Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 40: Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản hay, ngắn gọn
Mục Lục
Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 40: Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản hay, ngắn gọn
Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 40: Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản hay, ngắn gọn
A. Lý thuyết, Nội dung bài học
I – MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA CÔNG TÁC BẢO QUẢN, CHẾ BIẾN NÔNG, LÂM, THỦY SẢN
1. Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản nông, lâm, thủy sản
Duy trì đặc tính ban đầu của nông, lâm, thủy sản.
Hạn chế tổn thất về số lượng và chất lượng
Thường được bảo quản với nhiều hình thức khác nhau.
Ví dụ: bảo quản nông, lâm, thủy sản trong các kho silô, kho thông thường, kho lạnh….
2. Mục đích ý nghĩa của công tác chế biến nông, lâm, thủy sản
Duy trì, nâng cao chất lượng
Tạo thuận lợi cho công tác bảo quản và tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng .
II – ĐẶC ĐIỂM CỦA NÔNG, LÂM, THỦY SẢN
1. Là lương thực thực phẩm cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, chất bột, chất béo, chất xơ, các loại đường, các loại vitamin và khoáng chất…
2. Đa số nông, thuỷ, sản chứa nhiều nước. Trong rau quả tươi nước chiếm 70 đến 95%; thịt cá từ 50 đến 80%; khoai, sắn từ 60 đến 70%; thóc, ngô, đậu, lạc từ 20 đến 30%
3. Dễ bị vi sinh vật xâm nhiễm gây thối hỏng
4. Lâm sản (gỗ, tre, nứa,…) chứa chủ yếu là chất xơ, là nguồn nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp; giấy, đồ gỗ gia dụng, mĩ nghệ
III – ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẾN NÔNG LÂM THUỶ SẢN TRONG QUÁ TRÌNH BẢO QUẢN:
Điều kiện môi trường( độ ẩm, nhiệt độ, không khí, sinh vật gây hại) tác động mạnh đến chất lượng nông, lâm, thuỷ sản trong quá trình bảo quản, chế biến.
Độ ẩm không khí là yếu tố ảnh hưởng mạnh đến chất lượng của nông, lâm, thuỷ sản trong bảo quản. Độ ẩm cao của không khí làm nông, lâm, thuỷ sản khô bị ẩm trở lại thuận lợi cho vi sinh vật và côn trùng phát triển, phá hoại (bảo quản thóc gạo là 70 -80%, rau quả tươi là 85 – 90%)
Nhiệt độ không khí tăng thuận lợi cho sự phát triển của vi sinh vật và côn trùng gây hại, thúc đẩy các phản ứng sinh hoá của sản phẩm đánh thức quá trình ngủ nghỉ của hạt, làm giảm chất lượng sản phẩm.
Các sinh vật gây hại như chuột, vi sinh vật, nấm , sâu bọ…Khi gặp điều kiện môi trường thuận lợi chúng phát triển nhanh, xâm nhập và phá hoại nông- lâm- thuỷ sản
Xem thêm các bài Lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ lớp 10 có đáp án hay khác:
Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
Giới thiệu kênh Youtube VietJack
Ngân hàng trắc nghiệm lớp 10 tại khoahoc.vietjack.com
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k6: fb.com/groups/hoctap2k6/
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
ly-thuyet-trac-nghiem-cong-nghe-10.jsp
Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học