Lý thuyết Sinh học 9 Bài 14 (mới 2023 + Bài Tập): Thực hành: quan sát hình thái nhiễm sắc thể

Lý thuyết Sinh học 9 Bài 14: Thực hành: quan sát hình thái nhiễm sắc thể

I. MỤC TIÊU

– Nhận dạng được NST ở các kì.

– Phát triển kĩ năng sử dụng và quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi.

II. CHUẨN BỊ

Quảng cáo

– Các tiêu bản cố định NST của một số loài động vật, thực vật (giun đũa, châu chấu, trâu, bò, lợn, người, hành, lúa nước,…).

– Kính hiển vi quang học với số lượng tương ứng với số nhóm học sinh.

– Hộp tiêu bản với số lượng tương ứng với số nhóm học.

II. CÁCH TIẾN HÀNH

– Học sinh được phân thành nhóm để tiến hành công việc.

– Mỗi nhóm được nhận 1 kính hiển vi và 1 hộp tiêu bản.

– Học sinh tiến hành thao tác với kính hiển vi và quan sát tiêu bản theo từng nhóm như sau:

+ Đặt tiêu bản lên kính. Lúc đầu, dùng kính có bội giác bé để lựa chọn điểm quan sát đạt yêu cầu. Sau đó, chuyển sang bội giác lớn để quan sát tiếp.

+ Trong tiêu bản có các tế bào đang ở các kì khác nhau: kì trung gian (tế bào có nhân tròn không rõ các NST), kì đầu (NST bắt đầu đóng xoắn, màng nhân dần tiêu biến), kì giữa (các NST tập trung thành 1 hàng), kì sau (các NST phân thành 2 nhóm về hai hướng cực tế bào), kì cuối (các NST bắt đầu dãn xoắn).

– Khi nhận dạng được hình thái rõ nhất của NST, học sinh cần trao đổi trong nhóm và lần lượt quan sát với sự xác nhận của giáo viên.

Quảng cáo

IV. THU HOẠCH

Học sinh vẽ các hình quan sát được vào vở thực hành:

Lý thuyết Sinh học 9 Bài 14: Thực hành: quan sát hình thái nhiễm sắc thể (ảnh 1)

Một số hình ảnh ở các kì ở rễ hành

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Sinh học lớp 9 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 15: ADN 

Lý thuyết Bài 16: ADN và bản chất của gen 

Lý thuyết Bài 17: Mối quan hệ giữa gen và ARN 

Lý thuyết Bài 18: Cấu trúc prôtêin 

Lý thuyết Bài 19: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng