Luyện tập: Giải bài 8 9 trang 12 sgk Toán 7 tập 2
Luyện tập: Bài §2. Bảng “tần số” các giá trị của dấu hiệu, chương III – Thống kê, sách giáo khoa toán 7 tập hai. Nội dung bài giải bài 8 9 trang 12 sgk toán 7 tập 2 bao gồm tổng hợp công thức, lý thuyết, phương pháp giải bài tập phần đại số có trong SGK toán để giúp các em học sinh học tốt môn toán lớp 7.
Lý thuyết
1.
Lập bảng “tần số”
Bởi lí do ta chỉ quan tâm tới giá trị của dấu hiệu và số lần xuất hiện (tức tần số) của dấu hiệu, nên bảng chúng ta lập chỉ gồm 2 dòng, một dòng giá trị, một dòng tần số.
Chẳng hạn, ở bảng trên, ta chỉ quan tâm tới giá trị x và tần số n. Bảng này được gọi là bảng “tần số”
2. Chú ý
a) Có thể chuyển tần số dạng “ngang” thành bảng “dọc”
Thí dụ ở bảng trên ta chuyển thành bảng “dọc” như sau:
b) Dù là bảng dạng “ngang” hay dạng “dọc”, ta vẫn dễ dàng quan sát, so sánh giá trị của dấu hiệu, nhận xét chung về sự phân bố của dấu hiệu, đồng thời có nhiều thuận tiện cho việc tính toán sau này.
Dưới đây là giải bài 8 9 trang 12 sgk toán 7 tập 2. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi giải nhé!
Bài tập
Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp giải bài tập phần đại số 7 kèm bài giải chi tiết bài 8 9 trang 12 sgk toán 7 tập 2 của Bài §2. Bảng “tần số” các giá trị của dấu hiệu trong chương III – Thống kê cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết bài giải từng bài tập các bạn xem dưới đây:
1. Giải bài 8 trang 12 sgk Toán 7 tập 2
Một xạ thủ thi bắn súng. Số điểm đạt được sau mỗi lần bắn được ghi lại ở bảng 13:
a) Dấu hiệu ở đây là gì? Xạ thủ đã bắn bao nhiêu phát?
b) Lập bảng “tần số” và rút ra một số nhận xét.
Bài giải:
a) Dấu hiệu là số điểm đạt được sau mỗi lần bắn: Xạ thủ đã bắn 30 phát.
b) Bảng “tần số”:
Điểm mối lần bắn
7
8
9
10
Tần số (n)
3
9
10
8
N = 30
Nhận xét:
– Xạ thủ đã bắn 30 phát, điểm mỗi lần bắn là từ 7 đến 10.
– Xạ thủ bắn chủ yếu là 8 đến 10 điểm.
– Tám lần bắn được điểm 10, chiếm 26,7%.
2. Giải bài 9 trang 12 sgk Toán 7 tập 2
Thời gian giải một bài toán (tính theo phút) của 35 học sinh được ghi lại trong bảng 14:
a) Dấu hiệu ở đây là gì? Số các giá trị là bao nhiêu?
b) Lập bảng “tần số” và rút ra một số nhận xét?
Bài giải:
a) Dấu hiệu là thời gian giải một bài toán. Số các giá trị là 8.
b) Bảng “tần số”:
Thời gian (phút)
3
4
5
6
7
8
9
10
Tần số (n)
1
3
3
4
5
11
3
5
N = 35
Nhận xét:
– Thời gian giải một bài toán của 35 học sinh biến động với 8 giá trị khác nhau.
– Có 1 học sinh giải nhanh nhất (3 phút).
– Bạn giải chậm nhất là 10 phút.
– Thời gian giải xong chủ yếu dao động từ 6 đến 8 phút.
Bài trước:
Bài tiếp theo:
Xem thêm:
Chúc các bạn làm bài tốt cùng giải bài tập sgk toán lớp 7 với giải bài 8 9 trang 12 sgk toán 7 tập 2!
“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com“