MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ TỰ TIN, MẠNH DẠN HƠN.

Trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai đất nước. Những người làm cha, làm mẹ sẽ hạnh phúc biết bao khi con của họ là những đứa trẻ khỏe mạnh, thông minh,chủ động sáng tạo tự tin trong mọi tình huống. Nhưng, không ai sinh ra đã có ngay sự tự tin. Tự tin là nguồn khích lệ lớn đối với hầu hết mọi người, là động lực để có gắng đạt được mục tiêu. “Trẻ em như những hạt mầm chứa đựng bên trong bao nhiêu tiềm năng, sức mạnh và khát khao vươn lên. Hãy tạo cho hạt mầm đó mảnh đất tốt lành, mạch nguồn và ánh sáng! Đó là công việc của tất cả mọi người chúng ta”.

Trẻ em được sinh ra ở thế giới này với tâm hồn của những thiên thần, nhưng chính cuộc sống đầy phức tạp đã gieo những suy nghĩ và hành động xấu vào những tâm hồn non nớt đó. Sự phát triển của công nghệ hiện đại, chủ nghĩa vật chất có thể biến các trẻ thành người nhút nhát, thụ động chỉ biết đến mình, không chịu giao tiếp ứng xử đối với người xung quanh, vì vậy dạy trẻ tính mạnh dạn tự tin ngay từ nhỏ sẽ là nền tảng để trẻ trở thành những người có nhân cách tốt trong tương lai, những chủ nhân tài đức của một xã hội công bằng văn minh.

Trẻ mẫu giáo rất cần có tính mạnh dạn, tự tin vì: Ở lứa tuổi này là tiền để cho trẻ phát triển nhân cách, là tiền để giúp trẻ trở thành con người tự tin, năng động sáng tạo và chủ động trong cuộc sống, biết phân biệt rõ cái đúng cái sai. Hơn lúc nào hết chúng ta cần hiểu rằng cho dù ở thời đại nào thì sự mạnh dạn tự tin vẫn là điều cần thiết để giúp con người vượt qua sự nhút nhát, gò bó mà trẻ sẽ hòa đồng với bạn bè với mọi người xung quanh. Trẻ học cách làm chủ ngôn ngữ học cách nhận biết và đối phó cảm xúc của mình cũng như của người khác. Trẻ học cách xử sự sao cho phù hợp với môi trường xung quanh. Trẻ mầm non cần phải biết mạnh dạn, tự tin, chủ động để chơi với nhau, sống hòa thuận với trẻ khác trong nhóm, tuy nhiên điều này không dễ dàng với một số trẻ. Trẻ cần những kỹ năng quan hệ xã hội như làm thế nào để mạnh dạn tự tin với mọi người, để giao tiếp, để chọn hành vi đúng đắn. Sự mạnh dạn tự tin có thể được biểu hiện chỉ bằng những cử chỉ, thái độ rất đơn giản và gần gũi trong cuộc sống, song, lại giúp chúng ta phát hiện được nhiều điều đáng quý của người khác để trân trọng và học tập.

 Những kĩ năng không phải thực hiện riêng lẻ trong chương trình, kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ mà được lồng ghép trong quá trình diễn ra hoạt động, làm sao để kĩ năng xã hội được rèn luyện hình thành và theo trẻ đến suốt cuộc đời, trẻ có được sự tự tin, mạnh dạn, có hành vi và thái độ đúng đắn. 

 Dưới đây là một số biện pháp mà Tôi đưa ra và được áp dụng trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ .

1. Rèn tính mạnh dạn tự tin cho trẻ qua hoạt động học.

Ví dụ : Thông qua hoạt động học khám phá khoa học hay khám phá về xã hội cô gọi những trẻ nhút nhát mạnh dạn nói lên ý kiến nhận xét của mình về sự vật hiện tượng xung quanh, động viên trẻ giơ tay trả lời bài để trẻ tự tin, mạnh dạn  hơn.

Ví dụ 2: Đối với hoạt động làm quen văn học thông qua các bài thơ, câu truyện cô có thể cho trẻ đóng kịch, diễn lại hoạt cảnh. Như truyện: Chú dê đen cô cho trẻ đóng kịch để thể hiện tính cách các nhân vật trong truyện, qua đó giúp trẻ tự tin hơn khi diễn xuất và giáo dục trẻ phải dũng cảm và có những thái độ đúng dắn với các nhân vật.

2. Rèn tính mạnh dạn tự tin cho trẻ qua hoạt động mọi lúc mọi nơi.

Ví dụ: Qua hoạt động góc thì cô cho trẻ chơi đóng vai bác sỹ, cô giáo, gia đình, bán hàng được giao tiếp giữa các vai chơi, giao lưu giữa các góc thì trẻ sẽ tự tin hơn, mạnh dạn hơn trong giao tiếp và ngôn ngữ của trẻ cũng được phát triển.

3. Rèn tính mạnh dạn tự tin cho trẻ thông qua các ngày lễ hội,  hoạt động ngoại khóa.

Ví dụ: Thông qua các ngày lễ, ngày hội giáo viên cho trẻ tham gia biểu diễn các tiết mục văn nghệ để trẻ tự tin, mạnh dạn hơn .

4. Quan tâm tới từng cá nhân trẻ, đặc biệt là trẻ nhút nhát, thụ động.

Ví du: Đối với trẻ nhút nhát thì cô thường xuyên, trò chuyện, giao tiếp với trẻ ở mọi lúc mọi nơi ở giờ đón và trả trẻ. Thường xuyên đặt các câu hỏi để khuyến khích những trẻ nhút nhát trả lời.

5. Phối hợp với phụ huynh cùng rèn tính mạnh dạn tự tin cho trẻ. Ở nhà thì giáo viên yêu cầu các bậc phụ huynh thường xuyên giao tiếp với trẻ, giáo dục lễ giáo cho trẻ biết chào hỏi mọi người trong gia đình kể cả người lạ.

6. Tìm tòi, học hỏi bồi dưỡng bản thân. Bản thân luôn tham gia đầy đủ các buổi tập huấn chuyên môn do ngành và nhà trường tổ chức. Luôn học hỏi, trau dồi kinh nghiệm từ đồng nghiệp và không ngừng học tập qua các kênh thng tin đại chúng.

* Sau khi thực hiện các biện pháp đó kết quả đạt được như sau:

– Đa số trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động, trẻ đã mạnh dạn, tự tin nói lên ý kiến của mình cũng như biết chia sẻ và hợp tác với các bạn ở các hoạt động. Từ đó, hoạt động giáo dục đạt chất lượng rất cao.

– Khi thực hiện bản thân cảm thấy hiểu hơn về nhu cầu của trẻ, biết cách tổ chức các hoạt động giáo dục theo chuyên đề “Dạy học lấy trẻ làm trung tâm” được linh hoạt hơn. Bên cạnh đó, kĩ năng xử lý các tình huống của tôi cũng được linh hoạt hơn, chuyên môn cũng như kiến thức dần được chuẩn hóa hơn, phù hợp với nhận

– Trẻ hồn nhiên linh hoạt, mạnh dạn, thông minh và thích đến trường.

– Trẻ tham gia tích cực, mạnh dạn tự tin vào các ngày hội ngày lễ của nhà trường với tinh thần thoải mái, hào hứng, tích cực hoạt động, chủ động trong giao tiếp với mọi người xung quanh

–  Trẻ gần gũi với cô giáo, với các bạn thường xuyên chủ động trong các cuộc trò chuyện. 

– Nhận thức của trẻ nhanh hơn, kiến thức trẻ thu nhận được từ các giờ hoạt động cũng tốt hơn, trẻ tham gia một cách thoải mái, không gò bó từ đó giúp trẻ linh hoạt h

– Qua việc rèn tính mạnh dạn tự tin cho trẻ tôi đã rút ra được bài học kinh nghiệm cho mình trong việc dạy trẻ giao tiếp hàng ngày. Đưa ra được nhiều tiết dạy phong phú, đa dạng thu hút trẻ tham gia tích cực từ đó giúp trẻ mạnh dạn tự tin hơn trong các hoạt động.

– Với việc rèn tính mạnh dạn, tự tin cho trẻ qua các tiết học các giờ chơi không diễn ra nhàm chán như trước nữa mà trẻ hứng thú tham gia tích cực vào các hoạt động, trò chơi mà cô giáo đưa ra từ đó trẻ lĩnh hội nhưng kiến thức cũng như tham gia chơi một cách thoải mái, tự tin hơn.

– Tôi đã trang trí lớp, tạo nhiều góc mở để trẻ có thể thoái mái tham gia hoạt động, chủ động trao đổi với bạn với cô về các góc mở đó. Từ đó giúp trẻ mạnh dạn tự tin hơn trong các hoạt động cũng như lĩnh hội kiến thức.

– Phụ huynh nhận thức được tầm quan trọng của việc tạo cho con mình tính mạnh dạn, tự tin trong các hoạt động nên tích cực phối hợp cùng cô giáo trong việc rèn sự mạnh dạn tự tin cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi.

– Thường xuyên trao đổi với cô giáo về khả năng giao tiếp của trẻ ở nhà để cô giáo nắm được.

* Một số hình ảnh khi thực hiện đề tài.