MODULL 1: ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA HỌC SINH THCS – Website của Tr­ường THCS Ẳng Tở

ĐẶC  ĐIỂM  TÂM  SINH  LÍ  CỦA  HỌC  SINH  TRUNG  HỌC  CỞ  SỞ(Module 1: 15  tiết)

        GIỚI THIỆU TỔNG QUAN

          Lứa tuổi học sinh THCS (lứa tuổi thiếu niên) là một giai đoạn chuyển tiếp trong sự phát triển của con người diễn ra giữa giai đoạn trẻ em và tuổi trường thành. Đây là lứa tuổi có bước nhảy vọt về thể chất lẫn tinh thần, cho phép tạo nội dung cơ bản và sự khác biệt đặc thù về mọi mặt phát triển: thể chất, tri tuệ, giao tiếp, tình cảm, đạo đức… của các em. Bởi vậy Giáo viên cần nắm được vị trí và ý nghĩa của gia đoạn phát triển tâm lí thiếu niên, những khó khăn, thuận lợi trong sự phát triển tâm, sinh lí của HS THCS để giảng dạy, giáo dục HS. Có các Module này gồm các nội dung sau:

     Khái quát về giai đoạn phát triển của lứa tuổi HSTHCS. Hoạt động giao tiếp của HS THCS.

     Phát triển nhận thức của HS THCS.

     Phát triển nhân cách của HS THCS.

MỤC TIÊU

Nắm được vị trí, ý nghĩa của giai đoạn phát triển tuổi HS THCS trong sự phát triển cả đời người, những biến đổi mạnh mẽ về mọi mặt của sự phát triển lứa tuổi: về thể chất, về nhận thức, về giao tiếp, về nhân cách…

về kỹ năng

Vận dụng các hiểu biết về đặc điểm tâm, sinh lí của HS THCS, những thuận lợi và khó  khăn của lứa tuổi vào việc giảng dạy và giáo dục HS có hiệu quả.

* Vể thái độ

Thái độ thông cảm, chia sẻ và giúp đỡ HS THCS, đặc biệt với HS cá biệt do các em đang trong giai đoạn phát triển quá độ với nhiều khó  khăn

NỘI DUNG

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát về giai đoạn phát triển của lứa tuổi học sinh trung học cơ sở

       Là GV THCS, để đạt được kết quả cao trong dạy học và GD HS, bạn đã từng tìm hiểu về đặc điểm phát triển của mọi lứa tuổi HS THCS; đã có nhiều kinh nghiệm trong giao tiếp , ứng xử với các em. Bạn hãy nhớ lại và viết ra suy nghĩ của mình để thực hiện một số yêu cầu sau:

 Hãy nêu vị trí và ý nghĩa của giai đoạn tuổi thiếu niên (tuổi HS THCS) trong sự phát triển con người. nêu các điều kiện ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lí HSTHCS. Bài tập tình huống: Hai bà mẹ tâm sự với nhau. Một bà mẹ nói: “Đứa con gái nhà tôi mới 13 tuổi mà đã cao gần bằng mẹ. cháu ăn được. Ngủ thì sét đánh ngang tai chẳng dậy. Nhưng sao trông nó còm cóm thế nào ấy”. Bà mẹ thứ hai hưởng ứng: “Con bé nhà tôi cũng thế. Nó cùng tuổi với con gái chị đấy. Nó cao vổng lên, chân tay thì dài ngoẵng ra, làm gì thì hậu đậu ơi là hậu đậu. Rửa bát thì bát vỡ, cắt bìa đậu thì nát cả đậu… Vận dụng kiến thức về sinh lí học lứa tuổi thiếu niên (HS THCS) nói chuyện với các bà me để họ yên tâm.

Bạn hãy đối chiếu những nội dung vừa viết ra vời những thông tin dưới đây để có  thêm hiểu biết về tâm lí  phát triển của lứa tuổi học sinh.

    THÔNG TIN CƠ BẢN

  1. Vị trí, ý nghĩa của giai đoạn tuối học sinh trung học cơ sở trong sự phát triến con người

Lứa tuổi HS THCS bao gồm những em có độ tuổi từ 11 – 15 tuổi. Đó là những em đang theo học từ lớp 6 đến lớp 9 ở trường THCS.

Lứa tuổi này cón gọi là lứa tuổi thiếu niên và nó có một vị trí đặc biệt trong quá trình phát triển của trẻ em.

Tuổi thiếu niên cỏ vị trí và ý nghĩa đặc biệt trong quá trình phát triển của cả đời người, được thể hiện ở những điểm sau:

Đây là thời kì quá độ từ tuổi thơ sang tuổi trường thành, thời kì trẻ ở “n&í ba đuửng” của sự phát triển. Trong đó có rất nhiều khả năng, nhiều phương án, nhiều con đường để mỗi trẻ em trở thành một cá nhân. Trong thời kì này, nếu sự phát triển được định hướng đúng, được tạo thuận lơi thì trẻ em sẽ trở thành cá nhân thành đạt, công dân tốt. Ngược lại, nếu không được định hướng đứng, bị tác động bời các yếu tố tiêu cực thì sẽ xuất hiện hàng loạt nguy cơ dẫn trẻ em đến bên bờ của sự phát triển lệch lạc về nhận thức, thái độ, hành vi và nhân cách.

Thứ hai: Thời kì mà tính tích cực xã hội của trẻ em được phát triển mạnh mẽ, đặc biệt trong việc thiết lập các quan hệ bình đẳng với người lớn và bạn ngang hàng, trong việc lĩnh hội các chuẩn mục và giá trị xã hội, thiết kế tương lai của mình và những kế hoạch hành động cá nhân tương ứng.

Thứ ba: Trong suốt thời kì tuổi thiếu niên đểu diễn ra sự cấu tạo lại, cải tố lại, hình thành các cấu trúc mới về thể chất, sinh lí, về hoạt động, tương tác xã hội và tâm lí, nhân cách, xuất hiện những yếu tố mới của sự trường thành. Từ đó hình thành cơ sở nền tảng và vạch chiều hướng cho sự trưởng thành thực thụ của cá nhân, tạo nên đặc thù liêng của lứa tuổi.

Thứ tư. Tuổi thiếu niên là giai đoạn khó  khăn, phức tạp và đầy mâu thuẫn trong quá trình phát triển.

         Ngay các tên gọi của thời kì này: thời kì “quá độ”, “tuổi khó  khăn”, “tuổi khủng hoảng”… đã nói lên tính phức tạp và quan trọng của những quá trình phát triển diễn ra trong lứa tuổi thiếu niên. Sự phức tạp thể hiện qua tính hai mặt của hoàn cảnh phát triển của trẻ. Một mặt có những yếu tố thúc đẩy phát triển tính cách của người lớn. Mặt khác, hoàn cảnh sống của các em có những yếu tố kìm hãm sự phát triển tính người lớn: Phần lớn thời gian các em bận học, ít có nghĩa vụ khác với gia đình; nhiều bậc cha mẹ quá chăm sóc trẻ, không để các em phải chăm lo việc gia đình…

  1. Các điều kiện phát triến tâm lí của học sinh trung học cơ sở
  2. Sự phát triển cơ thể

Bước vào tuổi thiếu niên có sự cải tố lại rất mạnh mẽ và sâu sắc về cơ thể, về sinh lí. Trong suốt quá trình trưởng thành và phát triển cơ thể của cá nhân, đây là giai đoạn phát triển nhanh thứ hai, sau giai đoạn sơ sinh. Sự cải tố về mặt giải phẫu sinh lí của thiếu niên có đặc điểm là: tốc độ phát triển cơ thể  nhanh, mạnh mẽ, quyết liệt nhưng không cân đối. Đồng thời xuất hiện yếu tố mới mà ở lứa tuổi trưởng thành có (sự phát triển của trẻ. Tác nhân quan trọng ảnh huởng đến sự cải tố thể chất –

sinh lí của tuổi thiếu niên là các hoocmon, chế độ lao động và dinh dưỡng.

*         Sự phát triển của chiều cao và trọng lượng

Chiều cao của các em tăng rất nhanh: trung bình một năm, các em gái cao thêm 5 – 6 cm, các em trai cao thêm 7 – 8cm. Trọng lượng của các em tăng từ 2 – 5kg /năm, sự tăng vòng ngục của thiếu niên trai và gái…

Sự gia tốc phát triển về thể chất của trẻ em biểu hiện đặc biệt trong lứa tuổi thiếu niên. Trong khoảng 20 – 30 năm gần đây, thiếu niên phát triển với nhịp độ nhanh chỏng, các em trờ nên cao, to, khẻo mạnh hơn những thiếu niên cùng tuổi ở 30 năm trước. Theo kết quả đo đạc của chuơng trình KHXH-04-04 (năm 1996)[1], HS thế hệ hiện tại cao hơn thế hệ 1975 trung bình 9cm ở nam và 7,7cm ở nữ; về cân nặng tăng 6,2kg ở nam và 3,3kg ở nữ.

Chiều cao trung bình của thiếu niên 15 tuổi Việt Nam:

–          Năm 1975: nam146,2cm; nữ: 143,4cm.

–          Năm 1906: nam: 156,33an; nữ: 151,56cm.

          * Sự phát triển của hệ xương.

Hệ xương đang diễn ra quá trình cốt hoá về hình thái, làm cho thiếu niên lớn lên rất nhanh, xương sọ phần mặt phát triển mạnh. Ở các em gái đang diễn ra quá trình hoàn thiện các mánh của xương châu (chứa đụng chức năng làm mẹ sau này) và kết thúc vào tuổi 30-21. Bởi vậy, cần tránh cho các em đi giày, guổc cao gót, tránh nhảy quá cao để khỏi ảnh huờng đến chức năng sinh sản của các em.

Từ 12 đến 15 tuổi, phần tăng thêm của xương sống phát triển chậm hơn so với nhịp độ lớn lên về chiều cao của thân thể. Dưới 14 tuổi vẫn cón có các đổt sựn hoàn toàn giữa các đổt xương sống, do đó cột sống dễ bị cong, bị vẹo khi đứng, ngồi, vận động, mang vác vật nặng… không đứng tư thế (Sự hỏng tư thế diễn ra nhiều nhất ở tuổi 11 đến 15). Do đó, cần lưu ý nhắc nhờ giúp các em tránh những sai lệch về cột sống.

Khuôn mặt thiếu niên cũng thay đổi do sự phát triển nhanh chóng phần phía trước của hộp xương sọ. Điều này khiến cho tỉ lệ chung ở thân thể thiếu niên thay đổi so với trẻ nhỏ và đã có tỉ lệ đặc trưng cho người lớn. Đến cuối tuổi thiếu niên, sự phát triển thể chất đạt mức tối đa.

*     Sự phát triển hệ cơ.

          – Sự tăng khối lượng các bắp thịt và lực của cơ bắp diễn ra manh nhất vào cuối thời kì dậy thì. Cuối tuổi thiếu niên, cơ thể của các em đã rẩt khoe mạnh (các em trai thích đọ tay, đá bỏng để thể hiện sức mạnh của cơ bắp…). Tuy nhiên, Cơ thể thiếu niên chóng mệt và các em không làm việc lâu bền như người lớn. Nên chú ý điểu đó khi tố chức lao động, luyện tập thể thao, hoạt động ngoại khoá cho các em.

         – Sự phát triển hệ cơ của thiếu niên trai và gái diễn ra theo hai kiểu khác nhau, đặc trung cho  mỗi giới: Các em trai cao nhanh, vai rộng, cơ vai, bấp tay, bấp chân phát triển mạnh, tạo nên sự mạnh mẽ của nam giới sau này. Các em gái tròn trặn dần, ngục nở, xương châu rộng… tạo nên sự mềm mại, duyên dáng của thiếu nữ. (Song quá trình này kết thúc ngoài giới hạn của tuổi thiếu niên).

         * Sự phát triển cơ thể thiếu niên diễn ra không cân đối:

          Hệ cơ phát triển chậm hơn hệ xương. Trong sự phát triển của hệ xương thì xương tay, xương chân phát triển mạnh nhưng xương lồng nguc phát triển chậm hơn. Sự phát triển giữa xương bàn tay và các xương đổt ngón tay không đồng đều. Sự cải tố bộ máy vận động làm mất đi sự nhịp nhàng của các cú động, làm thiếu niên lúng túng, vụng về, vận động thiếu hài hoà, nảy sinh ở các em cám xúc không thoải mái, thiếu tự tin.

         Hệ tim mạch phát triển cũng không cân đổi. Thể tích tim tăng nhanh, tim to hơn, hoat động mạnh hơn, trong khi dưỡng khí của các mạch máu lại phát triển chậm hơn dẫn đến sự rổi loạn tạm thời của tuần hoàn máu. Do đó thiếu niên thường bị mệt mỏi, chỏng mặt, nhúc đầu, huyết áp tăng… khi phải làm việc quá sức hoặc làm việc trong một thời gian kéo dài.

         Sự phát triển của hệ thần kinh không cân đối. Sự phát triển của hệ thống tín hiệu thứ nhất và tín hiệu thứ hai, giữa hưng phấn và úc chế cũng diễn ra mất cân đối (Quá trình hưng phấn mạnh hơn ức chế).

Trong lứa tuổi thiếu niên có sự thay đổi đột ngột bên trong cơ thể do những thay đổi trong hệ thống các tuyến nội tiết đang hoạt động tích cực (đặc biệt những hoocmon của tuyến giáp trạng, tuyến sinh dục). Do hệ thổng tuyến nội tiết và hệ thần kinh có liên quan với nhau về chức năng nên một mặt nghị lực của thiếu niên tăng mạnh mẽ, mặt khác các em lại nhay cảm cao với các tác động mạnh, vì vậy, làm việc quá súc, sự căng thẳng thần kinh kéo dài, sự xúc động và những cám xúc tiêu cực có thể là nguyên nhân gây nổi loạn nội tiết và rổi loạn chức năng của hệ thần kinh.

         * Sự xuất hiện của tuyến sinh dục (hiện tượng dậy thì):

Sự trưởng thành về mặt sinh dục là yếu tố quan trọng nhất của sự phát triển cơ thể ở lứa tuổi thiếu niên. Dấu hiệu dậy thì ở em gái là sự xuất hiện kinh nguyệt sự phát triển của tuyến vú (vú và núm vú nhô lên, quầng vú rộng) ở em trai là hiện tượng “vỡ giọng”, sự tăng lên của thể tích tinh hoàn và bất đầu có hiện tương “mộng tinh”. Tuổi dậy thì ở các em gái Việt Nam vào khoảng từ 12 đến 14 tuổi, ở các em trai bất đầu và kết thúc chậm hơn các em gái khoảng từ 1,5 đến 2 năm. Dấu hiệu phụ báo hiệu tuổi dậy thì có sự khác nhau giữa các em trai và gái. Các em trai cao rất nhanh, giọng nói Ồm Ồm, vai to, có ria mép… Các em gái cũng lớn nhanh, thân hình duyên dáng, da dẻ hồng hào, tóc mượt mà, môi đó, giọng nói trong trẻo…

Sự xuất hiện tuổi dậy thì phụ thuộc yếu tố khí hậu, thể chất, dân tộc, chế độ sinh hoạt (vật chất, tinh thần), lối sống… Tuy nhiên, hiện nay do gia tốc phát triển thể chất và phát dục nên tuổi dậy thì có thể đến sớm hơn từ 1,5 đến 2 năm. Đển 15 – 16 tuổi, giai đoạn dậy thì kết thúc. Các em có thể sinh sản được nhưng các em chua trưởng thành về mặt cơ thể, đặc biệt về mặt tâm lí và xã hội. Bời vậy lứa tuổi HS THCS được coi là không cồ sự cân đổi giữa việc phát dục, giữa bản năng tương ứng, những tình cảm và ham muốn tình dục với mức độ trưởng thành về xã hội và tâm lí. vì thế, người lớn (cha mẹ, giáo viên, các nhà giáo dục…) cần hướng dẫn, trợ giúp một cách khéo léo, tế nhị để các em hiểu đúng vấn đề, biết xây dựng mối quan hệ đứng đắn với bạn khác giới… và không băn khoăn lo lắng khi bước vào tuổi dậy thì. 

Sự phát dục và những biến đổi trong sự phát triển thể chất của thiếu niên có ý nghĩa quan trọng đổi với sự xuất hiện những cấu tạo tâm lí mới. Những biến đổi nõ rệt về mặt giải phẫu sinh lí đổi với thiếu niên đã làm cho các em trở thành người lớn một cách khách quan và làm nảy sinh cám giác về tính người lớn của bản thân các em. Sự phát dục làm cho thiếu niên xuất hiện những cám giác, tình cám và rung cảm mới mang tính chất giới tính, các em quan tâm nhiều hơn đến người khác giới.

Tuy nhiên, những ảnh hưởng trên đến sự phát triển tâm lí của HS THCS cón phụ thuộc nhiều yếu tố: kinh nghiệm sống, đặc điểm giao tiếp của thiếu niên, những hoàn cảnh riêng trong đời sống và điều kiện giáo dục (Giáo dục gia đình và giáo dục nhà trường) đối với các em.

*  Đặc điểm về hệ tuần hoàn của não thần kinh của thiếu niên:

Ở tuổi thiếu niên, não có sự phát triển mới giúp các chức năng tri tuệ phát triển mạnh mẽ. Các vùng thái dương, vùng đỉnh, vùng trán, các tua nhánh phát triển rất nhanh, tạo điều kiện nối liền các vùng này với vỏ não, các nơron thần kinh được liên kết với nhau, hình thành các chức năng trí tuệ.

Những quá trình hưng phấn chiếm ưu thế rõ rệt ức chế phân biệt bị kém đi, hưng phấn phát triển mạnh, lan tỏa cả vùng dưới đồi. vì vậy, thiếu niên dế bị “hậu đậu”, có nhiều động tác phụ của đầu, chân, tay trong khi vận động hay tham gia các hoạt động. Do các quá trình hưng phấn mạnh, chiếm ưu thế và các quá trình úc chế có điều kiện bị suy giảm nên thiếu niên không làm chú được cảm xúc, không kiềm chế được xúc động mạnh. Bời vậy, HS THCS dế nổi nóng, có phán úng vô cớ, dế bị kích động, mất bình tĩnh… nên dễ vi phạm kỉ luật. Ở thiếu niên có sự mất cân đối giữa hệ thống tín hiệu thứ nhất và hệ thổng tín hiệu thứ hai. Do đó, ngôn ngữ của các em cũng thay đổi: nói chậm hơn, ngâp ngùng, nói “nhát gừng”… Tuy nhiên, sự mất cân bằng trẻn chỉ có tính chất tạm thời. Khoảng 15 tuổi trở đi thì vai trò của hệ thống tín hiệu thứ hai tăng, sự ức chế trong được tăng cường, quá trình hưng phấn và ức chế cân đối hơn. Nhờ vậy, các em sẽ bước vào tuổi thanh niên với sự hài hoà của hai hệ thống tín hiệu, của hưng phấn và úc chế ở vỏ não và dưới vỏ.

Tóm lại, cơ thể thiếu niên đang chịu một phụ tải đáng kể do sự phát triển nhảy vọt về thể chất trong sự cải tố giải phẫu sinh lí cơ thể do hoạt động mạnh của các tuyến nội tiết dẫn tới hiện tương dậy thì ở thiếu niên. Những mâu thuẫn tạm thời chỉ diễn ra trong quá trình cải tố về mặt giải phẫu sinh lí trong một thời gian ngấn. Đển cuổi tuổi thiếu niên, sự phát triển về thể chất sẽ êm ả hơn.

          b. Đại diện xã hội

         * Vị thế của thiếu niên trong xã hội: Thiếu niên có những quyền hạn và trách nhiệm xã hội lớn hơn so với HS tiểu học: 14 tuổi các em được làm chúng minh thư. cùng với học tập, HS THCS tham gia nhiều hoạt động xã hội phong phú: giáo dục các em nhỏ; giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng; tham gia các hoạt động tập thể chống tệ nạn xã hội; lam tình nguyện viên; vệ sinh trường lớp, đường phổ… Điều này giúp cho HS THCS mơ rộng các quan hệ xã hội, kinh nghiệm sống thêm phong phu, ý thức xã hội được nâng cao.

         * Vị thế của thiếu niên trong gia đinh: Thiếu niên được thừa nhận là một thành viên tích cực trong gia đình, được giao một số nhiệm vụ như: chăm sóc em nhố, nấu ăn, dọn dep… Ở những gia đinh khò khăn, các em đã tham gia lao động thực sự, góp phần thu nhập cho gia đình. HS THCS được cha me trao đổi, bàn bạc một số công việc trong nhà. Các em quan tâm đến việc xây dựng và bảo vệ uy tín gia đình. Nhìn chung, các em ý thúc được vị thế mới của mình trong gia đình và thực hiện một cách tích cực. Tuy nhiên, đa số thiếu niên vẫn cón đi học, các em vẫn phụ thuộc vào cha mẹ về kinh tế, giáo dục… Điều này tạo ra hoàn cảnh có tính hai mặt trong đòi sống của thiếu niên trong gia đình.

Vị thế của thiếu niên trong nhà trường THCS:  Vị thế của HS THCS hơn hẳn vị thế của HS tiểu học. HS THCS ít phụ thuộc vào giáo viên hơn so với nhi đồng. Các em học tập theo phân môn. Mỗi môn học do một giáo viên đảm nhiệm. Mỗi giáo viên có yêu cầu khác nhau đổi với HS, có trình độ, tay nghề, phẩm chất sư phạm và có phong cách giảng dạy liêng đòi hối HS THCS phải thích úng với những yêu cầu mới của các giáo viên. Sự thay’ đổi này có thể tạo ra những khó  khăn nhất định cho HS nhưng lai là yếu tố khách quan để các em dần có được phương thúc nhận thức người khác.

Tóm lại, sự thay đổi điều kiện sống, điều kiện hoạt động của thiếu niên ở trong gia đình, nhà trường, xã hội mà vị tri của thiếu niên được nâng lÊn. Thiếu niên ý thúc được sự thay đổi và tích cực hoạt động để phù hợp với sự thay đổi đó. vì thế đặc điểm tâm lí, nhân cách của HS THCS hình thành và phát triển phong phú hơn so với các lứa tuổi trước.

  1. Giải thích hiện tượng

Nôi dung trao đổi tâm sự của hai bà mẹ đều nói về những biến đổi về thể chất, về sinh lí của lứa tuổi thiếu niên (tuổi HS THCS). Sự phát triển thể chất của thiếu niên diễn ra với tốc. độ phát triển nhanh, mạnh mẽ, quyết liệt nhưng không cân đối. Điều này khiến các em, đặc biệt các em gái cao nhanh, chân tay dài ra nhưng hệ cơ phát triển chậm hơn làm các em “cao vong lên, chân tay dài ngoẵng..Mặt khác trong sự phát triển của hệ xương thi xương chân, xương tay phát triển nhanh nhưng xương cổ tay và các đổt ngon tay chưa hoàn thiện nên các thao tác hành vi ở các em cón lóng ngóng làm gì thì hậu đậu… Rủa bát thì bát vỡ, cắt bìa đậu thì nát cả đậu…”. Tuy nhiên sự mất cân đổi trẻn chỉ diến ra trong thời gian ngấn. Đển cuổi tuổi thiếu niên, sự phát triển thể chất sẽ Êm ả hơn.

Do đó, các bà mẹ nên hiểu và thông cám với khó  khăn của con em, không chế giễu, trách mắng các em và hướng dẫn giúp HS THCS tự tin vượt qua khó  khăn của lứa tuổi.

Hoạt động 2: Tìm hiểu hoạt động giao tiếp của học sinh trung học cơ sở

Dụa vào hiểu biết và kinh nghiệm thực tiến, bạn hãy viết ra suy nghĩ của mình để thực hiện một số yêu cầu sau:

          a. Trình bày đặc trung trong giao tiếp của HS THCS với người lớn và các kiểu quan hệ của người lớn với thiếu niên. Từ đó rút ra kết luận sư phạm cần thiết trong việc giáo dục HS THCS ở xã hội hiện đại.

         * Những nét đặc trung của HS THCS trong giao tiếp với người lớn:  Các kiểu quan hệ của người lớn với thiếu niên:

         * Kết luận sư phạm:

          b. Hãy xử lí các tình huống sau:

          Tình huống 1: Đây là bức thư của một HS gái: “Em năm nay 15 tuổi, em học khá và cũng có… đẹp một chút. Em nói thật, chị đừng bảo em kiêu nhé. Được nhiều bạn quỷ mến nhưng em chưa muốn ai “trồng cây si” vội. Thế nhưng các bạn cú đến. Hễ có tiếng cói xe là mẹ em xông ra, có lần mẹ đã đuổi thẳng cánh hai bạn trai làm em ngương quá. Thế là em bị các bạn ấy tẩy chay. Bây giữ em thấy cô đơn quá, học hành không vào nữa. Nhà em khá giả, em chẳng thiếu thứ gì. Em chỉ thiếu tình bạn. sống bên mẹ mà em cứ tường mình là Thúy Kiều ở lầu Ngưng Bích, bên cạnh sự giám sát của me…”.

          Tình huống 2 là chia sẻ của một bà mẹ: “Con trai tôi đang học lớp 0, cháu thông minh, học giỏi và thích đọc sách, cháu thường thức khuya để đọc sách. Nhưng chồng tôi quy ước cả nhà phải tắt đèn đi ngủ chậm nhất là vào lúc 20g30. Một buổi tối đã đến 20g30 mà cháu vẫn chua tất đèn. Bổ cháu nhắc thì cháu có xin thêm 30 phút nữa. Nhưng chồng tối kiên quyết không đồng ý và tắt phụt đèn ở hàn học của cháu, sáng hòm sau cháu rất buồn và quả quyết: “Lớn hơn một chút, con nhất định sẽ ra đi khỏi nhà”. Nhìn vào mất con, tôi hiểu là cháu nói thật. Tôi buồn và thương con quá nhưng chẳng biết làm sao đây.”

Dựa vào kiến thức về tâm lí học lứa tuổi thiếu niên, hãy giải thích và cho lời khuyên với các bậc cha me trong hai tình huống trên.

THÔNG TIN PHẢN HỒI

     Giao tiếp là hoạt động chủ đạo ở lứa tuổi thiếu niên. Giao tiếp của thiếu niên là một hoạt động đặc biệt. Qua đó, các em thực hiện ý muổn làm người lớn, lĩnh hội các chuẩn mực đạo đức- xã hội của các mối quan hệ. Lứa tuổi thiếu niên có những thay đổi rất cơ bản trong giao tiếp của các em với người lớn và với bạn ngang hàng.

1. Giao tiếp giữa thiếu niên với người lớn

  1. Đặc trưng trong giao tíểp giữa thiểu niên với người lớn

Nét đặc trung trong giao tiếp giữa thiếu niên với người lớn là sự cải tố lại kiểu quan hệ giữa người lớn – trẻ em ở tuổi nhĩ đồng, hình thành kiểu quan hệ đặc trung của tuổi thiếu niên và đặt cơ sở cho việc thiết lập quan hệ của người lớn với người lớn trong các giai đoạn tiếp theo. Quan hệ giữa thiếu niên với người lớn có các đặc trung:

         Thứ nhất : Tính chủ thể trong quan hệ giữa trẻ với người lớn rất cao, thậm chí cao hơn mức cần thiết. Các em có nhu cầu được tôn trọng cao trong quá trình giao tiếp với người lớn. Các em luôn đòi hối được bình đẳng, tôn trọng, được đối xử như người lớn, được hợp tác, cùng hoạt động với người lớn. Nếu người lớn ra lệnh với các em thì bằng cách này hay cách khác sẽ xuất hiện thái độ phản ứng tiêu cực, công khai hoặc ngấm ngầm. Mặt khác các em có khát vọng được độc lập, được khẳng định, không thích sự quan tâm, can thiệp của người lớn, không thích có sự kiểm tra, sự giám sát chăt chẽ của người lớn trong cuộc sống và trong học tập. Nếu được thoảmãn, thiếu niên sung sướng, hài lòng. Ngược lại, nếu khát vọng không được thoả mãn, sẽ nảy sinh ở các em nhiều phân ứng mạnh mẽ (do người lớn ngăn càn hoặc không tạo điều kiện để các em thoả mãn, dẫn tới quan hệ không ổn giữa thiếu niên với người lớn, tạo nên “xung đột” trong quan hệ giữa các em với người lớn). HS THCS có thể không nghe lời, cãi lại người lớn, bảo vệ quan điểm riêng bằng lời nói, việc làm. Chống đối người lớn hoặc bỏ nhà ra đi…

         Thứ hai: Trong quan hệ với người lớn, ở thiếu niên thường xuất hiện nhiều mâu thuẫn. Trước hết là mâu thuẫn trong nhận thức và nhu cầu của trẻ em. Do sự phát triển mạnh về thể chất và tâm lí nên trong quan hệ với người lớn, thiếu niên có nhu cầu thoát li khỏi sự giám sát của người lớn, muổn độc lập. Tuy nhiên, do địa vị xã hội còn phụ thuộc, do chưa có nhiều kinh nghiệm ứng xử và giải quyết vấn đề liên quan trực tiếp tới hoạt động và tương lai cuộc sống nên các em vẫn có nhu cầu được người lớn gần gũi, chia se và định hướng cho mình, làm gương để mình noi theo. Mặt khác là mâu thuẫn giữa sự phát triển nhanh, bất ổn định về thể chất, tâm lí và vị thế xã hội của trẻ em với nhận thức và hành xử của người lớn không theo kịp sự thay đổi đó. Vì vậy người lớn vẫn thường có thái độ và cách cư xử với các em như với trẻ nhỏ.

          Thứ ba: Trong tương tác với người lớn, thiếu niên có xu hướng cường điệu hoá các tác động của người lớn trong ứng xử hằng ngày. Các em thường suy diễn, thổi phồng, cường điệu hoá quá mức tầm quan trọng của các tác động đó, đặc biệt là các tác động liên quan đến danh dự và lòng tự trọng của các em. Trong khi đó, hành vi của chính các em có thể gây hậu quả đến tính mạng mình lai thường bị các em coi nhe. Vì vậy, chỉ cần một sự tác động của người lớn làm tốn thương chút ít đến các em thì trẻ thiếu niên coi đó là sự xúc phạm lớn, sự tốn thất tâm hồn nghiêm trọng, từ đó dẫn đến các phân ứng tiêu cực với cường độ mạnh.

  1. Các kiểu quan hệ của ngườì lớn với thiếu niên

Có hai kiểu ứng xử điển hình của người lớn trong quan hệ với thiếu niên:

         Kiểu ứng xử trên cơ sở người lớn thấu hiểu sự biến đổi trong quá trình phát triển thể chất và tâm lí của thiếu niên. Từ đó có sự thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi phù hợp với sự phát triển tâm lí của các em. Trong kiểu ứng xử này, người lớn thường tôn trọng cá tính và sự phát triển của trẻ. Giữa người lớn và trẻ em có sự đồng cảm, hợp tác theo tinh thần dân chủ, đây là kiểu quan hệ người lớn – người bạn. Kiểu quan hệ này giảm sự xung khắc, mâu thuẫn, có tác dụng tích cực đổi với sự phát triển của trẻ.

          Kiểu ứng xử dựa trên cơ sở người lớn vẫn coi thiếu niên là trẻ nhỏ, vẫn giữ thái độ ứng xử như với trẻ nhỏ. Trong kiểu ứng xử này, người lớn vẫn thường áp đặt tư tường, thái độ và hành vi đối với các em như đổi với trẻ nhỏ. Quan hệ này thường chứa đựng mâu thuẫn và dễ dẫn đến xung đột giữa người lớn và trẻ em. Nguyên nhân là do người lớn không hiểu và không đánh giá đứng sự thay đổi nhanh, mạnh mẽ về phát triển thể chất và tâm lí của các em so với giai đoạn trước, đặc biệt là nhu cầu vươn lên để trở thành người lớn và cảm giác đã là người lớn của trẻ; sự không ổn định về trạng thái súc khỏe thể chất và tâm lí của các em… Kiểu ứng xử này thường dẫn đến sự “đụng độ” giữa thiếu niên với ngưòi lớn về hai phía. Thiếu niên thì cho rằng người lớn không hiểu và không tôn trọng các em, nén các em khó chịu, phân úng lai khi người lớn nhận xét khuyết điểm của mình và tìm cách xa lánh người lớn. Còn người lớn lai quá khắt khe với các em, tạo nên “hố ngăn cách” giữa hai bên. Sự đụng độ có thể kéo dài tớ khi nguờí lớn thay đổi thái độ, cách ứng xử vời thiếu niên.

Sự mâu thuẫn, xung đột trong cách ứng xử của người lớn đối với thiếu niên thường dẫn tới hậu quả xấu, thậm chí nghiêm trọng đối với sự phát triển của các em. Sự rối nhiễu tâm lí, sự lệch chuẩn về hành vi và nhân cách của thiếu niên phần lớn có căn nguyên từ mâu thuẫn trong quan hệ giữa người lớn với trẻ em lứa tuổi này. Bởi vậy, để tránh xảy ra xung đột, người lớn cần có sự hiểu biết nhất định về đặc điểm phát triển thể chất và tâm lí tuổi thiếu niên, đặc biệt là ảnh huờng của dậy thì đến sự phát triển; nên đặt thiếu niên vào vị trí mới, vị trí của người cùng hợp tác, tôn trọng lẫn nhau. Người lớn cần thể hiện sự tôn trọng, bình đẳng và tin tường trong quan hệ giao tiếp với HS THCS; cần gương mẫu, tế nhị trong hành xủ với các em. Đồng thời về phía các em cũng cần phải hiểu và đồng cảm hơn với cha mẹ.

Trong gia đình, nhà trường và trong cộng đồng, nếu người lớn biết “làm bạn” với các em thì quan hệ giữa người lớn với các em sẽ lất tốt đẹp, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển lành mạnh nhân cách của trẻ.

  1. Giao tiếp giữa thiếu niên với nhau
  2. Ý nghĩa và tầm quan trọng của giao tiếp bạn bè đối với sự phát triển nhân cách thiếu niên

Ở tuổi thiếu niên, giao tiếp với bạn đã trở thành một hoạt động thiêng liêng và chiếm vị tri quan trọng trong đời sống các em. Nhiều khi giá trị này cao đến múc đẩy lùi học tập xuống hàng thứ hai và làm các em sao nhãng cả giao tiếp với người thân. Khác với giao tiếp với người lớn (thường diễn ra sự bất bình đẳng), giao tiếp của thiếu niên với bạn ngang hàng là hệ thống bình đẳng và đã mang đặc trưng của quan hệ xã hội giữa các cá nhân độc lập.

  1. Chức năng của giao tiếp với bạn ngang hàng tới thiếu niên

         Chức năng thông tin: Việc giao tiếp với các bạn ngang hàng là một kênh thông tin rất quan trọng, thông qua đó các em nhận biết được nhiều thông tin hơn ở người lớn. chẳng hạn, phần lớn thông tin về vấn đề giới tính, thiếu niên thu nhận được từ các bạn ngang hàng.

         Chức năng học hỏi: Nhóm bạn giúp thiếu niên phát triển các kĩ năng xã hội, khả năng lí luận, diễn tả cảm xúc. Đối thoại và tranh luận với bạn bè, các em học cách diễn tả ý nghĩ, cảm xúc, khả năng giải quyết vấn để, học hỏi một cách thực tế việc biểu lộ tình cảm, săn sóc, thương yêu, làm giảm đi những nóng giận và những xúc cảm tiêu cực. Bạn bè làm cho các em tăng cường nhận định về giá trị đạo đức và các giá trị khác. Trong nhóm bạn, các em phải tự đánh giá những giá trị của chính minh và của các bạn và quyết định hành động, ứng xử hợp lí, kịp thời. Quá trình đánh giá này có thể giúp các em lĩnh hội được những chuẩn mực, giá trị đạo đức của xã hội.

         Chức năng tiếp xúc, xúc cảm: Giao tiếp với bạn giúp thiếu niên trao đổi, tâm sự một cách “bí mật” những ước mơ, tình cảm lãng mạn, những vấn để thầm kín liên quan đến phát dục… thậm chí cả những vấn để không rõ chú đề, nhằm thoả mãn nhu cầu tiếp xúc xúc cảm. Việc được gặp nhau hằng ngày để giãi bày tâm sự, để trao đổi các sự kiện, các cảm nhận và các suy tư của mình là nhu cầu nổi trội của tuổi thiếu niên, là niềm hạnh phúc về mặt tình cảm và sự ổn định xúc cảm quan trọng đối với các em. Việc có được sự tôn trọng, lắng nghe, đồng cảm, chia sẻ và yêu mến của bạn bè là điều có ý nghĩa rất lớn đổi với lòng tự trọng của thiếu niên.

         Chức năng thể hiện và khẳng định nhân cách cá nhân: Việc giao tiếp với bạn ngang hàng là cách tốt nhất để thiếu niên thể hiện và khẳng định cá tính, tính cách, xu hướng và trí tuệ của mình. Việc giao tiếp với bạn khác giới đã giúp các em khẳng định sự trưởng thành về giới tính của mình. Cách ứng xử và thái độ của các em sẽ được phát triển trong quan hệ với bạn khác giới để chúng tố sự trưởng thành của bản thân.

         Bạn bè giúp nâng cao lòng tự trọng của thiếu niên: Nhóm bạn tốt thường tự hào về những điều họ đã làm. Lòng tự hào đúng lúc, đứng mức, niềm hạnh phúc vì có bạn đã làm lòng tự trọng của các em được nâng cao. Giáo dục lẫn nhau thông qua bạn ngang hàng là một nét đặc thù trong quan hệ của các em với bạn.

Như vậy, bạn bè đóng vai trò quan trong trong sự phát triển tâm lí tình cảm, ứng xử của HS THCS. Giao tiếp với các bạn cùng giới và khác giới trong thời niên thiếu mở đầu cho cuộc sống trưởng thành ngoài xã hội.

c. Một số đặc điểm giao tiếp của thiếu niên với bạn ngang hàng

         Nhu cầu giao tiếp với bạn ngang hàng phát triển mạnh. Giao tiếp với bạn đã  trở thành nhu cầu cấp thiết vì các em có xu hướng muốn tách khỏi người lớn do trong quan hệ với người lớn, các em ít được bình đẳng. Đây là lứa tuổi đang khao khát tìm một vị trí ở bạn bè, ở tập thể, muốn được sự công nhận của bạn bè. Các em giao tiếp với bạn để khẳng định mình, để trao đổi những nhận xét, tình cảm, ý nghĩ, tâm tư, khó khăn của mình trong quan hệ với bạn, với người lớn… Các em mong muốn có người bạn thân để chia sẻ, giãi bầy tâm sự, vương mắc, băn khoăn. Nhu cầu có bạn thân, bạn tin cậy ngày càng trở nên cấp bách với thiếu niên, đặc biệt với các em cuối cấp THCS. Người bạn thân được các em coi như “cái tôi thứ hai của mình”.

Trong cuộc sống hằng ngày, các em không thể không có bạn. Các em có những rung cảm nặng nề nếu quan hệ với bạn bị nghèo nàn hay các em mất bạn. Sự tẩy chay của bạn bè, của tập thể có thể thúc đẩy các em sửa chữa để được hòa nhâp với bạn, cũng có thể làm các em tìm kiếm và gia nhâp nhóm bạn ngoài trường, hoặc nảy sinh các hành vi tiêu cực như phá phách, gây hấn… Người lớn cần lưu ý điểu này vì khi HS xa ròi tập thể, kết bạn thành nhóm tự phát ngoài trường học có thể dẫn tới hậu quả đáng tiếc. Nhiều HS THCS bị bạn xấu lôi kéo, quên việc học hành, ăn chơi hoang phí, lừa dối cha mẹ và giáo viên. Những em này thường hiểu lầm tinh thần tự lực, quyền tự do để thỏa mãn lòng tự ti, sống buông thả ngoài sự kiểm soát của cha mẹ, thầy cô giáo. Từ những ảnh hưởng xấu nhỏ đến những ảnh hưởng xấu lớn, các em dần trượt ra khỏi khuôn khổ bình thường của gia đình, nhà trường, xã hội và đây là nguyên nhân dẫn đến việc các em phạm pháp, bụi đời.

          Quan hệ với bạn của thiếu niên là hệ thống độc lập và bình đẳng. Thiếu niên coi quan hệ với bạn là quan hệ thiêng liêng của cá nhân và các em muốn được độc lập, không muốn người lớn can thiệp.

Trong quan hệ với bạn, vị thế của các em được bình đẳng, ngang hàng. Các em mong muốn bạn phải có thái độ tôn trọng, trung thực, cời mở, hiểu biết và sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau. HS THCS thích giao tiếp và kết bạn với những bạn học cùng lớp được nhiều người tôn trọng, dễ thông cảm, chia se với bạn. Mọi vi phạm sự bình đẳng trong giao tiếp, trong quan hệ như kiêu căng, chơi trội, coi thường bạn… thường bị nhóm bạn lên án và tẩy chay.

          Quan hệ với bạn của thiếu niên là hệ thống yêu cầu cao và máy móc. So với lứa tuổi nhỏ và cả các lứa tuổi sau này, quan hệ của tuổi thiếu niên được xây dựng trên cơ sở các chuẩn mực tình bạn cao và chặt chẽ. Thiếu niên yêu cầu rất cao về phía bạn cũng như bản thân. Các phẩm chất tâm lí được các em đặc biệt coi trọng là các phẩm chất liên quan trực tiếp tới sự kết bạn như sự tốn trọng, bình đẳng, trung thực, dám hi sinh quyền lợi của mình vì bạn… vì vậy, các em thường lên án các thái độ và hành vĩ từ chối giúp bạn, ích kỉ, tham lam, tự phụ, hay nói xấu bạn, nịnh bợ, xu thời… Ngoài ra, thiếu niên cũng coi trọng các phẩm chất liên quan tới các thành tích trong học tập và tu dưỡng của bạn như sự thông minh, chăm chỉ, kiên trì, nhiệt tình và có trách nhiệm đổi với công việc chung của nhóm…

Đáng lưu ý là các yêu cầu về chuẩn mục trong tình bạn của thiếu niên về cơ bản phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội và là cơ sở của lí tương đạo đức xã hội đang hình thành và phát triển ở tuổi thiếu niên. Đồng thời cần thường xuyên quan tâm, giúp các em tránh sự cường điệu hoá, tuyệt đổi với các chuẩn mực đó trong ứng xử hằng ngày; tránh sự ngộ nhận những phẩm chất này với các nhận thức, thái độ và hành vi không phù hợp như sự bướng bỉnh trước người lớn, sự bao che khuyết điểm, a dua với nhỏm bạn cùng làm việc tiêu cực vì “lời hứa danh dự”…

     Sắc thái giới tính trong quan hệ với bạn ở thiếu niên: Sự dậy thì đã kích thích thiếu niên quan tâm đến bạn khác giới. Tự ý thức phát triển giúp thiếu niên nhận thức được đặc điểm giới tính của minh, ở các em đã xuất hiện những rung động, những cám xúc mới lạ với bạn khác giới.

Tình bạn với người khác giới đã khác hẳn lứa tuổi trước. Tình bạn giữa các em trai và gái thường nảy sinh ở những lớp cuổi cấp (lớp 0, lớp 9) và sự gắn bỏ giữa các em có thể sâu sắc. Sự quan tâm đến bạn khác giới có ý nghĩa đổi với sự phát triển nhân cách HS THCS: có thể động viên những khả năng của thiếu niên, gợi nên những nguyện vọng tốt, cùng thi đua học tập, giúp đỡ nhau, bảo vệ lẫn nhau… Trong giao tiếp với bạn khác giới, các em cũng thể hiện mâu thuẫn giữa ý muốn, nhu cầu với hành vi thể hiện (có nhu cầu giao tiếp với bạn khác giới nhưng lại cố ngụy trang ý muốn, che giấu nội tâm của mình).

Cách thể hiện với bạn khác giới của các em nam khác với nữ. Các em nam thể hiện khá manh mẽ, đôi khi cón thô bạo, “gây sự” với bạn nữ để bạn chú ý đến mình. Các em nữ thường kín đáo, tế nhị hơn (các em thường chú ý đến hình thức của minh, trang phục, cách ứng xử, che giấu tình cảm của mình…).

Tuy hành vi bề ngoài có vẻ khác nhau nhưng thiếu niên đều có hiện tượng tâm lí giống nhau là: quan tâm đặc biệt hơn đến bạn khác giới và mong muổn thu hút được tình cảm của bạn. Trong tình bạn khác giới, các em vừa hồn nhiên, trong sáng, vừa có vẻ thận trọng, kín đáo, có ý thúc rõ rệt về giới tính của bản thân. Tinh cảm này nhiều khi chỉ thoáng qua, nhưng cũng có trường hợp khá bền vững, có thể có sóng giỏ, rồi lại ổn định dần và để lại nhiều kỉ niệm sâu sắc. Nếu gặp ảnh hưởng không thuận lợi, các em dế bị sa vào con đường tình đĩ quá sớm, không có lợi cho việc phát triển nhân cách. Trong trường hợp này, cha mẹ , các thầy cô giáo phải hết súc bình tĩnh, giúp thiếu niên tháo gỡ một cách tế nhị. Nhìn chung nên tổ chức các hoạt động tập thể có ích, phong phú giúp trẻ hiểu biết lẫn nhau, quan tâm tới nhau một cách vô tư, trong sáng.

Tóm lại, giao tiếp là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi thiếu niên – HS THCS. Sự phát triển trong giao tiếp của thiếu niên nói lên bước quá độ từ giao tiếp của trẻ con sang giao tiếp của người trường thành. Trong đó diễn ra sự thay đổi quan hệ qua lại giữa thiếu niên với người lớn, đặc biệt với cha mẹ. Trong giao tiếp với người lớn có thể nảy sinh những khó khăn, xung đột do thiếu niên chưa xác định đầy đủ giữa mong muốn về vị trí và khả năng của mình. Tronggiao tiếp, thiếu niên định hình theo bạn bè rất mạnh mẽ. Giao tiếp với bạn chiếm vị trí quan trọng trong đời sống và có ý nghĩa thiết thực đổi với sự phát triển nhân cách của thiếu niên.

  1. Xử lí tình huống

–                   Tình huống thứ nhất:

4- Trong chia sẻ của HS thì em gái có vẻ rất búc xúc với me. Bà mẹ chưa thực sự làm bạn với con khi con gái minh đang bước vào tuổi người lớn. Bà mẹ chưa tìm hiểu xem các bạn của con đến nhà mình làm gì mà đã chạy ra đuổi “Hê có tiếng cói xe ỉà mẹ em xông ra, có lần mẹ đã đuổi thẳng cánh hai bạn tnai ỉàm em ngượng quá”.

Cần phải thấy là con em ở lứa tuổi này đang lớn, có nhu cầu giao tiếp với bạn và bạn khác giỏi. Nhưng bà mẹ không đặt mình vào hoàn cảnh của con, kiên quyết không cho các bạn đó gặp con gái mình. Điều này tạo nên khó  khăn trong giao tiếp giữa bà mẹ với các con. Các bạn trai cảm thấy bị xúc phạm nên đã không chơi với bạn gái này nữa “Thế là em bị các bạn tẩy chay”. Bà me vẫn coi con gái mình là trẻ nhỏ.

– Bà mẹ đã không thông cảm với con gái mình, đã làm ảnh hưởng đến lòng tự trọng của cô gái, khiến cô buồn bã, chán nản: “Bây giờ em thấy cô đơn quá, học hành không vào nữa. Nhà em khá giả, em chẳng thiếu thú gì. Em chỉ thiếu tình bạn. sống bên mẹ mà em cứ tường mình là Thuý Kiều ở lầu Ngưng Bích, bên cạnh sự giám sát của mẹ…”. Nếu tình trạng này kéo dài có thể gây nỗi nhiễu tâm lí ở cô gái.

Tình huống thứ 2:

         Cũng như ở bà mẹ trong tình huống 1, ông bố trong tình huống 2 cũng không tôn trọng con trai khi con minh đang trong giai đoạn thiếu niên “Con trai tôi đang học lớp 8″. Ông bố vẫn ứng xử với con trai như với trẻ nhỏ, mặc dù “cháu thông minh, học giỏi và thích đọc sách. Cháu thường thức khuya để đọc sách

         Người cha đã quá cứng nhắc khi “quy ước cả nhà phải tắt đèn đi ngủ chậm nhất là vào lúc 22h30″. Bời vậy khi con trai ham đọc sách, xin thêm 30 phút nhung ngườ cha kiên quyết không cho “Một buổi tố đã đến 22h30 mà cháu vẫn chua tất đèn. Bố cháu nhắc thì cháu có xin thêm 30 phút nữa. Nhưng chồng tôi kiên quyết không đồng ý và tắt phụt đèn ở bàn học của cháu”. Hành động của ông bổ đã gây bức xúc cho con trai, làm cho cháu đã nghĩ đến chuyện rời bố gia đình, sáng hôm sau cháu rất buồn và quả quyết “Lớn hơn một chút, con nhất định sẽ ra đi khỏi nhà”.

         Nhận xét: Trong cả hai tình huống trên, cách ứng xử của các bậc cha mẹ với con trong độ tuổi HS THCS là chưa đúng. Họ vẫn coi con mình như là trẻ nhỏ và giữ thái độ ứng xử cứng nhắc với con của mình. Quan hệ kiểu này thường chứa đựng mâu thuẫn và dễ dẫn đến xung đột giữa người lớn với các em. Trong cả hai trường hợp trên, nên chăng cô gái ở tình huống 1 và cậu con trai trong tình huống 2 (hoặc bà mẹ cậu ta) có thể gặp chuyên viên tâm lí học đường để được chia sẻ, trợ giúp cho cả HS và các bậc cha me để họ có thể thay đổi cách ứng xử với con, để quan hệ giữa cha me với con ở lứa tuổi này được tốt hơn.

Hoạt động 3: Tìm hiểu sự phát triển nhận thức của học sinh trung học cơ sở

Dựa vào hiểu biết và kinh kiệm thực tiễn dạy học của bản thân, bạn hãy viết ra những suy nghĩ của mình về:

Sự phát triển cấu trúc nhận thức của HS THCS:

THÔNG TIN PHẢN HỒI      

1. Sự phát triển cấu trú nhận thức của học sinh THCS:  Đặc điểm đặc trung trong sự phát triển cấu trúc nhận thức của HS THCS là sự hình thành và phát  triển các tri thứ lí luận, gắn với các mệnh đề. Nếu như đồng hình thành và phát triển các khái niệm khoa học trên cơ sở các hành động vật chất với các sự vật cụ thể thì ở thiếu niên đã hình thành và phát triển các khái niệm khoa học cố tính khái quát dựa trên khả năng suy luận logic. Suy nghĩ và sự hình thành các tri thức không cón bị ràng buộc chăt chẽ vào các sự kiện được quan sát mà áp dụng các phương pháp logic. Các cấu trúc nhận thức này được các em thu nhận thông qua việc học tập các môn học trong nhà trường như: Toán, Vật lí, Hoáhọc, Giáo dục công dân…

2. Sự phát triển các hành động nhận thức của học sinh trung học cơ sở.

a. Sự phát triển tri giác

Ở HS THCS, khối lượng các đối tương tri giác được tăng rõ rệt. Tri giác của các em có trình tự, có kế hoạch và hoàn thiện hơn. Các em có khả năng phân tích và tống hợp phức tạp khi tri giác sự vật, hiện tượng. Các em đã sử dụng hệ thống thông tin cảm tính linh hoạt tuỳ thuộc vào nhiệm vụ của tư duy. Khả năng quan sát phát triển, trở thành thuộc tính ổn định của cá nhân.

Tuy nhiên tri giác của HS THCS còn một số hạn chế: thiếu kiên trì, cón vội vàng, hấp tấp trong tri giác, tính tố chức, tính hệ thổng trong tri giác cón yếu. Vì vậy giáo viên cần rèn luyện cho các em kĩ năng quan sát qua các giờ giảng lí thuyết các giờ thực hành, hoạt động ngoài giữ lên lớp, các sinh hoạt tập thể, hoạt động thể dục thể thao, tham quan, dã ngoại…

          b.Sự phát triển trí nhớ

      Ghi nhớ chú định, ghi nhớ ý nghĩa, ghi nhớ logic đang dần được chiếm ưu thế hơn ghi nhớ máy móc. Trong khi tái hiện tài liệu, HS THCS đã biết dụa vào logic của vấn đề nên nhớ chính xác và lâu hơn. Các em có khả năng sử dụng các loại tri nhớ một cách hợp lí, biết tìm các phuơng pháp ghi nhớ, nhớ lai thích hợp, có hiệu quả, biết phát huy vai trò của tư duy trong các quá trình ghi nhớ. Kĩ năng tổ chức hoạt động của HS THCS để ghi nhớ tài liệu, kĩ năng nắm vững phương tiện ghi nhớ được phát triển ở mức độ cao hơn nhiều so với ở tuổi nhi đồng.

Ghi nhớ của HS THCS cũng cón một số thiếu sót. Các em thường bị mâu thuẫn trong việc ghi nhớ, mặc dù có khả năng ghi nhớ ý nghĩa song các em vẫn tuy tiện trong ghi nhớ, khi gặp khó khăn lại từ bỏ ghi nhớ ý nghĩa. Các em chưa hiểu đúng vai trò của ghi nhớ máy móc, xem đó là học vẹt nên coi thường loại ghi nhớ này, do đó không nhớ được tài liệu chính xác. Vì vậy, giáo viên cần giúp các em phát triển tốt cả hai loại ghi nhớ trên.

c. Sự phát triển chú ý

          Chú ý có chủ định ở HS THCS phát triển mạnh hơn so với nhi đồng. Sức tập trung chú ý cao hơn, khả năng di chuyển được tăng cường rõ rệt, khả năng duy trì chú ý được lâu bền hơn so với nhi đồng, chú ý của các em thể hiện sự lựa chọn rất rõ (phụ thuộc vào tính chất của đổi tương, vào húng thú của HS THCS…).

Tuy nhiên trong sự phát triển chú ý của HS THCS cũng thể hiện mâu thuẫn. Một mặt, chú ý có chủ định ở các em phát triển mạnh. Mặt khác những ấn tượng và rung động mạnh mẽ, phong phú lại làm cho chú ý của các em không bền vững. Điều này phụ thuộc vào húng thú nhận thức, vào tài liệu cần lĩnh hội, vào tâm trạng, thái độ của HS trong giờ học. Bởi vậy, giáo viên cần tổ chức giờ học có nội dung hấp dẫn, đòi hỏi HS phải tích cực hoạt động, tích cực suy nghĩ, tham gia xây dựng bài…

D.Sự phát triển tư duy.

          Chuyển từ tư duy cụ thể sang trừu tượng là nét đặc thù trong sự phát triển tư duy của HS THCS. Tuy nhiên ở đầu cấp THCS, thành phần của tư duy cụ thể vẫn phát triển mạnh và giữ vai trò quan trọng trong cấu trúc tư duy. Sang các lớp cuối cấp, tư duy trừu tượng phát triển mạnh. Các em có khả năng phân tích tài liệu tương đổi đầy đủ, sâu sắc, biết phân tích các yếu tố bản chất, những mối liên hệ, quan hệ mang tính quy luật… khi lĩnh hội, giải quyết nhiệm vụ. Khả năng khái quát hoá, trừu tượng hoá ở HS THCS phát triển mạnh. Khả năng suy luận của các em tương đối hợp lí và có cơ sở sát thực.

          Khác với nhi đồng, HS THCS phân tích nhiệm vụ trí tuệ bằng cách tạo ra những giả định khác nhau, những liên hệ giữa chứng và kiểm tra những giả thuyết này. Các em phát triển kĩ năng sử dụng những giả thuyết để giải quyết các nhiệm vụ trí tuệ trong việc phân tích hiện thực. Tư duy bằng những giả định là công cụ đặc biệt của suy luận khoa học.

          HS THCS muốn độc lập lĩnh hội tri thức, muốn giải quyết bài tập, nhiệm vụ theo những quan điểm, lập luận, cách diễn đạt riêng, không thích trả lời máy móc như nhi đồng. Các em không dễ tin, không dễ chấp nhận ý kiến người khác, muốn tranh luận, chứng minh vấn để một cách sát thực, rõ ràng, thậm chí đôi khi muốn phê phán những kết luận, những phán đoán của người khác. Sự hình thành tính độc lập và sáng tạo là một đặc điểm quan trọng trong sự phát triển tư duy của HS THCS.

          Trên thực tế, tư duy của HS THCS còn bộc lộ một số hạn chế. Một số em nắm dấu hiệu bé ngoài của khái niệm khoa học dễ hơn các dấu hiệu bản chất của nó; các em hiểu bản chất của khái niệm song không phải lúc nào cũng phân biệt được dấu hiệu đó trong mọi trường hợp; gấp khó khăn trong khi phân tích mối liên hệ nhân quả… Ngoài ra đối với một số HS, hoạt động nhận thức chưa trở thành hoạt động độc lập, tính kiên trì trong học tập còn yếu.

Từ những đặc điểm trên, giáo viên cần chú ý phát triển tư duy trừu tượng cho HS THCS để làm cơ sở cho việc lĩnh hội khái niệm khoa học trong học tập, hướng dẫn các em biện pháp rèn luyện kỉ năng suy nghĩ độc lập, cồ phê phán.

 e. Sự phát triển khả năng tưởng tượng và ngôn ngữ:

Khả năng tưởng tượng ở HS THCS khá phong phú nhưng còn bay bổng, thiếu thực tiến.

Ngôn ngữ của HS THCS đang phát triển mạnh, vốn từ tăng lên rõ rệt. Ngôn ngữ của các em phức tạp hơn, từ vựng phong phú hơn, tính hình tượng và trình độ logic chặt chẽ trong ngôn ngữ phát triển ở mức cao hơn so với nhi đồng.

Tuy nhiên ngôn ngữ của HS THCS cũng còn hạn chế: khả năng dùng từ để biểu đạt ý nghĩ còn hạn chế, các em còn dùng từ chưa chính sác, chưa chú ý cách diễn đạt theo cấu trúc ngữ pháp chãt chẽ; một số em thích dùng từ cầu kì, bỏng bẩy nhưng sáo rỗng do ý muốn bất chước người lớn, hoặc sử dụng một số thành ngữ dung tục.

* Một số lưu ý trong công tác giáo  dục học sinh trung học cơ sở.

          Nhà trường và gia đình nên gần gũi, chia sẻ với HS; tránh để các em thu nhận những thông tin ngoài luồng; tránh tình trạng phân hoá thái độ đối với môn học, học lệch để các em có được sự hiểu biết toàn diện, phong phú.

          Cần giúp HS THCS hiểu được các khái niệm đạo đức một cách chính xác, khắc p

Số lượt xem: 20658