Lượng từ là gì? Số từ là gì? Phân biệt số từ và lượng từ
Trong chương trình ngữ văn 6, các em học sinh sẽ được làm quen với kiến thức mới đó chính là số từ và lượng từ. Vậy số từ và lượng từ là gì? Làm thế nào để phân biệt được lượng từ với số từ? Tất cả những kiến thức này sẽ được chúng tôi giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.
Lượng từ là gì lớp 6? Cho ví dụ
“Lượng từ là gì trong tiếng Việt”, “Sau lượng từ là gì?” – Lượng từ là những từ chỉ số lượng ít hay nhiều của sự vật, và sau lượng từ thường là danh từ dùng để bổ nghĩa cho danh từ đó.
Lượng từ trong tiếng Anh là gì?
Lượng từ tiếng Anh là Quantifiers, là những từ được sử dụng để chỉ số lượng, nó thường đi trước danh từ để bổ sung ý nghĩa cho danh từ. Trong tiếng Anh thì 1 số lượng từ có thể đi kèm với danh từ đếm được, và 1 số khác đi kèm với danh từ không đếm được. Ngoài ra, cũng có những lượng từ đi kèm với cả danh từ đếm được và không đếm được.
Ví dụ: many, a few/ few, every/ each, several,….
Lượng từ là gì trong tiếng Trung?
Là những từ chỉ đơn vị cho con người, sự vật, hành động hay 1 hành vi nào đó. Ví dụ về 1 số lượng từ thông dụng trong tiếng Trung: 本 (cuốn, quyển); 点 (một ít, một chút), 些 (một số, một vài),….
Cách phân loại lượng từ trong tiếng việt
Lượng từ được chia thành 2 loại và dựa theo vị trí cụm danh từ đó là:
-
Nhóm chỉ toàn thể
Lượng từ chỉ toàn thể thường bao gồm các từ như toàn bộ, tất cả, mọi, các, toàn thể,… VD: Toàn thể học sinh sẽ được nghỉ hè từ 30/5.
-
Nhóm từ chỉ tập hợp hoặc phân phối
Nhóm từ chỉ ý nghĩa phân phối hoặc tập hợp là từng, mỗi, những, mọi, mấy,…
Nhóm từ chỉ ý nghĩa toàn thể sẽ bao gồm các từ như các, tất cả, toàn bộ, toàn thể,…
Ví dụ: “Những bạn học sinh xếp loại giỏi, khá đều được nhà trường khen thưởng và tuyên dương”. Từ “những” trong câu văn trên là lượng từ chỉ phân phối.
“Tất cả các cán bộ công nhân viên đều nêu cao tấm cao tấm gương đạo đức và phẩm chất của chủ tịch Hồ Chí Minh.” Từ “tất cả” là lượng từ chỉ ý nghĩa toàn bộ các công nhân viên.
Số từ là gì?
Số từ là gì lượng từ là gì? – Số từ là từ dùng để chỉ số lượng và thứ tự của các sự vật ở trong câu. Khi nói về số lượng, thì số từ sẽ đứng trước danh từ, còn khi để biểu thị thứ tự của sự vật thì số từ sẽ đứng sau danh từ. Tuy nhiên, có 1 số danh từ chỉ đơn vị dùng để biểu thị số lượng nên chúng ta cần phân biệt với số từ.
VD: “Một cô bé đang chạy đuổi theo con bướm.” Trong câu này, từ “một” đứng trước danh từ “cô bé” nên nó sẽ là số từ.
“Con thuyền số 1, số 2 đã bắt đầu rời bến, Con thuyền số 3, số 4 đang chuẩn bị rời cảng”. Trong câu văn trên, số từ sẽ là “số 1, số 2, số 3, số 4” và nó dùng để biểu thị thứ tự của sự vật “con thuyền” và nó thường đứng sau danh từ.
Phân biệt số từ và lượng từ khác nhau như thế nào?
Số từ và lượng từ có ý nghĩa khá tương đồng và nó đều đứng trước danh từ, nên có nhiều bạn thường dễ nhầm lẫn. Do vậy, sau khi hiểu rõ khái niệm số từ lượng từ là gì thì chúng ta có thể phân biệt chính xác 2 loại từ bằng cách sau đây:
Thứ nhất, số từ là từ chỉ rõ số lượng cụ thể của sự vật. Còn lượng từ chỉ mang tính chất ước chừng, ước tính chung chung.
Ví dụ: “Hai cô giáo chủ nhiệm vinh dự được nhận bằng khen của Hiệu trưởng nhà trường. Còn những cô giáo khác thì nhận được phần thưởng tuyên dương cho những đóng góp của mình”. Cụ thể, trong đoạn văn trên, “hai” là số từ chỉ số lượng chính xác, cụ thể. Còn “những” là lượng từ chỉ số lượng chung chung và không xác định.
Thứ hai, theo ngữ pháp tiếng Việt thì chỉ có danh từ mới kết hợp được với lượng từ và số từ, còn tính từ và động từ không thể kết hợp. Vì vậy, danh từ chính là yếu tố giúp phân biết được chính xác đâu là lượng từ và đâu là số từ.
Ví dụ: Có thể nói, một con thằn lằn, hai con vịt, toàn thể giáo viên, tất cả học sinh,… Tuy nhiên không thể nói là hai bò, một bơi, mỗi lấp lánh, những chạy,….
Bài tập về củng cố kiến thức về số từ và lượng từ
Hãy xác định số từ, lượng từ trong các câu sau đây:
“Cô ấy đã đứng nhất trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh.”
“Các hoàng tử cởi giáp xin hàng, Thạch Sanh sai dọn 1 bữa cơm thiết đãi cho những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh và quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ dọn vỏn vẹn 1 niêu cơm nhỏ xíu, bĩu môi và không muốn cầm đũa.”
“1 canh, 2 canh, lại 3 canh
Trằn trọc băn khoăn, giấc chẳng lành;
Canh 4, canh 5 vừa chợp mắt
Sao vàng 5 cánh mộng hồn quanh.”
“Con đi trăm núi ngàn khe, chưa bằng nỗi tái tê lòng bầm”.
Gợi ý:
Trong đoạn trích trên, tác giả đã sử dụng rất nhiều số từ như:
– Số từ chỉ lượng: 1 canh, 2 canh, 3 canh, 5 canh
– Số từ chỉ thứ tự là nhất (trong kỳ thi), canh bốn, canh năm;
– Lượng từ là những từ: các (hoàng tử), cả mấy (vạn tướng lĩnh), những (kẻ thua trận).
– Số từ chỉ số lượng là trăm, ngàn, muôn. Những số từ này tượng trưng cho số lượng rất nhiều và không đếm được.
Như vậy là chúng tôi đã chia sẻ với các bạn khái niệm về lượng từ cũng như cách phân biệt số từ và lượng từ. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi, hy vọng bài viết sẽ đem lại nhiều kiến thức bổ ích!