16

2

6

4

PTTC-QHXH

31

9

29

12

39

6

19

4

12

Tổng cộng

31

11

36

12

39

5

16

3

9

– Mẫu giáo
TT

Nội dung khảo sát

Số
trẻ

%
34

Kết quả trên trẻ
Đạt
K
% TB %
111 34
85
26

1

Phát triển thể chất

325

T
109

Y
20

%
6

2
3
4
5

Phát triển nhận thức

325

108

33

113

36

86

26

18

5

Phát triển ngôn ngữ

PTTC-QHXH
Phát triển thẩm mỹ
Tổng cộng

325
325
325
325

109
107
109
108

33
32
33
33

110
114
111
112

34
36
34
35

85

85
84
85

26
26
25
26

21
19
21
20

6
6
5
6

20

III. KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ:
1. Kết luận:
Trước những yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay, đổi mới toàn diện
phát triển theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Để đáp ứng nhiệm vụ đó
đòi hỏi phải có một đội ngũ giáo viên ngang tầm, đủ năng lực, trí tuệ, phẩm chất
“Là con thuyền cách mạng” đến “Bến bờ thắng lợi”, chỉ có sự ngiệp giáo dục
mới bồi dưỡng được đội ngũ nhân lực đủ sức và đủ tài để thực hiện thắng lợi
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Có thể khẳng định muốn xây dựng một nhà trường tiên tiến thì phải xây
dựng và bồi dưỡng một đội ngũ giáo viên vững mạnh. Hay nói cách khác, tập
thể sư phạm tốt thì có trường học tốt. Muốn bồi dưỡng được tập thể sư phạm tốt,
mỗi CBGV phải quán triệt nhiệm vụ, thực hiện tốt công tác tư tưởng đặc biệt là
công tác chuyên môn, tổ chức cho giáo viên tham gia tốt các hoạt động bồi
dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nhiệp vụ. Từ đó xây dựng đội ngũ giáo
viên vững mạnh nhiệt tình có trách nhiệm, có năng lực chuyên môn vững vàng.
Muốn đạt được điều đó phải từ sự phân công sử dụng đội ngũ giáo viên hợp lý,
biết bồi dưỡng đội ngũ giáo viên thường xuyên, liên tục và khoa học, xây dựng
được mối quan hệ hợp tác gắn bó giữa các tổ chức trong nhà trường.
Khâu then chốt thực hiện thắng lợi sự nghiệp giáo dục đó chính là đội ngũ
nhà giáo. Vì vậy, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo có ý nghĩa to lớn và
quan trọng trong sự nghiệp đổi mới giáo dục, là một quy luật tất yếu để phát
triển kinh tế – xã hội của đất nước. Và cũng chính là động lực thúc đẩy sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa là điều kiện cơ bản để phát triển nguồn lực
con người. Xây dựng bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là một trong những vấn đề
cấp bách và cần thiết trong giai đoạn hiện nay.Vì mục tiêu dân giàu nước mạnh,
xã hội công bằng dân chủ văn minh. Mỗi giáo viên cần phải nhận thức sâu sắc
về vai trò, vị trí của mình trong sự nghiệp trồng người vì lợi ích trăm năm của
dân tộc. Qua một năm thực hiện đề tài, bản thân tôi đã rút ra một số bài học kinh
nghiệm như sau:
Bồi dưỡng giáo viên là nhiệm vụ trọng tâm của mỗi trường học, là việc làm
thường xuyên và là trách nhiệm của người làm công tác quản lý. Muốn công tác
bồi dưỡng đội ngũ tốt thì đòi hỏi người cán bộ quản lý phải có “Tâm” có “Tầm”
có năng lực chuyên môn vững vàng, sáng tạo, tâm huyết, say mê với nghề
nghiệp. Luôn quan tâm đến công tác nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Biết
phát huy vai trò của tổ chức Đảng và phong trào quần chúng vào công tác bồi
dưỡng đội ngũ giáo viên. Phát huy được vai trò sức mạnh toàn dân tham gia xây
dựng cơ sở vật chất tạo nên cảnh quan môi trường sư phạm tốt, hấp dẫn để giáo
viên hoàn thành tốt sứ mệnh của mình “Tất cả vì học sinh thân yêu”.

Đội ngũ cán bộ giáo viên trong nhà trường là một trong những nhân tố cơ
bản, quyết định trực tiếp chất lượng giáo dục đào tạo, hình thành và phát triển
nhân cách cho học sinh.
Những biện pháp tôi đưa ra trên đây tuy không xa lạ với lý luận và thực tiễn
quản lý, nhưng việc cụ thể hóa các biện pháp, phân tích sâu từng vai trò tác
21

dụng, đặc điểm của từng biện pháp sẽ giúp ích ít nhiều trong công tác nghiên
cứu xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ để nâng cao năng lực chuyên
môn cho CBGV ở trường Mầm non Nga Điền trong giai đoạn hiện nay.
Thực tế từ những biện pháp trên trường tôi đã thu được những kết quả tốt
và đóng góp một phần đáng kể cho sự phát triển của sự nghiệp giáo dục của xã
Nga Điền.
2. Kiến nghị.
* Đối với nhà trường: Cần quan tâm đầu tư trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi
nhằm phục vụ cho việc dạy và học cho trẻ. Từ đó phát huy được tính chủ động
và khả năng truyền tải kiến thức của giáo viên đối với các cháu được tốt hơn.
* Đối với Phòng giáo dục:
Cần tăng cường mở các lớp chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên cho giáo
viên có điều kiện tham gia để nắm vững việc đổi mới phương pháp dạy học hiện
nay.
Trên đây là một số biện pháp nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ
giáo viên trường Mầm non Nga Điền. Rất mong được sự góp ý của Hội đồng
khoa học ngành cũng như ý kiến của các cấp lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp để
tôi ngày càng thực hiện tốt hơn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Bùi Thị Lan

Nga Điền, ngày 05 tháng 4 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN

Mai Thị Hòe

22

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Chương trình giáo dục mầm non (ban hành kèm theo thông tư số 17/2009/
BGD & ĐT ngày 19 tháng 07 năm 2009.
2. Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới cho trẻ từ: 0 – 5
tuổi
3. Bồi dưỡng thường xuyên dành cho CBQL, giáo viên.
4. Nghị quyết đại hội đại biểu lần thứ IX của Đảng, đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VIII của Đảng.
5. Cuốn thông tư 02 năm 2008.
6. Một số cuốn tài liệu tập san của giáo dục mầm non.

MỤC LỤC
TT

Nội dung

Trang

1

I. MỞ ĐẦU

1

2

1. Lý do chọn đề tài.

1
23

3

2. Mục đích nghiên cứu.

2

4

3. Đối tượng nghiên cứu.

2

5

4. Phương pháp nghiên cứu.

2

6

II. NỘI DUNG SÁNG KIÊN KINH NGHIỆM

2

7

1. Cơ sở lý luận

2

8

2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.

4

9

2.1. Thuận lợi.

4

10

2.2. Khó khăn.

4

11

2.3.Kết quả thực trạng ban đầu qua khảo sát.

5

12

3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.

6

13

3.1. Tăng cường công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của giáo
viên.

6

14

3.2. Bồi dưỡng giáo viên thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn.

8

15

3.3. Chỉ đạo giáo viên thường xuyên ứng dụng công nghệ thông
tin, xây dựng giáo án điện tử để nâng cao năng lực chuyên môn

nghiệp vụ và kích thích trẻ tích cực tham gia hoạt động.

9

16

3.4. Tổ chức dạy mẫu.

11

17

3.5. Tổ chức tốt các hội thi.

11

18

3.5.1.Tổ chức tốt hội thi đối với giáo viên.

12

19

3.5.2 .Tổ chức tốt hội thi đối với trẻ.

16

20

3.6. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá giáo viên.

17

21

4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.

18

22

III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:

19

23

1. Kết luận.

19

24

2. Kiến nghị.

20

24

học tiếp theo.Muốn có được đội ngũ giáo viên vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ,người cán bộ quản lý phải luôn có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên thườngxuyên và kịp thời. Giáo viên phải biết hướng mọi hoạt động, mọi nội dung, biệnpháp chăm sóc giáo dục trẻ vào mục tiêu giáo dục. Để thực hiện được mục tiêuđó đòi hỏi phải có đội ngũ giáo viên có trình độ năng lực thích ứng với thực tiễnphát triển của xã hội.Vai trò của người giáo viên mầm non rất quan trọng, là người đặt nền móngcho sự phát triển toàn diện của trẻ và là người mẹ thứ hai của các cháu. Laođộng của giáo viên mầm non là lao động mang tính khoa học và nghệ thuật, đòihỏi công phu vì cô giáo là tấm gương cho trẻ học và bắt chước. Chính vì thế côgiáo mầm non phải hội tụ đầy đủ những yêu cầu về phẩm chất và năng lựcchuyên môn để thực hiện mục tiêu chương trình GDMN.Thế kỷ 21 là thế kỷ của trí tuệ, là thế kỷ của nền kinh tế trí thức. Đấtnước Việt Nam tiến tới năm 2020 với sự thay đổi của nền kinh tế, xã hội vàcông nghệ cùng với nó là hình ảnh người công dân Việt Nam mới với trình độhọc vấn cao, năng động, sáng tạo, thích ứng với sự biến đổi không ngừng của xãhội, Giáo dục mầm non được đặt ở vị trí quan trọng trong hệ thống giáo dụcquốc dân, đây là bậc học xây dựng nền móng đầu tiên cho sự nghiệp giáo dục,nền móng ấy giúp cho một thế hệ mầm non có tâm thế vững chắc để bước vàogiáo dục phổ thông. Trách nhiệm này đặt trên vai ngành Giáo dục đòi hỏi ngànhphải có những nội dung chương trình phù hợp, đổi mới phương pháp dạy và họcmột cách tích cực.Chính vì vậy Đảng ta coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, bởi vì giáo dụccó vai trò quan trọng trọng trong chiến lược xây dựng con người, chiến lượcphát triển kinh tế của đất nước. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII củaĐảng đã xác định: “cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo làquốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡngnhân tài”. Nghị quyết đại hội đại biểu lần thứ IX của Đảng đã nhấnmạnh: “Phát triển giáo dục – đào tạo là một trong những động lực quan trọngthúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huynguồn nhân lực, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội và tăng trưởng kinh tếbền vững”.Sự nghiệp giáo dục có một vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển đấtnước về trước mắt cũng như lâu dài . Dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản ViệtNam, giáo dục mầm non trong những năm qua đã có những chuyển biến rất lớnvề mọi mặt như: Quy mô trường lớp được mở rộng, số lượng trẻ ra lớp đạt tỷ lệcao, chất lượng chăm sóc và nuôi dưỡng được nâng lên rõ rệt. Những thành tựumà giáo dục mầm non đã đạt được do nhiều nguyên nhân, song nguyên nhânquan trọng và chủ yếu nhất là sự trưởng thành của đội ngũ cán bộ, giáo viên.Chính họ là lực lượng nòng cốt, là lực lượng quyết định toàn bộ sự nghiệp giáodục mầm non họ đã, đang và sẽ tạo nên những kết quả của sự nghiệp giáo dụcmầm non.Đội ngũ cán bộ giáo viên có vai trò quyết định trong việc chăm sóc giáodục trẻ ở các trường mầm non vì vậy bất kỳ người quản lý nào đều suy nghĩ: làmthế nào để đơn vị mình trở thành một đơn vị phát triển tốt. Muốn thế trước hếtphải có đội ngũ mạnh, vững về chuyên môn và điều đó không thể bỏ qua việcbồi dưỡng chuyên môn cho lực lượng cán bộ giáo viên. Mục tiêu của công tácbồi dưỡng là nhằm hoàn thiện quá trình đào tạo, khắc phục những thiếu sót lệchlạc trong công tác giảng dạy, về quan điểm, nội dung phương pháp giáo dụcđồng thời theo kịp những yêu cầu của xã hội. Người trực tiếp xây dựng kế hoạchbồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên chính là Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyênmôn.Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục mầm non chiếm vị trí vô cùngquan trọng, là nền tảng của nghành Giáo dục và Đào tạo; Bác Hồ kính yêu đãtừng nói: “Giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt”. Chấtlượng giáo dục trẻ ở trường Mầm Non tốt có tác dụng rất lớn đến chất lượnggiáo dục ở bậc học tiếp theo. Xuất phát từ những lý do trên, tôi mạnh dạn chọnđề tài: “Một số biện pháp nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáoviên trường mầm non Nga Điền” để nghiên cứu với mong muốn được góp phầnnhỏ bé vào sự nghiệp phát triển giáo dục của địa phương.2. Mục đích nghiên cứu.Nghiên cứu để nhằm tìm ra các giải pháp cải tiến nâng cao chất lượng độingũ giáo viên cả về trình độ, phẩm chất và năng lực chuyên môn, nâng cao chấtlượng trên trẻ tại trường mầm non Nga Điền – Nga Sơn – Thanh Hóa3. Đối tượng nghiên cứu.Phó hiệu trưởng, giáo viên, học sinh, phụ huynh để nâng cao chất lượngtrong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, trong trường mầm non NgaĐiền – Nga Sơn – Thanh Hóa4. Phương pháp nghiên cứu.Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau:- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, kháiquát những vấn đề liên quan đến đề tài.- Phương pháp thực hành, trải nghiệm.- Phương pháp đàm thoại.- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.Nghị quyết hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIIIđã nêu: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xãhội tôn vinh. Giáo viên phải có đủ đức, đủ tài, đo đó phải đào tạo giáo viên cóchất lượng cao, thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên, bồi dưỡng,chuẩn hóa, nâng cao phẩm chất của người giáo viên”.Hiếu học là truyền thống quí báu của dân tộc ta, từ ngàn xưa ông cha ta đãcoi trọng sự nghiệp giáo dục trong đời sống xã hội, trong sự phát triển của đấtnước, luôn coi giáo dục có quan hệ đến việc hệ trọng của quốc gia, đến an nguy,suy, thịnh của dân tộc. Các thế hệ cha ông đi trước cho rằng việc “Quốc kế dânsinh” phải lấy giáo dục làm đầu. Sự giàu mạnh của đất nước không tách rời khỏigiáo dục. Chăm lo cho giáo dục là chăm lo cho con người, mà con người là nhântố quyết định đến sự phát triển của xã hội. Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minhđã từng nói “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”.Trong sự nghiệp trồng người thì sự đóng góp của đội ngũ giáo viên là hếtsức quan trọng, góp phần vào xây dựng và phát triển đất nước, nâng cao dân trí,đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và hoàn thiện nhân cách công dân. Như cốThủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Phải có đội ngũ giáo viên đủ về số lượng,giỏi về chuyên môn, có tính nhân văn cao thì mới có chất lượng cao, tạo sựchuyển biến của đội ngũ giáo viên hiện nay mới đảm bảo thực hiện nội dung vàphương pháp giáo dục. Đây là vấn đề then chốt của sự nghiệp giáo dục màchúng ta phải trăn trở vượt qua mọi khó khăn để giải quyết cho bằng được”.Nâng cao năng lực chuyên môn góp phần thực hiện cho giáo viên nhữngthắng lợi nghị quyết số 29 của ban chấp hành TW.Công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên là quá trình tác động tới tậpthể, cá nhân giáo viên, tạo cơ hội cho giáo viên tham gia vào các hoạt động dạyhọc, học tập trong và ngoài nhà trường để giáo viên bổ sung kiến thức, kỹ năng,chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm nhằm nâng cao phẩm chấtnăng lực sư phạm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục (Theothông tư 02 chuẩn nghề nghiệp GV MN). Vậy vấn đề ở đây là tìm hiểu tư tưởng,tình cảm có ảnh hưởng tới chất lượng giảng dạy của giáo viên hay không? Đờisống vật chất và tinh thần có làm ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ hay không?Có làm giảm lòng nhiệt tình của giáo viên hay không? Cơ sở vật chất có ảnhhưởng đến chất lượng giáo dục hay không? Một loạt vấn đề đặt ra câu hỏi vàngười cán bộ quản lý phải nghiên cứu và có những biện pháp phù hợp với thựctiễn nhà trường.Trong mỗi nhà trường muốn không ngừng phát triển đi lên thì việc nângcao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên là vấn đề cần thiết. Trong tất cảcác điều kiện thiết yếu của nhà trường thì yêu cầu về đội ngũ cán bộ giáo viên làyêu cầu quan trọng không thể thiếu được. Bởi một nhà trường có một cơ sở vậtchất khang trang nhưng đội ngũ giáo viên yếu kém, không phát huy được vai tròtrách nhiệm của mình thì sự đầy đủ về vật chất cũng trở nên vô nghĩa, chấtlượng giáo dục của nhà trường không thể nâng cao được.Từ nhận thức sâu sắc về vai trò của đội ngũ giáo viên là lực lượng nòng cốtquyết định chất lượng giáo dục của mỗi nhà trường. Chính vì vậy mà tôi luônquan tâm đến việc xây dựng, bồi dưỡng giáo viên để ngành học có đội ngũ giáoviên đồng bộ về cơ cấu, có phẩm chất đạo đức tốt, chất lượng chuyên môn cao,có lòng yêu nghề mếm trẻ, tận tụy say sưa với công việc, coi trường như nhà,quí trẻ như con, có như vậy thì chất lượng giáo dục mới đạt hiệu quả cao.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.2.1. Thuận lợi:Ban giám hiệu là những người năng động, có kế hoạch cụ thể cho việc bồidưỡng giáo viên cũng như đưa ra các phương pháp, hình thức tổ chức các hoạtđộng chăm sóc giáo dục trẻ ngày càng đạt kết quả cao.Được sự quan tâm ủng hộ của các cấp, các ngành và sự đồng thuận caotrong các bậc phụ huynh đã tạo điều kiện cho nhà trường trong việc xây dựng cơsở vật chất, trang thiết bị dạy học, tổ chức chăm sóc giáo dục trẻ để đảm bảo chogiáo viên thực hiện tốt chương trình chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.Đội ngũ giáo viên trẻ, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ chuẩn và trênchuẩn, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, tích cực tham gia vào các hoạt động, luônluôn sáng tạo trong các lĩnh vực, 100% giáo viên soạn bài bằng máy vi tính, mộtsố giáo viên biết soạn giáo án điện tử, biết sử dụng công nghệ thông tin vào tổchức hoạt động cho trẻ2.2. Khó khăn:Nhà trường có hai cơ sở cách xa nhau, nhiều giáo viên ở xa trường nên còngặp nhiều khó khăn trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ của mình. Đồ dùngtrang thiết bị dạy học cho trẻ mang tính chất đối phó chưa đầy đủ và phong phú,để tạo điều kiện cho giáo viên sử dụng và thực hiện.Đội ngũ giáo viên của nhà trường còn rất trẻ nên kinh nghiệm thực tế, khảnăng giao tiếp, ứng xử các tình huống sư phạm chưa linh hoạt. Khả năng ứngdụng công nghệ thông tin của một số giáo viên còn yếu. Nhiều giáo viên mới tốtnghiệp ra trường họ chưa qua thực tế và chưa kịp nắm bắt chương trình GDMN.Bên cạnh đó giáo viên còn có một số hạn chế, chưa linh hoạt sáng tạo trong việcsử dụng các phương pháp lồng ghép tích hợp, chưa mạnh dạn trong xây dựngcác chủ đề mang tính đổi mới, chưa tạo cơ hội cho trẻ phát huy tính tích cực, sựsáng tạo của trẻ, thiết kế đồ dùng, đồ chơi tổ chức cho trẻ tham gia hoạt độngchưa mang tính chất mở.Một số giáo viên chưa nhận thức đầy đủ về phương pháp “lấy trẻ làmtrung tâm” giáo viên còn nói nhiều, còn lúng túng trong việc vận dụng cácphương pháp vào thực tế giảng dạy, chưa linh hoạt sáng tạo trong sử dụng cácphương pháp để tạo cơ hội cho trẻ hoạt động tích cực. Năng lực chuyên mônnghiệp vụ, tay nghề của giáo viên không đồng đều. Nhiều giáo viên mới ratrường trình độ tay nghề còn non, nhiều giáo viên có con nhỏ nên cũng ảnhhưởng đến việc nâng cao chất lương chăm sóc – nuôi dưỡng – giáo dục trẻ trongnhà trường.Việc quan tâm chăm sóc con em của một số phụ huynh chưa đáp ứng vớinhu cầu giáo dục ngày càng cao hiện nay.2.3. Kết quả thực trạng ban đầu qua khảo sát:Ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát thực tế chất lượng đội ngũgiáo viên, học sinh tại trường mình đang công tác và kết quả thu được như sau:Bảng 1: Kết quả đánh giá xếp loại giáo viênTTNội dung khảo sátPhẩm chất chính trị,đạo đức lối sốngKiến ThứcKỹ năng sư phạmTổngsốXS18181828Xếp loại% TB39 422222833221133281717* Bảng 2: Kết quả chất lượng trên trẻ:- Nhà trẻ3119Kết quả trên trẻĐạtK % TB %23 10 32Phát triển nhận thức311616123929Phát triển ngôn ngữ311919291032PTTC-QHXH311619113629Tổng cộng311919103229Nội dung khảo sátPhát triển thể chấtSốtrẻCĐ26- Mẫu giáo325T %71 22Kết quả trên trẻĐạtK % TB %78 24 8125CĐY %95 29Phát triển nhận thức32570 21842680259128Phát triển ngôn ngữ32572 22742383259630PTTC-QHXHPhát triển thẩm mỹTổng cộng32532532569 2171 2271 22797578252324828582252625959494292929Nội dung khảo sátPhát triển thể chấtSố trẻQua khảo sát chất lượng giáo viên, số giáo viên khá giỏi còn thấp đạt 55%.Số trẻ đạt (Tốt, khá, trung bình) chưa cao chỉ đạt: 71% Số trẻ chưa đạt còn nhiềuchiếm: 29 %. Trước tình hình thực trạng như vậy, tôi suy nghĩ và tìm ra một sốbiện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên. Góp phầnkhông ngừng nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trongtrường Mầm non Nga Điền.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.3.1. Tăng cường công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của giáo viên.Công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng có ý nghĩa to lớn trong việc tăng cườngchất lượng đội ngũ về chính trị, chuyên môn nghiệp vụ. Bồi dưỡng chuyênmôn nghiệp vụ là việc làm không thể thiếu của mỗi giáo viên trong suốt quátrình giảng dạy. Vì vậy trong quá trình giảng dạy giáo viên cần được bồi dưỡngnhững kiến thức cập nhật, nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Bồi dưỡnggiáo viên cần chú ý khả năng thực tế về trình độ, năng lực, nhu cầu bồi dưỡngcủa từng giáo viên, để lựa chọn nội dung, phương pháp bồi dưỡng cho phù hợp.Để thực hiện hiệu quả công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng trước hết tôi phảixây dựng kế hoạch, bao gồm kế hoạch bồi dưỡng dài hạn và bồi dưỡng ngắnhạn.- Bồi dưỡng dài hạn là bồi dưỡng nâng cao trình độ cho mỗi giáo viên. Căncứ vào tình hình thực tế về trình độ đội ngũ, nhu cầu bồi dưỡng cá nhân để tiếntới mục tiêu nâng cao trình độ trên chuẩn đối với 100% giáo viên trẻ, bồi dưỡngvề trình độ tin học, ngoại ngữ để đáp ứng yêu cầu thực hiện tốt nhiệm vụ chuyênmôn của nhà trường.- Bồi dưỡng ngắn hạn là bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng chuyên đềcho giáo viên.+ Đối với công tác bồi dưỡng thường xuyên: Việc hướng dẫn cho giáo viênhọc tập BDTX là việc làm nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sưphạm cho mỗi giáo viên. Trong quá trình học tập BDTX chúng tôi chỉ đạo giáoviên xây dựng kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng, tự rèn luyện căn cứ vào yêu cầunhiệm vụ của bản thân. Hướng dẫn giáo viên lựa chọn hình thức học tập phùhợp với từng nội dung bồi dưỡng. Kiểm tra đánh giá nghiêm túc kết quả học tậpBDTX theo từng tháng, từng kỳ và cuối năm học. Cuối năm nhận xét, đánh giákết quả học tập của từng giáo viên.+ Đối với công tác bồi dưỡng chuyên đề: Việc vận dụng giáo dục lồng ghépcác chuyên đề vào các hoạt động chăm sóc – nuôi dưỡng – giáo dục trẻ hàngngày là việc làm cần thiết.Vì vậy ngay từ đầu năm học tôi xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề,xác định được những chuyên đề trọng tâm cần thực hiện trong năm học. Đó lànhững chuyên đề (Xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non, bảovệ môi trường trong trường mầm non, phát triển vận động, sử dụng tiết kiệmnăng lượng trong trường mầm non, phòng chống thảm họa thiên tai trongtrường MN…). Sau đó tham mưu với hiệu trưởng tổ chức bồi dưỡng chuyên đềcho CBGV trong trường. Để giúp giáo viên hệ thống và tiếp thu những kiến thứccủa các chuyên đề một cách có hiệu quả tôi đã phối hợp cùng với các tổ trưởngchuyên môn phân loại giáo viên để thuận tiện cho việc triển khai và tiếp thuchuyên đề.Cũng như đã nêu ở trên năng lực chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề của giáoviên không đồng đều, nhiều giáo viên mới vào trường trình độ tay nghề còn non,không thể mở chuyên đề tập trung toàn trường vì vậy chúng tôi phải tổ chức họchai lớp riêng biệt.- Lớp thứ nhất: Dành cho những giáo viên đã có kiến thức chuyên đề. Vớinhững giáo viên thuộc đối tượng này tôi áp dụng hình thức ôn tập. Phát cho mỗigiáo viên một bài tập trắc nghiệm mà tôi đã soạn thảo sẵn.VD: Khi hướng dẫn chuyên đề “Sử dụng tiết kiệm năng lượng trongtrường mầm non”. Bài tập tôi xây dựng có nội dung đơn giản mục đích giúpgiáo viên biết và vận dụng tích hợp chuyên đề phù hợp với từng chủ đề vìchuyên đề này không phải chủ đề nào cũng có thể tích hợp được:Đồng chí hãy chọn một phương án và khoanh vào câu trả lời đúng.* Chuyên đề “Tiết kiệm năng lượng” chỉ tích hợp được vào các chủ đề nhưchủ đề: (Trường MN, Giao thông, Thế giới thực vật, Quê hương – Đất nước Bác Hồ)* Chuyên đề “Tiết kiệm năng lượng” chỉ tích hợp được vào các chủ đề nhưchủ đề : (Trường MN, Bản thân, Gia đình, Giao thông, Hiện tượng tự nhiên)* Chuyên đề “Tiết kiệm năng lượng” áp dụng tích hợp vào tất cả các chủđề (Bản thân, Gia đình, Hiện tượng tự nhiên, Thế giới động vật)* Tích hợp tất cả các chủ đề.Yêu cầu giáo viên chọn một phương án đúng (với bài tập này thì phươngán b là phương án đúng), sau đó tổng hợp lại xem có bao nhiêu giáo viên chọnđược phương án đúng và mời một giáo viên trình bầy nội dung cho cả lớp họccùng nghe.Hoặc: Tôi đưa ra câu hỏi “Nêu các hoạt động trong ngày có thể tích hợpchuyên đề “Giáo dục dinh dưỡng và VSATTP”.- Lớp thứ hai: Những giáo viên thuộc đối tượng này do chưa qua học cácchuyên đề nào nên tôi phải cung cấp kiến thức cho giáo viên bằng cách in tàiliệu cho giáo viên tham khảo và sau thảo luận theo những nội dung cần truyềnđạt.VD: Đối với chuyên đề “Xây dựng môi trường giáo dục trong trườngMN”. Tôi đưa ra các câu hỏi như:Câu 1: Đồng chí hiểu như thế nào về môi trường giáo dục trong trườngMN.Câu 2: Môi trường giáo dục có vai trò như thế nào trong việc thực hiện cácchủ đề? Vai trò của việc xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động.Câu 3: Nêu nguyên tắc xây dựng môi trường giáo dục trong trường MN?Khi trang trí lớp cần đảm bảo những yêu cầu nào?Hoặc: Đối với chuyên đề “Phòng chống thảm họa thiên tai trong trườngMN”. Tôi đưa ra câu hỏi như sau:Câu 1: Như thế nào là hiểm họa, thảm họa thiên tai?Câu 2: Dấu hiệu, nguyên nhân, biện pháp phòng ngừa thiên tai?Hoặc: Đối với chuyên đề “Phát triển vận động”. Tôi đưa ra câu hỏi như sau:Câu 1: Đồng chí hiểu như thế nào là phát triển vận động?Câu 2: Nêu các biện pháp nhằm phát triển vận động cho trẻ?Cả hai lớp học đều yêu cầu giáo viên soạn giáo án thực hành lồng ghép nộidung chuyên đề vào hoạt động giáo dục tại nhóm lớp mình đang phụ trách.Ngoài việc ôn tập các chuyên đề cần thực hiện trong năm học ra tôi còn tổchức chuyên đề, hướng dẫn cho giáo viên cách thực hiện các loại hồ sơ sổ sáchcần có trong mỗi nhóm lớp, cách xây dựng kế hoạch năm học, kế hoạch chủ đề,lịch dạy hàng ngày, hàng tuần sao cho phù hợp với từng độ tuổi, từng chủ đề vànhất là phải phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương, cách đánh giá kết quảchất lượng ở từng độ tuổi.Kết quả: Trong năm học nhà trường có 9 giáo viên tham gia học đại họcnâng cao trình độ. Có 18 giáo viên tham gia học tập BDTX, đạt loại xuất sắc9/18 = 50%,đạt loại khá 9/18 =50 %, không có giáo viên trung bình. Mở được 2đợt chuyên đề. Có 22/22 CBGV tham gia học tập và tiếp thu chuyên đề, vậndụng tích hợp các chuyên đề vào quá trình CS – ND – GD trẻ hàng ngày phù hợpvới độ tuổi được phân công đạt kết quả tốt. 10/10 nhóm lớp thực hiện tốt cácloại hồ sơ sổ sách và xây dựng kế hoạch phù hợp với từng độ tuổi, đánh giákhảo sát chất lượng chính xác phù hợp với độ tuổi nhà trẻ và độ tuổi mẫu giáo.3.2. Bồi dưỡng giáo viên thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn:Bồi dưỡng giáo viên qua tổ chuyên môn là biện pháp hiệu quả nhất. Tổchuyên môn là nơi giáo viên gắn bó giúp đỡ nhau hiệu quả nhất vì ban giámhiệu không thể cùng một lúc sinh hoạt đều ở các tổ. Do đó xây dựng tổ chuyênmôn vững mạnh là một biện pháp không thể thiếu trong nhà trường.Tổ chuyên môn là một trong những nhân tố quan trọng giúp giáo viên trongtổ nâng cao nhận thức về chuyên môn. Vào đầu năm học, hiệu trưởng căn cứvào trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực, phẩm chất của các giáo viên màcó thể bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó cho các tổ. Hoạt động của tổ chuyên môn làkiểm tra hồ sơ sổ sách, trình ký giáo án, dự giờ, kiểm tra các hoạt động chămsóc giáo dục trẻ ở các lớp. Được sự chỉ đạo của hiệu trưởng, tổ chuyên môn xâydựng kế hoạch năm, tháng, tuần và được nhà trường duyệt. Tổ chuyên môn sinhhoạt 2lần/ tháng. Nội dung sinh hoạt chuyên môn là trao đổi về nội dung,phương pháp soạn giảng, tổ chức thao giảng, chuyên đề, hướng dẫn giáo viêncách làm đồ dùng đồ chơi theo chủ đề, nêu những ưu khuyết điểm về chuyênmôn của tổ.Ví dụ: Mỗi tháng tổ chuyên môn sinh hoạt 2 lần: Lần 1 là xây dựng kếhoạch hoạt động trong tháng,mỗi đồng chí giáo viên trong tổ đều đưa ra nhữngbiện pháp nhằm phát huy cao tinh thần dân chủ của mình nằm thực hiện thắnglợi ké hoạch đề ra. Lần 2: Tổ họp đánh giá lại kết quả thực hiện nhiệm vụ củatừng đồng chí trong tổ .Sau đó rút ra kinh nghiệm những mặt làm được và nhữngmặt chưa làm được và nguyên nhân tại sao, cách khắc phục các nguyên nhân đónhư thế nào? để mỗi thành viên tự đưa ra những giải pháp để tiếp tục thực hiệntrong tháng tiếp theo. Cứ như thế giáo viên đã hình thành cho mình một kỹ năngthực hiện chuyên môn theo tinh thần tự chủ của mỗi đồng chí.10(Hình ảnh: Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên qua sinh hoạtcác tổ chuyên môn)Kết quả: Thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn đã giúp giáo viên trongtrường Mầm non Nga Điền phát huy và nêu cao năng lực chuyên môn nghiệpvụ, tinh thần dân chủ, giúp đỡ bạn bè, đồng nghiệp của từng đồng chí trong tổcũng như trong nhà trường..3.3. Chỉ đạo giáo viên thường xuyên ứng dụng công nghệ thông tin, xâydựng giáo án điện tử để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ và kíchthích trẻ tích cực tham gia hoạt động.Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy là việc làm cần thiếttrong việc nâng cao năng lực chuyên môn cho mỗi giáo viên, giúp giáo viên tạosự hứng thú cho trẻ, giúp trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục. Vìvậy tôi đã mày mò học tập kinh nghiệm của một số chị em đồng nghiệp nắmđược các bước xây dựng giáo án điện tử hướng dẫn cho giáo viên trong trường,giúp giáo viên tự tin hơn trong việc xây dựng giáo án và khai thác các tư liệucần thiết trên Internet.Một trong các điều kiện quan trọng nhất để tăng cường hiệu quả giáo dụcvà chất lượng giảng dạy là tìm kiếm nguồn tư liệu phong phú, sống động, hấpdẫn hơn. Nếu trước đây giáo viên mầm non phải rất vất vả để có thể tìm kiếmnhững hình ảnh, biểu tượng, đồ dùng phục vụ bài giảng thì hiện nay với ứngdụng Công nghệ thông tin giáo viên có thể sử dụng Internet để chủ động khaithác tài liệu phù hợp với nội dung yêu cầu của từng chủ đề.Với các bước làm đó tôi hướng dẫn cho giáo viên thực hiện xây dựng mộtgiáo án cụ thể và đã áp dụng vào các chủ đề thực hiện tại nhóm lớp.Ví dụ: Hướng dẫn thiết kế giáo án tổ chức họat động khám phá khoa họcKhám phá khoa học là một hoạt động thường khô khan và tìm đồ dùngcũng khó vì vậy việc ứng dụng công nghệ có nhiều hình ảnh tươi sáng, sinhđộng và hấp dẫn với trẻ hơn. Do đó tôi đã hướng dẫn giáo viên soạn giáo án điệntử đề tài: Nhận biết số 7 (Chủ đề: Nghề nghiệp). Lớp MG 5 – 6 tuổi+ Bước 1: Tôi chỉ đạo giáo viên sưu tầm tranh ảnh về nghề nghiệp theo địachỉ đường dẫn: http: google.com11+ Bước 2: Tải về máy bắt đầu thiết kế các slide để dạy trẻ phần lập số vàphần chơi củng cố. Ở phần lập số tôi chỉ đạo giáo viên đặt các áo, quần theohiệu ứng xuất hiện. Ở phần trò chơi luyện tập đặt hiệu ứng cất quần áo vào tủ(slide Show -> Custom Animation -> Mo tion Paths -> Draw Custom Paths ->Scribble -> ok )+ Bước 3: Làm hoàn chỉnh các slide tiết học.(Hình ảnh minh họa “Tạo nhóm, đếm đến 7 và Nhận biết số 7”)Với các hoạt động cho trẻ làm quen với tập hợp số lượng và số đếm tôi chỉđạo giáo viên có thể cho trẻ chơi các trò chơi con số của ti trong ngôi nhà toánhọc của Millie giúp trẻ rèn kỹ năng đếm, thêm bớt, nhận biết các chữ số…Ở các hoạt động nhằm củng cố, ôn luyện các kiến thức mà trẻ đã được cungcấp theo từng chủ đề, từng nội dung giáo dục trong tuần, trong ngày và tạo ranhững đồ chơi đồ dùng, những học liệu mở để trẻ có được nhiều cơ hội trảinghiệm, hình thành kỹ năng phân loại, phán đoán, tư duy logic, khái quát hoá sựvật hiện tượng. Việc đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động cho trẻ làmquen với toán tuy vất vả và mất nhiều thời gian nhưng lại gây hứng thú cho trẻ khitham gia hoạt động làm cho việc tiếp thu kiến thức nhẹ nhàng và hiệu quả hơn.(Hình ảnh: Giáo viên ứng dụng CNTT vào hoạt động học)12Sau khi hướng dẫn giáo viên thiết kế các giáo án điện tử, tôi thường xuyêndự giờ thăm lớp và phát động phong trào thi giáo viên giỏi cấp trường. Khuyếnkhích giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động.Kết quả: Toàn trường có 10/10 nhóm lớp thực hiện soạn giáo án điện tử, có10/10= 100 % nhóm lớp dạy bằng giáo án điện tử, 11/18 = 61 % giáo viên thựchiện thành thạo việc xây dựng giáo án điện tử.3.4. Tổ chức dạy mẫu:Xây dựng tiết dạy mẫu để dạy cho giáo viên trong trường dự giờ, học tậplẫn nhau là việc làm hết sức quan trọng trong việc nâng cao năng lực cho giáoviên. Bởi không gì bằng mắt thấy tai nghe. Qua tiết dạy mẫu giáo viên có thểnắm được những ưu điểm nhược điểm trong tiết dạy.Trong quá trình tiến hành thực hiện tiết dạy mẫu tôi thường phân công giáoviên trực tiếp dạy là những giáo viên vững vàng về chuyên môn, có kinh nghiệmtrong giảng dạy và là giáo viên dạy giỏi. Để tiết dạy được hoàn chỉnh hơn tôicùng với tổ trưởng chuyên môn và giáo viên trực tiếp dạy xây dựng giáo ánmẫu, tìm ra phương pháp và cách tổ chức phù hợp với tiết dạy, vì tôi nghĩ khônggì bằng ý kiến của tập thể. Ngoài ra tôi còn phân công những giáo viên tay nghềcòn non yếu hơn phục vụ cho tiết dạy để giúp giáo viên được trải nghiệm thực tếvà hình dung được những công việc cần làm, cần chuẩn bị để tiến hành tiết dạythành công.Sau khi dự giờ xong tôi tổ chức cho giáo viên nhận xét, đánh giá tiết dạy,giúp giáo viên nhận ra ưu điểm, nhược điểm của tiết dạy, qua đó năng lựcchuyên môn cũng sẽ vững vàng hơn.Điều này sẽ làm cho giáo viên của chúng tôi rút được kinh nghiệm chomình, giúp giáo viên tự tin hơn, vững vàng hơn và năng lực chuyên môn đượcnâng lên rõ rệt.( Hình ảnh: Tiết dạy mẫu lớp mẫu giáo 3- 4 tuổi)Kết quả: Năm học 2015 – 2016 nhà trường đã tổ chức được 5 tiết dạy mẫu(1 hoạt động tạo hình, 2 tiết âm nhạc, 2 hoạt động thể dục vận động).133.5. Tổ chức tốt các hội thi:Có thể nói, biện pháp bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho giáoviên thông qua các phong trào thi đua, qua các hội thi là việc làm cần thiết. Bởihội thi là đỉnh cao của phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt”.Qua hội thi có tác dụng thúc đẩy sự phấn đấu vươn lên của mỗi giáo viên,phong trào thi đua gắn liền với các hội thi sẽ làm cho khí thế thi đua của nhàtrường càng sôi nổi, có tác dụng tuyên truyền tới các bậc phụ huynh, từ đó tạoniền tin của đông đảo phụ huynh đối với nhà trường. Có tác dụng thúc đẩy sựphấn đấu vươn lên của mỗi giáo viên, họ có điều kiện khẳng định mình trước tậpthể, tạo được mối quan hệ thân ái, giúp đỡ nhau trong tập thể giáo viên nhàtrường để cùng tiến bộ.Để các hội thi thành công và có kết quả tốt đẹp, tôi tham mưu với hiệutrưởng xây dựng kế hoạch, có thời gian thực hiện cụ thể để tránh sự chồng chéotrong khi thực hiện.3.5.1. Tổ chức tốt hội thi đối với giáo viên* Tổ chức hội thi giáo viên giỏi cấp trườngBiện pháp bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên thông qua hội thigiáo viên giỏi cấp trường là việc làm cần thiết. Bởi qua hội thi sẽ giúp cho giáoviên mạnh dạn, tự tin, học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp, bạn bè. Để đạt đượcthành tích đòi hỏi mỗi giáo viên phải trau dồi năng lực sư phạm, nghệ thuật lôicuốn trẻ, kỹ năng tổ chức các hoạt động chăm sóc – nuôi dưỡng – giáo dục. Từđó trình độ chuyên môn và tay nghề của giáo viên được nâng lên.Việc tổ chức hội thi giáo viên giỏi cấp trường chúng tôi thực hiện vào đầunăm học (cuối tháng 9, đầu tháng 10). Mỗi giáo viên trải qua 2 vòng thi:- Phần thi lý thuyết kiểm tra nhận thức của giáo viên,(Hình ảnh: Thi lý thuyết giáo viên giỏi cấp trường)- Phần thi thực hành: Mỗi giáo viên phải thực hiện thi thực hành 2 hoạt độnggiáo dục và hoạt động chăm sóc.14( Hình ảnh: Thi thực hành giáo viên giỏi cấp trường)* Kết quả:Thực tế cho thấy việc tổ chức phong trào thi giáo viên dạy giỏi có tác dụngrất lớn trong việc nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên. Vì khi tham giagiáo viên đòi hỏi phải suy nghĩ, nghiên cứu kỹ nội dung chương trình, tìmnhững phương pháp, biện pháp tổ chức linh hoạt, sáng tạo các hoạt động học,hoạt động vui chơi, tạo tình huống mới lạ để thu hút trẻ tập trung, chú ý, hứngthú tham gia vào các hoạt động. Điều quan trọng hơn đây là một đợt sinh hoạtchuyên môn, giao lưu học hỏi, trao đổi về chuyên môn nghiệp vụ, tạo được uytín đối với đồng nghiệp và phụ huynh.* Tham gia hội thi giáo viên giỏi cấp Huyện.Qua hội thi giáo viên giỏi cấp trường nhà trường đã lựa chọn được nhữnghạt nhân tốt trong phong trào thi đua dạt tốt học tốt. Chọn cử được 6 giáo viêntham gia dự thi giáo viên giỏi cấp huyện. Đây là việc làm rất cần thiết và có ýnghĩa chiến lược lâu dài đối với nhà trường. Bởi qua hội thi sẽ giúpcho giáo viênmạnh dạn, tự tin, học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp, bạn bè đồng nghiệp ở cáctrường bạn trong huyện. Để đạt được thành tích đòi hỏi mỗi giáo viên phải traudồi năng lực sư phạm, nghệ thuật lôi cuốn trẻ, kỹ năng tổ chức các hoạt độngchăm sóc – nuôi dưỡng – giáo dục .(Hình ảnh: Hội thi giáo viên giỏi cấp Huyện)15* Kết quả: Nhà trường đã có 6 đồng chí tham gia hội thi giáo viên giỏi cấphuyện và đã đạt 100 % xếp thứ 2 toàn huyện. Đó là thành tích đáng mừngđối với đội ngũ giáo viên của trường Mầm non Nga Điền.* Tổ chức hội thi làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo: Đồ chơi đóng vai trò quantrọng trong giáo dục mầm non, nó được ví như là “Sách giáo khoa” của trẻ. Vìđặc điểm của lứa tuổi này trẻ “học bằng chơi – chơi mà học”, qua vui chơi trẻlĩnh hội kiến thức nhanh nhất, phát huy được tính tò mò, ham hiểu biết củatrẻ.Việc làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ học tập và vui chơi là việc làm thườngxuyên trong suốt thời gian của năm học. Tôi đã xây dựng kế hoạch tham mưuvới ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch làm đồ dùngđồ chơi tự tạo hàng tháng. Trong quá trình đánh giá giáo viên làm đồ dùng, đồchơi chúng tôi đã đưa ra những tiêu chí đánh giá như sau:- Lựa chọn các nguyên vật liệu phải đảm bảo vệ sinh, đảm bảo an toàn.- Tận dụng những nguyên vật liệu phổ biến, rẻ tiền.Ví dụ: Để làm ngôi nhà giáo viên đã sử dụng bằng cói và vỏ ngao lànguyên vật liệu sẵn có của địa phương và sử dụng trong hoạt động góc.(Hình ảnh: Nguyên vật liệu phế thải của địa phương như cói, vỏ ngao)- Đồ chơi phải đảm bảo tính giáo dục, tính thẫm mỹ, phải đảm bảo antoàn, không gây thương tích, có độ bền cao. Vì vậy có rất nhiều đồ dùng, đồchơi phong phú được giáo viên làm từ xốp màu và nguyên vật liệu phế thải.(Hình ảnh: được tạo ra từ xốp màu, nguyên vật liệu phế thải)16Song để tổ chức hội thi làm đồ dùng, đồ chơi trên qui mô toàn trường thìchúng tôi tổ chức vào tháng 11 để lập thành tích chào mừng ngày nhà giáo ViệtNam (20/11). Lựa chọn những bộ đồ dùng đồ chơi có giá trị cao tham gia hội thicấp Huyện(Hình ảnh: Hội thi đồ dùng đồ chơi cấp trường năm học: 2015 – 2016)Kết quả: Trong năm học có 18 đồng chí giáo viên tham gia thi giáo viêngiỏi cấp trường đạt 18/18 đồng chí. 10/10 lớp = 100% nhóm lớp tham gia thilàm đồ dùng, đồ chơi cấp trường. Trong đó:+ Một giải nhất là giáo viên Trần Thị Trang chủ nhiệm lớp 5 – 6 tuổi.+ Hai giải nhì là 2 lớp, giáo viên chủ nhiệm (Đinh Thị Hiền và cô Đinh ThịNhung).+ Bốn giải ba lớp cô (Mai Thị Hoàn, Mai Thị Thu, Mai Thị Bình, Trần Thị Hoa)+ Ba giải KK lớp cô (Mai Thị Vân, Nguyễn Thị Thu, Hoàng Thị Trang).- Nhà trường đã tham gia hội thi “Đồ dùng, đồ chơi tự tạo cấp Huyện” vàotháng 3 năm 2016. Để có được bộ đồ dùng, đồ chơi tham gia hội thi cấp Huyệnthì cần phải có rất nhiều đồ dùng, đồ chơi phong phú đa dạng được giáo viênlàm từ xốp màu và nguyên vật liệu phế thải như: Chân quạt điện, vành bánh xeđạp hỏng để làm chiếc nón kỳ diệu, các loại quả khô, các loại vỏ trai, vỏ ngao…(Hình ảnh: Hội thi đồ dùng đồ chơi cấp Huyện năm học: 2015 – 201617Kết quả: Nhà trường đã có 3 bộ đồ dùng, đồ chơi tham gia hội thi cấp Huyện,đã được lựa chọn tham gia hội thi đồ dùng, đồ chơi cấp tỉnh và đạt giải nhì.3.5.2. Tổ chức tốt hội thi đối với trẻ.Thông qua các hội thi của học sinh, giáo viên phải có biện pháp sáng tạohướng dẫn, bồi dưỡng cho học sinh, từ đó nâng cao được nghiệp vụ chuyênmôn. Tôi xây dựng kế hoạch tổ chức hội thi chỉ đạo viên giáo tổ chức thi các lớp10% trẻ mẫu giáo được tham gia, trên cơ sở đó lựa chọn các cháu xuất sắc bồidưỡng hội thi cấp trường, cấp huyện.(Hình ảnh: Hội thi “Hội khỏe bé mầm non cấp trường”(Hình ảnh: Các bé tham gia hội thi “Hội khỏe bé mầm non cấp Huyện”)Kết quả: Thông qua hội thi “Hội khỏe bé mầm non” cấp trường nhằmtuyên truyền đến toàn thể các bậc phụ huynh và nhân dân trong xã hiểu đượctầm quan trọng của giáo dục Mầm non tạo dựng được niềm tin của phụ huynhđối. Nhà trường đã thành lập đội tuyển tham dự hội thi “Hội khỏe bé mầm non”cấp huyện và đạt giải Ba. Thông qua hội thi “Hội khỏe bé mầm non cấpHuyện” nhằm tuyên truyền đến toàn thể các bậc phụ huynh và cộng đồng hiểuđược tầm quan trọng của giáo dục Mầm non trong nhà trường hiện nay là rất cầnthiết.183.6. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá giáo viên:Trong hoạt động giáo dục của nhà trường nói chung và công tác bồi dưỡngnâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên nói riêng, công tác quản lý, kiểmtra, có ý nghĩa quan trọng trước hết định hướng đúng đắn cho việc tự học, tự bồidưỡng, rèn luyện của đội ngũ giáo viên. Kiểm tra là một chức năng quan trọngvà là biện pháp quản lý có hiệu quả. Kiểm tra việc thực hiện bồi dưỡng chuyênmôn là trách nhiệm của người quản lý. Qua kiểm tra người cán bộ quản lý nắmđược đầy đủ những thông tin cần thiết về tình hình thực hiện chuyên môn, đánhgiá đúng phẩm chất năng lực của mỗi giáo viên, phát hiện được những lệch lạc,thiếu sót để kịp thời bổ sung, điều chỉnh và uốn nắn giáo viên nhằm nâng caochất lượng hoạt động chuyên môn của nhà trường. Mặt khác qua công tác kiểmtra, cán bộ quản lý tác động đến hành vi của giáo viên, nâng cao tinh thần tráchnhiệm của họ đối với công việc, nâng cao ý thức tự bồi dưỡng phấn đấu đáp ứngđược yêu cầu chuyên môn của nhà trường. Vì vậy để công tác bồi dưỡng chuyênmôn cho giáo viên đạt hiệu quả cao nhất thì người cán bộ quản lý không đượcphép buông lỏng công tác kiểm tra và cần phải.- Xác định rõ mục đích, yêu cầu của từng đợt kiểm tra dựa trên yêu cầunhiệm vụ cụ thể của nhà trường trong năm học.- Xây dựng kế hoạch thực hiện cả năm, từng học kỳ và có kế hoạch cụ thểtừng tháng. Xác định nội dung, phương pháp, nguyên tắc, thời gian kiểm tra.Về nội dung kiểm tra: Kiểm tra về thực hiện qui chế chuyên môn, hồ sơ sổsách (bài soạn, sổ tổng hợp chất lượng, sổ theo dõi trẻ, sổ ghi chép cá nhân vềcác buổi bồi dưỡng chuyên môn, các chuyên đề trọng tâm…), phương pháp tổchức các hoạt động, cách trang trí nhóm lớp để đánh giá tình hình triển khai vàthực hiện chuyên môn của giáo viên có đúng như kế hoạch mà nhà trường đã chỉđạo hay không.Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra dự giờ có báo trước, dự giờ đột xuất vềcác hoạt động học, hoạt động vui chơi và hoạt động chăm sóc trong ngày.Nguyên tắc kiểm tra, đánh giá:+ Phải đảm bảo tính khách quan, công khai, công bằng và dân chủ.+ Sau kiểm tra phải có nhận xét, đánh giá chính xác, phân tích các ưu điểm,tồn tại của giáo viên để giúp họ phát huy những mặt mạnh, khắc phục những hạnchế áp dụng vào thực tế quá trình chăm sóc – nuôi dưỡng – giáo dục trẻ.Thời gian kiểm tra: Trong một tháng ít nhất giáo viên phải được dự mộthoạt động học hoặc một hoạt động vui chơi hoặc một hoạt động chăm sóc.Trong một học kỳ mỗi giáo viên phải được kiểm tra từ 3 – 4 lần.Làm tốt công tác tuyên truyền đối với giáo viên, giúp giáo viên hiểu đượcmục đích, yêu cầu của công tác kiểm tra, có tinh thần tự giác, trung thực trongnhững đợt kiểm tra.Kết quả:Kiểm tra học kỳ I: 13/22 CBGV. XL tốt 10/13 = 77%, loại khá 3/13 = 23%.Kiểm tra học kỳ II: 9/22 CBGV. XL tốt 8/9 = 89%, loại khá 1/9 = 11%.194. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệmQua việc thực hiện “Một số biện pháp nâng cao năng lực chuyên môn chođội ngũ giáo viên trường mầm non Nga Điền” như đã nêu trên, trong năm qua độingũ giáo viên đã có nhiều chuyển biến về nhận thức, về chuyên môn, có ý thứctrách nhiệm cao, có tinh thần học tập để nâng cao tay nghề. Đặc biệt là đội ngũ đãthực sự gắn bó với nghề, đã đóng góp rất lớn trong việc hoàn thành các mục tiêu đềra của nhà trường, trong việc xây dựng trường vững mạnh làm cho nhà trườngngày càng ổn định về số lượng, chất lượng ngày càng được nâng cao.* Kết quả sau khi áp dụng các biện pháp trên cho thấy:Bảng 1: Kết quả đánh giá xếp loại giáo viênTT Nội dung khảo sát TổngXếp loạisốXS %K % TB % Y %1 Phẩm chất chính trị,185044đạo đức lối sốngKiến Thức184450Kỹ năng sư phạm184450* Bảng 2: Kết quả chất lượng trên trẻ:- Nhà trẻKết quả trên trẻSốTTNội dung khảo sátĐạtCĐtrẻK % TB % YPhát triển thể chất3113 42 11 3616Phát triển nhận thức3110 32 11 361912Phát triển ngôn ngữ311342113616PTTC-QHXH312912391912Tổng cộng311136123916- Mẫu giáoTTNội dung khảo sátSốtrẻ34Kết quả trên trẻĐạt% TB %111 348526CĐPhát triển thể chất32510920Phát triển nhận thức3251083311336862618Phát triển ngôn ngữPTTC-QHXHPhát triển thẩm mỹTổng cộng325325325325109107109108333233331101141111123436343585858485262625262119212020III. KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ:1. Kết luận:Trước những yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay, đổi mới toàn diệnphát triển theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Để đáp ứng nhiệm vụ đóđòi hỏi phải có một đội ngũ giáo viên ngang tầm, đủ năng lực, trí tuệ, phẩm chất”Là con thuyền cách mạng” đến “Bến bờ thắng lợi”, chỉ có sự ngiệp giáo dụcmới bồi dưỡng được đội ngũ nhân lực đủ sức và đủ tài để thực hiện thắng lợicông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Có thể khẳng định muốn xây dựng một nhà trường tiên tiến thì phải xâydựng và bồi dưỡng một đội ngũ giáo viên vững mạnh. Hay nói cách khác, tậpthể sư phạm tốt thì có trường học tốt. Muốn bồi dưỡng được tập thể sư phạm tốt,mỗi CBGV phải quán triệt nhiệm vụ, thực hiện tốt công tác tư tưởng đặc biệt làcông tác chuyên môn, tổ chức cho giáo viên tham gia tốt các hoạt động bồidưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nhiệp vụ. Từ đó xây dựng đội ngũ giáoviên vững mạnh nhiệt tình có trách nhiệm, có năng lực chuyên môn vững vàng.Muốn đạt được điều đó phải từ sự phân công sử dụng đội ngũ giáo viên hợp lý,biết bồi dưỡng đội ngũ giáo viên thường xuyên, liên tục và khoa học, xây dựngđược mối quan hệ hợp tác gắn bó giữa các tổ chức trong nhà trường.Khâu then chốt thực hiện thắng lợi sự nghiệp giáo dục đó chính là đội ngũnhà giáo. Vì vậy, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo có ý nghĩa to lớn vàquan trọng trong sự nghiệp đổi mới giáo dục, là một quy luật tất yếu để pháttriển kinh tế – xã hội của đất nước. Và cũng chính là động lực thúc đẩy sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa là điều kiện cơ bản để phát triển nguồn lựccon người. Xây dựng bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là một trong những vấn đềcấp bách và cần thiết trong giai đoạn hiện nay.Vì mục tiêu dân giàu nước mạnh,xã hội công bằng dân chủ văn minh. Mỗi giáo viên cần phải nhận thức sâu sắcvề vai trò, vị trí của mình trong sự nghiệp trồng người vì lợi ích trăm năm củadân tộc. Qua một năm thực hiện đề tài, bản thân tôi đã rút ra một số bài học kinhnghiệm như sau:Bồi dưỡng giáo viên là nhiệm vụ trọng tâm của mỗi trường học, là việc làmthường xuyên và là trách nhiệm của người làm công tác quản lý. Muốn công tácbồi dưỡng đội ngũ tốt thì đòi hỏi người cán bộ quản lý phải có “Tâm” có “Tầm”có năng lực chuyên môn vững vàng, sáng tạo, tâm huyết, say mê với nghềnghiệp. Luôn quan tâm đến công tác nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Biếtphát huy vai trò của tổ chức Đảng và phong trào quần chúng vào công tác bồidưỡng đội ngũ giáo viên. Phát huy được vai trò sức mạnh toàn dân tham gia xâydựng cơ sở vật chất tạo nên cảnh quan môi trường sư phạm tốt, hấp dẫn để giáoviên hoàn thành tốt sứ mệnh của mình “Tất cả vì học sinh thân yêu”.Đội ngũ cán bộ giáo viên trong nhà trường là một trong những nhân tố cơbản, quyết định trực tiếp chất lượng giáo dục đào tạo, hình thành và phát triểnnhân cách cho học sinh.Những biện pháp tôi đưa ra trên đây tuy không xa lạ với lý luận và thực tiễnquản lý, nhưng việc cụ thể hóa các biện pháp, phân tích sâu từng vai trò tác21dụng, đặc điểm của từng biện pháp sẽ giúp ích ít nhiều trong công tác nghiêncứu xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ để nâng cao năng lực chuyênmôn cho CBGV ở trường Mầm non Nga Điền trong giai đoạn hiện nay.Thực tế từ những biện pháp trên trường tôi đã thu được những kết quả tốtvà đóng góp một phần đáng kể cho sự phát triển của sự nghiệp giáo dục của xãNga Điền.2. Kiến nghị.* Đối với nhà trường: Cần quan tâm đầu tư trang thiết bị, đồ dùng đồ chơinhằm phục vụ cho việc dạy và học cho trẻ. Từ đó phát huy được tính chủ độngvà khả năng truyền tải kiến thức của giáo viên đối với các cháu được tốt hơn.* Đối với Phòng giáo dục:Cần tăng cường mở các lớp chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên cho giáoviên có điều kiện tham gia để nắm vững việc đổi mới phương pháp dạy học hiệnnay.Trên đây là một số biện pháp nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũgiáo viên trường Mầm non Nga Điền. Rất mong được sự góp ý của Hội đồngkhoa học ngành cũng như ý kiến của các cấp lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp đểtôi ngày càng thực hiện tốt hơn.XÁC NHẬN CỦA THỦTRƯỞNG ĐƠN VỊBùi Thị LanNga Điền, ngày 05 tháng 4 năm 2016Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,không sao chép nội dung của người khác.NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾNMai Thị Hòe22TÀI LIỆU THAM KHẢO1.Chương trình giáo dục mầm non (ban hành kèm theo thông tư số 17/2009/BGD & ĐT ngày 19 tháng 07 năm 2009.2. Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới cho trẻ từ: 0 – 5tuổi3. Bồi dưỡng thường xuyên dành cho CBQL, giáo viên.4. Nghị quyết đại hội đại biểu lần thứ IX của Đảng, đại hội đại biểu toàn quốclần thứ VIII của Đảng.5. Cuốn thông tư 02 năm 2008.6. Một số cuốn tài liệu tập san của giáo dục mầm non.MỤC LỤCTTNội dungTrangI. MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài.232. Mục đích nghiên cứu.3. Đối tượng nghiên cứu.4. Phương pháp nghiên cứu.II. NỘI DUNG SÁNG KIÊN KINH NGHIỆM1. Cơ sở lý luận2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.2.1. Thuận lợi.102.2. Khó khăn.112.3.Kết quả thực trạng ban đầu qua khảo sát.123. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.133.1. Tăng cường công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của giáoviên.143.2. Bồi dưỡng giáo viên thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn.153.3. Chỉ đạo giáo viên thường xuyên ứng dụng công nghệ thôngtin, xây dựng giáo án điện tử để nâng cao năng lực chuyên mônnghiệp vụ và kích thích trẻ tích cực tham gia hoạt động.163.4. Tổ chức dạy mẫu.11173.5. Tổ chức tốt các hội thi.11183.5.1.Tổ chức tốt hội thi đối với giáo viên.12193.5.2 .Tổ chức tốt hội thi đối với trẻ.16203.6. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá giáo viên.17214. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.1822III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:19231. Kết luận.19242. Kiến nghị.2024