Lý thuyết GDQP 12 bài 5: Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và luật Công an nhân dân
Lý thuyết GDQP 12 bài 5: Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và luật Công an nhân dân
Bài 5: Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và luật Công an nhân dân
I. LUẬT SĨ QUAN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
1. Vị trí, chức năng của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam
a. Khái niệm về sĩ quan, ngạch sĩ quan
– Sĩ quan Quân đội là cán bộ của Đảng và Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực quân sự, được Nhà nước phong quân hàm cấp úy, cấp tá, cấp tướng.
– Sĩ quan chia thành hai ngạch: sĩ quan tại ngũ và sĩ quan dự bị.
b. Vị trí, chức năng của sĩ quan
Sĩ quan là lực lượng nồng cốt của Quân đội, thành phần chủ yếu trong đội ngũ cán bộ quân đội. Đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý và trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ khác.
2. Tiêu chuẩn của sĩ quan; lãnh đạo, chỉ huy, quản lý sĩ quan; điều kiện tuyển chọn đào tạo sĩ quan; nguồn bổ sung sĩ quan tại ngũ
a. Tiêu chuẩn chung
– Có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành
– Có phẩm chất đạo đức cách mạng
– Có trình độ
– Có lí lịch rõ ràng, tuổi đời và sức khỏe phù hợp
b. Lãnh đạo, chỉ huy, quản lý đội ngũ sĩ quan
Đảng lãnh đạo, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước; quản lý thống nhất của Chính phủ; chỉ huy, quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ quốc phòng
c. Điều kiện tuyển chọn, đào tạo sĩ quan
– Công dân Việt Nam đủ tiêu chuẩn
– Có nguyện vọng và khả năng
d. Nguồn bổ sung sĩ quan tại ngũ
– Quân nhân tốt nghiệp các trường đào tạo sĩ quan, các trường đại học
– Hạ sĩ quan binh sĩ hoàn thành tốt nhiệm vụ
– Cán bộ, công chức ngoài Quân đội, những người tốt nghiệp đại học
– Sĩ quan dự bị
3. Nhóm ngành, cấp bậc, chức vụ của sĩ quan
a. Nhóm ngành của sĩ quan
– Sĩ quan chỉ huy, tham mưu
– Sĩ quan chính trị
– Sĩ quan hậu cần
– Sĩ quan kĩ thuật
b. Hệ thống cấp bậc quân hàm của sĩ quan
Gồm ba cấp mười hai bậc
– Cấp có: Úy, tá, tướng
– Bậc:
+ Sĩ quan cấp tướng gồm có: thiếu tướng, trung tướng, thượng tướng, đại tướng
+ Sĩ quan cấp tá gồm có: thiếu tá, trung tá, thượng tá, đại tá
+ Sĩ quan cấp úy gồm có: thiếu úy, trung úy, thượng úy, đại úy
c. Hệ thống chức vụ cơ bản của sĩ quan
– Trung đội trưởng
– Đại đội trưởng, chính trị viên đại đội
– Tiểu đoàn trưởng, chính trị viên tiểu đoàn
– Trung đoàn trưởng, chính trị viên trung đoàn
– Lữ đoàn trưởng, chính ủy lữ đoàn
– Sư đoàn trưởng, chính ủy sư đoàn
– Tư lệnh quân đoàn, chính ủy quân đoàn, tư lệnh binh chủng, chính ủy binh chủng.
– Tư lệnh quân khu, chính ủy quân khu, tư lệnh quân chủng, chính ủy quân chủng, tư lệnh bộ đội biên phòng, chính ủy bộ đội biên phòng.
– Chủ nhiệm Tổng cục
– Tổng tham mưu trưởng
– Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
4. Nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam
a. Nghĩa vụ của sĩ quan
– Sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ
– Luôn giữ gìn và trao dồi đạo đức cách mạng, nâng cao trình độ, kiến thức, năng lực mọi mặt
– Tuyệt đội phục tùng mệnh lệnh, chấp hành điều lệnh, điều lệ, giữ gìn bí mật
– Luôn chăm lo đời sống bộ đội
– Gương mẫu chấp hành và vận động nhân dân
b. Trách nhiệm của sĩ quan
– Trước pháp luật, cấp trên và cấp dưới thuộc quyền
– Lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, tổ chức thực hiện mọi nhiệm vụ
c. Quyền lợi của sĩ quan
– Quyền công dân
– Được những chính sách, chế độ ưu đãi
II. LUẬT CÔNG AN NHÂN DÂN
1. Vị trí, chức năng, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Công an nhân dân
a. Khái niệm
– Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ: được tuyển chọn, đào tạo, huấn luyện và hoạt động trong lĩnh vực nghiệp vụ của công an, có cấp bậc quân hàm cấp tướng, cấp tá, cấp úy, hạ sĩ quan
– Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kĩ thuật: có trình độ chuyên môn kĩ thuật, hoạt động trong công an có cấp bậc hàm cấp tá, cấp úy, hạ sĩ quan
– Hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn: được tuyển chon vào phục vụ trong công an, thời hạn 3 năm, có cấp bậc hàm thượng sĩ, trung sĩ, hạ sĩ, binh nhất, binh nhì
– Công nhân, viên chức: được tuyển dụng vào làm việc trong công an, không phong cấp bậc hàm
b. Vị trí, chức năng của công an
– Vị trí: Là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội
– Chức năng:
+ Tham mưu về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội
+ Quản lý về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội
+ Đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội
c. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Công an nhân dân
Cơ bản như Quân đội
2. Tổ chức của Công an nhân dân
a. Hệ thống tổ chức của Công an nhân dân
– Bộ Công an
– Công an tỉnh, thành phố
– Công an huyện, quận, thị xã
– Công an xã, phường, thị trấn
b. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể và cơ cấu tổ chức của Công an nhân dân
– Bộ Công an do chính phủ quy định
– Các tổng cục, đơn vị công an do Bộ trưởng Bộ Công an quy định
c. Chỉ huy trong Công an
– Bộ trưởng Bộ quốc phòng là người chỉ huy cao nhất
– Công an cấp dưới chịu trách nhiệm trước chi huy Công an cấp trên
– Chỉ huy công nan địa phương chịu trách nhiệm trước chỉ huy công an cấp trên và trước cấp ủy Đảng, chính quyền cùng cấp
– Ai có chức vụ hoặc cấp quân hàm cao hơn là cấp trên. Nếu cấp bậc quân hàm ngang nhau hoặc thấp hơn nhưng có chức vụ cao hơn là cấp trên
3. Tuyển chọn công dân vào công an nhân dân
– Công dân có đủ tiêu chuẩn, có nguyện vọng và năng khiếu
– Ưu tiên tuyển chọn sinh viên, học sinh tốt nghiệp xuất sắc ở các học viện, trường
– Hằng năm, Công an được tuyển chọn công dân từ đủ 18 tuổi đến hết tuổi để phục vụ trong công an
– Số lượng, tiêu chuẩn, thủ tục do chính phủ quy định
4. Cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ và chức vụ cơ bản trong công an
a. Phân loại sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân
– Theo lực lượng có:
+ Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ An ninh nhân dân
+ Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Cảnh sát nhân dân
– Phân loại theo tính chất hoạt động có:
+ Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ
+ Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kĩ thuật
+ Hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn
b. Hệ thống cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân
– Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ:
+ Sĩ quan cấp tướng gồm có: thiếu tướng, trung tướng, thượng tướng, đại tướng
+ Sĩ quan cấp tá gồm có: thiếu tá, trung tá, thượng tá, đại tá
+ Sĩ quan cấp úy gồm có: thiếu úy, trung úy, thượng úy, đại úy
+ Hạ sĩ quan gồm có: hạ sĩ, trung sĩ, thượng sĩ.
– Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn, kĩ thuật:
+ Sĩ quan cấp tá gồm có:thiếu tá, trung tá, thượng tá
+ Sĩ quan cấp úy gồm có: thiếu úy, trung úy, thượng úy, đại úy
+ Hạ sĩ quan gồm có: hạ sĩ, trung sĩ, thượng sĩ.
– Hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn gồm có:
+ Hạ sĩ quan gồm có: hạ sĩ, trung sĩ, thượng sĩ.
+ Chiến sĩ gồm có: binh nhì, binh nhất.
c. Đối tượng ,điều kiện, thời hạn xét phong, thăng cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân
– Đối tượng xét phong cấp bậc hàm
+ Sinh viên tốt nghiệp các trường của Công an được phong thiếu úy ; HS tốt nghiệp trung cấp Công an được phong trung sĩ.
+ Cán bộ, công chức hoặc người tốt nghiệp các học viện, trường ngoài Công an được tuyển vào Công an được phong cấp bậc hàm tương đương.
+ Công dân phục vụ có thời hạn được phong từ binh nhì đến thượng sĩ.
– Điều kiện và thời hạn xét thăng cấp bậc hàm: Theo luật Công an quy định.
d. Hệ thống chức vụ cơ bản Công an nhân dân
– Tiểu đội trưởng
– Trung đội trưởng
– Đại đội trưởng
– Tiểu đoàn trưởng, Trưởng Công an phường (thị trấn), Đội trưởng.
– Trung đoàn trưởng, Trưởng Công an huyện, Trưởng Phòng.
– Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
– Tư lệnh, cục trưởng, Vụ trưởng.
– Tổng cục trưởng.
– Bộ trưởng Bộ Công an.
e. Hệ thống cấp bậc hàm của sĩ quan Công an nhân dân
– Tiểu đội trưởng: thiếu úy, trung úy, thượng úy.
– Trung đội trưởng: trung úy, thượng úy, đại úy.
– Đại đội trưởng: thượng úy, địa úy, thiếu tá.
– Tiểu đoàn trưởng, Trưởng Công an phường (thị trấn), Đội trưởng: thiếu tá, trung tá.
– Trung đoàn trưởng, Trưởng Công an huyện, Trưởng Phòng: trung tá, thượng tá.
– Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cục trưởng, Vụ trưởng: thượng tá, đại tá.
– Giám đốc Công an thành phố Hà Nội, thành phố HCM, Tư lệnh Cảnh vệ: đại tá, thiếu tướng
– Tổng cục trưởng: thiếu tướng, trung tướng.
– Bộ trưởng Bộ Công an: thượng tướng, đại tướng.
5. Nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của sĩ quan, hạ chiến sĩ, chiến sĩ Công an nhân dân.
a. Nghĩa vụ, trách nhiệm và những việc của sĩ quan, hạ chiến sĩ, chiến sĩ Công an nhân dân.
– Nghĩa vụ, trách nhiệm:
+ Tuyệt đối trung thành
+ Nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chính sách, pháp, điều lệnh, chỉ thị, mệnh lệnh.
+ Trung thực, dũng cảm, hoàn thành mọi nhiệm vụ.
+ Vì dân phục vụ.
+ Luôn học tập nâng cao trình độ mọi mặt
+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật, cấp trên và cấp dưới thuộc quyền.
b. Quyền lợi.
– Có quyền công dân
– Nhà nước đảm bảo chính sách ưu đãi.
– Được đào tạo , bồi dưỡng kiến thức, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển tài năng.
III. TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH THPT TRONG XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ SĨ QUAN QUÂN ĐỘI, CÔNG AN
1. Trách nhiệm của công dân đối với nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc
Là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân, trong đó có học sinh. Học sinh cần phải học tập, hiểu rõ và thực hiện đúng pháp luật, trong đó có Luật sĩ quan Quân đội và Công an
2. Trách nhiệm của học sinh THPT
– Hiểu được nội dung cơ bản của Luật, góp phần xây dựng hai lực lượng này theo hường: Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại
– Học tập, nắm được nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của sĩ quan Quân đội và Công an; nắm được điều kiện tuyển chọn đào tạo bổ sung, biết được phương thức đăng ký dự tuyển đào tạo
– Cần ra sức học tập, rèn luyện, trau dồi, nâng cao kiến thức cần thiết; học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM, tìm hiểu truyền thống anh hùng của Quân đội và Công an
– Có thể đăng kí vào Quân đội và Công an