Lý thuyết: Tệp và quản lí tệp trang 64 SGK Tin học 10>

• Phần tên không quá 8 kí tự, phần mở rộng có thể có hoặc không, nếu có thì không được quá 3 kí tự. Tên tệp không được chứa dấu cách; …

Trong các hệ điều hành Windows của hãng Microsoft:

• Tên tệp không quá 255 kí tự, thường gồm hai phần: phần tên (Name) và phần mở rộng (còn gọi là phần đuôi – Extention) và được phân cách nhau bằng dấu chấm (.);

• Phần mở rộng của tên tệp không nhất thiết phải có và được hệ điều hành sử dụng để phân loại tệp;          

• Tên tệp không được chứa một trong các kí tự sau: \ / : * ? ” <> |.

 Ví dụ về tên tệp trong hệ điều hành MS-DOS và Windows:

1. TINHOC 

2. ABCD 

3. BAITAP1.PAS 

4. HOSO.DOC 

5. AB.CDEF

6. My Computer

Các tên tệp 1 đến 4 là hợp lệ trong MS-DOS và Windows, các tên còn lại chỉ hợp lệ trong Windows.

Chú ý: – Trong hệ điều hành MS-DOS và Windows, tên tệp không phân biệt chữ hoa và chữ thường. Ví dụ, các tên tệp HOSO.DOC và HoSo.Doc là tương đương nhau.

– Một số phần mở rộng thường được sử dụng làm dấu hiệu phân biệt các tệp mang một ý nghĩa riêng nào đó, ví dụ:

DOC – Tệp văn bản do hệ soạn thảo văn bản Microsoft Word tạo ra.

XLS – Tệp dữ liệu do bảng tính Excel tạo ra.

PAS – Tệp chương trình nguồn viết bằng ngôn ngữ Pascal;

JPG – Tệp dữ liệu ảnh;

MP3 – Tệp chứa âm thanh;

EXE – Tệp tin chương trình;

HTML – Tệp siêu văn bản.

Hệ điều hành MS – DOS và Windows cho phép sử dụng các kí hiệu đặc biệt để làm kí hiệu gộp như dấu * (thay thế cho một nhóm kí tự trong tên tệp kể từ vị trí của dấu *) và dấu chấm hỏi (?) (thay thế cho một kí tự tuỳ ý trong tên tệp). Ví dụ, khi viết:

^PAS : chỉ tất cả các tệp có tên bất kỳ và phần mở rộng PAS.

*;* : Chỉ tất cả các tệp

A*.DOC : chỉ tất cả các tệp có đuôi DOC và bắt đầu bằng kí tự A

TA??.EXE: chỉ tất cả các tệp có phần mở rộng EXE mà phần chính dài 4 kí tự, trong đó có 2 kí tự đầu là TA.

– Dung lượng lưu trữ trong tệp được gọi là kichs thước tệp và được tính theo đơn vị byte. Ngoài tên tệp, kích thước, hệ điều hành còn quản lý thêm các thông số khác về tệp như ngày tháng và giờ phút tạo ra tệp hay thời điểm của lần sửa đổi cuối cùng.

b) Thư mục và đường dẫn

Nếu chúng ta lưu quá nhiều tệp trên đĩa theo lối tuyến tính thì hệ điều hành và người sử dụng sẽ mất rất nhiều thời gian để tìm kiếm một tệp trên đĩa, việc xử lí sẽ bị khó khăn và chậm. Vì thế, hệ điều hành làm việc trên các tệp được bố trí theo một cấu trúc phân cấp (cấu trúc cây). Việc cập nhật một tệp cho trước nào đó sẽ phụ thuộc chặt chẽ vào việc định vị chính xác vị trí của nó trong một thư mục tổng thể. Vì thế ta đưa ra các khái niệm:

i) Thư mục

Thư mục là một bảng danh mục các thư mục, các tệp trên đĩa.

Thư mục gốc là thư mục tự động tạo ra khi tiến hành khởi tạo đĩa đó. Trong mỗi thư mục, có thể tạo,các thư mục khác, chúng được gọi là thư mục con. Thư mục chứa thư mục con gọi là thư mục mẹ. Do vậy, mỗi thư mục có thể chứa tệp và thư mục con.

Mọi thư mục phải có tên, ngoại trừ thư mục gốc. Tên thư mục thường đặt theo quy cách đặt phần tên của tên tệp.

Ví dụ, KHOI 10, KHOI 11, KHOI 12 là tên các thư mục.

Chú ý – Không có các thư mục con cùng cấp trùng tên nhau (chẳng hạn, các thư mục: KHOI 10, KHOI 11, KHOI 12 là cùng cấp).

Thư mục con có thể trùng tên với thư mục mẹ của nó.

Hai tệp tin chứa trong một thư mục thì không có tên trùng nhau, nhưng khác thư mục thì có thể.

Một tệp tin phải chứa trong một thư mục nhưng không chứa đồng thời trong hai thư mục con cùng cấp.

Ta có sơ đồ dạng cây các tệp và thư mục phân bố trên một ổ đĩa nào đấy, trong đó các thư mục được đóng khung: 

ii) Đường dẫn                      .

Để chỉ rõ chính xác vị trí một tệp nào đấy, người ta chỉ rõ đường dẫn đến tệp đó. Đường dần bao gồm:

[Tên ổ đĩa]\<Thư mục l>\…\<Thư mục n>

Trong  đó: – Tên đĩa chỉ ổ đĩa, chứa đĩa có tệp cần tìm, nó được phân cách với đường dẫn bởi dấu hai chấm (:) và đi liền với thư mục gốc. Nếu tệp nằm trên đĩa của ổ hiện thời thì không cần có tên ổ đĩa.

– Thư mục n là thư mục trực tiếp chứa tệp cần tìm.

Vì vậy, muốn chỉ định một tệp nào đấy, ta chi cần ghép tệp đó với tên đường dẫn. Một đường dẫn có cả tên ổ đĩa được gọi là đường dẫn đầy đủ của tệp.

Ví dụ, C:\TRUONG THPT TO HIEU\KHOI 10\10A

2. Hệ thống quản lí tệp

– Hệ thống quản lí tệp là có nhiệm vụ tổ chức thông tin trên bộ nhớ ngoài, cung cấp các dịch vụ để người dùng có thể dễ dàng thực hiện việc đọc/ghi thông tin trên bộ nhớ ngoài và đảm bảo cho các chương trình đang hoạt động trong hệ thống có thể đồng thời truy cập tới các tệp.

– Một số đặc trưng của hệ thống quản lí tệp:

• Đảm bảo tốc độ truy cập thông tin cao, làm cho hiệu suất chung của hệ thống không bị phụ thuộc nhiều vào tốc độ của thiết bị ngoại vi;

• Độc lập giữa thông tin và phương tiện mang thông tin;

• Độc lập giữa phương pháp lưu trữ và phương pháp xử lí;

• Sử dụng bộ nhớ ngoài một cách hiệu quả;

• Tổ chức bảo vệ thông tin giúp hạn chế ánh hưởng của các lỗi kĩ thuật hoặc chương trình.

– Hệ quản lí tệp cho phép người dùng thực hiện một số phép xử lí như: tạo thư mục, đổi tên, xoá, sao chép, di chuyển tệp/thư mục, xem nội dung thư mục, tìm kiếm tệp/thư mục…

– Hệ thống cho phép gắn kết chương trình xử lí với từng loại tệp (phân loại theo phần mở rộng) giúp cho việc truy cập nội dung tệp, xem, sửa đổi, in… được thuận tiện.

Ví dụ, trong hệ điểu hành Windows, người dùng chỉ cần kích đúp chuột lên biểu tương hoặc tên tệp, hệ thống sẽ tự động mở chương trình tương ứng đã gắn kết, còn khi kích đúp chuột lên một tệp có phần mở rộng là .DOC thì Windows sẽ khởi động Microsoft Word để làm việc với nó.

Loigiaihay.com