[MẸ CẦN BIẾT] Thai 33 tuần tuổi cân nặng bao nhiêu?
Khi mang thai người mẹ rất quan tâm về tình trạng của thai nhi trong bụng. Một trong những yếu tố được các bà mẹ quan tâm nhất chính là cân nặng của thai nhi. Theo từng giai đoạn mà thai nhi có số cân nặng khác nhau, cân năng của thai nhi sẽ tăng theo số tuần tuổi của thai. Vậy khi thai 33 tuần tuổi cân nặng bao nhiêu? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho mẹ bỉm thông tin trên nhé!
Thai 33 tuần tuổi nặng bao nhiêu?
Khi thai được 33 tuần tuổi sẽ có chiều dài khoảng 42cm và nặng khoảng 2-2,3kg. Thời điểm này thì thai nhi có kích thước như một trái dứa.
Cân nặng của thai nhi sẽ được tăng lên khoảng 1-2 gram mỗi tuần và sẽ tăng đến khi bé được sinh ra.
Khi cân nặng của thai nhi chênh lệch khoảng 2-3gram so với bình thường thì thai đã lớn hay nhỏ hơn so với tuần tuổi của thai.
Ngoài ra thì thai có thể chịu ảnh hưởng của một số yếu tố từ người mẹ như lượng đường, một số vấn đề khi người mẹ mang thai như tiểu đường, máu nhiễm mỡ cũng có thể làm cân nặng của bé lớn hơn bình thường hay còn lí do khác là sự tăng cân của mẹ, cấu trúc tử cung cao cũng làm ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ.
>>> ĐỌC NGAY: Mix nut – Sản phẩm hạt dinh dưỡng tiện lợi dành cho bà bầu
Chỉ số thai 33 tuần tuổi mẹ cần biết
Khi đi khám thai ngoài việc quan sát, theo dõi cân nặng của thai thì người mẹ cũng cần quan tâm những chỉ số khác của thai nhi. Những chỉ số cần được qun tâm như chiều dài từ đầu đến chân, đường kính lưỡng đỉnh, chiều dài xương đùi, chu vi bụng, chu vi đầu.
-
Chiều dài từ đầu đến chân (CRL) 43-43,7mm
- Đường kính lưỡng đỉnh (BPD) 83-85mm
-
Chiều dài xương đùi (FL) 64-66mm
-
Chu vi bụng (AC) 275-290mm
-
Chu vi đầu (HC) 300-304mm
Khi phát hiện những chỉ số trên có chênh lệch quá nhiều thì bác sĩ sẽ hướng dẫn cho người mẹ về chế độ dinh dưỡng thích hợp hơn để cho thai trở về phát triển bình thường.
Sự phát triển kỳ diệu cuat hai nhi 33 tuần tuổi
Ở tuần thứ 33 thai kỳ, kích thước bụng của mẹ bầu như một quả dưa hấu là bằng chứng rõ ràng nhất trong chặng đường mẹ và bé đã cùng nhau đi qua. Cân nặng có thể sẽ tăng trong thời gian sau còn chiều dài có thể sẽ khá giống với chiều dài lúc sinh của trẻ.
Thai nhi bắt đầu có những phản ứng rõ rệt hơn với những d9eiu62 xảy ra bên ngoài của mình. Lúc này thai nhi rất nhạy cảm với ánh sáng khi xuyên qua thành bụng ngày càng mỏng dần của mẹ, đôi mắt của trẻ đã biết nhắm khi trời tối và mở ra khi trời lóe sáng. Và đó cũng là một trog những bài học đầu tiên mà trẻ học hỏi về sự khác biệt giữa ban ngày và ban đêm.
Nước ối vẫn là một thành phần đóng yếu tó quan trọng trong việc bao quanh em bé. Ở trong bụng mẹ thì nước ối giúp cho nhiệt độ của bé ấm hơn 1 độ so với nhiệt độ của cơ thể mẹ giúp cho em bé luon ấm áp đến khi em bé được chào đời. Đến thời điểm tuần thứ 33 thì nước ối trong bụng mẹ đã ngày càng nhiều, nên tọ ra một lớp đệm giữa mẹ và bé. Và đó cũng là lí do khiến mẹ khó chịu hơn khi bé có những cú móc trái hay đá karate.
Ở giai đoạn này mặc dù có cảm giác bé muốn ra ngoài nhưng cơ thể bé chưa phát triển hoàn thiện, cơ thể của bé lúc này vẫn bận rộn để phát triển hệ thống miễn dịch độc lập, phần lớn là dựa vào các kháng thể mà mẹ cung cấp qua nhau thai.
Xương của bé đã phát triển cứng cáp hơn, nhưng hộp sọ vẫn còn mềm và linh hoạt vì lúc này não của trẻ cần được nén nhẹ để chuẩn bị sinh ra thế giới bên ngoài. Và khi được sinh ra thì hộp sọ của bé vẫn có vài điểm mềm trong vài năm đầu tiên khi bé được sinh ra cho não bộ phát triển.
Dinh dưỡng của mẹ bầu khi thai 33 tuần tuổi
Nguồn thức ăn cho bà bầu rất quan trọng, nguồn dinh dưỡng mẹ bầu nạp vào hàng ngày cũng chính là nguồn thức ăn chính giúp cho cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Vậy nên mẹ cần chú ý các điều sau để đảm bảo cho sức khỏe của bé:
Cân đối về chế độ dinh dưỡng
Nên ăn đa dạng các loại thực phẩm khác nhau. Hạn chế ăn một món ăn quá nhiều để tránh tình trạng thừa chất dinh dưỡng từ món ăn đó. Tỷ lệ dinh dưỡng của mỗi bữa ăn hợp lý nhất là 25% đạm gồm thịt, cá, trứng; 25% tinh bột gồm cơm bánh mì, khoai, ngô; 50% chất xơ gồm rau củ, trái cây.
>>> Tham khảo thêm bài viết: Thai bao nhiêu tuần thì có tim thai? Những lưu ý mẹ cần biết
Bổ sung những chất thiết yếu
Hằng ngày mẹ bầu nên uống 1 ly sữa tươi không đường, ăn sữa chua, phô mai đã qua tiệt trùng, hải sản,… để cung cấp đủ lượng canxi cần thiết. Nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày và bổ sung thêm sắt, khoáng chất. Đặc biệt, mẹ nên ăn nhiều những rau củ quả có màu đỏ, vàng, xanh lá đậm để tăng cường vitamin, sắt, axit folic để giúp thai nhi phát triển tốt hơn về trí tuệ và thể chất. Ưu tiên những thực phẩm giàu chất đạm như thịt bò để bổ sung chất sắt, vitamin B6, B12. Nên ăn khoảng 400gram hải sản như tôm, cua, cá hồi,… mỗi tuần để giúp thai phát triển tốt hơn.
Tránh các loại thực phẩm gây hại cho thai nhi
Mẹ bầu không nên sử dụng các loại rượu bia, các chất kích thích gây hại cho thai. Một số loại thực phẩm khác mẹ không nên sử dụng như: Thực phẩm đông lạnh chưa qua xử lý, các loại cá chứa nhiều thủy ngân, các loại sữa chưa được tiệt trùng,…
Mang thai là bổn phận thiêng liêng nhất trong cuộc đời của người phụ nữ. Vậy khi mang thai nên theo dõi tình hình sức khỏe của bản thân cũng như của bé để có thể sinh ra một thiên thần xinh đẹp và khỏe mạnh. Trên đây là một vài thông tin về thai 33 tuần tuổi nặng bao nhiêu mong rằng sẽ cò thông tin hữu ích cho mẹ bầu.