Lượng sữa cho trẻ sơ sinh bú bao nhiêu ml mỗi ngày là đủ no

“Mẹ không cần con trở thành một ai đó, chỉ mong con sống vui khỏe mỗi ngày” luôn là khát khao mà bất kỳ người mẹ nào cũng hướng tới. Chính vì thế, trong những năm tháng đầu đời việc chăm sóc con luôn là tâm niệm hàng đầu của các bà mẹ.

Lượng sữa cho bé bao nhiêu là đủ
🍼 Bé bú sữa mẹ bao nhiêu là đủ no

Vậy bảng ml sữa chuẩn cho bé các mẹ đã tìm hiểu được đến đâu. Trẻ uống bao nhiêu sữa là đủ tiêu chuẩn? Làm sao mẹ có thể định lượng sữa bột cũng như thời gian khi cho con bú trực tiếp chính xác, để bé sơ sinh có được nguồn dinh dưỡng tốt nhất?

Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết, giúp cho bé phát triển tốt hơn nhé.

Bảng định lượng sữa cho trẻ sơ sinh bú mỗi lần/ngày đủ chuẩn

Lúc mới sinh cơ thể bé tựa như một mầm cây mới nhú lần đầu tiếp xúc với môi trường bên ngoài, chưa có khả năng chống lại các tác nhân gây hại xung quanh.

Chính vì thế để tăng sức đề kháng cho bé, tăng cường hệ miễn dịch đường ruột cũng như phòng ngừa các bệnh mãn tính… Thì việc sử dụng sữa mẹ hoặc sữa ngoài là hết sức cần thiết.

Vậy khi cho bé uống sữa thì liều lượng sữa cho bé sơ sinh bao nhiêu là đủ? Cùng xem qua cách tính lượng sữa cho trẻ từ bảng ml sữa chuẩn cho bé 1 tuần tuổi nhé.

Lượng sữa chuẩn mẹ nên cho trẻ sơ sinh uống mỗi lần, ngày

Trẻ sơ sinh thì khi mới lọt lòng dạ dày của bé tựa như trái táo nhỏ vậy, chỉ có dung tích khoảng 5 – 7ml. Chính vì thế các mẹ yên tâm là khi bé bú sữa mẹ sẽ không bị đói và cũng không cần thêm sữa ngoài.

Mặt khác theo các nghiên cứu y khoa hàng đầu, lúc mới sinh cơ thể mẹ tự tiết ra sữa non. Một trong những nguồn sữa giàu dinh dưỡng, chất béo và các vitamin tan trong nước cũng như các khoáng chất sắt, kẽm…

Chính vì thế nó là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bé. Bởi vậy, sau khi sinh trong vòng 30 – 60 phút mẹ cần cho bé bú luôn.

bảng ml sữa chuẩn cho bé ở tuần đầu tiên
🍼 Bảng ml sữa chuẩn cho trẻ 1 tuần tuổi

  • Lưu ý: Lúc này chỉ cần cho bú khoảng 3 – 5ml là đủ tiêu chuẩn, bởi dạ dày bé còn rất nhỏ.

Trẻ mới sinh bú bao nhiêu ml sữa mẹ và sữa bột công thức

Ngoài nhu cầu bú sữa mẹ thì việc bổ sung thêm sữa ngoài cho bé trong giai đoạn đầu đời cũng hết sức quan trọng. Bởi nó không chỉ đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé khi mẹ có sữa ít hoặc sữa không đều. Sữa ngoài còn là nguồn dinh dưỡng quan trọng giúp bé hoàn thiện toàn bộ hệ miễn dịch và não bộ.

Tuy nhiên, khi mới lọt lòng hầu hết các bé đều ăn rất ít và ngủ nhiều. Chính vì thế mẹ không nên cho bé bú theo giờ mà nên để bé bú theo nhu cầu mỗi khi các bé có biểu hiện đòi bú (cựa quậy, há miệng). Số lần bú trung bình mỗi ngày có thể dao động từ 8 – 12 lần/ngày.

Cho trẻ sơ sinh dưới 10 ngày tuổi uống sữa đúng cách

  • Nếu mẹ đang băn khoăn không biết trẻ sơ sinh dưới 10 ngày tuổi bú bao nhiêu ml sữa mỗi ngày thì có thể lưu ý, bé khi mới chào đời một ngày chỉ cần cho ăn 8 – 12 lần, mỗi cử dung tích khoảng 7 – 14ml là đủ. Cứ thế tăng dần theo bảng định lượng ml sữa chuẩn cho bé từ 0 – 6 tháng tuổi ở phía trên.

  • Ở giai đoạn này theo nghiên cứu của y khoa hàm lượng tốt nhất mẹ có thể cho bé đó là 35 – 60ml một lần. Một ngày trung bình ăn từ 6 – 8 bữa.

Nhu cầu bú sữa của bé từ 2-6 tháng tuổi bao nhiêu là đủ no

  • Đây là giai đoạn bé có thể hấp thu được nhiều hơn. Vì thế mẹ nên cho bé ăn khoảng 5 bữa/ngày, mỗi bữa ăn từ 60 – 180ml. Tránh tình trạng ép trẻ bú quá no.

Lượng sữa chuẩn cần thiết cho trẻ dưới 3 tuổi ăn hàng ngày 

Sữa bột là sự tổ hợp của rất nhiều các vi chất khác nhau. Chính vì thế bên cạnh sữa mẹ thì việc bổ sung sữa bột hàng ngày cho bé là hết sức cần thiết để đảm bảo cơ thể bé có thể duy trì và phát triển toàn diện.

Bé dưới 1 tháng tuổi cần ăn bao nhiêu ml sữa bột mỗi ngày

Thông thường việc nuôi con bằng sữa ngoài là điều mà ít bà mẹ hướng tới. Tuy nhiên cũng do một số hoàn cảnh mẹ không có sữa, tắc đường sữa hay sinh non, sinh mổ không có sữa… thì việc lựa chọn sữa ngoài là điều mà mẹ cần hướng tới.

Khi sử dụng sữa ngoài cho bé, mẹ cần lưu ý đến công thức sau:

  • Tuần đầu tiên: Cho bé bú theo nhu cầu, thường thì thời gian cứ sau 2 – 3h đồng hồ trẻ lại ăn sữa. Vì thế mỗi ngày mẹ nên để cho bé bú khoảng 8 – 12 lần, mỗi lần khoảng 35ml cho tuần đầu tiên. Mấy ngày đầu mới lọt lòng bé sẽ bú ít hơn.

  • Tuần thứ 2 đến tuần thứ 4: Lúc này cơ thể bé dần hoàn thiện hơn và quen thuộc với môi trường thì mẹ có thể tăng liều lượng sữa lên khoảng 35 – 60ml mỗi cữ, mỗi cử bú nên để cách nhau từ 3 – 4 giờ đồng hồ.

Bé dưới 6 tháng tuổi uống bao nhiêu sữa mỗi lần/ngày đủ no

Đối với trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi, tùy thuộc vào giai đoạn, cân nặng mà nên cho bé uống một lượng khác nhau:

Theo tháng

Lượng sữa /cữ bú

Cữ /1 ngày

Giờ ngủ / ngày

1,2 ngày tuổi

7 – 14ml

8 -12

18 – 20 tiếng

3 ngày tuổi trở đi

30 – 35 ml

8 -12

18 – 20 tiếng

1 tháng tuổi

35 – 60 ml

6 – 8

18 – 20 tiếng

2 tháng tuổi

60 – 90 ml

5 – 7

16 – 18 tiếng

3 tháng tuổi

60 – 120 ml

5 – 6

14 – 15 tiếng

4 tháng tuổi

90 – 120 ml

5 – 6

13 – 14 tiếng

5 tháng tuổi

90 – 120 ml

5 – 6

13 – 14 tiếng

6 tháng tuổi

120 – 180 ml 

5

13 – 14 tiếng

🍼 Bảng ml sữa chuẩn và thời gian cho bé bú từ 0-6 tháng tuổi 

Số ml sữa cần thiết cho bé ở giai đoạn từ 6-12 tháng tuổi

Bé trên 6 tháng tuổi uống bao nhiêu ml sữa mỗi ngày cũng là câu hỏi mà rất nhiều bà mẹ trẻ quan tâm.

Theo tháng

Lượng sữa / lần

Số lần / 1 ngày

Ăn dặm

7 tháng tuổi

180 – 220 ml

3 – 4

1,2 bữa ăn dặm thức ăn có bột ngọt, mặn và hoa quả tươi

8 tháng tuổi

200 – 240 ml

4

2 bữa ăn dặm thức ăn có bột ngọt, mặn và hoa quả tươi

9 tháng tuổi

240 ml

4

2 bữa ăn dặm thức ăn có bột ngọt, mặn và hoa quả tươi

10 tháng

240 ml

4

3 bữa ăn dặm thức ăn có bột ngọt, mặn & hoa quả tươi hoặc sữa chua

11 tháng

240 ml

4

3 bữa ăn dặm thức ăn có bột ngọt, mặn & hoa quả tươi hoặc sữa chua

12 tháng

240 ml

4

3 bữa ăn dặm thức ăn có bột ngọt, mặn & hoa quả tươi hoặc sữa chua

🍼 Bảng ml sữa chuẩn cho trẻ từ 06-12 tháng tuổi 

Thông thường thì giai đoạn 6 – 12 tháng tuổi là giai đoạn bé bắt đầu bước sang ăn dặm những thức ăn khác ngoài sữa mẹ và sữa công thức.

Chính vì thế số lần ăn ở giai đoạn này cũng thấp hơn, trung bình một ngày mẹ chỉ cần cho bé ăn khoảng 3 – 4 lần là được, mỗi lần ăn tương ứng với 180 – 240ml sữa.

Liều lượng sữa cho trẻ uống từ 1-2 năm tuổi phát triển tốt

Lượng sữa cho bé 1 tuổi sẽ khác với lượng sữa cho bé sơ sinh dưới 6 tháng tuổi chính vì thế mẹ cần lưu ý để đảm bảo bé có đủ dinh dưỡng cho cả ngày.

trẻ từ 1-2 năm tuổi uống sữa để phát triển tốt
🥛 Bé 1 đến 2 tuổi nên uống 200 – 300 ml sữa bột pha sẵn để phát triển tốt

Thông thường thì đối với trẻ từ 1 – 2 tuổi mẹ nên cho uống khoảng 2 ly sữa tươi/ngày, tương đương với mức 200 – 300ml sữa.

Ngoài ra đây là giai đoạn quan trọng để phát triển cân nặng nên mẹ cần hướng đến những dòng sữa bột pha sẵn giàu sắt, kẽm và vi chất…

Từ 2-3 tuổi tiêu chuẩn ăn sữa bao nhiêu ml/ngày là tốt nhất

Lượng sữa tốt nhất dành cho bé từ 2 -3 tuổi sẽ là khoảng 300 – 400ml mỗi ngày. Chính vì thế mẹ cần lưu ý bổ sung đầy đủ để bé có thể phát triển toàn diện cả về chiều cao lẫn trí tuệ.

Điều cần thiết mẹ nên biết khi cho con ăn hoặc bú mỗi ngày

Đối với các chị em lần đầu làm mẹ thì còn rất nhiều điều bỡ ngỡ và không biết. Chính vì thế để chăm sóc bé tốt nhất mẹ cần lưu ý đến những điều sau khi cho con bú hoặc ăn:

Làm sao để biết trẻ đói bụng đang cần được cung cấp sữa

Nếu để ý kỹ mẹ có thể thấy, có rất nhiều dấu hiệu khác nhau mà bé cố tình báo cho mẹ khi đang đói. Trong đó chia ra làm 3 giai đoạn cụ thể như sau:

Trẻ khóc đòi bú vì chưa đủ no sữa
😭 Bé khóc đòi sữa vì bú chưa đủ lượng sữa

Dấu hiệu cho thấy bé đòi bú sớm nhất

  • Khi đói bé thường có biểu hiện liếm môi, thè lưỡi hoặc mút tay, liếm bàn tay, ngón chân liên tục, thậm chí một số bé còn quay đầu sang hai bên tìm kiếm.

Dấu hiệu bé đòi bú tiếp theo

  • Vùi đầu vào ngực của người đang bú, chân tay khua khoắng liên tục, kéo quần áo hoặc đập tay vào ngực người đang bế. Rên rỉ, lầm bầm hoặc cựa quậy liên tục, cử động đôi mắt liên tục ngay cả khi nhắm… thì lúc này mẹ cần cho bé bú thêm.

Dấu hiệu bé đòi bú cuối cùng

  • Khi bé di chuyển đầu liên tục, thậm chí là quấy khóc với âm lượng lên xuống khác nhau thì đây là lúc mà bé đã rất đói. Vì thế mẹ cần đợi bé hết khóc liền cho bú để đảm an toàn.

Cách tính lượng sữa cho bé bú mẹ đủ no

Khi cho bé sử dụng sữa bột công thức, mẹ có thể cân đo đong đếm qua bảng ml chuẩn. Tuy nhiên khi cho con bú trực tiếp thì khó có thể xác định được liệu bé có no hay chưa.

Cách nhận biết bé đã no sữa
🍼 Dấu hiệu bé đã no sữa

Chính vì thế để biết được khi nào bé no, lượng sữa mẹ bé bú mỗi ngày bao nhiêu là đủ, mẹ có thể tính dựa vào những biểu hiện sau:

Dựa vào tính chất của phân khi bé đi ngoài

  • Khi bé đi nặng nếu mẹ thấy phân có màu vàng mù tạt hoặc có màu vàng và hơi lỏng thì có thể yên tâm rằng bé đã bú đủ. Bởi sau 2 – 3 tháng tuổi thì mỗi ngày bé đi ngoài đều đặn hoặc cách ngày đi 1 lần.

Dựa vào số lần đi tiểu

  • Trung bình 1 ngày mẹ sẽ thay bỉm cho bé khoảng 8 – 10 lần, nếu mỗi lần thay thấy ướt bỉm thì có nghĩa là bé đã bú đủ lượng sữa. Tuy nhiên nếu khi thay bỉm mẹ thấy nước tiểu của bé có màu sẫm thì khả năng cao là bé hiện vẫn còn đói.

Phản ứng của bé khi bú đủ no hoặc còn đói sữa

  • Thông thường sau khi ăn no hầu hết các bé đều ngủ ngon và trở nên vui vẻ, năng động hơn. Chính vì thế nếu mẹ thấy bé vừa khóc, vừa quấy khi bú thì có thể là do bé vẫn còn đói.

Dựa vào dấu hiệu tăng cân của bé

  • Khi mẹ cho bé bú sữa nếu thấy cân nặng bé tăng đều đều thì đây cũng là dấu hiệu cho thấy bé bú no. Vì vậy hãy theo dõi chỉ số cơ thể của bé thường xuyên về cả chiều cao, cân nặng.

Nên xử lý thế nào khi trẻ bị trớ, ọc sữa

Hiện tượng trớ, ọc sữa là điều khá phổ biến ở các em bé dưới 1 tháng tuổi, vì thế mẹ không nên quá lo lắng nhiều. Đồng thời khi gặp những trường hợp như thế mẹ cần bình tĩnh thực hiện các biện pháp sau:

Bé bị trớ ọc sữa thì phải làm sao
🙅‍♀️ Trẻ bú quá no bị ọc sữa

  • Hệ tiêu hóa của trẻ mới sinh còn khá yếu, do đó khi cho bé ăn mẹ nên chú ý đến bảng ml sữa chuẩn cho trẻ. Đồng thời nên chia ra thành nhiều cữ khác nhau, tránh ép trẻ bú nhiều ml sữa trong 1 lần.

  • Khi bé mới bú xong thì không đặt bé nằm ngay, mà mẹ cần từ từ vỗ về phía lưng cho bé để giảm bớt áp lực lên dạ dày, thành ruột trẻ. Đồng thời mẹ cũng không nên cho bé vừa ăn vừa bú để tránh các tình trạng bị sặc sữa vào phổi khá nguy hiểm.

  • Nếu bé bú sữa mẹ thì nên cho bé bú từ từ. Ngược lại nếu sử dụng sữa bột bú bình thì mẹ nên giữ bình nghiêng khoảng 45° cho sữa luôn ngập cổ bình, để ngăn không cho không khí có cơ hội len lỏi vào dạ dày bé.

  • Ngoài ra để hạn chế tình trạng bé bị trớ, ọc sữa thì mẹ cũng cần lưu ý đến tư thế ngủ của bé. Cụ thể là lúc ngủ mẹ nên nâng đầu bé lên 1 góc khoảng 30°, để thực phẩm trong dạ dày bé không bị trào ngược khi ngủ.

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau khiến bé bú ít hoặc lười bú. Trong đó chủ yếu xuất phát từ một số nguyên nhân chính:

bé khóc không chịu bú sữa
😭 Trẻ khóc không chịu bú hoặc ăn sữa khắc phục như thế nào

Bé bú ít do mệt hoặc sữa có vị lạ, do tư thế bế bé không đúng cũng có thể vì mẹ ít sữa hoặc đầu ti to, cứng gây khó khăn cho bé khi bú… Chính vì thế, để cải thiện tình trạng lười bú, hoặc ăn sữa ít các mẹ có thể cải thiện như sau:

Đối với trường hợp trẻ bú mẹ:

+ Chú ý đến tư thế bú để giúp bé có thể thoải mái và bú nhiều hơn bằng cách vừa cho bú vừa đu đưa hoặc đi tới đi lui xung quanh phòng.

+ Mẹ cần đảm bảo ăn đủ dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày để đảm bảo có đủ sữa cho bé bú. Ngoài ra tuyệt đối mẹ không được ăn các thức ăn chiên rán hay có mùi nồng để đảm bảo sữa không có mùi.
+ Trường hợp nếu đầu ti không phù hợp thì mẹ có thể tiến hành vắt sữa cho bé uống bằng muỗng hoặc bú bình.

Đối với trường hợp bé bú sữa công thức:

+ Khi bé bú sữa công thức mẹ nên chọn lựa kỹ các dòng sữa hợp với độ tuổi, khẩu vị và tốt cho sự phát triển của bé trong những năm tháng đầu đời.
+ Khi cho bú nên chia cữ đều đặn, không nên ép bé bú nhiều quá sẽ tạo cho bé bị áp lực và sinh ra lười ăn.
+ Đồng thời mẹ nên lựa chọn các loại bình bú có chất liệu phù hợp, tránh các loại bình có núm vú cứng và thô ráp. Bởi có thể nó sẽ gây tổn thương cho khoang miệng bé, từ đó làm bé sợ và lười bú sữa hơn.

Bé dưới 3 tuổi không ăn chỉ uống sữa thì phải làm thế nào

Uống sữa rất tốt cho sức khỏe tuy nhiên việc bổ sung các thực phẩm khác trong khẩu phần ăn là điều hết sức cần thiết để đảm bảo bé có thể phát triển toàn diện từ thể lực cho đến trí lực.

Trẻ không chịu ăn mà chỉ đòi uống sữa
🤷‍♀️ Trẻ không chịu ăn khóc đòi uống sữa

Tuy nhiên, vì một vài nguyên nhân nào đó mà bé không chịu ăn chỉ uống sữa, lúc này mẹ có thể thực hiện các biện pháp sau:

  • Tập cho bé làm quen với đồ ăn bằng cách cho bé uống nước cơm trước. Sau đó một thời gian chuyển sang ăn cháo xay, rồi chuyển sang ăn cháo thường… Cứ thế tăng độ thô lên dần cho các món ăn. Đồng thời mẹ cũng cần lưu ý việc kết hợp bổ sung các thực phẩm khác nhau trong tuần để tạo sự mới mẻ cho bé, khiến bé hứng thú hơn với việc ăn đồ ăn.

  • Tạo không khí vui vẻ, thoải mái khi ăn không nên cố ép bé để tránh tình trạng khiến bé sợ và nôn trớ. Mẹ hãy tạo bầu không khí vui vẻ, thoải mái để tâm trạng bé tốt hơn, khi đó sẽ giúp bé ăn ngon miệng hơn.

  • Bổ sung thêm thuốc kích thích tiêu hóa dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ. Để từ đó tăng cảm giác ngon miệng và thèm ăn cho bé, khiến bé hứng thú hơn với việc ăn uống.

Trên đây là một số thông tin về việc cho trẻ uống bao nhiêu sữa là đủ? Bảng ml sữa chuẩn cho bé trong từng giai đoạn cũng như một số biện pháp xử lý khi trẻ bị trớ, ọc sữa.

Đây là một trong những kiến thức hết sức quan trọng mà bất kỳ một bà mẹ nào cũng nên trang bị cho mình. Hy vọng với những chia sẻ trên, mẹ đã có cho mình được bí quyết chăm con toàn diện và chu toàn hơn.

Hãy để lại góp ý và chia sẻ bảng ml sữa chuẩn cho bé sơ sinh để mọi người cùng tìm hiểu nhé.