Lý thuyết Công nghệ 11 Bài 11: Bản vẽ xây dựng hay, ngắn gọn

Lý thuyết Công nghệ 11 Bài 11: Bản vẽ xây dựng hay, ngắn gọn

Lý thuyết Công nghệ 11 Bài 11: Bản vẽ xây dựng hay, ngắn gọn

I – KHÁI NIỆM CHUNG

Bản vẽ xây dựng bao gồm các bản vẽ về các công trình xây dựng như: nhà cửa, cầu đường, bến cảng,… Trong bài trình bày bản vẽ công trình xây dựng hay gặp nhất, đó là bản vẽ nhà.

Bản vẽ nhà thể hiện hình dạng, kích thước, cấu tạo của ngôi nhà. Người thi công căn cứ vào bản vẽ để xây dựng ngôi nhà.

Trong hồ sơ ở giai đoạn thiết kế sơ bộ một ngôi nhà thường có bản vẽ các hình chiếu vuông góc và hình cắt của ngôi nhà. Có thể vẽ thêm hình chiếu phối cảnh hoặc hình chiếu trục đo bên ngoài và bên trong ngôi nhà.

II – BẢN VẼ MẶT BẰNG TỔNG THỂ

Bản vẽ mặt bằng tổng thể là bản vẽ hình chiếu bằng của công trình trên khu đất xây dựng. Trên bản vẽ mặt bằng tổng thể thể hiện vị trí các công trình với hệ thồng đường xá, cây xanh… hiện có hoặc dự định xây dựng và quy hoạch của khu đất.

Hình 11.1a là bản vẽ mặt bằng tổng thể của một trường Trung học cơ sở với các hạng mục công trình dự định xây dựng như các khối nhà học, nhà ban giám hiệu,…

Để định hướng các công trình, trên mặt bằng tổng thể thường vẽ mũi tên chỉ hướng Bắc.

Hình 11.1b là hình chiếu phối cảnh toàn bộ công trình.

Lý thuyết Công nghệ 11 Bài 11: Bản vẽ xây dựng hay, ngắn gọn
Lý thuyết Công nghệ 11 Bài 11: Bản vẽ xây dựng hay, ngắn gọn

III – CÁC HÌNH BIỂU DIỄN NGÔI NHÀ

Các hình biểu diễn chính của một ngôi nhà gồm có: các mặt bằng, mặt đứng và mặt cắt

Lý thuyết Công nghệ 11 Bài 11: Bản vẽ xây dựng hay, ngắn gọn

1. Mặt bằng

Là hình cắt bằng của ngôi nhà được cắt bởi một mặt phẳng nằm ngang đi qua cửa sổ. Mặt bằng thể hiện vị trí, kích thước của tường vách ngăn, cửa đi, cửa sổ, cầu thang, cách bố trí các phòng, các thiết bị, đồ đạc… Đây là hình biểu diễn quan trọng nhất của ngôi nhà. Nếu ngôi nhà có nhiều tầng thì phải có bản vẽ mặt bằng riêng cho từng tầng.

Hình 11.2c, d là mặt bằng tầng 1, 2 của ngôi nhà. Việc bố trí đồ đạc được thể hiện rõ trên mặt bằng. Hai mặt bằng được bố trí gần giống nhau. Chú ý sự phân biệt của hai tầng.

2. Mặt đứng

Là hình chiếu vuông góc của ngôi nhà lên một mặt phẳng thẳng đứng để thể hiện hình dáng, sự cân đối, vẻ đẹp bên ngoài của ngôi nhà. Mặt đứng có thể là mặt chính (hình chiếu đứng của ngôi nhà), có thể là mặt bên (hình chiếu cạnh ngôi nhà).

Hình 11.2a là mặt chính của ngôi nhà. Khi quan sát mặt đứng cần đối chiếu với các mặt bằng để hiểu rõ các bộ phận của ngôi nhà. Ở đây cần nhận ra vị trí ban công của tầng 2 trên mặt đứng.

3. Mặt cắt

Hình cắt tạo bởi mặt phẳng cắt song song với một mặt đứng của ngôi nhà. Hình cắt thể hiện kết cấu của các bộ phận ngôi nhà, kích thước các tầng nhà theo chiều cao, kích thước cửa đi, cửa sổ, kích thước cầu thang, tường,…

Mặt cắt A – A trên hình 11.2b nhận được bởi mặt phẳng thẳng đứng cắt qua cánh thang đầu tiên của cầu thang. Vị trí mặt phẳng cắt được đánh dấu bằng nét cắt có mũi tên chỉ hướng nhìn.

Xem thêm các bài Lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ lớp 11 có đáp án hay khác:

Ngân hàng trắc nghiệm lớp 11 tại khoahoc.vietjack.com

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.


Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k5: fb.com/groups/hoctap2k5/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

bai-11-ban-ve-xay-dung.jsp