Lý thuyết và bài tập trắc nghiệm quang hợp ở thực vật – THI247.com

THI247.com giới thiệu đến bạn đọc tài liệu lý thuyết trọng tâm và các dạng bài tập trắc nghiệm quang hợp ở thực vật trong chương trình Sinh học lớp 11.

Mục tiêu:
Kiến thức:
+ Phân tích được thí nghiệm về quang hợp.
+ Phát biểu được khái niệm quang hợp, viết được phương trình tổng quát của quá trình quang hợp.
+ Trình bày được vai trò của quang hợp.
+ Phân tích được đặc điểm hình thái, giải phẫu của lá thích nghi với chức năng quang hợp.
+ Kể tên được các sắc tố quang hợp, nêu thành phần và chức năng của hệ sắc tố quang hợp.
Kĩ năng:
+ Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích hình ảnh thông qua quan sát, phân tích hình: quang hợp, đặc điểm của thực vật C3, C4, CAM.
+ Rèn kĩ năng tư duy, dự đoán thông qua việc quan sát cách bố trí thí nghiệm về quang hợp.
+ Rèn kĩ năng đọc sách, xử lí thông tin qua việc đọc sách giáo khoa và phân tích các kênh chữ.
I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM
1. Khái quát về quang hợp ở thực vật.
1.1. Quang hợp là gì? Quang hợp là quá trình trong đó năng lượng ánh sáng mặt trời được lá hấp thụ để tạo ra cacbohiđrat và ôxi từ khí cac-bônic và nước. Phương trình tổng quát về quang hợp: 6 CO2 + 12H2O Heä saéc toá C6H12O6 + 6O2 + 6H2O Hình 1. Sơ đồ quang hợp ở cây xanh 1.2. Vai trò của quang hợp Cung cấp thức ăn cho mọi sinh vật dị dưỡng, nguyên liệu cho công nghiệp và dược liệu cho Y học. Cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống. Điều hòa không khí.
2. Lá là cơ quan quang hợp.
2.1. Hình thái, giải phẫu của lá thích nghi với chức năng quang hợp. Đặc điểm hình thái giải phẫu bên ngoài: + Diện tích bề mặt lớn: hấp thụ được nhiều ánh sáng mặt trời. + Trong lớp biểu bì của mặt lá có khí khổng giúp cho khí CO2 khuếch tán vào bên trong lá đến lục lạp. Đặc điểm hình thái giải phẫu bên trong: + Tế bào mô giậu chứa nhiều lục lạp bên dưới lớp biểu bì. + Tế bào mô có nhiều khoang rỗng tạo điều kiện cho khí CO2 dễ dàng khuếch tán đến lục lạp. + Hệ gân lá phát triển đến tận từng tế bào nhu mô lá, chứa các mạch gỗ và mạch rây. + Trong phiến lá có nhiều tế bào chứa lục lạp là bào quan quang hợp. Hình 2. Hình thái giải phẫu lá 2.2. Lục lạp là bào quan quang hợp Màng tilacôit là nơi phân bố hệ sắc tố quang hợp, nơi xảy ra các phản ứng sáng. Xoang tilacôit là nơi xảy ra các phản ứng quang phân li nước và quá trình tổng hợp ATP trong quang hợp. Chất nền (strôma) là nơi xảy ra các phản ứng tối. Hình 3. Cấu tạo lục lạp 2.3. Hệ sắc tố quang hợp Hệ sắc tố quang hợp gồm: + Diệp lục a hấp thụ năng lượng ánh sáng chuyển thành năng lượng trong ATP và NADPH. + Các sắc tố phụ (carôtenôit) hấp thụ và truyền năng lượng cho diệp lục a. Sơ đồ hấp thụ và truyền năng lượng ánh sáng: Carôtenôit → diệp lục b → diệp lục a → diệp lục a ở trung tâm.
3. Quang hợp ở các nhóm thực vật.
3.1. Thực vật C3 a. Pha sáng Diễn ra ở tilacôit. Nguyên liệu: nước, ánh sáng. Trong pha sáng diễn ra quá trình quang phân li nước. 2H2O 4H+ + 4e + O2 Sản phẩm: ATP, NADPH và 02. => Pha sáng là pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH. b. Pha tối Diễn ra ở chất nền của lục lạp (strôma). Cần CO2 và sản phẩm của pha sáng ATP và NADPH. Pha tối được thực hiện qua chu trình Canvin. Gồm 3 giai đoạn : + Giai đoạn cố định CO2. + Giai đoạn khử APG thành A/PG( một phần A/PG tổng hợp nên C6H12O6). + Giai đoạn tái sinh chất nhận ban đầu là Ri – 1,5 – điP. Sản phẩm: cacbohiđrat. 3.2. Thực vật C4 Gồm một số loài thực vật sống ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới như: mía, rau dền, ngô, cao lương, kê. Thực vật C4 có các ưu việt hơn thực vật C3: cường độ quang hợp cao hơn, điểm bù CO2 thấp hơn, điểm bảo hòa ánh sáng cao hơn, nhu cầu nước thấp hơn, thoát hơi nước thấp hơn. Nhờ vậy thực vật C4 có năng suất cao hơn thực vật C3. Pha tối gồm chu trình cố định CO2 tạm thời (chu trình C4) và tái cố định CO2 theo chu trình Canvin. Cả 2 chu trình này đều diễn ra vào ban ngày và ở 2 nơi khác nhau trên lá. Hình 4. Sơ đồ con đường C4 3.3. Thực vật CAM Gồm những loài mọng nước sống ở các sa mạc, hoang mạc và các loài cây trồng như dứa, thanh long. Khí khổng đóng vào ban ngày và mở vào ban đêm. Pha tối gồm: chu trình C4 (cố định CO2) diễn ra vào ban đêm lúc khí khổng mở và giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Canvin diễn ra vào ban ngày. Cả 2 chu trình diễn ra ở một loại mô. Hình 5. Sơ đồ con đường CAM SƠ ĐỒ HỆ THỐNG HÓA.
II. CÁC DẠNG BÀI TẬP

[ads]