Luyện Tập Cách Nói Chuyện Hài Hước Với Bạn Bè Chỉ Cần 7 Bước

Tưởng tượng mà xem, mỗi lần bạn nói chuyện là mọi người tụ tập xung quanh nghe bạn… chọc cười.

Bạn đang xem: Cách nói chuyện hài hước với bạn bè

Vì một nụ cười bằng mười viên thuốc bổ mà, ai mà không muốn cười cơ chứ?

Nhưng để đạt được điều đó có khó không?

Hãy cùng tìm hiểu những cách nói chuyện hài hước trong bài này để biết thêm nhé.

*

Bạn thích Hoài Linh, Trấn Thành, Trường Giang,… chứ?

Tôi cũng vậy, nhất là chú Hoài Linh. Ngay từ nhỏ tôi đã mê chú rồi. Mỗi lần tôi xem các tiểu phẩm của chú là tôi không nhịn được cười.

Không những thế, có những câu nói tôi học được của chú ấy cũng giúp tôi chọc cười được chúng bạn.

Và nếu bạn muốn nói chuyện hài hước hơn, bạn có thể tham khảo các video hài như vậy.

Chú ý tới những đoạn khiến bạn cười và ghi nhớ để dùng lại sau này nếu có dịp.

2. Đọc Truyện Cười

Giống như các video hài, xem nhiều truyện cười cũng giúp cải thiện óc hài hước của bạn.

Bạn có thể nhớ những câu chuyện cười để kể lại. Hoặc có thể tự tạo ra những câu chuyện cười của riêng mình bằng cách phân tích các yếu tố gây cười và áp dụng.

3. Thường Xuyên Cập Nhật Kiến Thức

Những người bạn có khiếu hài hước của tôi đều có chung một đặc điểm là:

Họ biết rất nhiều thứ, về nhiều lĩnh vực.

Chính vì vậy, khi giao tiếp dù nói bất cứ chủ đề nào họ cũng đều có thể nói được.

Không những thế, cách nói chuyện của họ cũng thật lôi cuốn, thú vị và đôi khi cũng hài hước.

Bạn muốn trở thành một người như thế chứ?

Hãy luôn cập nhật kiến thức mới mỗi ngày nhé.

4. Thực Hành

Học thì phải đi đôi với hành đúng không nào?

Bạn sẽ không thể biết được lý thuyết này có đúng với thực tế không nếu bạn không thử nghiệm.

Vì thế, bạn hãy đọc tiếp những cách áp dụng sự hài hước khi nói chuyện dưới đây để xem hiệu quả thế nào nhé:

Những Cách Nói Chuyện Hài Hước Bạn Có Thể Áp Dụng

1. Chế Lại Câu Nói, Trích Dẫn

Các trích dẫn ở đây là những câu nói hay, được nhiều người biết tới của một người nổi tiếng nào đó.

Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu bạn trích dẫn nguyên văn những câu nói ấy, vì ai cũng biết.

Nhưng với mục đích tạo sự hài hước, bạn hãy thay đổi một ít câu chữ xem.

Chắc bạn cũng biết câu Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng đúng không?

Hãy chế lại một chúc nhé, ví dụ bạn có thể nói Gần mực thì đen, gần đèn thì… chói mắt chẳng hạn. Ở đây bạn vận dụng tính chất vật lý cơ bản. Vì thực tế đôi khi gần đèn thì cũng chói mắt thật, cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng (tự hiểu nhé).

Nhưng cũng nên lưu ý là chế làm sao để đừng lố quá nhé, sẽ gây phản tác dụng đấy.

2. Trả Lời Ngược Đời

Như thế nào là trả lời ngược đời?

Đó là những câu trả lời trái ngược với câu trả lời đúng hoặc ngược với kỳ vọng của người hỏi.

Áp dụng cách này khá đơn giản.

Xem thêm: Ngành Y Tế Tiếng Anh Là Gì ? Lĩnh Vực Y Tế Tiếng Anh Là Gì

Nếu người hỏi mong muốn bạn trả lời có, bạn hãy trả lời không. Nếu họ hi vọng bạn trả lời không, bạn hãy bảo là có.

Nhưng phải tùy ngữ cảnh của cuộc hội thoại của cuộc hội thoại nữa mới gây cười được nhé.

Chẳng hạn đây là cuộc nói chuyện của bạn và một người bạn nữa sau khi thi tốt nghiệp xong:

“Câu số 3 vừa được cô giáo ôn, tụi mình trúng tủ câu đó, may thật!”

“Ừ, may thật”

“Câu đó cũng dễ mà đúng không?”

“Ừ, quá dễ”

“Mày có làm được câu đó không?”

“Tất nhiên là… không :))”

Nhiều người sẽ đoán câu trả lời cuối cùng là có, nhưng thực tế lại không, trái ngược với hi vọng của mọi người.

3. Bình Luận Độc Đáo

Đó là những lời bình cho một bức ảnh, một câu nói, một sự vật, sự việc nào đó.

Nếu chỉ bình luận bình thường, một cách chính thống theo kiểu con ngoan trò giỏi thì sẽ chẳng có gì đặc biệt.

Thay vào đó, bạn hãy tạo ra cho mình những bình luận khác biệt bằng cách thay đổi góc nhìn, tư duy theo một hướng không giống ai.

Ví dụ bạn sẽ bình luận như thế nào cho câu Một túp lều tranh, hai quả tim vàng?

Đây là lời bình của tôi: “Lều tranh ư, tim vàng ư, suốt ngày ngôn tình thì đến đất còn không có cạp mà ăn”

4. Liệt Kê Bất Đồng Bộ

Nghe có vẻ kỳ kỳ đúng không? Vậy liệt kê bất đồng bộ là cái gì thế?

Về cơ bản, nó chỉ là một danh sách những điều mà bạn nói.

Ví dụ khi được hỏi: “Bạn có những sở thích gì?” thì bạn sẽ trả lời bằng cách liệt kê: “Mình thích đá bóng, cầu lông, đọc sách, đi du lịch,…”.

Đó chỉ là cách liệt kê bình thường.

Và để làm nó trở nên bất đồng bộ, hài hước hơn thì bạn cần thêm ở cuối danh sách một điều mà không ai ngờ tới.

Chẳng hạn với câu hỏi về sở thích trên bạn có thể trả lời: “Mình thích chơi game, đá banh, đi du lịch và… học bài”. Ui trời ơi! Siêng quá!

5. Vui Đùa Cùng Những Con Số

*

Ai học toán đều cảm thấy vô cùng nhức não đúng không?

Nhưng những con số mà tôi nói ở đây chả liên quan gì tới toán học cả.

Và nếu biết cách sử dụng, bạn có thể biến nó thành một điều gây hài.

Ví dụ:

“Bài kiểm tra Hóa hôm nay mày được bao nhiêu điểm?”

“Khá cao, gấp đôi lần trước”

“Ghê! Lần trước được bao nhiêu”

“2”

Như bạn thấy, gấp đôi nghe có vẻ điểm rất cao, nhưng 2 nhân 2 cũng chỉ có 4 mà thôi.

6. Biến Tấu Một Câu Chuyện

Một câu chuyện dù có bình thường đến đâu nhưng nếu biết cách kể cũng sẽ để lại tiếng cười.

Bạn chỉ việc thêm vào một chút mắm muối bằng cách thay đổi ngôn ngữ, biến tấu để câu chuyện trở nên lôi cuốn, hấp dẫn hơn.

Ví dụ về một câu chuyện bình thường:

Hôm qua, lúc ở phòng gym, trong lúc đang tập chạy trên máy chạy bộ, vì mải nhìn một cô bé rất xinh mà tao bị té và trượt ra khỏi máy tập. Quê ơi là quê.

Và đây là sau khi biến tấu:

Ê, mày đã đã bao giờ thấy một đứa con gái giống như là bước ra từ anime không. Hôm qua tao thấy một đứa như vậy đó. Mắt thì to, miệng thì chúm chím, da thì trắng, dáng thì chuẩn,… nói chung là không còn chỗ nào để mà chê. Một dịp như vậy thì khó mà bỏ qua đúng không mày? Cho nên, tao cứ mải miết ngắm bé ý không biết chán. Mà quên mất lúc đó tao đang chạy trên máy tập, không để ý bị trượt chân té cái bạch và bị trượt ra khỏi máy ngay lập tức. Ngay lập tức, tao tùy cơ ứng biến sang tư thế hít đất kinh điển. Dù có hơi quê một tẹo nhưng tao cũng nể tao đôi chúc :)).

7. Hãy So Sánh Giống Như… So Sánh

Ố ồ, lặp từ kìa. So sánh thì nó phải giống so sánh chứ còn giống cái gì nữa?

Có phải bạn đang nghĩ vậy không?

Nhưng, tôi viết đúng đấy, không sai đâu.

Và nếu bạn chú ý tới điều đó, thì tôi đã đạt được mục đích.

Ý tôi là bạn hãy sử dụng phép so sánh thật ấn tượng, sao cho khi người khác nghe được, họ sẽ ngay lập tức để ý tới.