Lưu trữ dữ liệu là gì? 7 dịch vụ lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp phổ biến hiện nay
Trong thời buổi cách mạng công nghiệp phát triển như hiện nay, việc lưu trữ dữ liệu cũng ngày càng thuận tiện. Bạn có thể lưu thông tin của mình trên các nền tảng số dễ dàng phục vụ nhu cầu công việc, học tập, giải trí,…
Với guồng quay cuộc sống ngày càng hối hả, việc lưu trữ dữ sao cho thuận tiện, khoa học, dễ sử dụng rất quan trọng. Tùy nhu cầu, sở thích mà mỗi người có thể chọn những cách lưu trữ thông tin, dữ liệu phù hợp với mình. Cùng ODS khám phá ngay những thiết bị, phương pháp lưu trữ thông tin, dữ liệu, cách lưu trữ dữ liệu vĩnh viễn tiện lợi, hiệu quả ngay trong nội dung bên dưới nhé.
Mục Lục
1. Lưu trữ dữ liệu là gì?
Lưu trữ dữ liệu (trong tiếng anh là Data Storage) là việc lưu trữ (ghi) thông tin (hay các dữ liệu) trong phương tiện lưu trữ nào đó. Hình thức lưu trữ điện tử yêu cầu cần có năng lượng điện để lưu trữ, truy xuất dữ liệu. Chúng ta có thể lưu trữ các thông tin bằng nhiều hình thức khác nhau bằng nhiều phương tiện khác nhau.
Một số ví dụ về phương tiện lưu trữ như đĩa than, chữ viết tay, RNA, DNA, đĩa quang, băng từ,… Các dữ liệu được lưu trong phương tiện kỹ thuật số được gọi là dữ liệu kỹ thuật số. Các tài liệu điện tử thể hiện ưu điểm về tiết kiệm không gian lưu trữ tốt hơn so với tài liệu giấy.
2. Lợi ích của lưu trữ dữ liệu?
Dữ liệu được lưu trữ đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cá nhân, doanh nghiệp.
- Tốc độ
Trong môi trường kinh doanh với nhịp độ nhanh như ngày nay, thông tin phải luôn sẵn sàng để truy xuất và tải xuống. Các thiết bị lưu trữ gắn liền với mạng (NAS), thường cung cấp tùy chọn tốt nhất để truy cập và truyền dữ liệu nhanh chóng.
- Bảo mật
Các cách lưu trữ dữ liệu an toàn giúp dữ liệu của bạn được bảo vệ khỏi sự truy cập trái phép. Đặc biệt, các dịch vụ lưu trữ mạng từ công ty uy tín thường luôn có đội ngũ chuyên nghiệp giúp bảo mật cho dữ liệu của bạn. Chỉ khi có tài khoản đăng nhập, bạn mới có thể truy cập dữ liệu. Nhờ đó, bạn sẽ yên tâm hơn về mức độ an toàn của dữ liệu của mình.
- Tiết kiệm, di chuyển dữ liệu dễ dàng
Trong nhiều trường hợp, bạn có thể lưu trữ dữ liệu miễn phí trên các nền tảng trực tuyến. Đồng thời, bạn có thể di chuyển dữ liệu tiện lợi, nhanh chóng cả kho dữ liệu khổng lồ với vài cú Click chuột. Một thiết bị để lưu lại dữ liệu có thể dễ dàng vận chuyển từ địa điểm này sang địa điểm khác một cách linh hoạt. Ví dụ, các đoàn làm phim có thể sử dụng một giải pháp di động để lưu trữ tạm thời các cảnh quay trong các buổi quay ở xa trung tâm sản xuất, quay dựng phim
- Lưu trữ dữ liệu lâu dài, hiệu quả
Các nền tảng lưu trữ trực tuyến cho phép bạn lưu giữ thông tin qua nhiều năm mà không lo hư hỏng, sợ thất thoát như khi giữa tài liệu giấy. Bạn có thể tích lũy lượng dữ liệu lớn kể cả khi doanh nghiệp của bạn nhỏ. Đồng thời, các hệ thống lưu trữ trực tuyến có tính năng giúp bạn tổ chức dữ liệu hiệu quả, giảm lượng dữ liệu trùng lặp và tối ưu hóa dung lượng lưu trữ.
- Điều khiển từ xa
Dịch vụ lưu trữ thông tin trực tuyến cho phép bạn điều khiển từ xa một cách dễ dàng. Nhờ đó, bạn có thể giải quyết công việc, trao đổi thông tin thuận tiện hơn dù đang ở bất cứ đâu, chỉ cần có thiết bị kết nối được internet.
- Tùy chỉnh tiện lợi
Bạn có thể tự do sửa đổi các tính năng như dung lượng lưu trữ, cấu hình tương thích hệ điều hành, môi trường mạng, chương trình phần mềm và cổng kết nối,… Qua đó, bạn có thể tối ưu hóa hoàn toàn các giải pháp lưu trữ của mình.
- Mở rộng dễ dàng
Khi sử dụng dịch vụ lưu trữ thông tin trực tuyến, bạn hoàn toàn có thể mở rộng dung lượng lưu trữ, phù hợp nhu cầu phát triển của doanh nghiệp.
3. Các thiết bị lưu trữ
Để lưu trữ thông tin, dữ liệu, dù ở hình thức nào thì người dùng cũng cần có các thiết bị lưu trữ. Thiết bị lưu trữ các dữ liệu có hai loại chính gồm thiết bị lưu trữ trực tiếp và lưu trữ trực tuyến trên mạng .
Thiết bị lưu trữ trực tiếp còn được gọi là Direct Attached Storage (DAS). Bộ nhớ này thường được kết nối trực tiếp với máy tính đang truy cập nó. DAS cũng có thể cung cấp các dịch vụ sao lưu cục bộ khá tốt, tuy nhiên việc chia sẻ dữ liệu lại bị hạn chế. Thiết bị DAS bao gồm đĩa mềm, đĩa quang — đĩa compact (CD) và đĩa video kỹ thuật số (DVD) — ổ đĩa cứng (HDD), ổ đĩa flash và ổ đĩa thể rắn (SSD).
Lưu trữ trực tuyến trên mạng cho phép nhiều máy tính truy cập thông qua mạng, giúp cho việc chia sẻ dữ liệu trở nên tốt hơn. Khả năng lưu trữ ngoài trang web cũng là ưu thế phù hợp cho việc sao lưu và bảo vệ dữ liệu. Hai thiết lập lưu trữ dữ liệu trực tuyến trên mạng phổ biến là Network Attached Storage – NAS (lưu trữ gắn vào mạng) và Storage Area Network -SAN (mạng vùng lưu trữ).
NAS thường là một thiết bị duy nhất, được tạo thành từ các bộ chứa lưu trữ dự phòng hoặc một mảng dự phòng của các đĩa độc lập (RAID). Lưu trữ SAN có thể là một mạng gồm nhiều thiết bị thuộc nhiều loại khác nhau, bao gồm SSD và lưu trữ flash, lưu trữ hỗn hợp, lưu trữ đám mây, phần mềm và thiết bị sao lưu.
4. Các phương pháp lưu trữ dữ liệu
Việc xác định giải pháp lưu trữ thông tin, dữ liệu nào tốt nhất cho một doanh nghiệp cụ thể phần lớn phụ thuộc vào nhu cầu của tổ chức đó. Trên thực tế, không có giải pháp nào hoàn hảo cho mọi doanh nghiệp, mà bạn cần tìm giải pháp thích hợp nhất cho tổ chức mình.
Ví dụ: một doanh nghiệp bán lẻ nhỏ với lượng khách hàng tương đối ít, thường sẽ không có yêu cầu lưu trữ lượng dữ liệu khổng lồ như một tập đoàn đa quốc gia, doanh nghiệp lớn. Chính vì thế, việc kiểm soát thông tin nhận dạng cá nhân được liên kết với hàng triệu người là không cần thiết. Doanh nghiệp nhỏ cần chọn các gói lưu trữ thông tin phù hợp nhu cầu nhằm tiết kiệm chi phí, tối ưu hóa hiệu quả.
Tùy nhu cầu của doanh nghiệp, bạn có thể chọn các phương pháp lưu trữ như:
- SSD và bộ nhớ flash
Lưu trữ flash là một công nghệ sử dụng chip nhớ flash để ghi và lưu trữ. Ổ đĩa flash có dạng rắn (SSD) lưu trữ thông tin bằng cách sử dụng bộ nhớ flash. Ổ cứng lưu trữ thể rắn không có bộ phận chuyển động nên độ trễ ít hơn, do đó cần ít SSD hơn. Hầu hết các ổ SSD hiện đại đều dựa trên flash.
- Bộ nhớ hỗn hợp
SSD và flash cung cấp thông lượng cao hơn HDD, nhưng có thể đắt hơn. Nhiều tổ chức áp dụng cách lưu trữ hỗn hợp, kết hợp tốc độ của bộ nhớ flash với dung lượng lưu trữ của ổ cứng. Nó cung cấp một giải pháp tiết kiệm để chuyển đổi từ ổ cứng truyền thống mà không cần hoàn toàn dùng bộ nhớ flash.
- Lưu trữ đám mây
Mang đến giải pháp thay thế hiệu quả về chi phí, có thể mở rộng để lưu trữ tệp vào ổ cứng hoặc mạng lưu trữ tại chỗ. Các nhà cung cấp dịch vụ đám mây cho phép bạn lưu dữ liệu và tệp ở một máy chủ trên không gian mạng. Nhà cung cấp dịch vụ sẽ chịu trách nhiệm lưu trữ, quản lý, bảo mật, duy trì các máy chủ, cơ sở hạ tầng liên quan. Đồng thời, họ sẽ đảm bảo bạn có quyền truy cập dữ liệu bất cứ khi nào bạn cần.
- Lưu trữ đám mây kết hợp
Là hình thức kết hợp các yếu tố đám mây riêng tư và công khai. Doanh nghiệp có thể chọn đám mây nào để lưu trữ dữ liệu. Chẳng hạn, dữ liệu mật, quan trọng, cần được quản lý chặt chẽ với các yêu cầu nghiêm ngặt về lưu trữ và sao chép thường phù hợp hơn với môi trường đám mây riêng tư. Trong khi đó, những dữ liệu ít nhạy cảm có thể lưu trữ ở đám mây công cộng.
- Phần mềm và thiết bị sao lưu (backup)
Bộ nhớ dự phòng giúp bảo vệ dữ liệu của bạn, phòng tránh rủi ro mất dữ liệu khỏi thảm họa, bị hack,… Bạn có thể tạo các bản sao dữ liệu định kỳ vào một thiết bị thứ cấp, riêng biệt và sau đó sử dụng các bản sao đó để phục hồi nếu chẳng may có thảm họa, sự cố xảy ra. Các thiết bị sao lưu bao gồm ổ cứng HDD và SSD đến máy chủ, sao lưu dưới dạng dịch vụ (BaaS),…
5. Top 7 dịch vụ lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp phổ biến hiện nay
Hiện nay có rất nhiều dịch vụ lưu trữ dữ liệu khác nhau. Giúp doanh nghiệp giải quyết bài toán lưu trữ và đảm bảo an toàn dữ liệu trên online.
Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã giúp nhiều doanh nghiệp chuyển dịch. Cùng với việc tối ưu hóa toàn bộ hệ thống dữ liệu tinh gọn, an toàn và hiệu quả. Trong đó, dịch vụ lưu trữ đám mây đang vô cùng phổ biến. Có thể kể đến là: Google Drive, OneDrive, Dropbox, AWS… Đặc biệt, Việt Nam có dịch vụ Fshare cũng rất nổi tiếng.
Việc lựa chọn sử dụng dịch vụ lưu trữ trên điện toán đám mây là giải pháp phù hợp cho các doanh nghiệp trong thời đại chuyển đổi số. Theo đó, các dịch vụ này cũng được phát triển nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu sử dụng. Dưới đây là 7 dịch vụ lưu trữ dữ liệu đám mây được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp.
Google Drive – Dịch vụ lưu trữ đám mây dung lượng lớn của Google
Google Drive là một trong những dịch vụ lưu trữ đám mây được dùng nhiều nhất hiện nay. Cách sử dụng cũng vô cùng đơn giản và tiện lợi. Người dùng có thể truy cập dữ liệu của mình từ bất kỳ máy tính, điện thoại thông minh nào có kết nối Internet. Vì những tiện ích dưới đây mà Google Drive trở thành một trong những dịch vụ lưu trữ dữ liệu đám mây được nhiều cá nhân, doanh nghiệp sử dụng.
Ưu điểm:
- Hỗ trợ miễn phí 15GB bộ nhớ trực tuyến.
- Cho phép hoạt động ngoại tuyến.
- Lưu trữ an toàn, có thể truy cập trên mọi thiết bị.
-
Tốc độ download và upload trên Google Drive khá nhanh.
- Chia sẻ File dung lượng lớn tiện lợi và nhanh chóng bằng Link đính kèm.
-
Hỗ trợ tạo bảng tính, bảng trình bày, tài liệu, bảng khảo sát,…dễ dàng.
- Hỗ trợ xem và khôi phục lại lịch sử chỉnh sửa File một cách nhanh chóng và chính xác.
Nhược điểm:
- Bộ nhớ lưu trữ miễn phí có giới hạn.
- Giao diện khó sử dụng.
Chi phi: Miễn phí (15GB đầu tiên) / 1,99 – 99,99 đô la mỗi tháng.
Box – Dịch vụ lưu trữ dữ liệu đa năng
Box là dịch vụ lưu trữ đám mây nổi tiếng trên thế giới. Box được tích hợp với các ứng dụng bên thứ ba gồm Asana, Facebook, IFTTT. Dịch vụ này được dùng trên các máy tính hệ điều hành Windows, Mac, điện thoại di động Android.
Ưu điểm:
-
Box miễn phí không gian lưu trữ 10GB.
- Đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin cao.
- Hỗ trợ truy cập hoặc mở tài liệu lưu trữ dữ liệu từ nhiều ứng dụng khác.
-
Cho phép chỉnh sửa File trực tuyến hoặc truy cập ngoại tuyến.
- Cho phép chia sẻ tài liệu, thông tin bằng liên kết.
Nhược điểm:
-
Tài khoản miễn phí có giới hạn tải lên tệp là 250MB.
- Không có tính năng đặt mật khẩu cho File chia sẻ.
- Giới hạn tính năng ở bản miễn phí.
Chi phí: Miễn phí (10GB đầu tiên) / 15 – 35 đô la mỗi tháng cho phiên bản doanh nghiệp.
Dropbox – Dịch vụ lưu trữ đám mây phổ biến
Dropbox có nhiều tính năng hơn nhiều so với các dịch vụ lưu trữ dữ liệu đám mây tương tự khác. Bạn có thể tăng dung lượng lưu trữ lên đến 16GB nếu giới thiệu liên kết dịch vụ Dropbox trên phương tiện truyền thông, hoặc chia sẻ link đăng ký để bạn bè cùng tham gia qua email giới thiệu.
Ưu điểm:
-
Dropbox cung cấp 2GB dung lượng lưu trữ miễn phí.
- Tự động tải ảnh hoặc Video lên đám mây.
- Hỗ trợ gửi các tệp lớn bằng liên kết. Kích thước tệp giới hạn < 50GB.
- Hỗ trợ Microsoft Office.
- Cho phép đồng bộ dữ liệu an toàn trên máy tính, điện thoại với Dropbox.
Nhược điểm:
- Dung lượng lưu trữ miễn phí khá ít.
- Tự động hủy tính năng chia sẻ File nếu lưu lượng > 20GB một ngày.
Chi phí: Miễn phí (2GB đầu tiên) / 9,99 – 20 đô la mỗi tháng.
OneDrive – Dịch vụ lưu trữ dữ liệu của Microsoft
Đây là dịch vụ lưu trữ đám mây thuộc hệ sinh thái của Microsoft và được tích hợp sẵn trên máy tính sử dụng hệ điều hành Windows.
Người dùng có thể tự do xem, chỉnh sửa, lưu trữ tài liệu một cách nhanh chóng và an toàn trên mọi thiết bị. Thậm chí, OneDrive có cả phiên bản trên App Store dành cho người dùng Mac OS.
Ưu điểm:
- Miễn phí 5GB dung lượng lưu trữ.
- Dễ dàng mở và sao lưu tệp tin nhanh chóng.
- Thông báo khi cho bắt cứ điều chỉnh nào trên tài liệu chung.
- Tính năng gắn thẻ tự động hỗ trợ tìm kiếm dễ dàng.
- Cho phép truy cập ngoại tuyến.
- Hỗ trợ lưu trữ dữ liệu được quét (Scan) bằng điện thoại.
Nhược điểm:
- Dung lượng lưu trữ 5GB còn ít so với Google.
- Phiên bản miễn phí không hỗ trợ mã hóa dữ liệu.
Chi phí: Miễn phí (5GB đầu tiên) / 5 – 12,5 đô la mỗi tháng cho phiên bản doanh nghiệp.
MEGA – Dịch vụ lưu trữ đám mây chuyên nghiệp
MEGA là dịch vụ lưu trữ dữ liệu được nhiều người biết đến với không gian lưu trữ lớn và tính năng tự động sao lưu.
Ưu điểm:
- Miễn phí 20GB dung lượng lưu trữ.
- Tự động sao lưu dữ liệu.
- Quản lý và chi sẻ dữ liệu an toàn và nhanh chóng.
- Cho phép truy cập Offline.
- Bảo mật dữ liệu cao với xác minh 2 lớp.
- Giao diện đơn giản, dễ sử dụng.
Nhược điểm:
- Tốc độ tải dữ liệu chậm.
- Giới hạn tải 1GB dữ liệu mỗi lần cách nhau 6 giờ.
Chi phí: Miễn phí (20GB đầu tiên) / 5 – 30 Euro mỗi tháng.
Lưu trữ dữ liệu trên Amazon Drive
Amazon Drive được hỗ trợ đầy đủ app trên các nền tảng thiết bị di động và Desktop. Người dùng có Amazon Prime sở hữu 5GB dung lượng miễn phí. Dùng để sao chép và lưu trữ nhiều loại dữ liệu gồm ảnh và video không giới hạn. Đồng thời, với khoảng 60 đô la mỗi năm, người dùng có thể nâng cấp lên bộ nhớ không giới hạn.
Nếu không có Amazon Prime, bạn sẽ phải phải tốn 12 đô la mỗi năm cho 5GB dung lượng sao lưu và lưu trữ ảnh không giới hạn.
Cloud Files – Dịch vụ lưu trữ dữ liệu trên nền tảng đám mây tối ưu nhất
Top cuối chúng ta sẽ nhắc đến một dịch vụ được người dùng tại Việt Nam tin dùng đó là Cloud Files do công ty ODS tích hợp phần mềm quản trị giao diện Website dễ sử dụng và quản trị phát triển. Dịch vụ lưu trữ dữ liệu của ODS giúp lưu trữ số lượng thông tin cực lớn trên nền tảng ảo hóa điện toán đám mây.
Ưu điểm:
- Bảo mật cực dữ liệu người dùng cực kì tốt, an toàn
- Cloud Flies cung cấp 1000 – 3000GB dung lượng lưu trữ.
- Cho phép truy cập dữ liệu qua phương thức VPN bảo mật
- Tiết kiệm chi phí phần cứng, quản lý, bảo trì nâng cấp tốn kém
- Dịch vụ đến từ Việt Nam, cung cấp nhanh chóng, tiện lợi nhất đến cho người dùng
- Dễ dàng sử dụng với sự tư vấn nhiệt tình đến từ các vị trí có chuyên môn cao
- Một ưu điểm khác, đó là tích hợp phần mềm quản trị giao diện của Website dễ sử dụng và quản trị.
Từ những thông tin kể trên chúng ta cũng biết được những khái niệm, cũng như các lợi ích, giải pháp cho phép lưu trữ thông tin hiệu quả, thêm vào đó là những dịch vụ lưu trữ dữ liệu tốt nhất hiện nay.
Nếu bạn đang có nhu cầu sử dụng giải pháp lưu trữ dữ liệu cho cá nhân hoặc doanh nghiệp mình, hãy liên hệ với ODS để được tư vấn và hỗ trợ nhé.
BÌNH CHỌN:
Hãy bình chọn 5 sao nếu bạn tìm thấy nội dung hữu ích.