MÔN DẪN LUẬN NGÔN NGỮ- Bài tập 3

2 năm trước

Câu 3: Miêu tả các nguyên âm đơn và phụ âm trong các âm tiết “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”

“Sao anh không về chơi thôn vĩ?”

/ȿɑṷ1 ɛŋ1 χoŋ1 ve2 cɤi̯1 t’on1 vi3/

Nguyên âm đơn:

/ɑ/ lưỡi đặt phía sau, không tròn môi và miệng mở rộng.

/ṷ/ (trong trường hợp này, do “o” đóng vai trò là một bán nguyên âm, nên sẽ được phiên âm là /u̯/ mà không phải là /ɔ/ như vốn dĩ)

/ɛ/ lưỡi đặt phía trước, không tròn môi và miệng mở hơi rộng.

/o/ lưỡi đặt phía sau, tròn môi và miệng mở hơi hẹp.

/e/ lưỡi đặt phía trước, không tròn môi và miệng mở hơi hẹp.

/ɤ/ lưỡi đặt phía sau, không tròn môi, miệng hơi hẹp.

/i̯/đây là loại âm nữa sát, ở đây, “i” đóng vai trò là một bán nguyên âm.

/i/ lưỡi đặt phía trước, không tròn môi, miệng mở hẹp.

Phụ âm:

/ȿ/ Là âm xát, ồn, vô thanh, đầu- quặt lưỡi.

/ŋ/ Là âm tắc, vang và cuối lưới. (do phụ âm cuối mạc /ŋ/ đứng sau nguyên âm dòng trước /ɛ̆/ nên bị ngạc hóa, đọc là “nh” chứ không phải là “ng” như vốn dĩ)

/χ/ Là âm xát, ồn, vô thanh, và cuối lưỡi.

/c/ Là âm tắc, ồn, không bật hơi, vô thanh và mặt lưỡi.

/ t’/ Là âm tắc, ồn, bật hơi, đầu- bẹt lưỡi.

/n/ Là âm tắc, vang, đầu- bẹt lưỡi.

/v/ Là âm xát, hữu thanh, ồn và là âm môi.

Câu 4: Phân loại các âm tiết trong một đoạn văn tự chọn theo cách kết thúc.

“Tình yêu cũng giống như bông hoa vậy. Sớm nở chóng tàn. Chóng yêu thì chóng chán. Bông hoa nở cuối cùng luôn là bông hoa đẹp nhất. Khi tình cảm ngấm từ từ thì lại sâu sắc nhất. Nhưng bông hoa nở cuối khi mọi người không còn hứng thú ngắm hoa, cũng như khi ta nhận ra tình cảm của mình thì người ấy không còn quan tâm nữa.”

  • Âm tiết nữa khép (kết thúc bằng phụ âm vang): “tình”, “cũng”, “giống”, “bông”, “sớm”, “chóng”, “tàn”, “chán”, “cùng”, “luôn”, “cảm”, “ngấm”, “nhưng”, “không”, “hứng”, “ngắm”, “nhận”, “cảm”, “mình”, “quan”, “tâm”

  • Âm tiết khép (kết thúc bằng phụ âm không vang): “đẹp”, “nhất”, “sắc”.

  • Âm tiết nữa mở (kết thúc bằng một bán nguyên âm): “vậy”, “sâu”, “yêu”, “của”, “mọi”, “nữa”, “cuối”, “người”, “lại”, “hoa”, “ấy”.

  • Âm tiết mở (kết thúc bằng cách giữ những nguyên âm sắc của nguyên âm): “như”, “nở”, “thì”, “là”, “khi”, “từ”, “thú”, “ra”, “ta”.

Câu 5: Chọn một văn bản thơ tiếng Việt gồm từ 28 âm tiết trở lên và tập phiên âm âm vị học.

/mot6 kɛ̆ŋ1… hai̯1 kɛ̆ŋ1… lai̯6 ba1 kɛ̆ŋ1/

/tăn2 ʈɔk6 băn1 χuăn1 zɤ̆k5 căŋ4 t’aɲ2/

/kɛ̆ŋ1 bon5, kɛ̆ŋ1 nawm1 vɯ͜ɤ2 cɤp6 măt5/

/ʂau̯1 vaŋ2 năm1 kɛ̆ŋ5 monŋ6 hon2 kwɛ̆ŋ1/

Ngữ Nghĩa Học

Câu 1: SV tìm thêm ví dụ cho những phương thức cấu tạo từ mới, và nêu thêm những phương thức cấu tạo từ mới khác (nếu có), ngoài những phương thức phổ biến.

– “Từ hoá hình vị” để tạo từ đơn.

Ví dụ: bút (hình vị) =>  bút (từ);

nước (hình vị) => nước (từ);

kẹo (hình vị) => kẹo (từ)…

– Ghép: Kết hợp các hình vị chính tố để tạo từ từ ghép.

 Đối với những ngôn ngữ không có chính tố / phụ tố như tiếng Việt, tiếng Hán, ghép là cách tạo từ bằng cách kết hợp hai hình vị với nhau.

Ví dụ: Trong tiếng Anh: “eye” + “witness” = eyewitness (nhân chứng);

“fire” + “fly” = firefly (đom đóm);

“bath” + “room” = bathroom…

Trong tiếng Nhật: 話し合う (trò chuyện) =話し(câu chuyện)+合う(gặp gỡ)

取り出す(lấy ra) =取り(lấy)+出す(đưa ra)…

– Láy: Lặp lại một phần hay toàn bộ âm thanh của một hình vị để tạo thành từ láy.

Ví dụ: trăng trắng, chầm chậm…

Trong tiếng Nhật: ぼろぼろ (tả tơi)、するする (lưu loát)、ぺらぺら (một cách trôi chảy)…

– Phái sinh: Thêm phụ tố vào chính tố để tạo từ phái sinh.

Ví dụ: Trong tiếng Anh: “Super” + “Market” = Supermarket (Siêu thị)

“Over” + “Load” = Overload (Quá tải)

“Sick” + “ness” = Sickness (Trạng thái ốm)

“Free” + “dom” = Freedom (Sự tự do)

– Chuyển loại: Biến đổi chức năng của từ để tạo từ mới.

Ví dụ: Trong tiếng Anh: Water: danh từ => động từ (nước => tưới nước);

Book: danh từ => động từ (Quyển sách => đặt vé…)…

– Rút gọn: Lược bớt một phần của đơn vị đã có để tạo từ mới.

Ví dụ: apt – apartment (căn hộ); est – established (được thành lập); tel – telephone (số điện thoại)…

– Viết tắt: Ghép các chữ cái ở đầu các từ trong một tổ hợp định danh để tạo từ mới.

Ví dụ: P.S – Postscript (Tái bút); D.I.Y – Do it yourself (Tự làm/ sản xuất); FAQ – Frequently Asked Questions (Những câu hỏi thường xuyên được hỏi)…

– Mượn từ của các ngôn ngữ khác.

Ví dụ: Từ ma-nơ-canh trong tiếng Việt được mượn từ từ Mannequin trong tiếng Anh…

Trong tiếng Nhật: ケーキ: mượn trong tiếng Anh từ Cake;

ビール: mượn trong tiếng Anh từ Beer;

プレゼント: mượn trong tiếng Anh từ Present…

Câu 2: SV tìm một ví dụ minh hoạ cho mỗi trường hợp chuyển nghĩa (không lặp lại ví dụ đã nêu trong giáo trình)

– Hiện tượng mở rộng và thu hẹp ý nghĩa:

+ Hiện tượng mở rộng: Cô ấy là người giàu tình cảm.

Từ “Giàu” ban đầu chỉ để nói về nhiều giá trị vật chất, nhưng được mở rộng ra phạm vi tinh thần, tình cảm.

+ Thu hẹp ý nghĩa: Hôm nay cậu ấy có tâm trạng.

“Tâm trạng” nêu trong câu được hiểu là buồn, sầu… nhưng nếu chỉ nói tâm trạng thì còn có vui, sung sướng, hân hoan ….

– Hiện tượng chuyển nghĩa do ẩn dụ và hoán dụ

+ Ẩn dụ

a/ Giống nhau về hình thức: chân người – chân bàn

b/ Giống nhau về màu sắc: màu đỏ rượu, màu đỏ cam, màu đỏ gạch…

c/ Giống nhau về chức năng: chân (bộ phận dùng để chống đỡ, có dạng thẳng) => chân chống xe máy…

d/ Giống nhau về thuộc tính, tính chất nào đó: hẹp => lòng dạ hẹp hòi (đều chỉ sự hạn hẹp, ít ỏi..)

e/ Giống nhau về một đặc điểm, một vẻ ngoài: kẻ chuyên lừa gạt phụ nữ, trăng hoa => Sở Khanh

f/ Ẩn dụ từ cụ thể đến trừu tượng: tán là tác động làm nhuyễn, làm vụn ra một cái gì đó => tán gái, tán người thương…

g/ Chuyển tên các con vật thành tên người: (gã) lang băm, thỏ đế, gan hùm…

h/ Chuyển tính chất của sinh vật sang sự vật hay hiện tượng khác (thường coi là

nhân hóa): cơn lốc dữ tợn, nắng dịu dàng…

+ Hoán dụ

a/ Quan hệ giữa toàn thể và bộ phận (còn gọi là cải dung): Có 2 kiểu:

+ Lấy bộ phận thay cho toàn thể. Vd: Chân dài, tay cờ…

+ Lấy toàn thể thay cho bộ phận. Vd: Khi nói “vỡ điện thoại” thì không hẳn vỡ toàn bộ mà có thể là chỉ có màng hình bị vỡ.

b/ Lấy không gian, địa điểm thay cho người ở đó. Vd: “Đi gặp nhà chùa” thay vì “Đi gặp nhà sư”

c/ Lấy cái chứa đựng thay cho cái được chứa đựng. Vd: “Cho một đôi” với nghĩa là “Cho một đôi đũa”

d/ Lấy quần áo, trang phục thay cho con người. Vd: “Áo dài trắng”  để gọi nữ sinh.

e/ Lấy bộ phận con người thay cho bộ phận quần áo. Vd: Lưng quần, …

g/ Lấy địa điểm, nơi sản xuất thay cho sản phẩm sản xuất ở đó.Vd: “Đi Gongcha”

thay vì “Đi uống trà sữa”

h/ Lấy địa điểm thay cho sự kiện xảy ra ở đó. Vd: “Viết về Sài Gòn” thay vì “Viết về những thay đổi của Sài Gòn” …

i/ Lấy tên tác giả thay cho tên tác phẩm. Vd: “Đọc Số đỏ” thay vì “Đọc tác

phẩm của Vũ Trọng Phụng”.

k/ Lấy âm thanh thay cho đối tượng. Vd: “Đi xập xình không?” Thay vì “Đi quán bar không?”