Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ – Tài liệu text
Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (663.3 KB, 67 trang )
LỜI NÓI ĐẦU
Bài giảng đƣợc thực hiện trong chƣơng trình là 45 tiết (trong đó 15 tiết lý thuyết;
30 tiết thực hành).
Phần lý thuyết: Bài giảng cung cấp cho học viên một số kiến thức cơ bản về lý
luận và phƣơng pháp Giáo dục thể chất cho trẻ Nhà trẻ – Mẫu giáo. Vì vậy yêu cầu học
viên phải nắm đƣợc những vấn đề liên quan đến công tác GDTC cho trẻ.
Phần thực hành: Trang bị những nội dung và hình thức Giáo dục thể chất cho trẻ
Nhà trẻ – Mẫu giáo. Học viên phải biết thực hành các kỹ năng về nội dung của các bài
tập (đội hình đội ngũ, bài tập phát triển chung, vận động cơ bản, trò chơi vận động).
Trong quá trình thực hiện chƣơng trình sau mỗi chƣơng học viên phảI thảo luận
về nội dung và phƣơng pháp hƣớng dẫn cho từng độ tuổi
1
CHƢƠNG I.ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU GIÁO DỤC THỂ CHẤT
I. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU CỦA GIÁO DỤC THỂ CHẤT
1. Lý luận Giáo dục thể chất
Lý luận GDTC nghiên cứu những quy luật chung điều khiển quá tình hoàn thiện
thể thất của con ngƣời.
Lý luận GDTC bao gồm hệ thống kiến thức phản ánh trọng tâm của quá trình
GDTC
Ngoài ra, lý luận GDTC còn nghiên cứu mối quan hệ có tính quy luật của GDTC
với đức dục, trí dục, mỹ dục và lao động. Đó là sự gắn liền lý luận GDTC với các khoa
học sƣ phạm khác.
Lý luận GDTC cũng đã vận dụng những kinh nghiệm tiên tiến của quá khứ và
những đIều mới nhất mà khoa học ngày nay đạt đƣợc. Vì vậy, lý luận GDTC đƣợc
trang bị bằng thực tiễn của các nguyên lý, khoa học và nhừng đieùe đó lại có tác động
thúc đẩy lý luận phát triển cao hơn. Lý luận đòi hỏi phải làm sáng tỏ bằng con đƣờng
thực tiễn, dự đoán với những phƣơng tiện và phƣơng pháp nào thì có thể đạt
2. Phƣơng pháp giáo dục thể chất
Phƣơng pháp Giáo dục thể chất là khoa học nghiên cứu những quy luật và
phƣơng pháp điều khiển các quá trình hoàn thiện thể chất của con ngƣời, chỉ rõ mục
đích, nhiệm vụ, các nguyên tắc của GDTC với các hình thức giáo dục khác (đức, trí,
mỹ, lao động).
GDTC nghiên cứu phƣơng tiện GDTC đặt ra các nguyên tắc và phƣơng pháp của
việc giảng dạy động tác, hình thành những thói quen vận động và giáo dục các tố chất,
nghiên cứu những nguyên lý của tập luyện thể thao, các hình thức học tập cũng nhƣ
việc đặt kế hoạch giảng dạy công tác GDTC.
Lý luận GDTC nghiên cứu những quy luật có tính chung nhất hình thành trên
nguyên lý khoa học giáo dục để xem xétnhững trƣờng hợp cụ thể mang đặc tính khác
nhau trong các môn thể thao khác nhau.
đƣợc kết quả cao nhất trong việc hoàn thiện thể chất cho con ngƣời.
II. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG LÝ LUẬN GIÁO DỤC THỂ CHẤT
Trong GDTC có nhiều khái niệm cơ bản khác nhau: phát triển thể chất, giáo dục
thể chất, hoàn thiện thể chất… Tuy các khái niệm này phản ánh những hiện tƣợng khác
nhau nhƣng chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
1. Phát triển thể chất
Khái niệm: Phát triển thể chất là quá trình hình thành và thay đổi hình thái, chức
năng của cơ thể con ngƣời. Quá trình đó xảy ra dƣới tác động của điều kiện sống và
của môi trƣờng giáo dục xã hội.
Phát triển thể chất là sự biến đổi của cơ thể về mặt sinh học. Sự phát triển thể
chất đƣợc biểu hiện ra bên ngoài bằng sự hình thành và thay đổi các kích thƣớc trong
không gian và trọng lƣợng cơ thể. Cụ thể là sự phát triển về chiều cao, cân nặng, vòng
đầu, vòng ngực… Đây là sự biến đổi về hình thái, cấu trúc cơ thể của trẻ ( trẻ sơ sinh có
chiều cao trung bình là 48 – 50cm và cân nặng 2,8-3kg; triển 1 tuổi có chiều cao 75cm
2
và cân nặng 8,5-9kg; ngƣời lớn chân phát triển gấp 4 lần trẻ mới sinh, tay phát triển
gấp 3 lần, cột sống phát triển gấp 2 lần…)
Cùng với sự biến đổi về cấu trúc, cơ thể diễn ra sự biến đổi về chức năng, đó là
sự biến đổi về chất lƣợng. Sự biến đổi đó thể hiện qua sự hình thành và phát triển các
tố chất thể lực, nhanh nhẹn, khéo léo, sức bền và sức mạnh…
Phát triển thể chất phụ thuộc vào cấu tạo của cơ thể và di truyền nhƣng sự quyết
định thuộc về điều kiện sống của xã hội loài ngƣời trong đó lao động và giáo dục thể
chất.
2. Giáo dục thể chất
Khái niệm: GDTC là một quá trình nhằm hoàn thiện về mặt hình thể và chức
năng sinh học của cơ thể con ngƣời, hình thành và củng cố những kỹ năng kỹ xảo vận
động, giáo dục các tố chất thể lực.
GDTC là một bộ phận không thể tách rời của giáo dục toàn diện, nó chuẩn bị
cho con ngƣời năng lực để lao động.
Dƣới tác dụng của quá trình giáo dục thể chất, cơ thể con ngƣời phát triển cân
đối, khoẻ mạnh, đƣợc rèn luyện, có khả năng chống lại những ảnh hƣởng xấu của môi
trƣờng. Những thói quen vận động nhƣ đi, chạy, nhảy, ném, leo trèo… đƣợc hình thành.
Những tố chất thể lực: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khéo léo đƣợc rèn luyện và phát
triển. Đặc biệt là những kỹ năng kỹ xảo vận động đƣợc củng cố.
GDTC có mối quan hệ khách quan với các nội dung giáo dục khác nhƣ: giáo dục
đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục thẩm mỹ và giáo dục lao động. Trong quá trình giáo
dục thể chất, các nội dung giáo dục đều đƣợc đồng thời giải quyết.
3. Chuẩn bị thể chất
Chuẩn bị thể chất là mức độ phát triển kỹ năng, kỹ xảo vạan động, tố chất thể lực
phù hợp với yêu cầu và tiêu chuẩn tham gia vào hoạt động lao động và bảo vệ Tổ quốc.
Chuẩn bị thể chất chung
Chuẩn bị thể chất nghề nghiệp
Chuẩn bị thể chất cho trẻ mầm non là đảm bảo những yêu cầu về các chỉ số phát
triển thể chất và các kỹ năng thực hiện bài tập thể chất phù hợp với từng lứa tuổi.
4. Hoàn thiện thể chất
Khái niệm: Hoàn thiện thể chất là mức độ phát triển thể chất của con ngƣời đạt
tới trình độ cao. Đảm bảo có sức khoẻ tốt, chuẩn bị thể lực cho học tập, lao động và
bảo vệ Tổ quốc.
Những ngƣời khác ngành nghề, lứa tuổi, giới tính có đặc điểm hoàn thiện thể
chất riêng.
Ví dụ: Những ngƣời tham gia các hoạt động nặng hoặc vận động viên.
Đối với trẻ em mức độ hoàn thiện thể chất đƣợc biểu hiện bằng khả năng thích
nghi của cơ thể cới môi trƣờng, bằng khả năng hoạt động của những vận động cơ bản
nhƣ: đi, chạy, nhảy…..
Đối với ngƣời lớn mức độ hoàn thiện thể chất đƣợc biểu hiện bằng mức độ hình
thành các tố chất thể lực.
Tuy nhiên khái niệm “Hoàn thiện thể chất” mang tính lịch sử, nó thay đổi dƣới
ảnh hƣởng của nhu cầu xã hội và nhu cầu sản xuất.
3
5. Thể thao
Thể thao là một bộ phận của văn hoá thể chất, là một hoạt động chuyên biệt
hƣớng tới sự thành đạt trong một dạng, một loại bài tập thể chất nào đó ở mức độ cao,
đƣợc thể hiện trong quá trình thi đấu và hạot động vui chơI giảI trí.
Thể thao đƣợc hiểu theo 2 nghĩa:
Theo nghĩa hẹp: thể thao là một hoạt động đơn thuần thi đấu
Theo nghĩa rộng: Thể thao là một quá trình chuẩn bị cho thi đấu và thi đấu đạt
thành tích cao trong một môn thể thao nào đó.
6. Thể dục thể thao (Văn hoá thể chất)
Để hiểu đƣợc khái niệm Thể dục thể thao (còn gọi là văn hoá thể chất) chúng ta
cần hiểu đúng khái niệm văn hoá. Thuật ngữ Thể dục thể thao đƣợc dùng từ xƣa đến
nay chƣa đƣợc xác định một cách cụ thể. Trong nhiều tài liệu ngƣời ta viết Thể dục thể
thao đồng nghĩa với Physsical culture có nghĩa là văn hoá thể chất.
Văn hoá: Trong đời sống xã hội thông thƣờng đƣợc chỉ những hoạt động đời
sống tinh thần của con ngƣời và xã hội; trong đời sống hằng ngày văn hoá đƣợc hiểu
theo nghĩa là trình độ học vấn; văn hoá chỉ về hành về cách ứng xử; văn hoá là hoạt
một động hoạt động sáng tạo trong đó ngƣời ta sử dụng những di sản văn hoá và tạo ra
di sản văn hoá mới.
Ngay từ thời phục hƣng, thuật ngữ văn hoá đã đƣợc hiểu là một hoạt động, một
lĩnh vực tồn tại của con ngƣời, mang tính ngƣời, đối lập với tính tự nhiên, tính động vật
và phát triển phù hợp với bản chất của họ mà trƣớc hết là tất cả tài sản, thành tựu về vật
chất và tinh thần và đó chính là quan điểm của triết học
Theo quan điểm triết học: Văn hoá là tổng hoà giá trị vật chất và tinh thần cũng
nhƣ phƣơng thức tạo ra chúng. Trong trƣờng hợp này văn hoá có nghĩa là:
Văn hoá vật chất: Là những giá trị sáng tạo của con ngƣời tạo ra cho xã hội về
của cải vật chất kể cả sáng tạo ra tƣ liệu sản xuất và tƣ liệu tiêu dùng, thí dụ: Sản xuất
công cụ lao động; công cụ tiêu dùng: Lúa, gạo……
Văn hoá về tinh thần: Là toàn bộ giá trị của đời sống tinh thần bao gồm khoa học
và mức độ áp dụng các thành tựu khoa học vào sản xuất và sinh hoạt nhƣ: Giáo dục – y
tế – nghệ thuật và các chuẩn mực đạo đức
Văn hoá theo chủ nghĩa Mác giải thích: văn hoá có nguồn gốc từ lao động,
hình thức khởi đầu là do lao động, là phƣơng thức lao động, là kết quả lao động
Nhƣ vậy ranh giới giữa văn hoá vật chất và tinh thần chỉ có tính chất tƣơng đối,
văn hoá đó là thuộc tính bản chất vớ chức năng là giáo dục nhận thức, định hƣớng đánh
giá, xác định chuẩn mực của hành vi, điều chỉnh các quan hệ ứng xử….
4
Văn hoá theo chủ nghĩa Mác giải thích: Văn hoá có nguồn gốc từ lao động,
hình thức khởi đầu là do lao động, là phƣơng thức lao động, là kết quả lao động. Có
nghĩa là văn hoá có tính kế thừa trong xã hội có giai cấp, nó phụ thuộc vào lợi ích của
giai cấp nhất định, tính giai cấp ở chỗ do ai sáng tạo ra, phản ánh và phục vụ lợi ích cho
giai cấp nào: Những cơ sở vật chất do ai làm chủ, tính văn hoá của giai cấp còn thể
hiện chức năng văn hoá giáo dục, xây dựng một con ngƣời theo tƣ tƣởng đạo đức, thẩm
mỹ của một giai cấp nhất định.
Để làm sáng tỏ khái niệm văn hoá ngƣời ta so sánh với khái niệm tự nhiên: “Tự
nhiên là toàn bộ thế giới vật chất tồn tại ngoài ý thức con người, không phụ thuộc vào
con người, không là kết quả của con người. Thế giới tự nhiên vận động theo những quy
luật tự nhiên của nó”.
Nhƣ vậy: Văn hoá là phƣơng thức và là kết quả hoạt động cải tạo thế giới của
con ngƣời và xã hội nghĩa là hoạt động cải tạo tự nhiên bắt tự nhiên phải thoả mãn nhu
cầu của con ngƣời. Trong quá trình phát triển của xã hội loài ngƣời một loại nhằm hoàn
thiện chính chính bản thân con ngƣời cải tạo ngay phần tự nhiên trong con ngƣời hoạt
động đó gọi là văn hoá thể chất hay Thể dục thể thao.
Văn hoá thể chất là một nhân tố xã hội tác động điều khiển sự phát triển thể chất
và là một loại hình “hoạt động đặc biệt”.
a. Thể dục thể thao là một hoạt động: Vì đối tƣợng hoạt động của Thể dục thể
thao là phát triển thể chất của con ngƣời.
Văn hoá thể chất không phải là toàn các hình thức hoạt động mà hình thức chính
về nguyên tắc cho phép hình thành tốt những kỹ năng kỹ xảo vận động cần thiết cho
cuộc sống và sự phát triển các năng lực thể chất quan trọng đến sức khoẻ và năng lực
làm việc. Thành phần cơ bản của văn hoá thể chất khi xem nhƣ một hoạt động đó là bài
tập thể chất.
Bài tập thể chất có nguồn gốc từ lao động. Vì hoạt động bằng chân tay đây là
hoạt động trực tiếp; hoạt động đó dần đƣợc “thiết kế” để đáp ứng nhu cầu của con
ngƣời nên mất dần dần tính nó bị mất đi tính thực dụng trực tiếp. Tuy nhiên không có
nghĩa văn hoá thể chất và lao động bị xoá bỏ mà nó sẽ tồn tại mãi mãi vẫn là phƣơng
tiện chuẩn bị trƣớc cho thực tiễn lao động.
Nhƣ vậy với quan điểm nêu trên thì văn hoá thể chất là hoạt động chuẩn bị và
kết quả là chuẩn bị thể lực. Nó làm cơ sở cho việc tiếp thu có kết quả các thao tác lao
động, lao động có năng suất, hoàn thiện kỹ năng kỹ xảo, phát triển tố chất thể lực và
năng lực làm việc của con ngƣời
5
b. Thể dục thể thao là tổng hoà những giá trị vật chất và tinh thần do con
ngƣời sáng tạo để hoạt động
Giá trị vật chất:
Thể dục thể thao là một bài tập, bởi vì trong mỗi thời kỳ phát triển văn hoá thể
chất những giá trị văn hoá vật chất và tinh thần đƣợc sáng tạo ra để tập luyện và trở
thành đối tƣợng tiếp thu, sử dụng của những ngƣời tham gia hoạt động này.
Phƣơng pháp và phƣơng tiện tập luyện đang đƣợc sử dụng rộng rãi ở tất cả các
môn thể thao (Bóng đá, Bóng bàn, Bóng chuyền, Trò chơi vận động, võ….. )
Giá trị tinh thần:
Phƣơng pháp tập luyện là do con ngƣời sáng tạo ra nó xem nhƣ một di sản văn
hoá đƣợc tích luỹ, tiếp thu từ thế hệ này đến thế hệ khác, từ nƣớc này đến nƣớc khác và
lan rộng khắp toàn Thế giới.
Các môn luyện tập đƣợc sử dụng nhiều phƣơng pháp khác nhau của các nƣớc
trên thế giới nhƣ: Phƣơng pháp biến tốc, phƣơng pháp giãn cách, phƣơng pháp vòng
tròn……)
c. Thể dục thể thao là kết quả của hoạt động:
Đó chính là kết quả sử dụng những giá trị vật chất và tinh thần kể trên trong xã
hội. Trong số những kết quả này trƣớc hết phải kể đến đó là: Trình độ chuẩn bị thể lực,
mức độ hoàn thiện kỹ năng, kỹ xảo vận động, mức độ khả năng phát triển vận động,
thành tích thể thao và những kết quả hữu ích khác đối với xã hội và những cá nhân
đồng thời Kết quả vận động của văn hoá thể chất là đạt đƣợc chỉ tiêu hoàn thiện thể
chất.
Hoàn thiện thể chất là mức độ chuẩn bị thể lực chung và phát triển thể lực cân
đối phù hợp với quy luật phát triển toàn diện nhân cách để bảo vệ sức khoẻ lâu dài
Tất cả những vấn đề nêu trên cho phép khái quát khái niệm trong định nghĩa sau:
– Theo nghĩa hẹp: Văn hoá thể chất là một bộ phận hữu cơ của nền văn hoá xã
hội và cá nhân. Nội dung đặc thù của văn hoá thể chất là sử dụng hợp lý hoạt động vận
động nhƣ một nhân tố chuẩn bị thể lực cho cuộc sống, hợp lý hoá trạng thái thể chất và
phát triển thể chất.
– Theo nghĩa rộng: Văn hoá thể chất là toàn bộ những thành tựu của xã hội trong
sự nghiệp sáng tạo những phƣơng tiện, phƣơng pháp và điều kiện nhằm phát triển khả
năng thích nghi thể lực cho thế hệ trẻ và ngƣời trƣởng thành.
III. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA GIÁO DỤC THỂ CHẤT
1. Cơ sở lý luận của giáo dục thể chất
6
a. Cơ sở khoa học tự nhiên
Cơ sở khoa học tự nhiên của giáo dục thể chất là toàm bộ các môn khoa học mà
nhiệm vụ của nó là nghiên cứu những quá trình phát triển sinh học của con ngƣời.
Học thuyết I.P.Páp-lốp và I.M.Sêtrênốp và hoạt động của thần kinh cao cấp
chiếm vị trí lớn trong lĩnh vực này. Nó cho phép ta đi sâu tìm hiểu cơ chế, những quy
luật hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động; phát triển các tố chất thể lực…
b. Cơ sở khoa học xã hội:
Học thuyết Mác-Lê nin là nền tảng tƣ tƣởng, là cơ sở phƣơng pháp luận của
phƣơng pháp GDTC.
Các Mác đã xác định một cách rõ ràng những yếu tố xây dựng nên nền giáo dục.
Ông cho rằng chúng ta cần hiểu nền giáo dục bao gồm 3 vế:
+Giáo dục trí tuệ
+Giáo dục thể chất
+Giảng dạy mỹ thuật, làm quen với tất cả những nguyên tắc của quá trình sản
xuất. Tạo cho trẻ những thói quen biết sử dụng những công cụ đơn giản nhất của tất cả
các quá trình sản xuất.
Nhƣ vậy Các Mác đã coi GDTC là một bộ phận hữu cơ của hệ thống giáo dục,
là điều kiện tất yếu đối với việc phát triển con ngƣời một cách toàn diện.
Những ngƣời sáng lập chủ nghĩa Mác đã chỉ ra rằng trong GDTC thì thể dục là
phƣơng tiện hết sức quan trọng để phát triển thể lực con ngƣời và nó phải đƣợc bắt đầu
từ lứa tuổi nhỏ. Ở Việt Nam, Bác Hồ là ngƣời kế tiếp sự nghiệp của Các Mác và các
nhà khoa học khác. Bác đã nói: “Muốn làm việc đƣợc tốt, lao động đƣợc giỏi phải có
sức khoẻ mà muốn có sức khoẻ phải luyện tập thể dục thể thao…” (1960). Kêu gọi mọi
ngƣời tập thể dục, Bác nói: “Muốn có xã hội khoẻ mạnh thì từng con ngƣời phải khoẻ
mạnh”.
IV. MỐI QUAN HỆ GIỮA GDTC VỚI CÁC BỘ MÔN KHOA HỌC KHÁC.
a. Khoa học tự nhiên
GDTC còn có mối quan hệ với sinh lý học, giải phẩu học, vệ sinh học và thể dục
chữa bệnh.
– Với sinh lý học, giải phẩu học cho biết đặc điểm phát triển cơ thể trẻ về hình
thái, cấu trúc, chức năng. Từ đó có thể xây dựng nên hệ thống bài tập vừa sức đối với
trẻ
– Những thành tựu của khoa học tự nhiên cho phép lựa chọn những phƣơng tiện,
nội dung, phƣơng pháp hƣớng dẫn quá trình GDTC đạt hiệu quả cao nhất.
b. Khoa học xã hội:
GDTC có mối quan hệ chặt chẽ với các môn khoa học nhƣ lịch sử, tâm lý học,
giáo dục học, lý luận và phƣơng pháp giáo dục của các môn thể dục thể thao.
Những kiến thức về tâm lý học trẻ em (khả năng chú ý, tƣ duy, trí nhớ,…) cho
phép ta lựa chọn đƣợc những phƣơng pháp, thủ thuật giảng dạy hợp lý trong quá trình
GDTC cho trẻ (sử dụng phƣơng pháp làm mẫu kết hợp giải thích dựa trên tƣ duy trực
quan của trẻ).
Những kiến thức cơ sở của giáo dục học đại cƣơng đƣợc áp dụng trong quá trình
giáo dục thể chất với tính chất chuyên môn (Mục đích, nhiệm vụ, các nguyên tắc…).
7
CHƢƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA NHIỆM VỤ GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO TRẺ
I. ĐẶC ĐIỂM VỀ SỰ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CỦA TRẺ EM
1. Đặc điểm phát triển cơ thể trẻ
Sự phát triển của cơ thể trẻ em tuân theo những quy luật cơ bản của sinh học.
Trình tự và tốc độ của sự phát triển phụ thuộc vào những yếu tố về di truyền, môi
trƣờng sống, đặc biệt là phƣơng pháp nuôi dƣỡng, điều kiện xã hội, vệ sinh và sự rèn
luyện thân thể một cách có ý thức.
Trong những năm đầu của cuộc sống, tốc độ phát triển của cơ thể trẻ rất nhanh,
biểu hiện qua sự phát triển về chiều cao, cân nặng, vòng đầu, vòng ngực,… Cơ thể trẻ
tuy còn non yếu nhƣng dễ thích nghi với điều kiện sống.
Kích thƣớc các bộ phận khác nhau của cơ thể trẻ ở từng tháng tuổi phát triển
không đồng đều.
+ Hệ thần kinh:
Hệ thần kinh trẻ phát triển nhanh nhƣng các chức năng chƣa hoàn thiện; hiện
tƣợng lan toả chiếm ƣu thế, quá trình hƣng phân mạnh hơn ức chế. Do đó phải chú ý
tới đặc điểm này của trẻ tránh làm cho trẻ mệt mỏi quá sức. Tuy nhiên, từ 4-6 tuổi quá
trình ức chế dần dần phát triển. Trẻ đã có khả năng phân tích tổng hợp, hình thành
những kỹ năng, kỹ xảo vận động và có khả năng phân biệt đƣợc các hiện tƣợng xung
quanh.
+ Hệ vận động:
Hệ vận động gồm: Hệ xƣơng và hệ cơ.
Nhiệm vụ của hệ xƣơng: cùng với hệ cơ thực hiện chức năng vận động.
– Xƣơng ở cơ thể trẻ có tỉ lệ chất hữu cơ cao hơn vô cơ nên có tính đàn hồi cao
và dẽ bị cong vẹo.
– Hệ cơ phát triển yếu, cơ bắp, gân và mô liên kết của khớp xƣơng còn yếu, tỷ lệ
nƣớc chiếm nhiềt. Vì vậy nếu cho trẻ tập luyện quá sức có thể dẫn đến việc làm tổn
thƣơng các khớp xƣơng và ảnh hƣởng đến sự phát triển vận động của trẻ. Trong quá
trình tập luyện phải luân phiên giữa vận động và nghỉ ngơi.
+ Hệ tuần hoàn:
Tim của trẻ co bóp yếu nhƣng mạch đập nhanh, tuổi càng nhỏ mạch đập càng
nhanh. mạch của trẻ em rất dễ thay đổi khi gắng sức, hay nói cách khác tim dễ dƣng
phân nhƣng chóng mệt mỏi. Khi thay đổi hoạt động tim hồi tĩnh nhanh cho nên cần chú
ý không nên cho trẻ vận động quá lâu, chuyển trạng thái tính sang động một cách hợp
lý, từ từ để bộ máy tuần hoàn đáp ứng đƣợc nhu cầu cho sự phát triển của cơ thể.
+ Hệ hô hấp:
Do khí quản của trẻ nhỏ nên không khí đƣợc đƣa vào ít, trẻ thở nông nên khả
năng trao đổi không khí kém. Sau vận động lƣợng ôxy cần thiết tăng, lúc này trẻ thở
gấp vì lƣợng không khí hít vào chỉ đƣợc tăng lên bằng việc tăng số lần thở chứ không
phải bằng việc tăng thể tích không khí trong mỗi lần hít vào. Việc tăng dần lƣợng vân
động trong quá trình tập luyện sẽ tạo điều kiện cho cơ thể trẻ thích ứng với việc tăng
lƣợng ôxy cần thiết và ngăn ngừa đƣợc sự xuất hiện lƣợng ôxy quá lớn của cơ thể. Mặt
khác ta phải luôn cho trẻ tiếp xúc với không khí trong sạch và sử dụng những bài tập
cho trẻ thở sâu.
8
+ Hệ trao đổi chất:
Khi trẻ hoạt động nhiều, ngay cả lúc dinh dƣỡng đầy đủ, thƣờng dẫn đến tiêu hao
năng lƣợng dự trữ trong các bắp và tập trung những sản phẩm độc trong quá trình trao
đổi chất ở các cơ quan. Điều đó gây cảm giác mệt mỏi cho trẻ và ảnh hƣởng xấu đến
cƣờng độ hoạt động của cơ bắp và hệ thần kinh. Tác hại chính là làm giảm độ nhạy
cảm giữa hệ thần kinh trung ƣơng và những dây thần kinh điều kiển sự hoạt động cơ
bắp. Sự mệt mỏi của các nhóm cơ riêng lẻ xuất hiện nêu kéo dài hoạt động liên tục của
từng nhóm cơ đó hoặc khi toàn cơ thể phải hoạt động quá mức. Trạng thái mệt mỏi làm
giảm khả năng hoạt động và khả năng chống lại những ảnh hƣởng xấu cảu môi trƣờng.
Vì thế cần phải tổ chức cho trẻ vận động và nghỉ ngơi một cách hợp lý, thƣờng xuyên
thay đổi sự vận động của các nhóm cơ và chọn hình thức vận động gây hứng thú cho
trẻ.
– Khả năng điều hoà thân nhiệt của trẻ yếu, hoạt động trong điều kiện nóng bức
hoặc mặc quần áo không thích hợp sẽ làm cho thân nhiệt tăng nhanh, hoạt động của tim
và hô hấp sẽ nhanh hơn, mạch máu trong các cơ giản nở nhiều dẫn đến trạng thái mệt
mỏi, đôi khi bị choáng bởi vì các cơ quan bên trong và não bị thiếu ôxy.
2. Đặc điểm phát triển sinh lý vận động ở trẻ các độ tuổi
a) trẻ 1 tuổi:
– Đặc điểm: Trẻ năm thứ nhất là năm phát triểm mạnh so với các năm khác ở lứa
tuổi mầm non. Trong cơ thể trẻ đã diễn ra một loạt các biến đổi nhằm làm cho nó thích
nghi với cuộc sống trong những điều kiện mới:
. Trẻ bắt đầu thở bằng phổi
. Vòng tuần hoàn chính thức bắt đầu thay thế cho vòng tuần hoàn nhau thai.
. Trẻ bắt đầu bú mẹ, bộ máy tiêu hoá bắt đầu làm việc nhƣng còn yếu.
. Sự hoạt động của các cơ quan chƣa hoàn chỉnh. Trẻ hầu nhƣ ngủ suốt ngày nên
thời kỳ này ta không tập cho trẻ.
Ngƣời ta chia sự phát triển vận động của trẻ ở giai đoạn này ra làm 5 giai đoạn:
+ Giai đoạn từ 1,5 đến 3 tháng
Từ 1,5 tháng trẻ đã có thời gian thức sau khi ăn cho nên ta có thể áp dụng một số
bài tập luyện cho trẻ.
Quan sát trẻ ở giai đoạn này ta thấy có hiện tƣợng trƣơng lực cơ gấp ở tay và
chân tăng. Khi đặt trẻ nằm ngửa tất cả các khớp ở cánh tay và cẳng chân đều co gập.
Nếu trẻ muốn quay sang bên thì toàn bộ cơ thể cũng muốn quay theo. Xuất phát từ
những đặc điểm này ta thấy chủ yếu cần sử dụng những bài tập xoa vuốt nhẹ để làm
giảm trƣơng lực cơ gấp, tăng khả năng duỗi của cơ.
Mặt khác con ngƣời sinh ra đã có một số phản xạ bẩm sinh: nhƣ bú, nuốt, leo
trèo… phản xạ leo trèo là phản xạ khi động đến phía dƣới gan bàn chân gần các ngón
chân trẻ sẽ quặp ngón xuống. tay trẻ cũng có hiện tƣợng tƣơng tự nhƣ vậy. Dựa vào
phản xạ này ngƣời ta sử dụng các bài tập phản xạ để tăng khả năng đàn hồi của cơ và
cở động của khớp.
+ Giai đoạn 2: Từ 3-4 tháng
ở giai đoạn này trẻ đã có thể co duỗi tay một cách dễ dàng, cần áp dụng các bài
tập thụ động cho tay.
9
Vào tháng thứ 3, hệ cơ sau cổ đã đƣợc củng cố, xuất hiện những pahnr xạ về tƣ
thế (phản xạ ếch – ngóc đầu trong tƣ thế nằm sấp treo), đầu trẻ có khả năng giữ thăng
bằng tốt. Khi nằm sấp trẻ có thể tỳ vào 2 tay. Trẻ có thể lằn mình từ tƣ thế nằm nghiêng
sang nằm ngửa. Cần tập cho trẻ các bài tập phản xạ về tƣ thế (lẫy sấp, phản xạ duỗi của
xƣơng sống).
Cần xoa vuốt nhẹ và tập các bài tập phản xạ cho chân và bàn chân.
+ Giai đoạn 3: Từ 4 đến 6 tháng
– Giai đoạn này trẻ đã có sự cân bằng trƣơng lực cơ co và duỗi của chân, càn tập
các bài tập thụ động cho chân.
– Cơ tay của trẻ phát triển, vận động của tay phong phú hơn. Trẻ có thể cầm, nắm
với đƣợc đồ chơi ở phía trƣớc mặt. Cần tiếp tục tập các bài tập thụ động cho tay.
– Cơ thân đặc biệt là cơ ở phía trƣớc cổ đƣợc củng cố và phát triển do đó trẻ có
thể nâng ngƣời lên ở tƣ thế nằm ngửa, nằm sấp với sự giúp đỡ của ngƣời lớn. Cần áp
dụng các bài tập về thay đổi tƣ thế trong không gian.
Đến tháng thứ 6 trẻ có thể lẫy từ ngửa sang sấp và ngƣợc lại sang cả hai phía một
cách thành thạo. Trẻ có thể đứng hoặc ngồi nếu đƣợc đỡ lƣng.
Thính giác của trẻ đã phát triển, khoảng tháng thứ 4-5 ở trẻ đã hình thành đƣờng
dẫn truyền thính giác nên trẻ thích hóng chuyện. Khi tập nên phối hợp đếm để tăng
mức độ nhịp nhàng của động tác và rèn luyện phản xạ vận động đối với âm thanh.
+ Giai đoạn 4: Từ 6 đến 9 tháng
Giai đoạn vận động phát triển nhanh và hoạt động khá nhịp nhàng.
Tháng thứ 6 trẻ tự lật một cách thành thạo từ bụng sang lƣng ( từ nằm sấp sang
nằm ngửa).
Tháng thứ 7 trẻ biết nâng ngƣời bằng 2 tay, 2 chân và bò. Bò là giai đoạn quan
trọng trong quá trình phát triển, và là vận động chyển từ tƣ thế nằm sang đứng, củng cố
các cơ lƣng, bả vai, tác động đến cột sống…
Tháng thứ 8 trẻ biết tự ngồi và đứng vịn. Do cơ lƣng và cơ bả vai đã đƣợc củng
cố, các cơ thân trên chắc nên giữ đƣợc thân trong tƣ thế lâu hơn.
Trong giai đoạn này cần dạy trẻ các bài tập củng cố cơ toàn thân nhằm phát
triển khả năng ngồi, bò, đứng và đi men cho trẻ. Từ tháng 6 hoạt động của các cơ nhỏ ở
bàn tay, ngón tay phối hợp nhịp nhàng, có khả năng co lâu ( trẻ có thể cầm, giữ đồ vật
trong tay đƣợc lâu) cho nên ta có thể sử dụng dụng cụ để tập thể dục cho trẻ (vòng, gậy
thể dục…). Ngôn ngữ thụ động đã phát triển trẻ đã hiểu đƣợc một số từ. Vì vậy trong
giờ học, cô nên nói chuyện với trẻ để điều khiển động tác. Lời nói phải ngắn gọn, chính
xác.
+ Giai đoạn 5: Từ 9 đến 12 tháng
Trẻ đã có thể thay đổi tƣ thế trong không gian một cách dễ dàng. Đang nằm
chuyển sang ngồi hoặc ngƣợc lại, đang đứng chuyển sang đi, rồi chuyển sang ngồi
xổm, đứng không cần bịn, đi theo vật chuyển động. Có thể áp dụng các bài tập có tƣ
thế chuẩn bị là đứng, ngồi, các bài tập thay đổi tƣ thế phức tạp.
Cần sử dụng lời nói và dụng cụ trong khi tập để phát triển tiếng nói và cử động
tin khéo cho trẻ.
b) Trẻ 2 tuổi
10
+ Vận động đi: Một số trẻ có thể biết đi từ cuối năm thứ nhất nhƣng hầu hết trẻ
phải sang đầu năm thứ hai mới bắt đầu tập đi. Đặc điểm những bƣớc đi đầu tiên của trẻ
là: khi đi, hai chân giang rộng, chƣa phối hợp đƣợc giữa chân và tay. Tay đƣa sang 2
bên phía trƣớc hoặc trên cao. Thân luôn dao động sang 2 phía đầu cúi về phía trƣớc,
bƣớc chân ngắn, không đều dễ ngã, bàn chân đặt chƣa thẳng. Cần sử dụng hệ thống bài
tập đi từ đơn giản đến phức tạp để hoàn thiện bƣớc đi cho trẻ.
Cuối năm thứ 2 bƣớc đi của trẻ đã làm bớt sự dao động độ dài của bƣớc đi đƣợc
tăng lên.
Cảm giác thăng bằng: có tác dụng giữ cho cơ thể ở mọi vị trí, mọi chuyển động
trong không gian đều cần có cảm giác thăng bằng.
Cảm giác thăng bằng ở trẻ 1 năm chƣa phát triển, trẻ hay ngã, chƣa phối hợp
đƣợc giữa tay và chân. Nhƣng sang năm thứ hai, cùng với việc củng cố vận động đi,
cảm giác thăng bằng cũng phát triển, cần sử dụng các bài tập đi phức tạp để phát triển
cảm giác thăng bằng cho trẻ.
+ Vận động bò: Trẻ bắt đầu trƣờn từ tháng thứ 5 và sang tháng thứ 7 trẻ biết bò.
Đến cuối năm thứ nhất trẻ đã biết bò thành thạo, lúc này trẻ sử dụng vận động bò nhƣ
một phƣơng tiện để di chuyển. Năm thứ hai vận động phát triển và trờ thành thói quen,
khi bò trẻ biết phối hợp giữa tay và chân cùng các vận động khác. Cần áp dụng các bài
tập bò khác nhau để tiép tục phát triển vận động bò cho trẻ.
+ Lăn và ném: Trẻ có thể lăn bóng bằng hai tay, ném bóng 1 tay về trƣớc. Qua
các bài tập ném cần làm quen trẻ với tính chất của các dụng cụ (bóng, túi cát..).
-Tất cả các vận động của trẻ đều phát triển (đi, bò, lăn, ném trừ vận động chạy và
nhảy). Ngoài ra khả năng phối hợp vận động trẻ cũng đƣợc hình thành, trẻ có thể tham
gia một cách có hiệu quả vào các trò chơi vận động.
c) Trẻ 3 tuổi
+ Vận động đi, chạy và cảm giác thăng bằng:
– Giai đoạn này trẻ đã biết đi vững, các động tác thừa đã mất đi, bƣớc đầu đã biết
phối hợp các phần riêng lẻ trong động tác đi; đã biết phối hợp chân tay tuy chƣa nhịp
nhàng, thân vẫn còn dao động sang 2 bên.
– Trẻ bắt đầu biết chạy và mới hình thành rõ nét.
– Cảm giác thăng bằng của trẻ cũng đƣợc củng cố. Trẻ đã có khả năng tự định
hƣớng trong không gian và khả năng ƣớc lƣợng khoảng cách cũng đƣợc phát triển.
+ Vận động nhảy: Mới đầu trẻ chỉ bật chụm chân tại chỗ nhƣng bàn chân chƣa
rời khỏi mặt sàn dần dần trẻ biết nhảy chụm chân tại chỗ, nhảy ra xa bằng 2 chân. Tuy
nhiên, trẻ chƣa biết phối hợp chân tay nhịp nhàng trong khi nhảy, kết thúc thƣờng nặng
nề, dễ ngã, khoảng cách bƣớc nhảy ngắn.
+ Vận động bò: Vận động bò vẫn đƣợc tiếp tục phát triển, tạo điều kiện cho việc
hình thành niềm tin và khả năng của trẻ.
+ Vận động ném: Trẻ đã có khả năng ném bóng vào đích và tung bóng bằng 2
tay nhƣng còn thiếu chính xác, trẻ chƣa biết phối hợp giữa tay và chân.
d) Trẻ 4 tuổi
+ Vận động đi: Đi bộ nhịp điệu chƣa ổn định, phối hợp chân tay chƣa nhịp
nhàng, khả năng thay đổi hƣớng trong không gian chƣa tốt, bƣớc đi vẫn còn dao động.
11
+Vận động chạy: Cơ thể trẻ thích ứng với vận động chạy, chạy tốt hơn đi và sự
phối hợp tay chân trong lúc chạy cũng tốt hơn, trọng tâm của cơ thể ở gần phần trƣớc
của bụng hơn ngƣời lớn.
+ Vận động nhảy: Trẻ có thể bật nhảy liên tục về trƣớc, bật nhảy qua dây, bật
nhảy tại chỗ, bật xa song vẫn còn khó khăn.
+ Vận động ném, chuyền, bắt: Trẻ đã biết ném xa bằng 1 tay, ném trúng đích
nằm ngang, ném trúng đích thẳng đứng. Ngoài ra trẻ còn biết chuyền và bắt bóng theo
vòng tròn, hàng ngang, hàng dọc; tung, bắt bóng và đập, bắt bóng.
+ Vận động bò, trƣờn, trèo: Trẻ có khả năng bò bò, trƣờn nhanh với các kiểu bò
bằng bàn tay, cẳng chân; bò bằng bàn tay, bàn chân; trƣờn sấp; trèo lên xuống thang;
trèo lên xuống ghế.
e) Trẻ 5 tuổi
Giai đoạn này các vận động đần dần hoàn thiện cho nên sự vận động của trẻ
phải đƣợc ngƣời lớn theo dõi, kiểm tra.
Các quá trình tâm lý của trẻ đƣợc hoàn thiện, khả năng chú ý tăng, có thể khái
quát hoá một số hiện tƣợng, trẻ hiểu đƣợc nhiệm vụ của mình, có thể nhanh nhẹn nhận
thấy những yêu cầu chính trong lúc thực hiện vận động. Các vận động của trẻ bƣớc đầu
đã đạt mức độ chính xác, nhịp nhàng, nhịp điệu oone định, biết phối hợp hoạt động của
mình với tập thể. Trẻ có thể thực hiện những động tác quen thuộc bằng nhiều cách
trong thời gian dài hơn, với lƣợng vận động lớn hơn. Trẻ có khả năng quan sát hình ảnh
động tác mẫu của cô, ghi nhớ để thực hiện.
g) Trẻ 6 tuổi
Tốc độ trƣởng thành của trẻ tăng rất nhanh. Các vận động đƣợc hình thành một
cách nhanh chóng và dễ đƣợc củng cố. Hệ thần kinh của trẻ phát triển tốt, trẻ có khả
năng tập trung chú ý cao trong quá trình học các vận động. Các động tác cơ bản đƣợc
thực hiện tƣơng đối chính xác. Lực cơ bắp đƣợc tăng lên.
Vận động đi có sự phối hợp nhịp nhàng giữa tay, chân và thân. Bàn chân rời khỏi
mặt đất nhẹ nhàng, mềm mại khi chân chạm đất. Vận động chạy, bò, ném của trẻ đƣợc
hoàn thiện rõ rệt nhất. Khả năng ƣớc lƣợng bằng mắt tăng, cảm giác thăng bằng phát
triển, có sự khéo léo và chính xác khi thực hiện động tác.
II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO TRẺ MẦM NON
1. Mục đích:
– Góp phần củng cố, tăng cƣờng sức khoẻ, phát triển cân đối, hài hoà về hình thái
và chức năng của cơ thể trẻ.
– Rèn luyện tƣ thế vận động cơ bản đúng, phát triển các tố chất nhanh, mạnh,
khéo, bền), phát triển khả năng định hƣớng trong không gian.
– Góp phần rèn luyện và phát triển cảm giác nhịp điệu, khả năng cảm nhận cái
đẹp qua vận động nhanh nhẹn, nhịp nhàng, đúng tƣ thế, sự hứng thú đối với các loại
vận động và đối với hoạt động tập thể. Rèn luyện tính trung thực, tính tổ chức, kỷ luật,
tinh thần tập thể, lòng dũng cảm, tự tin và khả năng tự quản tự lập cho trẻ.
2. Nhiệm vụ
12
a/ Bảo vệ và tăng cường sức khoẻ cho trẻ
Ở lứa tuổi mầm non, cơ thể trẻ phát triển nhanh, mềm dẻo, dễ uốn nhƣng sức đề
kháng yếu, các cơ quan đang phát triển nhƣng chƣa hoàn thiện vì vậy phải chú ý đến
việc bảo vệ và tăng cƣờng sức khoẻ cho trẻ.
– Nhiệm vụ này bao gồm: chăm sóc, nuôi dƣỡng và rèn luyện một cách có khoa
học; chăm sóc trẻ khi ăn, khi ngủ, khi chơi, khi học hành; đảm bảo việc thực hiện chế
độ giờ giấc cho trẻ; cho trẻ ăn đủ chất, đủ lƣợng và thông qua các giờ thể dục, các buổi
tập, các buổi dạo chơi, những trò chơi vận động để rèn luyện cơ thể cho trẻ.
Nếu làm tốt nhiệm vụ này tức là chúng ta đã giúp trẻ củng cố và tăng cƣờng sức
khoẻ, hoàn thiện các chức năng sinh lý của cơ thể, tăng khả năng làm việc của các cơ
quan. Rèn luyện khả năng chống lại ảnh hƣởng xấu của môi trƣờng, tạo điều kiện tốt để
cơ thể trẻ phát triển đúng với chỉ số tâm, sinh lý lứa tuổi, có trạng thái thần kinh thoải
mái và cân bằng.
b/ Nhiệm vụ giáo dưỡng
– Cần phải giúp trẻ hình thành và phát triển những thói quen vận động: bò, đi,
chạy, nhảy, ném, leo trèo. Những thói quen vận động này sẽ giúp trẻ tiết kiệm đƣợc sức
khi chuyển động trong không gian và thúc đẩy sự phát triển của các cơ quan bên trong
cơ thể.
– Phát triển những tố chất thể lực nhằm tăng độ dài và độ cao của bƣớc nhảy,
tăng chiều xa và mức độ chính xác của vận động ném, trẻ có thể luyện tập trong thời
gian lâu hơn.
– Luyện tập các thói quen đúng về tƣ thế khi đi, đứng, ngồi nhằm giúp cho các cơ
quan bên trong và các hệ cơ quan của cơ thể trẻ phát triển đƣợc tốt, đặc biệt là cột sống.
– Cần dạy trẻ thói quen vệ sinh: vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trƣờng (vệ sinh
thân thể, quần áo, đồ dùng, đồ chơi, dụng cụ thể dục…).
– Thông qua các giờ thể dục, cần dạy cho trẻ những kiến thức đầu tiên có liên
quan đến bài tập thể dục nhƣ dụng cụ thể dục, các bộ phận của cơ thể. Từ đó giúp trẻ
thực hiện vận động trở nên chính xác, có định hƣớng.
c/ Nhiệm vụ giáo dục
– Do ý thức đối với việc tập luyện chƣa đƣợc hình thành cho nên phải giáo dục
cho trẻ yêu thích việc tập luyện, say mê, hứng thú đối với buổi tập.
– Trong quá trình GDTC có thể kết hợp giáo dục trẻ một cách toàn diện về các
mặt: giáo dục đạo dức, trí tuệ, thẩm mỹ và lao động.
– Trong các giờ thể dục hoặc trò chơi vận động, cô nhận xét đánh giá những hành
vi đạo đức của trẻ trong quá trình chơi, tập; khen hoặc chê. Điều đó tạo cho trẻ những
hiểu biết nhất định về đạo đức. Bên cạnh đó trong quá trình vận động trẻ phải luôn tuân
theo những quy tắc nhất định vì thế có thể phát triển ở trẻ một số thói quen, phẩm chất
đạo đức nhƣ hứng thú đối với hoạt động tập thể, tính trung thực… Tạo cho trẻ luôn có
trạng thái xúc cảm tốt, tạo điều kiện cho trẻ khắc phục trạng thái tâm lý xấu, làm cho
trẻ luôn cởi mở, vui vẻ. Trong quá trình dạy cho trẻ, cô luôn là tấm gƣơng cho trẻ noi
theo về tác phong, cử chỉ,lời nói.
– GDTC có ảnh hƣởng tốt đến sự phát triển của hệ thần kinh, giúp cho các quá
trình tâm lý (cảm giác, trí nhớ, tƣ duy) phát triển tốt.
13
– Trong các giờ thể dục đã tác động đến nhận thức của trẻ, yêu cầu trẻ phải tƣ
duy tích cực, phải biết nhớ lại, đặc biệt trong giờ chơi đã đòi hỏi sự vận động sáng tạo
của trẻ.
– Những động tác thực hiện đòi hỏi khéo léo, nhịp nhàng và mềm dẻo đã tác
động đến trẻ về cái đẹp thân thể của con ngƣời trong khi vận động, cái đẹp trong cƣ xử
với nhau và không nhân nhƣợng với những hành vi xấu.
– Giáo dục lao động giúp trẻ làm quen với lao động của ngƣời lớn, với những kỹ
năng lao động đơn giản thể hiện qua lao động tự phục vụ, trực nhật. Cần dạy trẻ thực
hiện các thao tác tự phục vụ bản thân (cởi quần áo, mủ..), chuẩn bị và thu dọn dụng cụ
học tập.
CHƢƠNG III: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO TRẺ MẦM NON
I.Cơ sở lý luận của vận động:
1. Khái niệm về vận động
Vận động là sự hoạt động tích cực của các cơ quan vận động của con ngƣời, là
phƣơng tiện cơ bản, đặc biệt của quá trình GDTC.
2. Cơ sở sinh lý của vận động
Mọi hoạt động của con ngƣời đều phụ thuộc vào hệ thần kinh cao cấp. Việc nắm
vững các chi tiết vận động đực xác định bởi sự hình thành một hệ thống mới của sự
hoạt động của não. Cho nên ta có thể nói rằng cơ sở sinh lý của vận động chính là sự
hoạt động của hệ thần kinh cao cấp.
Quá trình hình thành thói quen vận động diễn ra theo các giai đoạn liên tục và
chúng có quan hệ với nhau:
+ Giai đoạn 1: Có tính chất khuyếch tán của sự kích thích lan toả vào hệ thần
kinh trung ƣơng. Lực để gây ra hoạt động này là do sự tham gia của nhiều nhóm cơ bắp
không quan trọng để thực hiện các cử động trong hoạt động. chƣa có sự phối hợp nhịp
nhàng, cần thiết giữa các cơ quan bên trong và cơ quan vận động. Đây là giai đoạn lan
toả các phản xạ có điều kiện.
+ Giai đoạn 2: Diễn ra các quá trình chuyên môn của phản xạ có điều kiện. Phát
triển ức chế để hạn chế quá trình kích thích lan truyền rộng rãi. Xác định đƣợc sự phối
hợp và chính xác của vận động, hình thành định hình động lực. Toàn bộ các phản xạ có
điều kiện đƣợc phát triển theo thứ tự nhất định và có sự phối hợp cân bằng của các cơ
quan bên trong.
+ Giai đoạn 3: Hình thành một hệ thống liên hệ tạm thời phức tạp có tính chất
củng cố định hình động lực và ổn định đƣợc thói quen vận động. (xem tiếp sách trang
30).
Có 4 loại hình thần kinh cao cấp cơ bản:
– Loại 1: Kiểu mạnh, thăng bằng, linh hoạt
– Loại 2: Kiểu mạnh, cân bằng không linh hoạt
– Loại 3: Kiểu mạnh không cân bằng
– Loại 4: Kiểu yếu
14
Trong quá trình GDTC, cần nắm đƣợc các loại hình hoạt động của hệ thần kinh
cao cấp với mục đích để thợc hiện tốt chức năng giáo dục đối với từng cá nhân, đảm
bảo điều kiện thích hợp để phát triển thể lực cho trẻ.
3. Quy luật hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động
a) Kỹ năng, kỹ xảo vận động
+ Kỹ năng vận động: Là mức độ thực hiện vận động đòi hỏi sự tập trung chú ý
cao và thao tác thực hiện chi tiết kỹ thuật của động tác.
+ Kỹ xảo vận động: Là mức độ thực hiện vận động đã trở nên tự động hoá, các
thao tác thể hiện tin tƣởng cao, các bài tập vận động đƣợc thực hiện một cách chính
xác.
b) Các giai đoạn hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động
Cơ sở sinh lý của việc hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động là việc hình thành
hệ thống thần kinh tạm thời trong vỏ đại não. Quá trình này đƣợc chia làm 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Hình thành sợ hiểu biết sơ bộ
Trong khoảng thời gian ngắn trẻ làm quen đƣợc với động tác mới mang tính chất
khuyếch tán của quá trình hƣng phấn trong vỏ đại não, thiếu sự ức chế trong. Trẻ thiếu
tin tƣởng trong lúc vận động, các cơ bắp đều căng hết mức, có nhiều động tác thừa,
thiếu chính xác về không gian và thời gian do quá trình hơng phấn bị khuyếch tán, lan
truyền sang các trung tâm khác của cơ quan phân tích vận động.
+ Giai đoạn 2: Học sâu từng phần của bài tập
Trẻ hiểu đƣợc nhiệm vụ và hành động của mình. Sự ức chế phân biệt bên trong
phát triển hạn chế sự lan truyền của các quá trình hƣng phấn. Vai trò của hệ thống tín
hiệu II dần dần đƣợc nâng cao, hoàn thiện những vận động trong vỏ đại não tạo ra đƣợc
mối liên hệ tạm thời phức tạp – định hình động lực. Các kỹ năng đƣợc hình thành với
đầy đủ chi tiết kỹ thuật của động tác, bắt đầu xuất hiện các tố chất vận động (nhanh
nhẹn, khéo léo).
+ Giai đoạn 3: ổn định thói quen, củng cố định hình động lực
Vận động đƣợc thực hiện một cách tự nhiên, không gò bó, tiết kiệm đƣợc sức,
vận động một cách tự do, chính xác. Trẻ tự tin, tin tƣởng vào hành động của mình và
thực hiện nhiệm vụ một cách tự giác, áp dụng đƣợc những vận động đó vào trong thực
tế (khi dạo chơi, khi chơi trò chơi vận động). Nghĩa là những kỹ năng vận động sẽ đƣợc
củng cố và tiếp tục đƣợc hoàn thiện để chuyển sang kỹ xảo.
II. Nguyên tắc giáo dục thể chất cho trẻ
1. Nguyên tắc đảm bảo tính tự giác tích cực
Quá trình GDTC còn đƣợc xây dựng dựa trên cơ sở của nguyên tắc tự giác và
tích cực. Lứa tuổi trẻ mầm non hoạt động chủ yếu là theo sự bắt chƣớc, tính sáng tạo
hầu nhƣ chƣa có, cho nên phát triển tính tự giác ở trẻ cô phải gây đƣợc sự hứng thú,
niềm say mê đối với buổi tập: bài tập phải có sức hấp dẫn, lời nói, kỹ thuật thực hiện
của cô phải nhẹ nhàng điêu luyện; sử dụng nhiều dụng cụ, đò chơi đẹp mắt khác nhau.
Để buổi tập đạt kết quả cao và kích thích trẻ tập luyện thì phải nắm đƣợc yêu cầu
về cách thức thực hiện động tác, từ đó nỗ lực thực hiện đúng vận động. Chính vì vậy
15
khi khi hƣớng dẫn các vận động cô cần làm mẫu, giảng giải một cách ngắn gọn, sinh
động, dễ hiểu để tạo cho trẻ đƣợc khái niệm đúng về động tác.
Trong quá trình trẻ tập, thƣờng xuyên đông viên khuyến khích và nhắc nhở trẻ
một cách nhẹ nhàng, kịp thời. Các nhiệm vụ giao cho trẻ phải cụ thể, động viên trẻ cố
gắng thực hiện vận động một cách đúng, đẹp. Ngoài ra giáo viên phải luôn cải tiến
phƣơng pháp giảng dạy và sử dụng nhiều dụng cụ trong quá trình giảng dạy để gây
hứng thú cho trẻ.
2. Nguyên tắc hệ thống
Tính hệ thống của các bài tập, buổi tập, các biện pháp rèn luyện khác nhau nhƣ
tắm nắng, tắm nƣớc… là điều kiện đầu tiên đảm bảo hiệu quả của toàn bộ quá trình
GDTC. Sự lặp lại nhiều lần và có kế hoạch của vận động sẽ tạo nên hình ảnh vận động
chính xác trong trí nhớ, hình thành nên những thói quen vận động.
Trong quá trình GDTC để đảm bảo nguyên tắc này cần nắm vững những đặc
điểm sau:
– Đảm bảo tính liên tục, thƣờng xuyên, có kế hoạch cụ thể của quá trình GDTC
với các hình thức khác nhau, nhằm tạo thành những phản xạ có điều kiện làm cho trẻ
có thói quen tập luyện. Cần có kế hoạch cụ thể về nồi dung giảng dạy để đảm bảo tính
liên tục, thƣờng xuyên, trình tự khoa học của buổi tập và toàn bộ quá trình giáo dục.
– Cần củng cố, lặp lại các động tác, đồng thời đảm bảo tính biến dạng của chúng.
Thƣờng xuyên thay đổi hình thức tập luyện để quá trình tập khỏi đơn điệu
Ngoài ra cần phải luân phiên hợp lý giữa vận động và nghỉ ngơi đảm bảo trình tự
và mối liên hệ qua lại giữa các buổi tập và các sinh hoạt khác. Các quãng nghỉ phải
thích hợp để quá trình GDTC đạt hiệu quả cao.
3. Nguyên tắc đảm bảo tính trực quan
Trực quan là tiền đề của sự nhận thức, tất cả mọi nhận thức đều thông qua các cơ
quan này.
Có 2 loại trực quan: Trực tiếp và gián tiếp
– Trực quan trực tiếp: Thông qua động tác mẫu của cô
– trực quan gián tiếp: Thông qua phim ảnh, lời nói để mô tả hình ảnh động tác.
+ Tính trực quan là tiền đề để tiếp thu động tác: Khi dạy vận động cô cần làm
mẫu để cụ thể hoá về khái niệm động tác, chỉ rõ cách thức thực hiện. Cô làm mẫu phải
rõ, chính xác, vị trí làm mẫu phải thích hợp.
Cần sử dụng các hình thức trực quan khác nhau tác động lên các giác quan khác
nhau (màu sắc, ánh sáng, lời nói, phim ảnh…) để làm giàu thêm kinh nghiệm vận động.
+ Tính trực quan có quan hệ với lời nói, nhƣng lời nói chỉ có giá trị khi nó gợi
lên những khái niệm về hình ảnh vận động. Lời nói phải đƣa ra đúng lúc để tạo đƣợc
một số kiến thức vận động.
4. Nguyên tắc vừa sức và chú ý đặc điểm cá nhân
+ Tính vừa sức: Lƣợng vận động thích hợp là điều kiện cần thiết để động viên
tính tích cực của trẻ trong quá trình tập luyện. Lƣợng vận động là độ lớn những ảnh
16
hƣởng cảu các bài tập đến cơ thể, nó đƣợc đo bằng khả năng tiếp thu của trẻ và độ khó
của bài tập
Để xác định lƣợng vận động cần:
– Xem xét những đặc điểm tâm, sinh lý của trẻ (bằng kiểm tra y học và kiểm tra
sƣ phạm).
– Căn cứ vào yêu cầu, tiêu chuẩn về mặt sƣ phạm của chƣơng trình.
– Đánh giá đúng những khó khăn, phức tạp của động tác và mức độ phù hợp với
lứa tuổi, tình trạng của cơ thể.
– Phân bố nội dung giảng dạy hợp lý, đảm bảo tính kế tục và cần tăng dần mức
độ phức tạp của bài tập.
+ Chú ý đặc điểm cá nhân:
Mỗi trẻ đều có tình trạng sức khoẻ, khả năng tiếp thu riêng cho nên trong quá
trình giáo dục cần hiểu rõ những khả năng riêng biệt của từng trẻ để đề ra những biện
pháp rèn luyện hợp lý.
Khi xây dựng nội dung bài tập cần giải quyết theo 2 xu hƣớng: Chuẩn bị thể lực
chung và chuẩn bị nawmg khiếu chuyên môn.
5. Nguyên tắc phát triển
Để đáp ứng yêu cầu phát triển của quá trình giáo dục cần thƣờng xuyên thay đổi
các nhiệm vụ vận động bằng hình thức tăng độ phức tạp của các bài tập; chuyển tiếp
các hình thức vận động từ đơn giản đến phức tạp ( đứng—đi—chạy — nhảy). Lƣợng
vận động phải đƣợc tăng dần qua các lần tập.
Thực chất của nguyên tắc này là trong quá tình dạy trẻ các bài tập vận động phảI đực
củng cố, rèn luyện, tăng dần những yêu cầu đối với trẻ, đƣa ra những nhiệm vụ mới
khó hơn, đòi hỏi khối lƣợng và chất lƣợng nhiều hơn, đƣợc thể hiện qua việc giáo viên
thƣờng xuyên tổ chức hƣớng dẫn trẻ từng bƣớc nâng cao yêu cầu kỹ thuật, thể lực, tri
thức cùng với việc cũng cố những tri thức, kỹ năng động tác đã học
Nguyên tắc phát triển đƣợc thể hiện:
– Sự cần thiết phảI thƣờng xuyên đổi mới các nhiệm vụ với xu hƣơng chung là
tăng lƣợng vanạ động
Trong quá trình trang bị cho trẻ những vận động, giáo viên phảI luôn củng cố,
rèn luyện những vận động và nâng cao những kỹ năng vận động, tiến tới tự động hoá
và giúp trẻ xử lý vận động ở mọi nơI, mọi lúc trong đời sống. Ví dụ, khi gặp rãnh nƣớc
trẻ phảI biết vận dụng kỹ năng :”bật xa”.
Đặc điểm của việc rèn luyện kỹ thuật là thƣờng xuyên luyện tập, nếu không kỹ
thuật vận động sẽ bị phá vỡ
Để đảm bảo khả năng thíchn ghi của cơ thể phảI thƣờng xuyên tăng lƣợng vận
động và sức chịu đựng của cơ thể.
– Những điều kiện để phức tạp hoá nhiệm vụ tập luyện và những hình thức nâng
cao lƣợng vận động
Có 3 hình thức tăng lƣợng vận động:
+ Hình thức tăng theo đƣờng thẳng: Tăng liên tục lƣờn vận động một cách từ từ
không có thời gian lặp lại vận động.
17
+ Hình thức tăng theo bậc thang: tăng nhanh, tăng đột ngột lƣợng vận động rồi
củng cố.
+ Hình thức tăng theo làn sóng: Vừa tăng lƣợng vận động vừa củng kiến thức đã
học. Hình thức này phù hợp với trẻ vì lƣợng vận động tăng dần, có tính chất lặp lại
củng cố lƣợng vận động.
6. Nguyên tắc đảm bảo an toàn
Trong giảng dạy giáo viên cần coi trọng công tác bảo đảm an toàn thì mới đem
lại kết quả của tập luyện. Việc chú ý tới nguyên tắc an toàn là để phát huy tính dũng
cảm, kiên trì, tự tin của trẻ.
Khi vận dụng nguyên tắc này giáo viên cần chú ý các điểm sau:
– Thƣờng xuyên động viên trẻ tập luyện và tập luyện có hệ thống.
-Tăng dần khối lƣợng vận động, tập luyện và nghỉ ngơi, phải thay đổi luôn cho
phù hợp với khả năng chịu đựng cơ thể của trẻ.
– Phải chú ý đến chiếu cố các biệt các trẻ yếu, cho trẻ tập khởi động tốt mới vào
tập luyện chính.
– Dụng cụ sân bãi phải đƣợc kiểm tra thƣờng xuyên, phải phù hợp với tầm vóc
của trẻ. Quần áo, dày tập phải gọn gàng, không đƣợc vật cứng trong túi áo hoặc túi
quần nhƣ: mẩu dây thép, mẩu nhựa cứng, đinh, chìa khoá….
– Có kế hoạch kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho trẻ.
7. Mối quan hệ giữa các nguyên tắc
III. Các phƣơng pháp giáo dục thể chất
1. Phƣơng pháp trực quan:
1.1. Thủ thuật sử dụng các giác quan
+ Thị giác:
– Làm mẫu động tác tác động đến nhận thức của trẻ thông qua thị giác vì vậy làm
mẫu phải chính xác, đẹp. Mỗi động đóng nên làm mẫu từ 2-3 lần, tính chất của mỗi lần
phải thay đổi.
– Khi lãm mẫu cần chọn vị trí đứng sao cho tất cả trẻ đều nhìn thấy.
– Cần sử dụng các vật chuẩn thị giác và đồ chơi có màu sắc để lôi cuốn trẻ vào
việc thực hiện vận động.
Ví dụ: Đi tới búp bê, chạy tới cờ hay cúi ngƣời chạm tay ngón chân.
+ Thính giác:
– Lời nói dùng để phân tích kỹ thuật động tác vì thế lời nói phải dễ hiểu, ngắn
gọn.
– Các tác động của âm thanh nhƣ đàn, xắc xô, vỗ tay, nhằm hình thành cảm giác
nhịp điệu, điều hoà tốc độ vận động, gây cảm xúc tốt cho bài tập.
– Các tín hiệu của âm thanh có thể kiểm tra việc thực hiện đúng sai của bài tập
nhƣ bò chui qua cổng treo chuông nếu trẻ bò nghe chuông kêu chứng tỏ khi bò lƣng trẻ
vẫn chƣa hạ thấp…
+ Cơ quan vận động:
18
– Việc sử dụng các dụng cụ trong vận động gây hứng thú cho trẻ, giúp trẻ thực
hiện động tác chính xác hơn, nâng cao nỗ lực cơ bắp và tạo điều kiện thuận lợi cho việc
thực hiện các động tác.
– Dụng cụ bao gồm những dụng cụ đảm bảo tính chính xác của động tác với
lƣợng vận động vừa sức cho từng lứa tuổi (ghế thể dục, túi cát, bóng, vòng…) và những
dụng cụ nhỏ mang tính chất tăng tính tích cực khi thực hiện bài tập (cờ, nơ ,xúc xắc…).
Mỗi dụng cụ đều có ảnh hƣởng riêng tới vận động do đó trong giờ thể dục nên sử dụng
nhiều loại dụng cụ khác nhau.
– Sự giúp đỡ trực tiếp của cô giáo cũng tạo cho trẻ có đƣợc cảm giác đúng về tƣ
thế khi vận động.
1.2. Thủ thuật mô phỏng (bắt chƣớc)
– Bắt chƣớc các hành động của con vật, các hiện tƣợng thiên nhiên, xã hội là
nhằm không gây mệt mỏi, nhàm chán, củng cố đƣợc các kỹ năng vận động, gây đƣợc
hứng thú đối với việc tập luyện của trẻ.
– Nếu hình ảnh hoàn toàn tƣơng ứng với động tác, nó sẽ giúp trẻ có hứng thú với
bài tập và củng cố kỹ năng vận động cho trẻ (đoàn tàu, thỏ nhảy). Nếu hình ảnh tƣơng
ứng với tính chất của động tác nó sẽ giúp trẻ hình thành chính xác các biểu tƣợng (nhảy
nhẹ hƣ thỏ nhảy, đi nhẹ nhƣ mèo rình chuột).
– Mô phỏng đƣợc sở dụng cho tất cả mọi lứa tuổi, đặc biệt là nhà trẻ và mẫu giáo
bé.
2. Phƣơng pháp dùng lời nói
2.1. Giảng giải, giải thích
– Giảng giải, giải thích những động tác mới dựa trên sự hiểu biết của trẻ và cảm
giác cơ bắp. Giải thích phải đơn giản, dễ hiểu kết hợp với làm mẫu, sử dụng giáo cụ
trực quan và phải chỉ rõ những chi tiết kỹ thuật của động tác theo đúng trình tự logic
khi thực hiện chúng.
– Giải thích tích cự hoá tƣ duy của trẻ, giúp trẻ hiểu rõ về kỹ thuật của bài tập.
– Giảng giải thƣờng dùng trong quá trình dạy vận động, trò chơi, những động tác
khó.
2.2. Đàm thoại:
– Sử dụng đàm thoại trong giảng dạy nhằm kích thích sự quan sát, tích cực hoá tƣ
duy và ngôn ngữ, giúp chính xác hoá biểu tƣợng về động tác, gây hứng thú và giúp cho
trẻ nắm đƣợc quy tắc đánh giá về hoạt động của mình và của bạn. Câu hỏi phải đơn
giản, gợi mở (Ví dụ: Ai biết chơi trò chơi này?)
– Đàm thoại có thể sử dụng vào đầu giờ hoặc trong quá trình thực hiện bài tập để
giúp trẻ xác định xem mình tập đúng hay sai.
2.3. Ra hiệu lệnh:
– Ra hiệu lệnh đƣợc sử dụng để điều khiển sự bắt đầu hay kết thúc của động tác.
Giúp trẻ phản ứng kịp thời với sự bắt đầu và kết thúc hành động, xác định tốc độ và
hƣớng vận động.
– Ra hiệu lệnh phải rõ ràng, dứt khoát, đảm bảo tính chính xác về thời gian. Hiệu
lệnh bao gồm khẩu lệnh và mệnh lệnh.
2.4. Đánh giá
19
– Thƣờng đƣợc sử dụng trong khi trẻ vận động hoặc vào cuối bài tập nhằm giúp
trẻ nhận thức đúng về kết quả thực hiện vận động của bản thaanhoawjc giúp trẻ sửa
chữa những thiếu sót mắc phải và động viên trẻ.
– Đánh giá phải đúng lúc để giúp trẻ có đƣợc cảm giác đúng, sửa sai kịp thời.
Cần chú ý động viên, khen ngợi trẻ nhiều hơn.
2.5. Kể chuyện:
Kể chuyện giúp trẻ tƣởng tƣợng tốt hơn tình huống chơi hay vận động, kích
thích sự cố gắng thực hiện động tác. Chính vì vậy nên thƣờng đƣợc sử dụng đầu giờ
học.
3. Phƣơng pháp thực hành
3.1. Hƣớng dẫn trực tiếp:
Sử dụng khi dạy trẻ thực hiện các động tác, nhằm chính xác hoá từng phần của
động tác, giúp trẻ vận động đúng. Cô giáo có thể giúp đỡ trẻ một cách trực tiếp hoặc
gián tiếp.
Giúp đỡ trực tiếp: Cô giáo tác động trực tiếp lên phân cơ thể của trẻ giúp trẻ thực
hiện đúng động tác (trẻ đƣa tay không thẳng, cô câm tay trẻ đƣa lên cho thẳng).
Giúp đỡ gián tiếp: Bằng cách sử dụng dụng cụ tác động lê trẻ, giúp trẻ thực hiện
đúng kỹ thuật của động tác hay vận động (Muốn trẻ đi không cúi đầu, cô giáo cho trẻ
tập đi đầu đội túi cát. Khuyến khích động viên trẻ không làm rơi túi cát, trẻ sẽ ngẩng
đầu khi đi).
Hƣớng dẫn trực tiếp đƣợc sử dụng trong khi trẻ thực hiện bài tập, sau khi cô giáo
làm mẫu và giảng giải, giải thích.
3.2 Luyện tập bằng hình thức chơi:
Hình thức này dựa trên sự vận động của trẻ theo chủ đề, có quy ƣớc, nó thƣờng
mang tính hình ảnh rất rõ nhằm mục đích gây hứng thú cho trẻ, tăng tính tự giác khi
thực hiện vận động, củng cố kỹ năng kỹ xảo vận động và phát triển các tố chất vận
động.
3.3 Luyện tập bằng hình thức thi đua
– Thi đua làm tăng hứng thú và khả năng vận động, do đó dùng hình thức thi đua
sẽ giúp trẻ luyện tập tốt hơn và củng cố đƣợc những kỹ năng kỹ xảo vận động. Mặt
khác qua thi đua có thể rèn luyện phẩm chất đạo đức cho trẻ.
Thi đua đƣợc sử dụng khi trẻ đã nắm đƣợc động tác, động viên khuyến khích trẻ
vận động đúng: thi xem ai nhảy tốt, ai bật không chạm chân, bật không chạm vòng,
hoặc khi cần củng cố những kỹ năng vận động : thi xem ai nhảy nhanh tới cờ, ai bật
nhanh qua hết vòng.
Có 2 hình thức thi đua: cá nhân và tập thể. Trƣớc khi cuộc chơi bắt đầu, cô giáo
hoặc trẻ nhắc lại điều kiện cuộc chơi. Sau khi thi cô là ngƣời phân xử thắng thua một
cách khách quan, chú ý động viên những trẻ thua cuộc.
Hình thức này chƣa sử dụng ở nhà trẻ vì tâm lý của trẻ chƣa phát triển và kinh
nghiệm vận động hầu nhƣ chƣa có. Ngoài ra, khi dạy vận động cho trẻ ta cần nắm đƣợc
các phƣơng pháp khác, đó là phƣơng pháp dạy hoàn chỉnh và phân đoạn để giúp trẻ dễ
tiếp thu.
V. phƣơng pháp tổ chức trẻ luyện tập
1. Phƣơng pháp toàn thể:
20
Tất cả trẻ cùng thực hiện một bài tập trong cùng một lúc dƣới sự theo dõi, hƣớng
dẫn của cô. Loạ này thƣơng áp dụng khi tập bài tập phát triển chung, khi cho trẻ chơi
trò chơi vận động. Đôi khi nó cũng đƣợc áp dụng cho trẻ tập vận động cơ bản nhƣng
chỉ ở giai đoạn mới hình thành vận động hặc củng cố. Phƣơng pháp này cho phép cô
giáo cùng một lúc tác động lên toàn bộ trẻ. Do đó, thời gian trẻ tham gia vận động
nhiều, phát triển tính tập thể, tăng khả năng phối hợp vận động khi thực hiện bài tập.
Nhƣng phƣơng pháp này không cho phép cô có điều kiện sửa sai cho trẻ.
2. Phƣơng pháp lần lƣợt
Trẻ cùng tập một bài nhƣng trẻ nọ nối trẻ kia. Loạ này thƣờng đƣợc sử dụng khi
dạy vận động cơ bản cho trẻ, khi chơi trò chơi vận động, khi cần sử dụng dụng cụ lớn
hoạc những vận động phức tạp, cho nên phải có sự giúp đỡ của cô để đảm bảo an toàn.
phƣơng pháp này cho phép cô giáo có điều kiện theo dõi, giúp đỡ trẻ thực hiện vận
động, kịp thời phát hiện sai sót để sửa sai cho trẻ.
3. Phƣơng pháp phân nhóm:
Chia trẻ ra thành từng nhóm để trẻ tập. Một hóm thực hiện bài tập, các nhóm
khác đứng ngoài theo dõi. cô lần lƣợt kiểm tra từng hóm thực hiện bài tập.
4. Phƣơng pháp tập cá nhân:
Mỗi trẻ tập một bài tập theo sự hƣớng dẫn và theo dõi của cô. Có thể sử dụng trẻ
tập để chuẩn bị làm mẫu thay giáo viên.
CHƢƠNG 4. TỔ CHỨC GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO TRẺ NHÀ TRẺ
I.Trẻ từ 3 – 12 tháng
1. Nội dung
* Đối với trẻ từ 3-6 tháng cần dạy trẻ những bài tập sau:
– Nằm ngửa bắt chéo tay trƣớc ngực
– Nằm ngửa tay co tay duỗi
– Nằm ngửa chân co chân duỗi
– Đứng nhún nhảy (4-6 tháng).
– Lẫy sấp.
– Tập trƣờn
* Đối với trẻ từ 6-9 tháng
– Nằm ngửa bắt chéo tay trƣớc ngực
– Nằm ngửa co duỗi đều 2 chân
– Nằm ngửa chân co, chân duỗi
– Nằm ngửa nâng 2 chân duỗi thẳng
-Trƣờn theo đồ chơi
– Tập bò.
– Tập ngồi
– Ngồi tay co tay duỗi
– Vịn đứng lên ngồi xuống.
* Đối với trẻ từ 9-12 tháng :
– Nằm ngửa bắt chéo tay trƣớc ngực.
– Nằm ngửa co duỗi đều 2 chân.
21
– Nằm ngửa nâng 2 chân duỗi thẳng.
– Ngồi tay co, tay duỗi.
– Ngồi đƣa tay ra mọi phía.
– Nằm ngửa luân phiên nâng thẳng từng chân lên.
– Chuyển từ ngồi xuống nằm.
– Bò theo hƣớng thẳng.
– Đứng vịn và đi men.
– Chập chững.
– Tập đi
2. Hình thức
a. Giờ tập vận động
– Giờ tập vận động đƣợc tiến hành hàng ngày đối với từng trẻ. Những trẻ đau
ốm, mới lành bệnh, mới tiêm chủng, mới đi nhà trẻ thỡ khụng nờn tập cho trẻ.
– Có thể tập trẻ ở trên bàn, trên giƣờng hay trên sàn nhà có trải chiếu.
– Thời gian tập tốt nhất là ngay sau giờ đón trẻ. Mỗi trẻ tập từ 5 – 7 phỳt.
– Nội dung của giờ tập vận động tuỳ theo mức độ phát triển của trẻ. Mỗi lần cô
tập từ 3-4 bài tập gồm các bài tập phát triển vận động (thƣờng 2 bài tập thụ động để
phát triển cơ bắp, 1-2 bài tập phát triển vận động cơ bản).
– Giờ tập vận động cho trẻ dƣới 12 tháng đƣợc tiến hành nhƣ sau: Cô bế trẻ ra
nơi tập nói chuyện âu yếm với trẻ để tạo sự tiếp xúc tốt, sau đó lần lƣợt tập các bài tập
theo thứ tự các nội dung:
1- Nằm ngửa bắt chéo tay trƣớc ngực
2- Nằm ngửa chân co chõn duỗi
3- Trƣờn theo đồ chơi
4 – Tập bò.
Trong khi tập cô phải nói chuyện với trẻ cho trẻ vui thích, đồng thời phải chú ý quan
sát thái độ trẻ, nếu trẻ khóc cô phải ngừng tập khi trẻ vui cô mới trở lại tập cho trẻ.
b. Ngoài giờ tập vận động
II. Trẻ từ 12 – 24 tháng
1. Nội dung
1.1. Vận động cơ bản
* Lứa tuổi 12 – 18 thỏng
Các bài tập đi và thăng bằng:
– Tập đi
– Đi theo hƣớng thẳng
Các bài tập bò:
– Bò qua vật cản
– Bò chui dƣới vật
Các bài tập lăn và ném bóng:
– Lăn bóng bằng hai tay
– Ném bóng bằng một tay về phía trƣớc
* Lứa tuổi 18- 24 thỏng
Các bài tập đi và thăng bằng:
– Đi trong đƣờng hẹp 35- 40 cm
22
– Bƣớc qua vật cản cao 5- 7 cm
– Thay đổi hƣớng đi theo hiệu lệnh
Các bài tập bò:
– Bò có mang vật trờn lƣng
– Bò chui qua vũng đƣờng kính 40- 45 cm
– Bò trƣờn dƣới vật cao 35- 40 cm
Các bài tập lăn và ném bóng:
– Lăn bóng bằng hai tay vào đích xa 0,5- 0,7 m
– Nộm búng qua dây ở ngang tầm ngực trẻ bằng một tay
1.2. Một số trò chơi vận động
* Trẻ từ 12 – 18 tháng
– Đuổi bắt
– Ú tim
– Thăm bạn búp bê
– Mang đồ chơi đến cho cô
– Bũ tới đồ chơi
– Bũ chui qua cổng
*Lứa tuổi 18- 24 tháng
– Kéo cƣa lừa xẻ
– Đi qua cầu
– Con rùa
– Gấu dạo chơi trong rừng
2. Hỡnh thức
2.1. Thể dục giờ học
Giờ tập vận động là hình thức cơ bản đƣợc sử dụng dể giáo dục thể chất cho trẻ 2
tuổi. Ngoài ra đối với trẻ 18 tháng tuổi trở lên, do trẻ đó biết đi vững cho nên ta có thể
tổ chức cho trẻ chơi trò vận động trong thời gian hoạt động tự do của trẻ hàng ngày ở
lớp học và tiến hành cho trẻ tập thể dục buổi sáng.
Giờ tập vận động
Mỗi tuần cô tổ chức luyện tập cho trẻ 2 lần vào giờ chơi luyện tập buổi sáng. Đối
với trẻ 12 đến 18 tháng có thể tập vào thời gian giữa hai lần ngủ trong ngày. Hai lần tập
này phải đƣợc phân bổ xen kẽ với những hoạt động khác trong tuần, không đƣợc xếp
liền nhau (Giờ tập vận động cho trẻ có thể xếp vào thứ 3, thứ 5 hoặc thứ 4, thứ 6 của
tuần). Nên cho trẻ 12- 18 tháng tập trong khoảng 8- 10 phút, trẻ 18- 24 tháng tập 10- 12
phút.
Đối với trẻ 18- 24 tháng, nơi tập của trẻ có thể bố trí ngay trong phũng nhúm
hoặc ta cho trẻ tập luyện ở ngoài trời để tranh thủ tắm nắng và hít thở không khí trong
lành.
Sở dĩ ta chia trẻ lứa tuổi này thành hai nhúm: 12- 18 thỏng và 18- 24 thỏng là vỡ để ta
có thể lựa chọn đƣợc nội dung và phƣơng pháp hƣớng dẫn giờ tập vận động cho phù
hợp với trẻ hơn. Tuy nhiên, việc sắp xếp này không chỉ phụ thuộc vào tháng tuổi mà
cũn phụ thuộc vào mức dộ phỏt triển vận động của trẻ. Có những trẻ trên 18 tháng tuổi
nhƣng mức độ phát triển vận động thấp nên ta vẫn xếp vào nhóm 12- 18 tháng. Ngƣợc
23
lại, có những trẻ dƣới 18 tháng tuổi nhƣng mức độ phát triển vận động tƣơng đƣơng
với trẻ ở nhóm 18- 24 tháng thỡ ta vẫn bố trớ để trẻ đƣợc tập luyện cùng nhóm trẻ này.
Khi trẻ chƣa biết đi, cô vẫn tiến hành tập riêng cho từng trẻ hằng ngày nhƣ dạy cho trẻ
dƣới 12 tháng. Khi trẻ đó biết đi cô tập cho 2-4 trẻ cùng một lúc với nhóm dƣới 18
tháng và 5- 7 trẻ với nhóm trên 18 tháng.
Mỗi giờ tập vận động có hai nội dung, trong đó có một vận động là đi và một
vận động khác. Vỡ năm thứ hai là năm chủ yếu hỡnh thành và phỏt triển vận động đi.
Tuy nhiên, cần sắp xếp sao cho mỗi loại vận động cơ bản đƣợc tập luyện trong cả quá
trỡnh.
Đối với trẻ 12- 18 tháng, ta có thể dạy một giờ tập vận động với nội dung sau:
– Đi theo hƣớng thẳng
– Bũ qua vật cản
Đối với trẻ 18- 24 tháng, ta có thể dạy một giờ tập vận động với nội dung sau:
– Đi bƣớc qua vật cản cao 5- 7 cm
– Nộm búng qua dõy ở ngang tầm ngực bằng một tay
ở độ tuổi này, cô vẫn phải cho từng trẻ tập luyện. Đối với trẻ trên 18 tháng, khi
trẻ tập đó thành thạo cụ cú thể cho trẻ tập nối tiếp nhau hoặc theo nhúm hai trẻ một.
Mỗi bài tập cụ cần làm mẫu nhiều lần cho trẻ bắt chƣớc; khi trẻ chƣa nắm đƣợc yêu
cầu của bài tập, cô thực hiện bài tập cùng trẻ là tốt nhất (việc tiếp thu vận động của trẻ
ở giai đoạn này chủ yếu bằng con đƣờng bắt chƣớc). Không nên yêu cầu trẻ tập đúng
từng chi tiết của bài tập. Nếu trẻ chƣa đủ sức tập một bài tập nào đó thỡ cần giảm yờu
cầu của bài tập cho dễ hơn.
Trong giờ tập, cô cần đảm bảo cho trẻ luôn có đƣợc tƣ thế đúng khi đi, đứng,
ngồi. Giọng nói của cô phải tỡnh cảm, nhẹ nhàng, tự nhiờn để lôi cuốn sự chú ý, thích
thú của trẻ. Cô có thể làm quen trẻ với tên gọi một số dụng cụ bằng cách tạo điều kiện
cho trẻ giúp cô chuẩn bị và thu dọn một số dụng cụ nhẹ, đồng thời trong khi sắp xếp, cô
nên tranh thủ hỏi trẻ, nhắc đi nhắc lại tên dụng cụ giúp trẻ nhớ. Chú ý cho trẻ ăn mặc
gọn gàng để đảm bảo cho trẻ đƣợc thoải mái trong khi vận động.
Giờ tập vận động cho trẻ 12- 18 tháng có thể tiến hành nhƣ sau: Cô dắt trẻ ra nơi
tập đó đƣợc bố trí sẵn, cho trẻ ngồi ghế hoặc ngồi ngay trên sàn nhà. Sau đó cho trẻ tập
2 nội dung của bài tập, nên dạy ghép hai vận động lại với nhau. Đầu tiên, cô cho từng
trẻ tập, thực hiện xong yêu cầu của bài tập trẻ biết về đúng chổ ngồi của mình. Những
trẻ nhút nhát không nên tập hoặc chƣa biết cách tập cô cần tập cùng với trẻ. Không nên
dừng lại lâu với những trẻ này để các trẻ khác phải đợi mà cô có thể dạy thêm cho trẻ
vào thời gian chơi tự do trong ngày. Trong suốt quá trình tập luyện, cô phải luôn động
viên để trẻ tích cực vận động. Do trẻ ở lứa tuổi này chƣa nắm chắc đƣợc vận động cho
nên cuối giờ cô cần làm mẫu lại bài tập để củng cố vận động cho trẻ. Trƣớc khi dắt trẻ
trở lại phòng chơi, cô có thể khen ngợi, động viên chung cả nhóm trẻ để trẻ phấn khởi.
Đối với trẻ 18- 24 tháng giờ tập vận động có thể tiến hành nhƣ trên. Song, từ sau
18 tháng, hầu hết trẻ đó biết đi vững cho nên ta có thể tăng cƣờng bài tập đi để củng cố
vận động đi cho trẻ bằng cách cho trẻ đi bộ một vũng quanh nơi tập vào dầu và cuối
giờ. Mặt khác, nội dung này đƣợc bổ sung thêm để thực hiện chức năng chuyển tiếp
giữa giờ tập vận động chƣa có cấu trúc ba phần sang giờ thể dục đƣợc cấu tạo từ ba
phần: khởi động, trọng động, hồi tĩnh. Một điểm khác nữa là do mức độ phát triển vận
24
động của trẻ đó cao hơn một chút, sự giúp đỡ của cô đối với từng trẻ giảm đi ít nhiều.
Cho nên, sau khi trẻ đó nắm đƣợc yêu cầu của bài tập, cô có thể cho trẻ tập nối tiếp
nhau hoặc hai trẻ cựng tập. Cô phải chú ý đảm bảo an toàn cho trẻ trong khi tập.
2.2. Thể dục sáng
-Thể dục sáng là hình thức đƣợc tiến hành hàng ngày đối với trẻ ở gia đình và nhà
trƣờng.
-Thể dục sáng phù hợp với mọi lứa tuổi từng bƣớc giáo dục trẻ làm quen với hoạt
động TDTT, qua đó giáo dục lòng ham thicch vận động, những cảm xúc tốt, nâng
cao nhịp sống cho trẻ.
-Tập luyện thể dục sáng rèn luyện sức khỏe, nâng cao vận động hàng ngày của cơ
thể, khắc phục phản xạ ức chế của thần kinh sau ngủ dậy sang trạng thái sảng khoái
cuốn hút trẻ vào tham gia hoạt động ở trƣờng.
Hỡnh thức này đƣợc áp dụng đối với trẻ từ 18 tháng tuổi trở lên nhằm mục đích
tạo cho trẻ thói quen tập luyện, gây hứng thú tập luyện; khắc phục phản xạ ức chế của
thần kinh sau khi ngủ sang trạng thái sảng khoái, vui tƣơi; khôi phục lại khả năng làm
việc của toàn bộ các cơ quan, cuốn hút trẻ vào hoạt động ở trƣờng.
Thể dục buổi sỏng cũn cú tỏc dụng củng cố cỏc cơ quan trong cơ thể và sức khoẻ
cho trẻ, nó giúp trẻ tập hít thở sâu, điều hoà nhịp thở, tăng cƣờng quá trình trao đổi chất
và tuần hoàn trong cơ thể, giúp các khớp, dây chằng đƣợc mềm dẻo, linh hoạt, đồng
thời nó hỗ trợ cho những hoạt động trong ngày của trẻ thêm nhịp nhàng, nhanh nhẹn
giảm động tác thừa.
III. Trẻ từ 24 – 36 tháng
1. Nội dung
1.1. Đội hình đội ngũ
– Đội hình tự do
– Đội hình vòng cung
– Đội hình vòng tròn
– Quay về phía có vật chuẩn
– Đứng thành hàng dọc
– Đứng thành hàng ngang
1.2. Bài tập phát triển chung
-Các động tác thở
Thổi bóng bay
Ngửi hoa
Máy bay kêu
Gà gáy
– Các động tác phát triển cơ tay-vai
Giơ tay lên cao- hạ xuống
25
2. Phƣơng pháp giáo dục thể chấtPhƣơng pháp Giáo dục thể chất là khoa học nghiên cứu những quy luật vàphƣơng pháp điều khiển các quá trình hoàn thiện thể chất của con ngƣời, chỉ rõ mụcđích, nhiệm vụ, các nguyên tắc của GDTC với các hình thức giáo dục khác (đức, trí,mỹ, lao động).GDTC nghiên cứu phƣơng tiện GDTC đặt ra các nguyên tắc và phƣơng pháp củaviệc giảng dạy động tác, hình thành những thói quen vận động và giáo dục các tố chất,nghiên cứu những nguyên lý của tập luyện thể thao, các hình thức học tập cũng nhƣviệc đặt kế hoạch giảng dạy công tác GDTC.Lý luận GDTC nghiên cứu những quy luật có tính chung nhất hình thành trênnguyên lý khoa học giáo dục để xem xétnhững trƣờng hợp cụ thể mang đặc tính khácnhau trong các môn thể thao khác nhau.đƣợc kết quả cao nhất trong việc hoàn thiện thể chất cho con ngƣời.II. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG LÝ LUẬN GIÁO DỤC THỂ CHẤTTrong GDTC có nhiều khái niệm cơ bản khác nhau: phát triển thể chất, giáo dụcthể chất, hoàn thiện thể chất… Tuy các khái niệm này phản ánh những hiện tƣợng khácnhau nhƣng chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.1. Phát triển thể chấtKhái niệm: Phát triển thể chất là quá trình hình thành và thay đổi hình thái, chứcnăng của cơ thể con ngƣời. Quá trình đó xảy ra dƣới tác động của điều kiện sống vàcủa môi trƣờng giáo dục xã hội.Phát triển thể chất là sự biến đổi của cơ thể về mặt sinh học. Sự phát triển thểchất đƣợc biểu hiện ra bên ngoài bằng sự hình thành và thay đổi các kích thƣớc trongkhông gian và trọng lƣợng cơ thể. Cụ thể là sự phát triển về chiều cao, cân nặng, vòngđầu, vòng ngực… Đây là sự biến đổi về hình thái, cấu trúc cơ thể của trẻ ( trẻ sơ sinh cóchiều cao trung bình là 48 – 50cm và cân nặng 2,8-3kg; triển 1 tuổi có chiều cao 75cmvà cân nặng 8,5-9kg; ngƣời lớn chân phát triển gấp 4 lần trẻ mới sinh, tay phát triểngấp 3 lần, cột sống phát triển gấp 2 lần…)Cùng với sự biến đổi về cấu trúc, cơ thể diễn ra sự biến đổi về chức năng, đó làsự biến đổi về chất lƣợng. Sự biến đổi đó thể hiện qua sự hình thành và phát triển cáctố chất thể lực, nhanh nhẹn, khéo léo, sức bền và sức mạnh…Phát triển thể chất phụ thuộc vào cấu tạo của cơ thể và di truyền nhƣng sự quyếtđịnh thuộc về điều kiện sống của xã hội loài ngƣời trong đó lao động và giáo dục thểchất.2. Giáo dục thể chấtKhái niệm: GDTC là một quá trình nhằm hoàn thiện về mặt hình thể và chứcnăng sinh học của cơ thể con ngƣời, hình thành và củng cố những kỹ năng kỹ xảo vậnđộng, giáo dục các tố chất thể lực.GDTC là một bộ phận không thể tách rời của giáo dục toàn diện, nó chuẩn bịcho con ngƣời năng lực để lao động.Dƣới tác dụng của quá trình giáo dục thể chất, cơ thể con ngƣời phát triển cânđối, khoẻ mạnh, đƣợc rèn luyện, có khả năng chống lại những ảnh hƣởng xấu của môitrƣờng. Những thói quen vận động nhƣ đi, chạy, nhảy, ném, leo trèo… đƣợc hình thành.Những tố chất thể lực: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khéo léo đƣợc rèn luyện và pháttriển. Đặc biệt là những kỹ năng kỹ xảo vận động đƣợc củng cố.GDTC có mối quan hệ khách quan với các nội dung giáo dục khác nhƣ: giáo dụcđạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục thẩm mỹ và giáo dục lao động. Trong quá trình giáodục thể chất, các nội dung giáo dục đều đƣợc đồng thời giải quyết.3. Chuẩn bị thể chấtChuẩn bị thể chất là mức độ phát triển kỹ năng, kỹ xảo vạan động, tố chất thể lựcphù hợp với yêu cầu và tiêu chuẩn tham gia vào hoạt động lao động và bảo vệ Tổ quốc.Chuẩn bị thể chất chungChuẩn bị thể chất nghề nghiệpChuẩn bị thể chất cho trẻ mầm non là đảm bảo những yêu cầu về các chỉ số pháttriển thể chất và các kỹ năng thực hiện bài tập thể chất phù hợp với từng lứa tuổi.4. Hoàn thiện thể chấtKhái niệm: Hoàn thiện thể chất là mức độ phát triển thể chất của con ngƣời đạttới trình độ cao. Đảm bảo có sức khoẻ tốt, chuẩn bị thể lực cho học tập, lao động vàbảo vệ Tổ quốc.Những ngƣời khác ngành nghề, lứa tuổi, giới tính có đặc điểm hoàn thiện thểchất riêng.Ví dụ: Những ngƣời tham gia các hoạt động nặng hoặc vận động viên.Đối với trẻ em mức độ hoàn thiện thể chất đƣợc biểu hiện bằng khả năng thíchnghi của cơ thể cới môi trƣờng, bằng khả năng hoạt động của những vận động cơ bảnnhƣ: đi, chạy, nhảy…..Đối với ngƣời lớn mức độ hoàn thiện thể chất đƣợc biểu hiện bằng mức độ hìnhthành các tố chất thể lực.Tuy nhiên khái niệm “Hoàn thiện thể chất” mang tính lịch sử, nó thay đổi dƣớiảnh hƣởng của nhu cầu xã hội và nhu cầu sản xuất.5. Thể thaoThể thao là một bộ phận của văn hoá thể chất, là một hoạt động chuyên biệthƣớng tới sự thành đạt trong một dạng, một loại bài tập thể chất nào đó ở mức độ cao,đƣợc thể hiện trong quá trình thi đấu và hạot động vui chơI giảI trí.Thể thao đƣợc hiểu theo 2 nghĩa:Theo nghĩa hẹp: thể thao là một hoạt động đơn thuần thi đấuTheo nghĩa rộng: Thể thao là một quá trình chuẩn bị cho thi đấu và thi đấu đạtthành tích cao trong một môn thể thao nào đó.6. Thể dục thể thao (Văn hoá thể chất)Để hiểu đƣợc khái niệm Thể dục thể thao (còn gọi là văn hoá thể chất) chúng tacần hiểu đúng khái niệm văn hoá. Thuật ngữ Thể dục thể thao đƣợc dùng từ xƣa đếnnay chƣa đƣợc xác định một cách cụ thể. Trong nhiều tài liệu ngƣời ta viết Thể dục thểthao đồng nghĩa với Physsical culture có nghĩa là văn hoá thể chất.Văn hoá: Trong đời sống xã hội thông thƣờng đƣợc chỉ những hoạt động đờisống tinh thần của con ngƣời và xã hội; trong đời sống hằng ngày văn hoá đƣợc hiểutheo nghĩa là trình độ học vấn; văn hoá chỉ về hành về cách ứng xử; văn hoá là hoạtmột động hoạt động sáng tạo trong đó ngƣời ta sử dụng những di sản văn hoá và tạo radi sản văn hoá mới.Ngay từ thời phục hƣng, thuật ngữ văn hoá đã đƣợc hiểu là một hoạt động, mộtlĩnh vực tồn tại của con ngƣời, mang tính ngƣời, đối lập với tính tự nhiên, tính động vậtvà phát triển phù hợp với bản chất của họ mà trƣớc hết là tất cả tài sản, thành tựu về vậtchất và tinh thần và đó chính là quan điểm của triết họcTheo quan điểm triết học: Văn hoá là tổng hoà giá trị vật chất và tinh thần cũngnhƣ phƣơng thức tạo ra chúng. Trong trƣờng hợp này văn hoá có nghĩa là:Văn hoá vật chất: Là những giá trị sáng tạo của con ngƣời tạo ra cho xã hội vềcủa cải vật chất kể cả sáng tạo ra tƣ liệu sản xuất và tƣ liệu tiêu dùng, thí dụ: Sản xuấtcông cụ lao động; công cụ tiêu dùng: Lúa, gạo……Văn hoá về tinh thần: Là toàn bộ giá trị của đời sống tinh thần bao gồm khoa họcvà mức độ áp dụng các thành tựu khoa học vào sản xuất và sinh hoạt nhƣ: Giáo dục – ytế – nghệ thuật và các chuẩn mực đạo đứcVăn hoá theo chủ nghĩa Mác giải thích: văn hoá có nguồn gốc từ lao động,hình thức khởi đầu là do lao động, là phƣơng thức lao động, là kết quả lao độngNhƣ vậy ranh giới giữa văn hoá vật chất và tinh thần chỉ có tính chất tƣơng đối,văn hoá đó là thuộc tính bản chất vớ chức năng là giáo dục nhận thức, định hƣớng đánhgiá, xác định chuẩn mực của hành vi, điều chỉnh các quan hệ ứng xử….Văn hoá theo chủ nghĩa Mác giải thích: Văn hoá có nguồn gốc từ lao động,hình thức khởi đầu là do lao động, là phƣơng thức lao động, là kết quả lao động. Cónghĩa là văn hoá có tính kế thừa trong xã hội có giai cấp, nó phụ thuộc vào lợi ích củagiai cấp nhất định, tính giai cấp ở chỗ do ai sáng tạo ra, phản ánh và phục vụ lợi ích chogiai cấp nào: Những cơ sở vật chất do ai làm chủ, tính văn hoá của giai cấp còn thểhiện chức năng văn hoá giáo dục, xây dựng một con ngƣời theo tƣ tƣởng đạo đức, thẩmmỹ của một giai cấp nhất định.Để làm sáng tỏ khái niệm văn hoá ngƣời ta so sánh với khái niệm tự nhiên: “Tựnhiên là toàn bộ thế giới vật chất tồn tại ngoài ý thức con người, không phụ thuộc vàocon người, không là kết quả của con người. Thế giới tự nhiên vận động theo những quyluật tự nhiên của nó”.Nhƣ vậy: Văn hoá là phƣơng thức và là kết quả hoạt động cải tạo thế giới củacon ngƣời và xã hội nghĩa là hoạt động cải tạo tự nhiên bắt tự nhiên phải thoả mãn nhucầu của con ngƣời. Trong quá trình phát triển của xã hội loài ngƣời một loại nhằm hoànthiện chính chính bản thân con ngƣời cải tạo ngay phần tự nhiên trong con ngƣời hoạtđộng đó gọi là văn hoá thể chất hay Thể dục thể thao.Văn hoá thể chất là một nhân tố xã hội tác động điều khiển sự phát triển thể chấtvà là một loại hình “hoạt động đặc biệt”.a. Thể dục thể thao là một hoạt động: Vì đối tƣợng hoạt động của Thể dục thểthao là phát triển thể chất của con ngƣời.Văn hoá thể chất không phải là toàn các hình thức hoạt động mà hình thức chínhvề nguyên tắc cho phép hình thành tốt những kỹ năng kỹ xảo vận động cần thiết chocuộc sống và sự phát triển các năng lực thể chất quan trọng đến sức khoẻ và năng lựclàm việc. Thành phần cơ bản của văn hoá thể chất khi xem nhƣ một hoạt động đó là bàitập thể chất.Bài tập thể chất có nguồn gốc từ lao động. Vì hoạt động bằng chân tay đây làhoạt động trực tiếp; hoạt động đó dần đƣợc “thiết kế” để đáp ứng nhu cầu của conngƣời nên mất dần dần tính nó bị mất đi tính thực dụng trực tiếp. Tuy nhiên không cónghĩa văn hoá thể chất và lao động bị xoá bỏ mà nó sẽ tồn tại mãi mãi vẫn là phƣơngtiện chuẩn bị trƣớc cho thực tiễn lao động.Nhƣ vậy với quan điểm nêu trên thì văn hoá thể chất là hoạt động chuẩn bị vàkết quả là chuẩn bị thể lực. Nó làm cơ sở cho việc tiếp thu có kết quả các thao tác laođộng, lao động có năng suất, hoàn thiện kỹ năng kỹ xảo, phát triển tố chất thể lực vànăng lực làm việc của con ngƣờib. Thể dục thể thao là tổng hoà những giá trị vật chất và tinh thần do conngƣời sáng tạo để hoạt độngGiá trị vật chất:Thể dục thể thao là một bài tập, bởi vì trong mỗi thời kỳ phát triển văn hoá thểchất những giá trị văn hoá vật chất và tinh thần đƣợc sáng tạo ra để tập luyện và trởthành đối tƣợng tiếp thu, sử dụng của những ngƣời tham gia hoạt động này.Phƣơng pháp và phƣơng tiện tập luyện đang đƣợc sử dụng rộng rãi ở tất cả cácmôn thể thao (Bóng đá, Bóng bàn, Bóng chuyền, Trò chơi vận động, võ….. )Giá trị tinh thần:Phƣơng pháp tập luyện là do con ngƣời sáng tạo ra nó xem nhƣ một di sản vănhoá đƣợc tích luỹ, tiếp thu từ thế hệ này đến thế hệ khác, từ nƣớc này đến nƣớc khác vàlan rộng khắp toàn Thế giới.Các môn luyện tập đƣợc sử dụng nhiều phƣơng pháp khác nhau của các nƣớctrên thế giới nhƣ: Phƣơng pháp biến tốc, phƣơng pháp giãn cách, phƣơng pháp vòngtròn……)c. Thể dục thể thao là kết quả của hoạt động:Đó chính là kết quả sử dụng những giá trị vật chất và tinh thần kể trên trong xãhội. Trong số những kết quả này trƣớc hết phải kể đến đó là: Trình độ chuẩn bị thể lực,mức độ hoàn thiện kỹ năng, kỹ xảo vận động, mức độ khả năng phát triển vận động,thành tích thể thao và những kết quả hữu ích khác đối với xã hội và những cá nhânđồng thời Kết quả vận động của văn hoá thể chất là đạt đƣợc chỉ tiêu hoàn thiện thểchất.Hoàn thiện thể chất là mức độ chuẩn bị thể lực chung và phát triển thể lực cânđối phù hợp với quy luật phát triển toàn diện nhân cách để bảo vệ sức khoẻ lâu dàiTất cả những vấn đề nêu trên cho phép khái quát khái niệm trong định nghĩa sau:- Theo nghĩa hẹp: Văn hoá thể chất là một bộ phận hữu cơ của nền văn hoá xãhội và cá nhân. Nội dung đặc thù của văn hoá thể chất là sử dụng hợp lý hoạt động vậnđộng nhƣ một nhân tố chuẩn bị thể lực cho cuộc sống, hợp lý hoá trạng thái thể chất vàphát triển thể chất.- Theo nghĩa rộng: Văn hoá thể chất là toàn bộ những thành tựu của xã hội trongsự nghiệp sáng tạo những phƣơng tiện, phƣơng pháp và điều kiện nhằm phát triển khảnăng thích nghi thể lực cho thế hệ trẻ và ngƣời trƣởng thành.III. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA GIÁO DỤC THỂ CHẤT1. Cơ sở lý luận của giáo dục thể chấta. Cơ sở khoa học tự nhiênCơ sở khoa học tự nhiên của giáo dục thể chất là toàm bộ các môn khoa học mànhiệm vụ của nó là nghiên cứu những quá trình phát triển sinh học của con ngƣời.Học thuyết I.P.Páp-lốp và I.M.Sêtrênốp và hoạt động của thần kinh cao cấpchiếm vị trí lớn trong lĩnh vực này. Nó cho phép ta đi sâu tìm hiểu cơ chế, những quyluật hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động; phát triển các tố chất thể lực…b. Cơ sở khoa học xã hội:Học thuyết Mác-Lê nin là nền tảng tƣ tƣởng, là cơ sở phƣơng pháp luận củaphƣơng pháp GDTC.Các Mác đã xác định một cách rõ ràng những yếu tố xây dựng nên nền giáo dục.Ông cho rằng chúng ta cần hiểu nền giáo dục bao gồm 3 vế:+Giáo dục trí tuệ+Giáo dục thể chất+Giảng dạy mỹ thuật, làm quen với tất cả những nguyên tắc của quá trình sảnxuất. Tạo cho trẻ những thói quen biết sử dụng những công cụ đơn giản nhất của tất cảcác quá trình sản xuất.Nhƣ vậy Các Mác đã coi GDTC là một bộ phận hữu cơ của hệ thống giáo dục,là điều kiện tất yếu đối với việc phát triển con ngƣời một cách toàn diện.Những ngƣời sáng lập chủ nghĩa Mác đã chỉ ra rằng trong GDTC thì thể dục làphƣơng tiện hết sức quan trọng để phát triển thể lực con ngƣời và nó phải đƣợc bắt đầutừ lứa tuổi nhỏ. Ở Việt Nam, Bác Hồ là ngƣời kế tiếp sự nghiệp của Các Mác và cácnhà khoa học khác. Bác đã nói: “Muốn làm việc đƣợc tốt, lao động đƣợc giỏi phải cósức khoẻ mà muốn có sức khoẻ phải luyện tập thể dục thể thao…” (1960). Kêu gọi mọingƣời tập thể dục, Bác nói: “Muốn có xã hội khoẻ mạnh thì từng con ngƣời phải khoẻmạnh”.IV. MỐI QUAN HỆ GIỮA GDTC VỚI CÁC BỘ MÔN KHOA HỌC KHÁC.a. Khoa học tự nhiênGDTC còn có mối quan hệ với sinh lý học, giải phẩu học, vệ sinh học và thể dụcchữa bệnh.- Với sinh lý học, giải phẩu học cho biết đặc điểm phát triển cơ thể trẻ về hìnhthái, cấu trúc, chức năng. Từ đó có thể xây dựng nên hệ thống bài tập vừa sức đối vớitrẻ- Những thành tựu của khoa học tự nhiên cho phép lựa chọn những phƣơng tiện,nội dung, phƣơng pháp hƣớng dẫn quá trình GDTC đạt hiệu quả cao nhất.b. Khoa học xã hội:GDTC có mối quan hệ chặt chẽ với các môn khoa học nhƣ lịch sử, tâm lý học,giáo dục học, lý luận và phƣơng pháp giáo dục của các môn thể dục thể thao.Những kiến thức về tâm lý học trẻ em (khả năng chú ý, tƣ duy, trí nhớ,…) chophép ta lựa chọn đƣợc những phƣơng pháp, thủ thuật giảng dạy hợp lý trong quá trìnhGDTC cho trẻ (sử dụng phƣơng pháp làm mẫu kết hợp giải thích dựa trên tƣ duy trựcquan của trẻ).Những kiến thức cơ sở của giáo dục học đại cƣơng đƣợc áp dụng trong quá trìnhgiáo dục thể chất với tính chất chuyên môn (Mục đích, nhiệm vụ, các nguyên tắc…).CHƢƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA NHIỆM VỤ GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO TRẺI. ĐẶC ĐIỂM VỀ SỰ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CỦA TRẺ EM1. Đặc điểm phát triển cơ thể trẻSự phát triển của cơ thể trẻ em tuân theo những quy luật cơ bản của sinh học.Trình tự và tốc độ của sự phát triển phụ thuộc vào những yếu tố về di truyền, môitrƣờng sống, đặc biệt là phƣơng pháp nuôi dƣỡng, điều kiện xã hội, vệ sinh và sự rènluyện thân thể một cách có ý thức.Trong những năm đầu của cuộc sống, tốc độ phát triển của cơ thể trẻ rất nhanh,biểu hiện qua sự phát triển về chiều cao, cân nặng, vòng đầu, vòng ngực,… Cơ thể trẻtuy còn non yếu nhƣng dễ thích nghi với điều kiện sống.Kích thƣớc các bộ phận khác nhau của cơ thể trẻ ở từng tháng tuổi phát triểnkhông đồng đều.+ Hệ thần kinh:Hệ thần kinh trẻ phát triển nhanh nhƣng các chức năng chƣa hoàn thiện; hiệntƣợng lan toả chiếm ƣu thế, quá trình hƣng phân mạnh hơn ức chế. Do đó phải chú ýtới đặc điểm này của trẻ tránh làm cho trẻ mệt mỏi quá sức. Tuy nhiên, từ 4-6 tuổi quátrình ức chế dần dần phát triển. Trẻ đã có khả năng phân tích tổng hợp, hình thànhnhững kỹ năng, kỹ xảo vận động và có khả năng phân biệt đƣợc các hiện tƣợng xungquanh.+ Hệ vận động:Hệ vận động gồm: Hệ xƣơng và hệ cơ.Nhiệm vụ của hệ xƣơng: cùng với hệ cơ thực hiện chức năng vận động.- Xƣơng ở cơ thể trẻ có tỉ lệ chất hữu cơ cao hơn vô cơ nên có tính đàn hồi caovà dẽ bị cong vẹo.- Hệ cơ phát triển yếu, cơ bắp, gân và mô liên kết của khớp xƣơng còn yếu, tỷ lệnƣớc chiếm nhiềt. Vì vậy nếu cho trẻ tập luyện quá sức có thể dẫn đến việc làm tổnthƣơng các khớp xƣơng và ảnh hƣởng đến sự phát triển vận động của trẻ. Trong quátrình tập luyện phải luân phiên giữa vận động và nghỉ ngơi.+ Hệ tuần hoàn:Tim của trẻ co bóp yếu nhƣng mạch đập nhanh, tuổi càng nhỏ mạch đập càngnhanh. mạch của trẻ em rất dễ thay đổi khi gắng sức, hay nói cách khác tim dễ dƣngphân nhƣng chóng mệt mỏi. Khi thay đổi hoạt động tim hồi tĩnh nhanh cho nên cần chúý không nên cho trẻ vận động quá lâu, chuyển trạng thái tính sang động một cách hợplý, từ từ để bộ máy tuần hoàn đáp ứng đƣợc nhu cầu cho sự phát triển của cơ thể.+ Hệ hô hấp:Do khí quản của trẻ nhỏ nên không khí đƣợc đƣa vào ít, trẻ thở nông nên khảnăng trao đổi không khí kém. Sau vận động lƣợng ôxy cần thiết tăng, lúc này trẻ thởgấp vì lƣợng không khí hít vào chỉ đƣợc tăng lên bằng việc tăng số lần thở chứ khôngphải bằng việc tăng thể tích không khí trong mỗi lần hít vào. Việc tăng dần lƣợng vânđộng trong quá trình tập luyện sẽ tạo điều kiện cho cơ thể trẻ thích ứng với việc tănglƣợng ôxy cần thiết và ngăn ngừa đƣợc sự xuất hiện lƣợng ôxy quá lớn của cơ thể. Mặtkhác ta phải luôn cho trẻ tiếp xúc với không khí trong sạch và sử dụng những bài tậpcho trẻ thở sâu.+ Hệ trao đổi chất:Khi trẻ hoạt động nhiều, ngay cả lúc dinh dƣỡng đầy đủ, thƣờng dẫn đến tiêu haonăng lƣợng dự trữ trong các bắp và tập trung những sản phẩm độc trong quá trình traođổi chất ở các cơ quan. Điều đó gây cảm giác mệt mỏi cho trẻ và ảnh hƣởng xấu đếncƣờng độ hoạt động của cơ bắp và hệ thần kinh. Tác hại chính là làm giảm độ nhạycảm giữa hệ thần kinh trung ƣơng và những dây thần kinh điều kiển sự hoạt động cơbắp. Sự mệt mỏi của các nhóm cơ riêng lẻ xuất hiện nêu kéo dài hoạt động liên tục củatừng nhóm cơ đó hoặc khi toàn cơ thể phải hoạt động quá mức. Trạng thái mệt mỏi làmgiảm khả năng hoạt động và khả năng chống lại những ảnh hƣởng xấu cảu môi trƣờng.Vì thế cần phải tổ chức cho trẻ vận động và nghỉ ngơi một cách hợp lý, thƣờng xuyênthay đổi sự vận động của các nhóm cơ và chọn hình thức vận động gây hứng thú chotrẻ.- Khả năng điều hoà thân nhiệt của trẻ yếu, hoạt động trong điều kiện nóng bứchoặc mặc quần áo không thích hợp sẽ làm cho thân nhiệt tăng nhanh, hoạt động của timvà hô hấp sẽ nhanh hơn, mạch máu trong các cơ giản nở nhiều dẫn đến trạng thái mệtmỏi, đôi khi bị choáng bởi vì các cơ quan bên trong và não bị thiếu ôxy.2. Đặc điểm phát triển sinh lý vận động ở trẻ các độ tuổia) trẻ 1 tuổi:- Đặc điểm: Trẻ năm thứ nhất là năm phát triểm mạnh so với các năm khác ở lứatuổi mầm non. Trong cơ thể trẻ đã diễn ra một loạt các biến đổi nhằm làm cho nó thíchnghi với cuộc sống trong những điều kiện mới:. Trẻ bắt đầu thở bằng phổi. Vòng tuần hoàn chính thức bắt đầu thay thế cho vòng tuần hoàn nhau thai.. Trẻ bắt đầu bú mẹ, bộ máy tiêu hoá bắt đầu làm việc nhƣng còn yếu.. Sự hoạt động của các cơ quan chƣa hoàn chỉnh. Trẻ hầu nhƣ ngủ suốt ngày nênthời kỳ này ta không tập cho trẻ.Ngƣời ta chia sự phát triển vận động của trẻ ở giai đoạn này ra làm 5 giai đoạn:+ Giai đoạn từ 1,5 đến 3 thángTừ 1,5 tháng trẻ đã có thời gian thức sau khi ăn cho nên ta có thể áp dụng một sốbài tập luyện cho trẻ.Quan sát trẻ ở giai đoạn này ta thấy có hiện tƣợng trƣơng lực cơ gấp ở tay vàchân tăng. Khi đặt trẻ nằm ngửa tất cả các khớp ở cánh tay và cẳng chân đều co gập.Nếu trẻ muốn quay sang bên thì toàn bộ cơ thể cũng muốn quay theo. Xuất phát từnhững đặc điểm này ta thấy chủ yếu cần sử dụng những bài tập xoa vuốt nhẹ để làmgiảm trƣơng lực cơ gấp, tăng khả năng duỗi của cơ.Mặt khác con ngƣời sinh ra đã có một số phản xạ bẩm sinh: nhƣ bú, nuốt, leotrèo… phản xạ leo trèo là phản xạ khi động đến phía dƣới gan bàn chân gần các ngónchân trẻ sẽ quặp ngón xuống. tay trẻ cũng có hiện tƣợng tƣơng tự nhƣ vậy. Dựa vàophản xạ này ngƣời ta sử dụng các bài tập phản xạ để tăng khả năng đàn hồi của cơ vàcở động của khớp.+ Giai đoạn 2: Từ 3-4 thángở giai đoạn này trẻ đã có thể co duỗi tay một cách dễ dàng, cần áp dụng các bàitập thụ động cho tay.Vào tháng thứ 3, hệ cơ sau cổ đã đƣợc củng cố, xuất hiện những pahnr xạ về tƣthế (phản xạ ếch – ngóc đầu trong tƣ thế nằm sấp treo), đầu trẻ có khả năng giữ thăngbằng tốt. Khi nằm sấp trẻ có thể tỳ vào 2 tay. Trẻ có thể lằn mình từ tƣ thế nằm nghiêngsang nằm ngửa. Cần tập cho trẻ các bài tập phản xạ về tƣ thế (lẫy sấp, phản xạ duỗi củaxƣơng sống).Cần xoa vuốt nhẹ và tập các bài tập phản xạ cho chân và bàn chân.+ Giai đoạn 3: Từ 4 đến 6 tháng- Giai đoạn này trẻ đã có sự cân bằng trƣơng lực cơ co và duỗi của chân, càn tậpcác bài tập thụ động cho chân.- Cơ tay của trẻ phát triển, vận động của tay phong phú hơn. Trẻ có thể cầm, nắmvới đƣợc đồ chơi ở phía trƣớc mặt. Cần tiếp tục tập các bài tập thụ động cho tay.- Cơ thân đặc biệt là cơ ở phía trƣớc cổ đƣợc củng cố và phát triển do đó trẻ cóthể nâng ngƣời lên ở tƣ thế nằm ngửa, nằm sấp với sự giúp đỡ của ngƣời lớn. Cần ápdụng các bài tập về thay đổi tƣ thế trong không gian.Đến tháng thứ 6 trẻ có thể lẫy từ ngửa sang sấp và ngƣợc lại sang cả hai phía mộtcách thành thạo. Trẻ có thể đứng hoặc ngồi nếu đƣợc đỡ lƣng.Thính giác của trẻ đã phát triển, khoảng tháng thứ 4-5 ở trẻ đã hình thành đƣờngdẫn truyền thính giác nên trẻ thích hóng chuyện. Khi tập nên phối hợp đếm để tăngmức độ nhịp nhàng của động tác và rèn luyện phản xạ vận động đối với âm thanh.+ Giai đoạn 4: Từ 6 đến 9 thángGiai đoạn vận động phát triển nhanh và hoạt động khá nhịp nhàng.Tháng thứ 6 trẻ tự lật một cách thành thạo từ bụng sang lƣng ( từ nằm sấp sangnằm ngửa).Tháng thứ 7 trẻ biết nâng ngƣời bằng 2 tay, 2 chân và bò. Bò là giai đoạn quantrọng trong quá trình phát triển, và là vận động chyển từ tƣ thế nằm sang đứng, củng cốcác cơ lƣng, bả vai, tác động đến cột sống…Tháng thứ 8 trẻ biết tự ngồi và đứng vịn. Do cơ lƣng và cơ bả vai đã đƣợc củngcố, các cơ thân trên chắc nên giữ đƣợc thân trong tƣ thế lâu hơn.Trong giai đoạn này cần dạy trẻ các bài tập củng cố cơ toàn thân nhằm pháttriển khả năng ngồi, bò, đứng và đi men cho trẻ. Từ tháng 6 hoạt động của các cơ nhỏ ởbàn tay, ngón tay phối hợp nhịp nhàng, có khả năng co lâu ( trẻ có thể cầm, giữ đồ vậttrong tay đƣợc lâu) cho nên ta có thể sử dụng dụng cụ để tập thể dục cho trẻ (vòng, gậythể dục…). Ngôn ngữ thụ động đã phát triển trẻ đã hiểu đƣợc một số từ. Vì vậy tronggiờ học, cô nên nói chuyện với trẻ để điều khiển động tác. Lời nói phải ngắn gọn, chínhxác.+ Giai đoạn 5: Từ 9 đến 12 thángTrẻ đã có thể thay đổi tƣ thế trong không gian một cách dễ dàng. Đang nằmchuyển sang ngồi hoặc ngƣợc lại, đang đứng chuyển sang đi, rồi chuyển sang ngồixổm, đứng không cần bịn, đi theo vật chuyển động. Có thể áp dụng các bài tập có tƣthế chuẩn bị là đứng, ngồi, các bài tập thay đổi tƣ thế phức tạp.Cần sử dụng lời nói và dụng cụ trong khi tập để phát triển tiếng nói và cử độngtin khéo cho trẻ.b) Trẻ 2 tuổi10+ Vận động đi: Một số trẻ có thể biết đi từ cuối năm thứ nhất nhƣng hầu hết trẻphải sang đầu năm thứ hai mới bắt đầu tập đi. Đặc điểm những bƣớc đi đầu tiên của trẻlà: khi đi, hai chân giang rộng, chƣa phối hợp đƣợc giữa chân và tay. Tay đƣa sang 2bên phía trƣớc hoặc trên cao. Thân luôn dao động sang 2 phía đầu cúi về phía trƣớc,bƣớc chân ngắn, không đều dễ ngã, bàn chân đặt chƣa thẳng. Cần sử dụng hệ thống bàitập đi từ đơn giản đến phức tạp để hoàn thiện bƣớc đi cho trẻ.Cuối năm thứ 2 bƣớc đi của trẻ đã làm bớt sự dao động độ dài của bƣớc đi đƣợctăng lên.Cảm giác thăng bằng: có tác dụng giữ cho cơ thể ở mọi vị trí, mọi chuyển độngtrong không gian đều cần có cảm giác thăng bằng.Cảm giác thăng bằng ở trẻ 1 năm chƣa phát triển, trẻ hay ngã, chƣa phối hợpđƣợc giữa tay và chân. Nhƣng sang năm thứ hai, cùng với việc củng cố vận động đi,cảm giác thăng bằng cũng phát triển, cần sử dụng các bài tập đi phức tạp để phát triểncảm giác thăng bằng cho trẻ.+ Vận động bò: Trẻ bắt đầu trƣờn từ tháng thứ 5 và sang tháng thứ 7 trẻ biết bò.Đến cuối năm thứ nhất trẻ đã biết bò thành thạo, lúc này trẻ sử dụng vận động bò nhƣmột phƣơng tiện để di chuyển. Năm thứ hai vận động phát triển và trờ thành thói quen,khi bò trẻ biết phối hợp giữa tay và chân cùng các vận động khác. Cần áp dụng các bàitập bò khác nhau để tiép tục phát triển vận động bò cho trẻ.+ Lăn và ném: Trẻ có thể lăn bóng bằng hai tay, ném bóng 1 tay về trƣớc. Quacác bài tập ném cần làm quen trẻ với tính chất của các dụng cụ (bóng, túi cát..).-Tất cả các vận động của trẻ đều phát triển (đi, bò, lăn, ném trừ vận động chạy vànhảy). Ngoài ra khả năng phối hợp vận động trẻ cũng đƣợc hình thành, trẻ có thể thamgia một cách có hiệu quả vào các trò chơi vận động.c) Trẻ 3 tuổi+ Vận động đi, chạy và cảm giác thăng bằng:- Giai đoạn này trẻ đã biết đi vững, các động tác thừa đã mất đi, bƣớc đầu đã biếtphối hợp các phần riêng lẻ trong động tác đi; đã biết phối hợp chân tay tuy chƣa nhịpnhàng, thân vẫn còn dao động sang 2 bên.- Trẻ bắt đầu biết chạy và mới hình thành rõ nét.- Cảm giác thăng bằng của trẻ cũng đƣợc củng cố. Trẻ đã có khả năng tự địnhhƣớng trong không gian và khả năng ƣớc lƣợng khoảng cách cũng đƣợc phát triển.+ Vận động nhảy: Mới đầu trẻ chỉ bật chụm chân tại chỗ nhƣng bàn chân chƣarời khỏi mặt sàn dần dần trẻ biết nhảy chụm chân tại chỗ, nhảy ra xa bằng 2 chân. Tuynhiên, trẻ chƣa biết phối hợp chân tay nhịp nhàng trong khi nhảy, kết thúc thƣờng nặngnề, dễ ngã, khoảng cách bƣớc nhảy ngắn.+ Vận động bò: Vận động bò vẫn đƣợc tiếp tục phát triển, tạo điều kiện cho việchình thành niềm tin và khả năng của trẻ.+ Vận động ném: Trẻ đã có khả năng ném bóng vào đích và tung bóng bằng 2tay nhƣng còn thiếu chính xác, trẻ chƣa biết phối hợp giữa tay và chân.d) Trẻ 4 tuổi+ Vận động đi: Đi bộ nhịp điệu chƣa ổn định, phối hợp chân tay chƣa nhịpnhàng, khả năng thay đổi hƣớng trong không gian chƣa tốt, bƣớc đi vẫn còn dao động.11+Vận động chạy: Cơ thể trẻ thích ứng với vận động chạy, chạy tốt hơn đi và sựphối hợp tay chân trong lúc chạy cũng tốt hơn, trọng tâm của cơ thể ở gần phần trƣớccủa bụng hơn ngƣời lớn.+ Vận động nhảy: Trẻ có thể bật nhảy liên tục về trƣớc, bật nhảy qua dây, bậtnhảy tại chỗ, bật xa song vẫn còn khó khăn.+ Vận động ném, chuyền, bắt: Trẻ đã biết ném xa bằng 1 tay, ném trúng đíchnằm ngang, ném trúng đích thẳng đứng. Ngoài ra trẻ còn biết chuyền và bắt bóng theovòng tròn, hàng ngang, hàng dọc; tung, bắt bóng và đập, bắt bóng.+ Vận động bò, trƣờn, trèo: Trẻ có khả năng bò bò, trƣờn nhanh với các kiểu bòbằng bàn tay, cẳng chân; bò bằng bàn tay, bàn chân; trƣờn sấp; trèo lên xuống thang;trèo lên xuống ghế.e) Trẻ 5 tuổiGiai đoạn này các vận động đần dần hoàn thiện cho nên sự vận động của trẻphải đƣợc ngƣời lớn theo dõi, kiểm tra.Các quá trình tâm lý của trẻ đƣợc hoàn thiện, khả năng chú ý tăng, có thể kháiquát hoá một số hiện tƣợng, trẻ hiểu đƣợc nhiệm vụ của mình, có thể nhanh nhẹn nhậnthấy những yêu cầu chính trong lúc thực hiện vận động. Các vận động của trẻ bƣớc đầuđã đạt mức độ chính xác, nhịp nhàng, nhịp điệu oone định, biết phối hợp hoạt động củamình với tập thể. Trẻ có thể thực hiện những động tác quen thuộc bằng nhiều cáchtrong thời gian dài hơn, với lƣợng vận động lớn hơn. Trẻ có khả năng quan sát hình ảnhđộng tác mẫu của cô, ghi nhớ để thực hiện.g) Trẻ 6 tuổiTốc độ trƣởng thành của trẻ tăng rất nhanh. Các vận động đƣợc hình thành mộtcách nhanh chóng và dễ đƣợc củng cố. Hệ thần kinh của trẻ phát triển tốt, trẻ có khảnăng tập trung chú ý cao trong quá trình học các vận động. Các động tác cơ bản đƣợcthực hiện tƣơng đối chính xác. Lực cơ bắp đƣợc tăng lên.Vận động đi có sự phối hợp nhịp nhàng giữa tay, chân và thân. Bàn chân rời khỏimặt đất nhẹ nhàng, mềm mại khi chân chạm đất. Vận động chạy, bò, ném của trẻ đƣợchoàn thiện rõ rệt nhất. Khả năng ƣớc lƣợng bằng mắt tăng, cảm giác thăng bằng pháttriển, có sự khéo léo và chính xác khi thực hiện động tác.II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO TRẺ MẦM NON1. Mục đích:- Góp phần củng cố, tăng cƣờng sức khoẻ, phát triển cân đối, hài hoà về hình tháivà chức năng của cơ thể trẻ.- Rèn luyện tƣ thế vận động cơ bản đúng, phát triển các tố chất nhanh, mạnh,khéo, bền), phát triển khả năng định hƣớng trong không gian.- Góp phần rèn luyện và phát triển cảm giác nhịp điệu, khả năng cảm nhận cáiđẹp qua vận động nhanh nhẹn, nhịp nhàng, đúng tƣ thế, sự hứng thú đối với các loạivận động và đối với hoạt động tập thể. Rèn luyện tính trung thực, tính tổ chức, kỷ luật,tinh thần tập thể, lòng dũng cảm, tự tin và khả năng tự quản tự lập cho trẻ.2. Nhiệm vụ12a/ Bảo vệ và tăng cường sức khoẻ cho trẻỞ lứa tuổi mầm non, cơ thể trẻ phát triển nhanh, mềm dẻo, dễ uốn nhƣng sức đềkháng yếu, các cơ quan đang phát triển nhƣng chƣa hoàn thiện vì vậy phải chú ý đếnviệc bảo vệ và tăng cƣờng sức khoẻ cho trẻ.- Nhiệm vụ này bao gồm: chăm sóc, nuôi dƣỡng và rèn luyện một cách có khoahọc; chăm sóc trẻ khi ăn, khi ngủ, khi chơi, khi học hành; đảm bảo việc thực hiện chếđộ giờ giấc cho trẻ; cho trẻ ăn đủ chất, đủ lƣợng và thông qua các giờ thể dục, các buổitập, các buổi dạo chơi, những trò chơi vận động để rèn luyện cơ thể cho trẻ.Nếu làm tốt nhiệm vụ này tức là chúng ta đã giúp trẻ củng cố và tăng cƣờng sứckhoẻ, hoàn thiện các chức năng sinh lý của cơ thể, tăng khả năng làm việc của các cơquan. Rèn luyện khả năng chống lại ảnh hƣởng xấu của môi trƣờng, tạo điều kiện tốt đểcơ thể trẻ phát triển đúng với chỉ số tâm, sinh lý lứa tuổi, có trạng thái thần kinh thoảimái và cân bằng.b/ Nhiệm vụ giáo dưỡng- Cần phải giúp trẻ hình thành và phát triển những thói quen vận động: bò, đi,chạy, nhảy, ném, leo trèo. Những thói quen vận động này sẽ giúp trẻ tiết kiệm đƣợc sứckhi chuyển động trong không gian và thúc đẩy sự phát triển của các cơ quan bên trongcơ thể.- Phát triển những tố chất thể lực nhằm tăng độ dài và độ cao của bƣớc nhảy,tăng chiều xa và mức độ chính xác của vận động ném, trẻ có thể luyện tập trong thờigian lâu hơn.- Luyện tập các thói quen đúng về tƣ thế khi đi, đứng, ngồi nhằm giúp cho các cơquan bên trong và các hệ cơ quan của cơ thể trẻ phát triển đƣợc tốt, đặc biệt là cột sống.- Cần dạy trẻ thói quen vệ sinh: vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trƣờng (vệ sinhthân thể, quần áo, đồ dùng, đồ chơi, dụng cụ thể dục…).- Thông qua các giờ thể dục, cần dạy cho trẻ những kiến thức đầu tiên có liênquan đến bài tập thể dục nhƣ dụng cụ thể dục, các bộ phận của cơ thể. Từ đó giúp trẻthực hiện vận động trở nên chính xác, có định hƣớng.c/ Nhiệm vụ giáo dục- Do ý thức đối với việc tập luyện chƣa đƣợc hình thành cho nên phải giáo dụccho trẻ yêu thích việc tập luyện, say mê, hứng thú đối với buổi tập.- Trong quá trình GDTC có thể kết hợp giáo dục trẻ một cách toàn diện về cácmặt: giáo dục đạo dức, trí tuệ, thẩm mỹ và lao động.- Trong các giờ thể dục hoặc trò chơi vận động, cô nhận xét đánh giá những hànhvi đạo đức của trẻ trong quá trình chơi, tập; khen hoặc chê. Điều đó tạo cho trẻ nhữnghiểu biết nhất định về đạo đức. Bên cạnh đó trong quá trình vận động trẻ phải luôn tuântheo những quy tắc nhất định vì thế có thể phát triển ở trẻ một số thói quen, phẩm chấtđạo đức nhƣ hứng thú đối với hoạt động tập thể, tính trung thực… Tạo cho trẻ luôn cótrạng thái xúc cảm tốt, tạo điều kiện cho trẻ khắc phục trạng thái tâm lý xấu, làm chotrẻ luôn cởi mở, vui vẻ. Trong quá trình dạy cho trẻ, cô luôn là tấm gƣơng cho trẻ noitheo về tác phong, cử chỉ,lời nói.- GDTC có ảnh hƣởng tốt đến sự phát triển của hệ thần kinh, giúp cho các quátrình tâm lý (cảm giác, trí nhớ, tƣ duy) phát triển tốt.13- Trong các giờ thể dục đã tác động đến nhận thức của trẻ, yêu cầu trẻ phải tƣduy tích cực, phải biết nhớ lại, đặc biệt trong giờ chơi đã đòi hỏi sự vận động sáng tạocủa trẻ.- Những động tác thực hiện đòi hỏi khéo léo, nhịp nhàng và mềm dẻo đã tácđộng đến trẻ về cái đẹp thân thể của con ngƣời trong khi vận động, cái đẹp trong cƣ xửvới nhau và không nhân nhƣợng với những hành vi xấu.- Giáo dục lao động giúp trẻ làm quen với lao động của ngƣời lớn, với những kỹnăng lao động đơn giản thể hiện qua lao động tự phục vụ, trực nhật. Cần dạy trẻ thựchiện các thao tác tự phục vụ bản thân (cởi quần áo, mủ..), chuẩn bị và thu dọn dụng cụhọc tập.CHƢƠNG III: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO TRẺ MẦM NONI.Cơ sở lý luận của vận động:1. Khái niệm về vận độngVận động là sự hoạt động tích cực của các cơ quan vận động của con ngƣời, làphƣơng tiện cơ bản, đặc biệt của quá trình GDTC.2. Cơ sở sinh lý của vận độngMọi hoạt động của con ngƣời đều phụ thuộc vào hệ thần kinh cao cấp. Việc nắmvững các chi tiết vận động đực xác định bởi sự hình thành một hệ thống mới của sựhoạt động của não. Cho nên ta có thể nói rằng cơ sở sinh lý của vận động chính là sựhoạt động của hệ thần kinh cao cấp.Quá trình hình thành thói quen vận động diễn ra theo các giai đoạn liên tục vàchúng có quan hệ với nhau:+ Giai đoạn 1: Có tính chất khuyếch tán của sự kích thích lan toả vào hệ thầnkinh trung ƣơng. Lực để gây ra hoạt động này là do sự tham gia của nhiều nhóm cơ bắpkhông quan trọng để thực hiện các cử động trong hoạt động. chƣa có sự phối hợp nhịpnhàng, cần thiết giữa các cơ quan bên trong và cơ quan vận động. Đây là giai đoạn lantoả các phản xạ có điều kiện.+ Giai đoạn 2: Diễn ra các quá trình chuyên môn của phản xạ có điều kiện. Pháttriển ức chế để hạn chế quá trình kích thích lan truyền rộng rãi. Xác định đƣợc sự phốihợp và chính xác của vận động, hình thành định hình động lực. Toàn bộ các phản xạ cóđiều kiện đƣợc phát triển theo thứ tự nhất định và có sự phối hợp cân bằng của các cơquan bên trong.+ Giai đoạn 3: Hình thành một hệ thống liên hệ tạm thời phức tạp có tính chấtcủng cố định hình động lực và ổn định đƣợc thói quen vận động. (xem tiếp sách trang30).Có 4 loại hình thần kinh cao cấp cơ bản:- Loại 1: Kiểu mạnh, thăng bằng, linh hoạt- Loại 2: Kiểu mạnh, cân bằng không linh hoạt- Loại 3: Kiểu mạnh không cân bằng- Loại 4: Kiểu yếu14Trong quá trình GDTC, cần nắm đƣợc các loại hình hoạt động của hệ thần kinhcao cấp với mục đích để thợc hiện tốt chức năng giáo dục đối với từng cá nhân, đảmbảo điều kiện thích hợp để phát triển thể lực cho trẻ.3. Quy luật hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận độnga) Kỹ năng, kỹ xảo vận động+ Kỹ năng vận động: Là mức độ thực hiện vận động đòi hỏi sự tập trung chú ýcao và thao tác thực hiện chi tiết kỹ thuật của động tác.+ Kỹ xảo vận động: Là mức độ thực hiện vận động đã trở nên tự động hoá, cácthao tác thể hiện tin tƣởng cao, các bài tập vận động đƣợc thực hiện một cách chínhxác.b) Các giai đoạn hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận độngCơ sở sinh lý của việc hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động là việc hình thànhhệ thống thần kinh tạm thời trong vỏ đại não. Quá trình này đƣợc chia làm 3 giai đoạn:+ Giai đoạn 1: Hình thành sợ hiểu biết sơ bộTrong khoảng thời gian ngắn trẻ làm quen đƣợc với động tác mới mang tính chấtkhuyếch tán của quá trình hƣng phấn trong vỏ đại não, thiếu sự ức chế trong. Trẻ thiếutin tƣởng trong lúc vận động, các cơ bắp đều căng hết mức, có nhiều động tác thừa,thiếu chính xác về không gian và thời gian do quá trình hơng phấn bị khuyếch tán, lantruyền sang các trung tâm khác của cơ quan phân tích vận động.+ Giai đoạn 2: Học sâu từng phần của bài tậpTrẻ hiểu đƣợc nhiệm vụ và hành động của mình. Sự ức chế phân biệt bên trongphát triển hạn chế sự lan truyền của các quá trình hƣng phấn. Vai trò của hệ thống tínhiệu II dần dần đƣợc nâng cao, hoàn thiện những vận động trong vỏ đại não tạo ra đƣợcmối liên hệ tạm thời phức tạp – định hình động lực. Các kỹ năng đƣợc hình thành vớiđầy đủ chi tiết kỹ thuật của động tác, bắt đầu xuất hiện các tố chất vận động (nhanhnhẹn, khéo léo).+ Giai đoạn 3: ổn định thói quen, củng cố định hình động lựcVận động đƣợc thực hiện một cách tự nhiên, không gò bó, tiết kiệm đƣợc sức,vận động một cách tự do, chính xác. Trẻ tự tin, tin tƣởng vào hành động của mình vàthực hiện nhiệm vụ một cách tự giác, áp dụng đƣợc những vận động đó vào trong thựctế (khi dạo chơi, khi chơi trò chơi vận động). Nghĩa là những kỹ năng vận động sẽ đƣợccủng cố và tiếp tục đƣợc hoàn thiện để chuyển sang kỹ xảo.II. Nguyên tắc giáo dục thể chất cho trẻ1. Nguyên tắc đảm bảo tính tự giác tích cựcQuá trình GDTC còn đƣợc xây dựng dựa trên cơ sở của nguyên tắc tự giác vàtích cực. Lứa tuổi trẻ mầm non hoạt động chủ yếu là theo sự bắt chƣớc, tính sáng tạohầu nhƣ chƣa có, cho nên phát triển tính tự giác ở trẻ cô phải gây đƣợc sự hứng thú,niềm say mê đối với buổi tập: bài tập phải có sức hấp dẫn, lời nói, kỹ thuật thực hiệncủa cô phải nhẹ nhàng điêu luyện; sử dụng nhiều dụng cụ, đò chơi đẹp mắt khác nhau.Để buổi tập đạt kết quả cao và kích thích trẻ tập luyện thì phải nắm đƣợc yêu cầuvề cách thức thực hiện động tác, từ đó nỗ lực thực hiện đúng vận động. Chính vì vậy15khi khi hƣớng dẫn các vận động cô cần làm mẫu, giảng giải một cách ngắn gọn, sinhđộng, dễ hiểu để tạo cho trẻ đƣợc khái niệm đúng về động tác.Trong quá trình trẻ tập, thƣờng xuyên đông viên khuyến khích và nhắc nhở trẻmột cách nhẹ nhàng, kịp thời. Các nhiệm vụ giao cho trẻ phải cụ thể, động viên trẻ cốgắng thực hiện vận động một cách đúng, đẹp. Ngoài ra giáo viên phải luôn cải tiếnphƣơng pháp giảng dạy và sử dụng nhiều dụng cụ trong quá trình giảng dạy để gâyhứng thú cho trẻ.2. Nguyên tắc hệ thốngTính hệ thống của các bài tập, buổi tập, các biện pháp rèn luyện khác nhau nhƣtắm nắng, tắm nƣớc… là điều kiện đầu tiên đảm bảo hiệu quả của toàn bộ quá trìnhGDTC. Sự lặp lại nhiều lần và có kế hoạch của vận động sẽ tạo nên hình ảnh vận độngchính xác trong trí nhớ, hình thành nên những thói quen vận động.Trong quá trình GDTC để đảm bảo nguyên tắc này cần nắm vững những đặcđiểm sau:- Đảm bảo tính liên tục, thƣờng xuyên, có kế hoạch cụ thể của quá trình GDTCvới các hình thức khác nhau, nhằm tạo thành những phản xạ có điều kiện làm cho trẻcó thói quen tập luyện. Cần có kế hoạch cụ thể về nồi dung giảng dạy để đảm bảo tínhliên tục, thƣờng xuyên, trình tự khoa học của buổi tập và toàn bộ quá trình giáo dục.- Cần củng cố, lặp lại các động tác, đồng thời đảm bảo tính biến dạng của chúng.Thƣờng xuyên thay đổi hình thức tập luyện để quá trình tập khỏi đơn điệuNgoài ra cần phải luân phiên hợp lý giữa vận động và nghỉ ngơi đảm bảo trình tựvà mối liên hệ qua lại giữa các buổi tập và các sinh hoạt khác. Các quãng nghỉ phảithích hợp để quá trình GDTC đạt hiệu quả cao.3. Nguyên tắc đảm bảo tính trực quanTrực quan là tiền đề của sự nhận thức, tất cả mọi nhận thức đều thông qua các cơquan này.Có 2 loại trực quan: Trực tiếp và gián tiếp- Trực quan trực tiếp: Thông qua động tác mẫu của cô- trực quan gián tiếp: Thông qua phim ảnh, lời nói để mô tả hình ảnh động tác.+ Tính trực quan là tiền đề để tiếp thu động tác: Khi dạy vận động cô cần làmmẫu để cụ thể hoá về khái niệm động tác, chỉ rõ cách thức thực hiện. Cô làm mẫu phảirõ, chính xác, vị trí làm mẫu phải thích hợp.Cần sử dụng các hình thức trực quan khác nhau tác động lên các giác quan khácnhau (màu sắc, ánh sáng, lời nói, phim ảnh…) để làm giàu thêm kinh nghiệm vận động.+ Tính trực quan có quan hệ với lời nói, nhƣng lời nói chỉ có giá trị khi nó gợilên những khái niệm về hình ảnh vận động. Lời nói phải đƣa ra đúng lúc để tạo đƣợcmột số kiến thức vận động.4. Nguyên tắc vừa sức và chú ý đặc điểm cá nhân+ Tính vừa sức: Lƣợng vận động thích hợp là điều kiện cần thiết để động viêntính tích cực của trẻ trong quá trình tập luyện. Lƣợng vận động là độ lớn những ảnh16hƣởng cảu các bài tập đến cơ thể, nó đƣợc đo bằng khả năng tiếp thu của trẻ và độ khócủa bài tậpĐể xác định lƣợng vận động cần:- Xem xét những đặc điểm tâm, sinh lý của trẻ (bằng kiểm tra y học và kiểm trasƣ phạm).- Căn cứ vào yêu cầu, tiêu chuẩn về mặt sƣ phạm của chƣơng trình.- Đánh giá đúng những khó khăn, phức tạp của động tác và mức độ phù hợp vớilứa tuổi, tình trạng của cơ thể.- Phân bố nội dung giảng dạy hợp lý, đảm bảo tính kế tục và cần tăng dần mứcđộ phức tạp của bài tập.+ Chú ý đặc điểm cá nhân:Mỗi trẻ đều có tình trạng sức khoẻ, khả năng tiếp thu riêng cho nên trong quátrình giáo dục cần hiểu rõ những khả năng riêng biệt của từng trẻ để đề ra những biệnpháp rèn luyện hợp lý.Khi xây dựng nội dung bài tập cần giải quyết theo 2 xu hƣớng: Chuẩn bị thể lựcchung và chuẩn bị nawmg khiếu chuyên môn.5. Nguyên tắc phát triểnĐể đáp ứng yêu cầu phát triển của quá trình giáo dục cần thƣờng xuyên thay đổicác nhiệm vụ vận động bằng hình thức tăng độ phức tạp của các bài tập; chuyển tiếpcác hình thức vận động từ đơn giản đến phức tạp ( đứng—đi—chạy — nhảy). Lƣợngvận động phải đƣợc tăng dần qua các lần tập.Thực chất của nguyên tắc này là trong quá tình dạy trẻ các bài tập vận động phảI đựccủng cố, rèn luyện, tăng dần những yêu cầu đối với trẻ, đƣa ra những nhiệm vụ mớikhó hơn, đòi hỏi khối lƣợng và chất lƣợng nhiều hơn, đƣợc thể hiện qua việc giáo viênthƣờng xuyên tổ chức hƣớng dẫn trẻ từng bƣớc nâng cao yêu cầu kỹ thuật, thể lực, trithức cùng với việc cũng cố những tri thức, kỹ năng động tác đã họcNguyên tắc phát triển đƣợc thể hiện:- Sự cần thiết phảI thƣờng xuyên đổi mới các nhiệm vụ với xu hƣơng chung làtăng lƣợng vanạ độngTrong quá trình trang bị cho trẻ những vận động, giáo viên phảI luôn củng cố,rèn luyện những vận động và nâng cao những kỹ năng vận động, tiến tới tự động hoávà giúp trẻ xử lý vận động ở mọi nơI, mọi lúc trong đời sống. Ví dụ, khi gặp rãnh nƣớctrẻ phảI biết vận dụng kỹ năng :”bật xa”.Đặc điểm của việc rèn luyện kỹ thuật là thƣờng xuyên luyện tập, nếu không kỹthuật vận động sẽ bị phá vỡĐể đảm bảo khả năng thíchn ghi của cơ thể phảI thƣờng xuyên tăng lƣợng vậnđộng và sức chịu đựng của cơ thể.- Những điều kiện để phức tạp hoá nhiệm vụ tập luyện và những hình thức nângcao lƣợng vận độngCó 3 hình thức tăng lƣợng vận động:+ Hình thức tăng theo đƣờng thẳng: Tăng liên tục lƣờn vận động một cách từ từkhông có thời gian lặp lại vận động.17+ Hình thức tăng theo bậc thang: tăng nhanh, tăng đột ngột lƣợng vận động rồicủng cố.+ Hình thức tăng theo làn sóng: Vừa tăng lƣợng vận động vừa củng kiến thức đãhọc. Hình thức này phù hợp với trẻ vì lƣợng vận động tăng dần, có tính chất lặp lạicủng cố lƣợng vận động.6. Nguyên tắc đảm bảo an toànTrong giảng dạy giáo viên cần coi trọng công tác bảo đảm an toàn thì mới đemlại kết quả của tập luyện. Việc chú ý tới nguyên tắc an toàn là để phát huy tính dũngcảm, kiên trì, tự tin của trẻ.Khi vận dụng nguyên tắc này giáo viên cần chú ý các điểm sau:- Thƣờng xuyên động viên trẻ tập luyện và tập luyện có hệ thống.-Tăng dần khối lƣợng vận động, tập luyện và nghỉ ngơi, phải thay đổi luôn chophù hợp với khả năng chịu đựng cơ thể của trẻ.- Phải chú ý đến chiếu cố các biệt các trẻ yếu, cho trẻ tập khởi động tốt mới vàotập luyện chính.- Dụng cụ sân bãi phải đƣợc kiểm tra thƣờng xuyên, phải phù hợp với tầm vóccủa trẻ. Quần áo, dày tập phải gọn gàng, không đƣợc vật cứng trong túi áo hoặc túiquần nhƣ: mẩu dây thép, mẩu nhựa cứng, đinh, chìa khoá….- Có kế hoạch kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho trẻ.7. Mối quan hệ giữa các nguyên tắcIII. Các phƣơng pháp giáo dục thể chất1. Phƣơng pháp trực quan:1.1. Thủ thuật sử dụng các giác quan+ Thị giác:- Làm mẫu động tác tác động đến nhận thức của trẻ thông qua thị giác vì vậy làmmẫu phải chính xác, đẹp. Mỗi động đóng nên làm mẫu từ 2-3 lần, tính chất của mỗi lầnphải thay đổi.- Khi lãm mẫu cần chọn vị trí đứng sao cho tất cả trẻ đều nhìn thấy.- Cần sử dụng các vật chuẩn thị giác và đồ chơi có màu sắc để lôi cuốn trẻ vàoviệc thực hiện vận động.Ví dụ: Đi tới búp bê, chạy tới cờ hay cúi ngƣời chạm tay ngón chân.+ Thính giác:- Lời nói dùng để phân tích kỹ thuật động tác vì thế lời nói phải dễ hiểu, ngắngọn.- Các tác động của âm thanh nhƣ đàn, xắc xô, vỗ tay, nhằm hình thành cảm giácnhịp điệu, điều hoà tốc độ vận động, gây cảm xúc tốt cho bài tập.- Các tín hiệu của âm thanh có thể kiểm tra việc thực hiện đúng sai của bài tậpnhƣ bò chui qua cổng treo chuông nếu trẻ bò nghe chuông kêu chứng tỏ khi bò lƣng trẻvẫn chƣa hạ thấp…+ Cơ quan vận động:18- Việc sử dụng các dụng cụ trong vận động gây hứng thú cho trẻ, giúp trẻ thựchiện động tác chính xác hơn, nâng cao nỗ lực cơ bắp và tạo điều kiện thuận lợi cho việcthực hiện các động tác.- Dụng cụ bao gồm những dụng cụ đảm bảo tính chính xác của động tác vớilƣợng vận động vừa sức cho từng lứa tuổi (ghế thể dục, túi cát, bóng, vòng…) và nhữngdụng cụ nhỏ mang tính chất tăng tính tích cực khi thực hiện bài tập (cờ, nơ ,xúc xắc…).Mỗi dụng cụ đều có ảnh hƣởng riêng tới vận động do đó trong giờ thể dục nên sử dụngnhiều loại dụng cụ khác nhau.- Sự giúp đỡ trực tiếp của cô giáo cũng tạo cho trẻ có đƣợc cảm giác đúng về tƣthế khi vận động.1.2. Thủ thuật mô phỏng (bắt chƣớc)- Bắt chƣớc các hành động của con vật, các hiện tƣợng thiên nhiên, xã hội lànhằm không gây mệt mỏi, nhàm chán, củng cố đƣợc các kỹ năng vận động, gây đƣợchứng thú đối với việc tập luyện của trẻ.- Nếu hình ảnh hoàn toàn tƣơng ứng với động tác, nó sẽ giúp trẻ có hứng thú vớibài tập và củng cố kỹ năng vận động cho trẻ (đoàn tàu, thỏ nhảy). Nếu hình ảnh tƣơngứng với tính chất của động tác nó sẽ giúp trẻ hình thành chính xác các biểu tƣợng (nhảynhẹ hƣ thỏ nhảy, đi nhẹ nhƣ mèo rình chuột).- Mô phỏng đƣợc sở dụng cho tất cả mọi lứa tuổi, đặc biệt là nhà trẻ và mẫu giáobé.2. Phƣơng pháp dùng lời nói2.1. Giảng giải, giải thích- Giảng giải, giải thích những động tác mới dựa trên sự hiểu biết của trẻ và cảmgiác cơ bắp. Giải thích phải đơn giản, dễ hiểu kết hợp với làm mẫu, sử dụng giáo cụtrực quan và phải chỉ rõ những chi tiết kỹ thuật của động tác theo đúng trình tự logickhi thực hiện chúng.- Giải thích tích cự hoá tƣ duy của trẻ, giúp trẻ hiểu rõ về kỹ thuật của bài tập.- Giảng giải thƣờng dùng trong quá trình dạy vận động, trò chơi, những động táckhó.2.2. Đàm thoại:- Sử dụng đàm thoại trong giảng dạy nhằm kích thích sự quan sát, tích cực hoá tƣduy và ngôn ngữ, giúp chính xác hoá biểu tƣợng về động tác, gây hứng thú và giúp chotrẻ nắm đƣợc quy tắc đánh giá về hoạt động của mình và của bạn. Câu hỏi phải đơngiản, gợi mở (Ví dụ: Ai biết chơi trò chơi này?)- Đàm thoại có thể sử dụng vào đầu giờ hoặc trong quá trình thực hiện bài tập đểgiúp trẻ xác định xem mình tập đúng hay sai.2.3. Ra hiệu lệnh:- Ra hiệu lệnh đƣợc sử dụng để điều khiển sự bắt đầu hay kết thúc của động tác.Giúp trẻ phản ứng kịp thời với sự bắt đầu và kết thúc hành động, xác định tốc độ vàhƣớng vận động.- Ra hiệu lệnh phải rõ ràng, dứt khoát, đảm bảo tính chính xác về thời gian. Hiệulệnh bao gồm khẩu lệnh và mệnh lệnh.2.4. Đánh giá19- Thƣờng đƣợc sử dụng trong khi trẻ vận động hoặc vào cuối bài tập nhằm giúptrẻ nhận thức đúng về kết quả thực hiện vận động của bản thaanhoawjc giúp trẻ sửachữa những thiếu sót mắc phải và động viên trẻ.- Đánh giá phải đúng lúc để giúp trẻ có đƣợc cảm giác đúng, sửa sai kịp thời.Cần chú ý động viên, khen ngợi trẻ nhiều hơn.2.5. Kể chuyện:Kể chuyện giúp trẻ tƣởng tƣợng tốt hơn tình huống chơi hay vận động, kíchthích sự cố gắng thực hiện động tác. Chính vì vậy nên thƣờng đƣợc sử dụng đầu giờhọc.3. Phƣơng pháp thực hành3.1. Hƣớng dẫn trực tiếp:Sử dụng khi dạy trẻ thực hiện các động tác, nhằm chính xác hoá từng phần củađộng tác, giúp trẻ vận động đúng. Cô giáo có thể giúp đỡ trẻ một cách trực tiếp hoặcgián tiếp.Giúp đỡ trực tiếp: Cô giáo tác động trực tiếp lên phân cơ thể của trẻ giúp trẻ thựchiện đúng động tác (trẻ đƣa tay không thẳng, cô câm tay trẻ đƣa lên cho thẳng).Giúp đỡ gián tiếp: Bằng cách sử dụng dụng cụ tác động lê trẻ, giúp trẻ thực hiệnđúng kỹ thuật của động tác hay vận động (Muốn trẻ đi không cúi đầu, cô giáo cho trẻtập đi đầu đội túi cát. Khuyến khích động viên trẻ không làm rơi túi cát, trẻ sẽ ngẩngđầu khi đi).Hƣớng dẫn trực tiếp đƣợc sử dụng trong khi trẻ thực hiện bài tập, sau khi cô giáolàm mẫu và giảng giải, giải thích.3.2 Luyện tập bằng hình thức chơi:Hình thức này dựa trên sự vận động của trẻ theo chủ đề, có quy ƣớc, nó thƣờngmang tính hình ảnh rất rõ nhằm mục đích gây hứng thú cho trẻ, tăng tính tự giác khithực hiện vận động, củng cố kỹ năng kỹ xảo vận động và phát triển các tố chất vậnđộng.3.3 Luyện tập bằng hình thức thi đua- Thi đua làm tăng hứng thú và khả năng vận động, do đó dùng hình thức thi đuasẽ giúp trẻ luyện tập tốt hơn và củng cố đƣợc những kỹ năng kỹ xảo vận động. Mặtkhác qua thi đua có thể rèn luyện phẩm chất đạo đức cho trẻ.Thi đua đƣợc sử dụng khi trẻ đã nắm đƣợc động tác, động viên khuyến khích trẻvận động đúng: thi xem ai nhảy tốt, ai bật không chạm chân, bật không chạm vòng,hoặc khi cần củng cố những kỹ năng vận động : thi xem ai nhảy nhanh tới cờ, ai bậtnhanh qua hết vòng.Có 2 hình thức thi đua: cá nhân và tập thể. Trƣớc khi cuộc chơi bắt đầu, cô giáohoặc trẻ nhắc lại điều kiện cuộc chơi. Sau khi thi cô là ngƣời phân xử thắng thua mộtcách khách quan, chú ý động viên những trẻ thua cuộc.Hình thức này chƣa sử dụng ở nhà trẻ vì tâm lý của trẻ chƣa phát triển và kinhnghiệm vận động hầu nhƣ chƣa có. Ngoài ra, khi dạy vận động cho trẻ ta cần nắm đƣợccác phƣơng pháp khác, đó là phƣơng pháp dạy hoàn chỉnh và phân đoạn để giúp trẻ dễtiếp thu.V. phƣơng pháp tổ chức trẻ luyện tập1. Phƣơng pháp toàn thể:20Tất cả trẻ cùng thực hiện một bài tập trong cùng một lúc dƣới sự theo dõi, hƣớngdẫn của cô. Loạ này thƣơng áp dụng khi tập bài tập phát triển chung, khi cho trẻ chơitrò chơi vận động. Đôi khi nó cũng đƣợc áp dụng cho trẻ tập vận động cơ bản nhƣngchỉ ở giai đoạn mới hình thành vận động hặc củng cố. Phƣơng pháp này cho phép côgiáo cùng một lúc tác động lên toàn bộ trẻ. Do đó, thời gian trẻ tham gia vận độngnhiều, phát triển tính tập thể, tăng khả năng phối hợp vận động khi thực hiện bài tập.Nhƣng phƣơng pháp này không cho phép cô có điều kiện sửa sai cho trẻ.2. Phƣơng pháp lần lƣợtTrẻ cùng tập một bài nhƣng trẻ nọ nối trẻ kia. Loạ này thƣờng đƣợc sử dụng khidạy vận động cơ bản cho trẻ, khi chơi trò chơi vận động, khi cần sử dụng dụng cụ lớnhoạc những vận động phức tạp, cho nên phải có sự giúp đỡ của cô để đảm bảo an toàn.phƣơng pháp này cho phép cô giáo có điều kiện theo dõi, giúp đỡ trẻ thực hiện vậnđộng, kịp thời phát hiện sai sót để sửa sai cho trẻ.3. Phƣơng pháp phân nhóm:Chia trẻ ra thành từng nhóm để trẻ tập. Một hóm thực hiện bài tập, các nhómkhác đứng ngoài theo dõi. cô lần lƣợt kiểm tra từng hóm thực hiện bài tập.4. Phƣơng pháp tập cá nhân:Mỗi trẻ tập một bài tập theo sự hƣớng dẫn và theo dõi của cô. Có thể sử dụng trẻtập để chuẩn bị làm mẫu thay giáo viên.CHƢƠNG 4. TỔ CHỨC GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO TRẺ NHÀ TRẺI.Trẻ từ 3 – 12 tháng1. Nội dung* Đối với trẻ từ 3-6 tháng cần dạy trẻ những bài tập sau:- Nằm ngửa bắt chéo tay trƣớc ngực- Nằm ngửa tay co tay duỗi- Nằm ngửa chân co chân duỗi- Đứng nhún nhảy (4-6 tháng).- Lẫy sấp.- Tập trƣờn* Đối với trẻ từ 6-9 tháng- Nằm ngửa bắt chéo tay trƣớc ngực- Nằm ngửa co duỗi đều 2 chân- Nằm ngửa chân co, chân duỗi- Nằm ngửa nâng 2 chân duỗi thẳng-Trƣờn theo đồ chơi- Tập bò.- Tập ngồi- Ngồi tay co tay duỗi- Vịn đứng lên ngồi xuống.* Đối với trẻ từ 9-12 tháng :- Nằm ngửa bắt chéo tay trƣớc ngực.- Nằm ngửa co duỗi đều 2 chân.21- Nằm ngửa nâng 2 chân duỗi thẳng.- Ngồi tay co, tay duỗi.- Ngồi đƣa tay ra mọi phía.- Nằm ngửa luân phiên nâng thẳng từng chân lên.- Chuyển từ ngồi xuống nằm.- Bò theo hƣớng thẳng.- Đứng vịn và đi men.- Chập chững.- Tập đi2. Hình thứca. Giờ tập vận động- Giờ tập vận động đƣợc tiến hành hàng ngày đối với từng trẻ. Những trẻ đauốm, mới lành bệnh, mới tiêm chủng, mới đi nhà trẻ thỡ khụng nờn tập cho trẻ.- Có thể tập trẻ ở trên bàn, trên giƣờng hay trên sàn nhà có trải chiếu.- Thời gian tập tốt nhất là ngay sau giờ đón trẻ. Mỗi trẻ tập từ 5 – 7 phỳt.- Nội dung của giờ tập vận động tuỳ theo mức độ phát triển của trẻ. Mỗi lần côtập từ 3-4 bài tập gồm các bài tập phát triển vận động (thƣờng 2 bài tập thụ động đểphát triển cơ bắp, 1-2 bài tập phát triển vận động cơ bản).- Giờ tập vận động cho trẻ dƣới 12 tháng đƣợc tiến hành nhƣ sau: Cô bế trẻ ranơi tập nói chuyện âu yếm với trẻ để tạo sự tiếp xúc tốt, sau đó lần lƣợt tập các bài tậptheo thứ tự các nội dung:1- Nằm ngửa bắt chéo tay trƣớc ngực2- Nằm ngửa chân co chõn duỗi3- Trƣờn theo đồ chơi4 – Tập bò.Trong khi tập cô phải nói chuyện với trẻ cho trẻ vui thích, đồng thời phải chú ý quansát thái độ trẻ, nếu trẻ khóc cô phải ngừng tập khi trẻ vui cô mới trở lại tập cho trẻ.b. Ngoài giờ tập vận độngII. Trẻ từ 12 – 24 tháng1. Nội dung1.1. Vận động cơ bản* Lứa tuổi 12 – 18 thỏngCác bài tập đi và thăng bằng:- Tập đi- Đi theo hƣớng thẳngCác bài tập bò:- Bò qua vật cản- Bò chui dƣới vậtCác bài tập lăn và ném bóng:- Lăn bóng bằng hai tay- Ném bóng bằng một tay về phía trƣớc* Lứa tuổi 18- 24 thỏngCác bài tập đi và thăng bằng:- Đi trong đƣờng hẹp 35- 40 cm22- Bƣớc qua vật cản cao 5- 7 cm- Thay đổi hƣớng đi theo hiệu lệnhCác bài tập bò:- Bò có mang vật trờn lƣng- Bò chui qua vũng đƣờng kính 40- 45 cm- Bò trƣờn dƣới vật cao 35- 40 cmCác bài tập lăn và ném bóng:- Lăn bóng bằng hai tay vào đích xa 0,5- 0,7 m- Nộm búng qua dây ở ngang tầm ngực trẻ bằng một tay1.2. Một số trò chơi vận động* Trẻ từ 12 – 18 tháng- Đuổi bắt- Ú tim- Thăm bạn búp bê- Mang đồ chơi đến cho cô- Bũ tới đồ chơi- Bũ chui qua cổng*Lứa tuổi 18- 24 tháng- Kéo cƣa lừa xẻ- Đi qua cầu- Con rùa- Gấu dạo chơi trong rừng2. Hỡnh thức2.1. Thể dục giờ họcGiờ tập vận động là hình thức cơ bản đƣợc sử dụng dể giáo dục thể chất cho trẻ 2tuổi. Ngoài ra đối với trẻ 18 tháng tuổi trở lên, do trẻ đó biết đi vững cho nên ta có thểtổ chức cho trẻ chơi trò vận động trong thời gian hoạt động tự do của trẻ hàng ngày ởlớp học và tiến hành cho trẻ tập thể dục buổi sáng.Giờ tập vận độngMỗi tuần cô tổ chức luyện tập cho trẻ 2 lần vào giờ chơi luyện tập buổi sáng. Đốivới trẻ 12 đến 18 tháng có thể tập vào thời gian giữa hai lần ngủ trong ngày. Hai lần tậpnày phải đƣợc phân bổ xen kẽ với những hoạt động khác trong tuần, không đƣợc xếpliền nhau (Giờ tập vận động cho trẻ có thể xếp vào thứ 3, thứ 5 hoặc thứ 4, thứ 6 củatuần). Nên cho trẻ 12- 18 tháng tập trong khoảng 8- 10 phút, trẻ 18- 24 tháng tập 10- 12phút.Đối với trẻ 18- 24 tháng, nơi tập của trẻ có thể bố trí ngay trong phũng nhúmhoặc ta cho trẻ tập luyện ở ngoài trời để tranh thủ tắm nắng và hít thở không khí tronglành.Sở dĩ ta chia trẻ lứa tuổi này thành hai nhúm: 12- 18 thỏng và 18- 24 thỏng là vỡ để tacó thể lựa chọn đƣợc nội dung và phƣơng pháp hƣớng dẫn giờ tập vận động cho phùhợp với trẻ hơn. Tuy nhiên, việc sắp xếp này không chỉ phụ thuộc vào tháng tuổi màcũn phụ thuộc vào mức dộ phỏt triển vận động của trẻ. Có những trẻ trên 18 tháng tuổinhƣng mức độ phát triển vận động thấp nên ta vẫn xếp vào nhóm 12- 18 tháng. Ngƣợc23lại, có những trẻ dƣới 18 tháng tuổi nhƣng mức độ phát triển vận động tƣơng đƣơngvới trẻ ở nhóm 18- 24 tháng thỡ ta vẫn bố trớ để trẻ đƣợc tập luyện cùng nhóm trẻ này.Khi trẻ chƣa biết đi, cô vẫn tiến hành tập riêng cho từng trẻ hằng ngày nhƣ dạy cho trẻdƣới 12 tháng. Khi trẻ đó biết đi cô tập cho 2-4 trẻ cùng một lúc với nhóm dƣới 18tháng và 5- 7 trẻ với nhóm trên 18 tháng.Mỗi giờ tập vận động có hai nội dung, trong đó có một vận động là đi và mộtvận động khác. Vỡ năm thứ hai là năm chủ yếu hỡnh thành và phỏt triển vận động đi.Tuy nhiên, cần sắp xếp sao cho mỗi loại vận động cơ bản đƣợc tập luyện trong cả quátrỡnh.Đối với trẻ 12- 18 tháng, ta có thể dạy một giờ tập vận động với nội dung sau:- Đi theo hƣớng thẳng- Bũ qua vật cảnĐối với trẻ 18- 24 tháng, ta có thể dạy một giờ tập vận động với nội dung sau:- Đi bƣớc qua vật cản cao 5- 7 cm- Nộm búng qua dõy ở ngang tầm ngực bằng một tayở độ tuổi này, cô vẫn phải cho từng trẻ tập luyện. Đối với trẻ trên 18 tháng, khitrẻ tập đó thành thạo cụ cú thể cho trẻ tập nối tiếp nhau hoặc theo nhúm hai trẻ một.Mỗi bài tập cụ cần làm mẫu nhiều lần cho trẻ bắt chƣớc; khi trẻ chƣa nắm đƣợc yêucầu của bài tập, cô thực hiện bài tập cùng trẻ là tốt nhất (việc tiếp thu vận động của trẻở giai đoạn này chủ yếu bằng con đƣờng bắt chƣớc). Không nên yêu cầu trẻ tập đúngtừng chi tiết của bài tập. Nếu trẻ chƣa đủ sức tập một bài tập nào đó thỡ cần giảm yờucầu của bài tập cho dễ hơn.Trong giờ tập, cô cần đảm bảo cho trẻ luôn có đƣợc tƣ thế đúng khi đi, đứng,ngồi. Giọng nói của cô phải tỡnh cảm, nhẹ nhàng, tự nhiờn để lôi cuốn sự chú ý, thíchthú của trẻ. Cô có thể làm quen trẻ với tên gọi một số dụng cụ bằng cách tạo điều kiệncho trẻ giúp cô chuẩn bị và thu dọn một số dụng cụ nhẹ, đồng thời trong khi sắp xếp, cônên tranh thủ hỏi trẻ, nhắc đi nhắc lại tên dụng cụ giúp trẻ nhớ. Chú ý cho trẻ ăn mặcgọn gàng để đảm bảo cho trẻ đƣợc thoải mái trong khi vận động.Giờ tập vận động cho trẻ 12- 18 tháng có thể tiến hành nhƣ sau: Cô dắt trẻ ra nơitập đó đƣợc bố trí sẵn, cho trẻ ngồi ghế hoặc ngồi ngay trên sàn nhà. Sau đó cho trẻ tập2 nội dung của bài tập, nên dạy ghép hai vận động lại với nhau. Đầu tiên, cô cho từngtrẻ tập, thực hiện xong yêu cầu của bài tập trẻ biết về đúng chổ ngồi của mình. Nhữngtrẻ nhút nhát không nên tập hoặc chƣa biết cách tập cô cần tập cùng với trẻ. Không nêndừng lại lâu với những trẻ này để các trẻ khác phải đợi mà cô có thể dạy thêm cho trẻvào thời gian chơi tự do trong ngày. Trong suốt quá trình tập luyện, cô phải luôn độngviên để trẻ tích cực vận động. Do trẻ ở lứa tuổi này chƣa nắm chắc đƣợc vận động chonên cuối giờ cô cần làm mẫu lại bài tập để củng cố vận động cho trẻ. Trƣớc khi dắt trẻtrở lại phòng chơi, cô có thể khen ngợi, động viên chung cả nhóm trẻ để trẻ phấn khởi.Đối với trẻ 18- 24 tháng giờ tập vận động có thể tiến hành nhƣ trên. Song, từ sau18 tháng, hầu hết trẻ đó biết đi vững cho nên ta có thể tăng cƣờng bài tập đi để củng cốvận động đi cho trẻ bằng cách cho trẻ đi bộ một vũng quanh nơi tập vào dầu và cuốigiờ. Mặt khác, nội dung này đƣợc bổ sung thêm để thực hiện chức năng chuyển tiếpgiữa giờ tập vận động chƣa có cấu trúc ba phần sang giờ thể dục đƣợc cấu tạo từ baphần: khởi động, trọng động, hồi tĩnh. Một điểm khác nữa là do mức độ phát triển vận24động của trẻ đó cao hơn một chút, sự giúp đỡ của cô đối với từng trẻ giảm đi ít nhiều.Cho nên, sau khi trẻ đó nắm đƣợc yêu cầu của bài tập, cô có thể cho trẻ tập nối tiếpnhau hoặc hai trẻ cựng tập. Cô phải chú ý đảm bảo an toàn cho trẻ trong khi tập.2.2. Thể dục sáng-Thể dục sáng là hình thức đƣợc tiến hành hàng ngày đối với trẻ ở gia đình và nhàtrƣờng.-Thể dục sáng phù hợp với mọi lứa tuổi từng bƣớc giáo dục trẻ làm quen với hoạtđộng TDTT, qua đó giáo dục lòng ham thicch vận động, những cảm xúc tốt, nângcao nhịp sống cho trẻ.-Tập luyện thể dục sáng rèn luyện sức khỏe, nâng cao vận động hàng ngày của cơthể, khắc phục phản xạ ức chế của thần kinh sau ngủ dậy sang trạng thái sảng khoáicuốn hút trẻ vào tham gia hoạt động ở trƣờng.Hỡnh thức này đƣợc áp dụng đối với trẻ từ 18 tháng tuổi trở lên nhằm mục đíchtạo cho trẻ thói quen tập luyện, gây hứng thú tập luyện; khắc phục phản xạ ức chế củathần kinh sau khi ngủ sang trạng thái sảng khoái, vui tƣơi; khôi phục lại khả năng làmviệc của toàn bộ các cơ quan, cuốn hút trẻ vào hoạt động ở trƣờng.Thể dục buổi sỏng cũn cú tỏc dụng củng cố cỏc cơ quan trong cơ thể và sức khoẻcho trẻ, nó giúp trẻ tập hít thở sâu, điều hoà nhịp thở, tăng cƣờng quá trình trao đổi chấtvà tuần hoàn trong cơ thể, giúp các khớp, dây chằng đƣợc mềm dẻo, linh hoạt, đồngthời nó hỗ trợ cho những hoạt động trong ngày của trẻ thêm nhịp nhàng, nhanh nhẹngiảm động tác thừa.III. Trẻ từ 24 – 36 tháng1. Nội dung1.1. Đội hình đội ngũ- Đội hình tự do- Đội hình vòng cung- Đội hình vòng tròn- Quay về phía có vật chuẩn- Đứng thành hàng dọc- Đứng thành hàng ngang1.2. Bài tập phát triển chung-Các động tác thởThổi bóng bayNgửi hoaMáy bay kêuGà gáy- Các động tác phát triển cơ tay-vaiGiơ tay lên cao- hạ xuống25