Lý thuyết GDCD 11 Bài 13 (mới 2022 + Bài Tập): Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa

Tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 11 Bài 13: Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm GDCD 11 Bài 13.

Lý thuyết GDCD 11 Bài 13: Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa

I. Nội dung bài học

1. Chính sách giáo dục và đào tạo

a. Vai trò và nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo

– Vai trò:

+ Là quốc sách hàng đầu, có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn, phát triển và truyền bá văn minh nhân loại;

+ Là động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa;

+ Là điều kiện để phát huy nguồn lực con người.

– Nhiệm vụ: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài.

Lý thuyết Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa | GDCD lớp 11 (ảnh 1)

Các thí sinh trong trận chung kết cuộc thi Đường lên đỉnh Olimpia năm 2017

b. Phương hướng cơ bản để phát triển giáo dục và đào tạo

– Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo

– Mở rộng quy mô giáo dục

– Ưu tiên đầu tư giáo dục

– Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục

– Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục

Lý thuyết Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa | GDCD lớp 11 (ảnh 1)

– Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo

2. Chính sách khoa học và công nghệ

a. Vai trò và nhiệm vụ của khoa học và công nghệ

– Vai trò: Là quốc sách hàng đầu, là động lực thúc đẩy sự nghiệp phát triển đất nước.

– Nhiệm vụ:

+ Giải đáp kịp thời những vấn đề lí luận và thực tiễn do cuộc sống đặt ra.

+ Cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước.

+ Đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

+ Nâng cao trình độ quản lí, hiệu quả của hoạt động khoa học và công nghệ

b. Phương hướng cơ bản để phát triển khoa học và công nghệ

– Đổi mới cơ chế tổ chức, quản lí khoa học và công nghệ

– Tạo thị trường cho khoa học và công nghệ

– Phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ

– Tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm

3. Chính sách văn hóa

a. Vai trò và nhiệm vụ của văn hóa

– Vai trò:

+ Là nền tảng tinh thần của xã hội;

+ Vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội;

+ Khơi dậy tiềm năng, phát huy sức sáng tạo của con người;

+ Tạo ra sự phát triển hài hòa giữa đời sống vật chất và tinh thần.

– Nhiệm vụ:

+ Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

Lý thuyết Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa | GDCD lớp 11 (ảnh 1)

Giới trẻ đưa hát xẩm đến gần hơn với mọi người

+ Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo.

b. Phương hướng cơ bản để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

– Làm cho chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân.

– Kế thừa, phát huy những di sản và truyền thống văn hóa của dân tộc.

– Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại

– Nâng cao hiểu biết và mực hưởng thụ văn hóa, phát huy tiềm năng sáng tạo văn hóa của nhân dân…

4. Trách nhiệm công dân đối với chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa

– Tin tưởng và chấp hành đúng chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ

– Thường xuyên nâng cao trình độ học vấn, coi trọng việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại

– Ra sức trao dồi phẩm chất đạo đức, chiếm lĩnh kiến thức khoa học – công nghệ hiện đại để thực hiện ước mơ làm cho đất nước ngày càng giàu mạnh

– Có quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh, biết phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.

Lý thuyết Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa | GDCD lớp 11 (ảnh 1)

Phê phán những bất cập trong xã hội

Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 13: Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa

Nhận biết

Câu 1. Lĩnh vực nào có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn, phát triển và truyền bá văn minh nhân loại là

A. dân số.                                                  

B. giáo dục và đào tạo. 

C. khoa học và công nghệ.                                  

D. văn hoá.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: B

Giải thích: Giáo dục và đào tạo có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn, phát triển và truyền bá văn minh nhân loại.( SGK GDCD 11/ trang 102).

Câu 2. Sự nghiệp giáo dục và đào tạo của nước ta hiện nay có nhiệm vụ

A. xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.                         

B. phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

C. nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.    

D. xây dựng và phát triển kinh tế.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: C

Giải thích: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài nhằm phát triển tiềm năng trí tuệ, cung cấp cho đất nước nguồn lao động có chất lượng cao.(SGK GDCD 11/trang 102)   

Câu 3. Đảng và nhà nước ta xem giáo dục và đào tạo là

A. quốc sách hàng đầu.                             

B. quốc sách chiến lược.

C. yếu tố then chốt để phát triển đất nước.         

D. nhân tố quan trọng trong chính sách quốc gia.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: A

Giải thích: Giáo dục và đào tạo có vai trò quan trọng, được coi là quốc sách hàng đầu. (SGK GDCD 11/trang 102)

Câu 4. Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài nhằm phát triển tiềm năng trí tuệ, cung cấp cho đất nước nguồn lao động có chất lượng cao là

A. nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo.                           

B. chính sách của giáo dục và đào tạo.

C. phương hướng của giáo dục và đào tạo.         

D. ý nghĩa của giáo dục và đào tạo. 

Hiển thị đáp án  

Đáp án: A

Giải thích: Giáo dục và đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu, có nhiệm vụ nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực là bồi dưỡng nhân tài. (SGK GDCD 11/trang 102)

Câu 5. Trong bối cảnh nền kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật, Đảng và nhà nước ta xác định tầm quan trọng của khoa học công nghệ là

A. động lực thúc đẩy sự nghiệp phát triển đất nước.

B. điều kiện để phát triển đất nước.

C. tiền đề để xây dựng đất nước.

D. mục tiêu phát triển của đất nước. 

Hiển thị đáp án  

Đáp án: A

Giải thích: Khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực thúc đẩy sự nghiệp phát triển đất nước. (SGK GDCD 11/trang 104).

Câu 6. Một trong những nhiệm vụ của khoa học công nghệ là

A. bảo vệ Tổ quốc. 

B. phát triển nguồn nhân lực.

C. giải đáp kịp thời vấn đề lí luận và thực tiễn do cuộc sống đặt ra.

D. phát triển khoa học.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: C

Giải thích: Một trong các nhiệm vụ của khoa học và công nghệ là giải đáp kịp thời các vấn đề lí luận và thực tiễn do cuộc sống đặt ra. (SGK GDCD 11/trang 104).

Câu 7. Nền văn hoá mà nước ta xây dựng là nền văn hoá

A. có nội dung xã hội chủ nghĩa và tính chất dân tộc. 

B. tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

C. hỗn hợp của nhiều nước.           

D. có tính chất tiên tiến.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: B

Giải thích: Xuất phát từ yêu cầu của sự nghiệp cách mạng nước ta, nhiệm vụ của văn hóa là xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. (SGK GDCD 11/trang 105)

Câu 8. Nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo là nâng cao

A. dân trí.                                                            

B. tinh thần.

C. thể  lực.                                                 

D. đạo đức.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: A

Thông hiểu

Câu 9. Phương án nào dưới đây là chủ chương mà Nhà nước đưa ra đối với giáo dục và đào tạo ?

A. Ưu tiên đầu tư cho giáo dục.

B. Nâng cao dân trí.

C. Đào tạo nhân lực.

D. Bồi dưỡng nhân tài.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: A

Câu 10. Nội dung nào sau đây không phải là phương hướng để phát triển giáo dục nước ta?

A. Mở rộng quy mô giáo dục.                    

B. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học.

C. Xã hội hoá sự nghiệp giáo dục.             

D. Tăng cường hợp tác thế giới về giáo dục.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: B

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết GDCD lớp 11 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 10: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

Lý thuyết Bài 11: Chính sách dân số và giải quyết việc làm

Lý thuyết Bài 12: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường

Lý thuyết Bài 14: Chính sách quốc phòng, an ninh

Lý thuyết Bài 15: Chính sách đối ngoại