MBA – Quản Lý Công – Viện Đào tạo Sau Đại học
Chương trình đào tạo Thạc sĩ Quản trị kinh doanh – hướng ngành Quản lý Công của Trường Đại học Hoa Sen được thiết kế theo định hướng Thạc sĩ ứng dụng. Chương trình nhằm giúp học viên bổ sung, cập nhật và nâng cao kiến thức ngành, chuyên ngành; tăng cường kiến thức liên ngành; có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực quản trị kinh doanh, quản lý công và vận dụng kiến thức đó vào hoạt động thực tiễn nghề nghiệp; có khả năng làm việc độc lập, tư duy sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề quản trị trong khối hành chính, kinh tế công. Chương trình cũng trang bị cho học viên phương pháp tự học và tạo động lực cho học viên học hỏi suốt đời.
Mục Lục
Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh
Hướng ngành: MBA – Quản lý Công
1. Đối tượng tuyển sinh chương trình Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh – Quản lý Công:
Người dự tuyển vào các chương trình Quản trị kinh doanh, hướng ngành Quản lý Công của Trường Đại học Hoa Sen cần thỏa các điều kiện tối thiểu sau:
- Đã tốt nghiệp đại học;
- Có lý lịch rõ ràng;
- Có đủ sức khỏe học tập;
- Nộp hồ sơ đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định của trường.
2. Thời gian đào tạo:
Thời gian đào tạo toàn chương trình Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh – Quản lý Công là 18 tháng. Tùy điều kiện cá nhân của học viên, thời gian theo học đến khi bảo vệ thành công luận văn có thể tối đa 3.5 năm.
3. Khối lượng kiến thức toàn khóa: 60 tín chỉ, trong đó:
- Kiến thức chuyên ngành: 40 tín chỉ
- Luận văn tốt nghiệp: 20 tín chỉ
4. Danh sách môn học:
STT
Tên môn học tiếng Việt
Tên môn học tiếng Anh
Kiến thức chung
1
Triết học
Philosophy
Kiến thức cơ sở
1
Phương pháp nghiên cứu khoa học
Research Methods
2
Chiến lược quản trị nguồn nhân lực & Hành vi tổ chức
HRM Strategy & Organizational Behavior
3
Lãnh đạo và chiến lược chuyển đổi số
Leadership and Digital Transformation Strategy
Kiến thức chung ngành
1
Phân tích quyết định & đàm phán
Decision and Negotiation Analysis
2
Kinh doanh điện tử và nền kinh tế chia sẻ
E-Business and sharing economy
3
Khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo
Entrepreneurship and Innovation
Kiến thức chuyên ngành bắt buộc
1
Thực thi chính sách
Policy implementation
2
Quản trị khủng hoảng truyền thông
Risk Communication Management
3
Quản lý dự án đầu tư
Investment Management
Phần tự chọn bắt buộc (Chọn 2 trong 4 môn)
1
Chính sách công: So sánh kinh nghiệm quốc tế
Comparative Public policy
2
Phát triển vùng và địa phương
Regional and local development
3
Ứng dụng Blockchain trong kinh doanh
Applying Blockchain on Business
4
Quản trị tương tác cùng công dân
Co-Production and Citizen engagement
Tốt nghiệp
1
Báo cáo chuyên đề
Business Report
2
Thực tập
Internship
3
Luận văn tốt nghiệp
MBA Thesis
5. Chuẩn đầu ra:
Tốt nghiệp chương trình Thạc sĩ Quản trị kinh doanh – hướng ngành Quản lý Công của Trường Đại học Hoa Sen, học viên đạt được các kiến thức, kỹ năng và thái độ sau:
Kiến thức:
- Hiểu được các kiến thức liên ngành có liên quan đến quản lý công công và vận dụng các kiến thức chuyên môn để xây dựng chiến lược kinh doanh phát triển doanh nghiệp.
- Phân tích và đánh giá một cách khoa học, sáng tạo các kiến thức chuyên ngành để áp dụng vào thực tiễn quản trị, quản lý, điều hành hoạt động của các đơn vị kinh doanh trong khối hành chính, kinh tế công.
- Có kiến thức tổng quan về phân tích và giải quyết các vấn đề về hoạch định, tổ chức, triển khai và kiểm tra – giám sát các hoạt động quản trị doanh nghiệp trong khối hành chính, kinh tế công.
Kỹ năng:
- Giao tiếp hiệu quả, chọn lọc đối tác và môi trường kinh doanh để đưa ra quyết định đúng đắn khi lựa chọn đối tác hợp tác kinh doanh và quản trị doanh nghiệp.
- Sáng tạo, đổi mới tư duy và tinh thần khởi nghiệp, nhận diện được các cơ hội kinh doanh trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu vào khu vực và toàn cầu.
- Tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin để đưa ra giải pháp xử lý các vấn đề một cách khoa học;
- Phân tích, đánh giá và giải quyết các vấn đề trong quản lý doanh nghiệp trên cơ sở nắm vững kiến thức chuyên sâu về các lĩnh vực quản trị tác nghiệp, quản trị tài chính, quản trị marketing, quản trị chuỗi cung ứng và kiểm soát các hoạt động của doanh nghiệp
Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
- Học viên thể hiện đạo đức kinh doanh trong thời đại mới, hướng đến mục tiêu phục vụ lợi ích cộng đồng.
- Có động lực học tập suốt đời, có tinh thần học tập sáng tạo, khám phá, nâng cao khả năng hội nhập trong môi trường kinh doanh đa dạng và nhiều biến động; chấp nhận thử thách trong môi trường thực tế.
- Rèn luyện khả năng thích nghi, tự định hướng và hướng dẫn người khác cùng tham gia phát triển đơn vị, doanh nghiệp;
- Học viên chủ động cải tiến các hoạt động chuyên môn qua quá trình quản lý, theo dõi, đánh giá các hoạt động của đơn vị
6. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp:
Học viên tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh – Hướng ngành Quản lý Công của trường Đại học Hoa Sen phải đạt các yêu cầu sau:
- Hoàn thành chương trình đào tạo, có điểm trung bình chung các học phần trong chương trình đào tạo đạt từ 5.5 trở lên (theo thang điểm 10).
- Nộp luận văn và có xác nhận của người hướng dẫn.
- Có nhận xét của các phản biện độc lập
- Chủ tịch hội đồng và người hướng dẫn xác nhận luận văn đã được chỉnh sửa theo kết luận của hội đồng, đóng kèm bản sao kết luận của hội đồng đánh giá luận văn và nhận xét của các phản biện cho cơ sở đào tạo để sử dụng làm tài liệu tham khảo tại thư viện và lưu trữ theo quy định của Quy chế đào tạo thạc sĩ do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
- Điểm luận văn được Hội đồng đánh giá đạt yêu cầu từ 5.5 trở lên.
- Có điểm Thực tập và Báo cáo chuyên đề đạt từ 5.5 trở lên.
- Công bố công khai toàn văn luận văn trên website của Trường;
- Đạt yêu cầu ngoại ngữ: đạt trình độ ngoại ngữ tối thiểu phải từ bậc 4/6 trở lên theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương.
>> Quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ chương trình đào tạo Thạc sĩ
7. Vị trí việc làm sau tốt nghiệp
Học viên tốt nghiệp có thể đảm nhiệm các vị trí:
- Chuyên gia cao cấp quản lý điều hành một số mảng chuyên môn, công tác ở các cơ quan quản lý Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, hoặc các cơ quan hành chính nhà nước.
- Nghiên cứu viên hoặc ở vị trí quản lý trong các viện nghiên cứu về quản lý hành chính, kinh tế công.
- Cán bộ chủ chốt trong các doanh nghiệp, các công ty, tập đoàn kinh doanh trong và ngoài nước.
- Khởi nghiệp kinh doanh độc lập.
- Giảng viên trong các trường đại học đào tạo về lĩnh vực kinh doanh và quản lý.
- Chuyên gia tư vấn về quản trị, kinh doanh trong các doanh nghiệp;