​MÊ TÍN DỊ ĐOAN – QUAN NIỆM VÀ NGUỒN GỐC

MÊ TÍN DỊ ĐOAN – QUAN NIỆM VÀ NGUỒN GỐC


Mê tín, dị đoan
là hiện tượng xã hội phổ biến và đang có nhiều biến tướng, ảnh
hưởng không nhỏ đến đời sống xã hội. Vậy “mê tín dị đoan” là gì? Nó có nguồn gốc
từ đâu mà trong thời đại khoa học ngày càng phát triển nó không những không mất
đi mà còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn? Trong bài viết dưới đây,
Đồ thờ Hải
Mạnh
xin chia sẻ một số thông tin khái lược về vấn đề này.

“Mê tín”
“dị đoan”
thực ra là hai khái niệm khác nhau.
“Mê tín”

“Dị đoan”
được ghép nối để tạo thành khái niệm “mê tín dị đoan”. Trong sinh hoạt xã hội
hiện nay, rất ít người sử dụng từ “mê tín” với nguyên nghĩa của nó. Khi người ta
nói “mê tín” thì có nghĩa là đề cập đến khái niệm “mê tín dị đoan”.

Theo nghĩa Hán – Việt thì “mê” có nghĩa là mờ tối, u mê; “tín” là tin tưởng. “Mê
tín” là tin tưởng một cách mê muội. “Dị đoan” là những chuyện dị thường, hoang
đường.

Còn theo Từ điển Tiếng Việt năm 1992 của Trung tâm Từ điền Ngôn ngữ – Viện Ngôn
ngữ học – Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn, trang 976 thì định nghĩa:
“Mê tín”
là: (1) tin một cách mù quáng vào những cái thần bí, vào những chuyện thần
thánh ma quỷ, số mệnh… (2) sự ưa chuộng, tin một cách mù quáng không biết suy
xét; còn “Dị đoan” là (a) Điều quái lạ, huyền hoặc, hoang đường…, (b) Tin vào
dị đoan.

Trên cơ sở đó, nhiều nhà nghiên cứu đã thống nhất quan niệm về mê tín dị đoan là
những biểu hiện tin và làm theo những điều phi lý, phản khoa học, liên quan đến
lĩnh vực tâm linh, tinh thần của con người, là những hành vi phản văn hóa, gây
tác hại đến bản thân và xã hội.
Dị đoan là hệ quả của mê tín, làm theo những điều quái dị không thật, không hợp
lẽ phải. Dị đoan là mức cao hơn của mê tín. Ví dụ: nghe theo lời “thánh phán” về
đốt nhà, uống nước tàn nhang, nước thải dẫn đến thiệt hại về tài sản và sức
khỏe. Cũng có thể từ mê tín dị đoan dẫn đến hiện tượng tôn giáo mới, tôn giáo
lạ, tà giáo…

Thực ra, tôn giáo và tín ngưỡng cũng đều xây dựng trên những điều “thần bí,
huyền hoặc”, song nó không phải là mê tín, dị đoan. Tôn giáo, tín ngưỡng và mê
tín dị đoan có quan hệ chặt chẽ với nhau và giữa chúng là một ranh giới mỏng
manh. Sự khác nhau giữa mê tín dị đoan với tôn giáo, tín ngưỡng, Đồ thờ Hải Mạnh
đã có bài viết “

TÔN GIÁO, TÍN NGƯỠNG, MÊ TÍN DỊ ĐOAN – NHỮNG ĐIỂM GIỐNG VÀ KHÁC NHAU.

Về nguồn gốc của mê tín, dị đoan, theo các nhà nghiên cứu thì có thể xuất phát
từ mấy nguồn gốc sau đây:

1. Nguồn gốc từ tàn dư của nền văn hóa cũ

Đó là những phong tục, tập quán của xã hội cũ. Khi một chế độ xã hội mới ra đời,
những tư tưởng, những phong tục, tập quán cũ chưa mất đi mà vẫn còn tồn tại và
ảnh hưởng trong đời sống, sinh họat của đại bộ phận dân cư. Nó không dễ dàng bị
loại bỏ và thậm chí có thể bùng phát trở lại nếu có điều kiện thuận lợi, như ở
phương Đông, trong chế độ phong kiến, Nho giáo và Đạo giáo có sự chi phối rất
mạnh đến đời sống xã hội. Giai cấp phong kiến sử dụng những tôn giáo này làm
công cụ để cai trị xã hội. Quan niệm về âm dương, ngũ hành của Đạo giáo là cơ sở
để hình thành các hình thức bói toán. Tư tưởng “thiên mệnh” và các lễ nghi tế
bái trời đất của Nho gia đã tạo ra các hình thức cúng bái, khấn lễ trong nhân
dân. Đến khi chế độ phong kiến bị đánh đổ, những tư tưởng ấy vẫn tồn tại do đã
ăn sâu thành phong tục, tập quán của nhân dân.

Những trào lưu tư tưởng của xã hội cũ khi không còn giữ được địa vị thống trị
vẫn còn tồn tại trong xã hội đương thời và vận động theo 2 chiều hướng: hướng
tích cực thì phát triển thành những giá trị truyền thống mà ta gọi là bản sắc
văn hóa; hướng tiêu cực thì chuyển thành những tập tục lạc hậu và mê tín dị
đoan.


 

2. Nguồn gốc nhận thức

Mê tín dị đoan là một hiện tượng xã hội, ra đời, tồn tại và phát triển cùng với
lịch sử xã hội loài người.
Trong xã hội công xã nguyên thủy, do trình độ lực lượng sản xuất chưa phát
triển, con người cảm thấy yếu đuối và bất lực trước tự nhiên rộng lớn và bí ẩn.
Vì vậy, họ gán cho tự nhiên những sức mạnh to lớn, thần thánh hóa sức mạnh đó.
Khi xã hội xuất hiện giai cấp, bên cạnh cảm giác yếu đuối trước sức mạnh của tự
nhiên, con người còn cảm thấy bất lực trước những sức mạnh tự phát của xã hội.
Sự yếu kém của trình độ phát triển lực lượng sản xuất, sự bần cùng về kinh tế,
áp bức về chính trị là nguồn gốc sâu xa của mê tín dị đoan.

Mặt khác, xã hội loài người phát triển không đồng đều, có những cộng đồng người
phát triển cao, có những cộng đồng người chậm tiến. Các cá nhân trong xã hội
cũng vậy, có người hiểu biết nhiều, có người hiểu biết ít. Do đó, trình độ nhận
thức giữa những cộng đồng người hoặc cá nhân là khác nhau. Điều này cho thấy tại
sao trong khi khoa học đã rất phát triển, sự hiểu biết của con người về thế giới
ngày càng đầy đủ và sâu sắc thì vẫn còn những cộng đồng người tin vào sự sắp đặt
của trời, thần, ma quỷ, vào “thế giới bên kia”. Trình độ nhận thức kém làm nảy
sinh những hành vi mê tín dị đoan trong các cá nhân hoặc cộng đồng dân cư.

3. Nguồn gốc tâm lý, nhất là tâm lý mong cầu và tâm lý sợ hãi

Là con người có ai không mong cầu, không sợ hãi. Đã có hai thứ này thì nhất định
sẽ rơi vào mê tín dị đoan. Mong cầu được bình an, hạnh phúc và sự sợ hãi, lo
lắng khi phải đối mặt với những rủi ro, bất hạnh, cái chết… là những tình cảm
tâm lý làm cho con người luôn tìm cách xoay trở, đối phó. Khi cảm thấy sự xoay
trở, đối phó bất lực thì bèn tìm đến các lực lượng siêu nhiên, huyền bí để nhờ
che chở, ban ơn. Người theo tôn giáo thì thể hiện niềm tin tôn giáo, người không
theo tôn giáo thì cũng nhờ cậy đến một “vị linh thiêng” nào đó gần gũi với mình
như “thổ địa”, “hà bá”, “ông hổ”… Sự sợ hãi dễ dẫn con người đến những hành vi
kiêng cữ, cúng bái, cầu khấn, kể cả những người có địa vị xã hội, trình độ học
vấn cao, hiểu biết rộng và hoạt động khoa học./.