Lý thuyết Bài 7: Ứng phó với tình huống nguy hiểm GDCD 6 Chân
1. Khái niệm
– Tình huống nguy hiểm là những tình huống có thể gây ra những tổn hại về thể chất, tinh thần cho con người và xã hội.
2. Biểu hiện
– Một số tình huống nguy hiểm thường gặp như: bão, lũ, dông, sét, bắt cóc, xâm hại tình dục, đuối nước, cháy nổ,…
3. Các giải pháp phòng tránh tình huống nguy hiểm
– Để ứng phó với tình huống nguy hiểm, cần phải thật bình tĩnh, suy nghĩ thật kĩ, tìm kiếm sự hỗ trợ và các cách ứng phó phù hợp, an toàn. Khi gặp tình huống nguy hiểm khó có thể đối đầu, cần trốn chạy, kêu cứu. Sau đó, tìm cách để lại dấu vết, thông tin để báo cho người thân, công an và người xung quanh. Một số trường hợp cân nhắc đánh thật mạnh vào chỗ hiểm của kẻ xấu để có thể bảo vệ mình.
– Nếu thấy sự an toàn của bản thân và người khác bị đe dọa, em có thể gọi điện thoại:
+ Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em: 111
+ Yêu cầu trợ giúp khẩn cấp, tìm kiếm cứu nạn toàn quốc: 112
+ Cảnh sát: 113
+ Phòng cháy chữa cháy: 114
+ Cứu thương: 115
+ Đường dây nóng hỗ trợ trẻ em: 18001507
Hoặc báo trực tiếp, gọi điện đến người thân, bạn bè tin cậy nhất.
4. Ý nghĩa
– Các cách ứng phó với các tình huống nguy hiểm xung quanh chúng ta giúp chúng ta nhận diện và phòng tránh nguy hiểm cho bản thân, gia đình và xã hội.