Lương nhân viên văn phòng bao nhiêu? Cách tăng thu nhập

Nhân viên văn phòng là phần không thể thiếu đối với doanh nghiệp, nhân viên văn phòng đảm nhận nhiều vị trí với tính chất công việc không giống nhau, nên mức lương cũng khác nhau. Theo dõi bài viết để hiểu rõ hơn về sự khác nhau của từng vị trí nhân viên văn phòng nha.

lương nhân viên văn phòng

1. Nhân viên văn phòng là gì?

Mỗi khi nhắc đến nhân viên văn phòng, hầu hết mọi người đều nghĩ đây là một trong những công việc có tính chất khá nhẹ nhàng và nhàn rỗi. Tuy nhiên, công việc này chưa bao giờ là dễ dàng, đặc biệt là với những người mới.Chính xác thì nhân viên văn phòng chỉ những người làm việc trong văn phòng và làm những như chăm sóc khách hàng, quản lý tài liệu hay hỗ trợ kinh doanh. Và những nhân viên này đóng vai trò quan trọng trong hệ thống quản lý vận hành của công ty.

Nhân viên văn phòng là gì?

Sau đây là một số công việc mà một người nhân viên văn phòng cần làm:

– Lễ tân văn phòng: là người trực điện thoại của công ty, tiếp đón, hướng dẫn và cung cấp thông tin tổng quan về công ty với khách hàng. Ngoài ra, lễ tân cũng có thể là người tổ chức sắp xếp các cuộc họp trong công ty.

– Công tác văn thư, lưu trữ: thực hiện các công việc như xử lý, giao văn thư hay tài liệu khác đến bộ phận phù hợp để giải quyết. Bên cạnh đó, chịu trách nhiệm lên lịch trình làm việc, in ấn giấy tờ cho các bộ phận công ty cũng là một phần công việc trong công tác văn thư, lưu trữ.

– Quản lý nhân sự: chỉ những cá nhân phải chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng nhân sự cho công ty bao gồm tuyển dụng và quản lý chấm công nhân viên. Hơn nữa, quản lý nhân sự còn có trách nhiệm giải đáp thắc mắc liên quan đến lợi ích và quyền lợi nhân viên như lương thưởng hay các chế độ bảo hiểm.

– Quản lý tài sản, trang thiết bị văn phòng: ngoài trách nhiệm quản lý các trang thiết bị, tài sản của công ty, vị trí này còn phải liên hệ nhân viên sửa chữa để khắc phục các sự cố mà công ty gặp phải.

– Và các công việc khác bao gồm phối hợp với các phòng ban khác để triển khai các hoạt động, sự kiện cho công ty, đồng thời chịu trách nhiệm thanh toán các khoản chi của công ty, hỗ trợ tư vấn những công tác khác của công ty.

2. Công việc của một nhân viên văn phòng có dễ không?

Công việc của một nhân viên văn phòng có dễ không?

Như đã đề cập ở mục trên, mỗi người nhân viên văn phòng có thể đảm nhận một hoặc nhiều công việc với các tính chất khác nhau nên công việc này thực sự không dễ dàng như mọi người hay nghĩ.

Dù vậy, bạn cũng không cần quá lo lắng vì đây không phải công việc đòi hỏi kinh nghiệm dày dặn mới làm được. Thế nên bạn hoàn toàn có thể trở thành nhân viên văn phòng khi mới tốt nghiệp.

Tuy nhiên, nếu mong muốn của bạn là trở thành một nhân viên văn phòng xuất sắc thì bạn cần thường xuyên trau dồi kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống hay tìm hiểu thêm về kiến thức đa lĩnh vực.

Tìm việc làm, tuyển dụng marketing có thể bạn quan tâm:

– Biên Tập Nội Dung Blog Sức Khỏe Website NhaThuocAnKhang.com

– Nhân viên SEO website TMĐT (TGDĐ/ĐMX/Ava/Topzone/…)

– Marketing Communication

3. Học ngành gì để có thể trở thành nhân viên văn phòng?

Học ngành gì để có thể trở thành nhân viên văn phòng?

Để có thể trở thành nhân viên văn phòng, bạn có rất nhiều lựa chọn với đa dạng các ngành học và kiến thức chuyên ngành phong phú. Dưới đây là đề xuất một số ngành học:- Quản trị văn phòng: khi theo học ngành này, bạn sẽ được cung cấp các kiến thức về cách quản lý và sắp xếp các hoạt động văn phòng, triển khai các cuộc họp hay quản lý tài liệu, hồ sơ trong công ty.- Quản trị kinh doanh: đây là một trong những ngành có lượng kiến thức được trải rộng nhất hiện nay. Sinh viên theo học ngành này sẽ được giảng dạy về phương pháp quản lý, lập kế hoạch sao cho hợp lý với từng hoạt động kinh doanh của công ty.- Quản trị nhân lực: là ngành đào tạo ra các quản lý nhân sự tiềm năng. Quản trị nhân lực cung cấp cho sinh viên kiến thức để có thể điều hành hay quản lý con người sao cho hiệu quả.

– Kế toán: với những sinh viên theo học ngành này, thường được cung cấp các kiến thức chuyên môn về hạch toán, kiểm toán một cách chính xác, tránh gây các tổn thất tài chính không đáng có cho công ty.

4. Những kỹ năng và tố chất cần có đối với nhân viên văn phòng

Những kỹ năng và tố chất cần có đối với nhân viên văn phòng

Để có thể trở thành một nhân viên văn phòng được công ty trọng dụng, bạn cần trang bị cho bản thân một số kỹ năng sau:- Kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ văn phòng: bạn cần phải hiểu và dùng được thành thạo các phần mềm word, excel hay powerpoint… cũng như các thiết bị văn phòng phổ biến như máy tính để bàn, máy in công nghiệp. – Kỹ năng giao tiếp, ứng xử: đây là một kỹ năng không thể thiếu dù cho bạn có làm trong ngành gì đi nữa. Việc trang bị và củng cố kỹ năng giao tiếp sẽ giúp bạn hoàn thành công việc trơn tru hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ được đồng nghiệp yêu quý nếu biết cách ứng xử đúng mực.- Kỹ năng giải quyết vấn đề: kỹ năng này sẽ giúp bạn bình tĩnh, tự tin hơn trong việc đối mặt với những vấn đề xảy ra từ phía khách hàng. Từ đó đề xuất giải pháp giải quyết hợp lý. Kỹ năng giải quyết vấn đề còn có thể giúp bạn gắn kết với đồng nghiệp và nâng cao sự tin tưởng khách hàng dành cho bạn.Và tố chất cũng quan trọng không kém kỹ năng, những nhân viên văn phòng gạo cội thường sở hữu các tố chất sau:

– Chủ động, nhanh nhẹn: việc bạn thể hiện tinh thần chủ động, ham học hỏi, chú ý lắng nghe cũng là một cách ghi điểm với cấp trên và cũng giúp bản thân tích lũy thêm kiến thức hữu ích.

– Cẩn thận, tỉ mỉ: dù bạn là ai và bạn đảm nhận việc gì thì tính cẩn thận và tỉ mỉ là không thể thiếu để hoàn thành công việc hiệu quả nhất. Thêm nữa, cẩn thận, tỉ mỉ còn giúp tránh được những sai lầm không đáng có trong công việc hay cuộc sống.

5. Mức lương của nhân viên văn phòng là bao nhiêu?

Mức lương của nhân viên văn phòng là bao nhiêu?

Lương của một nhân viên văn phòng không có chênh lệch quá lớn giữa các vị trí, dù vậy, mức lương còn tùy vào khả năng, kinh nghiệm làm việc từng cá nhân. Sau đây là vài thông tin về mức lương nhân viên văn phòng theo các phân loại phổ biến: cấp bậc, kinh nghiệm và lĩnh vực:- Với cấp bậc: với sinh viên mới ra trường thì mức lương khoảng 5-8 triệu/tháng, còn với những cá nhân đã có nhiều kinh nghiệm và đi làm trên 2 năm thì lương sẽ khoảng 9 -15 triệu/tháng. Cuối cùng, với những cá nhân dày dặn kinh nghiệm hơn nữa thì mức lương có thể dao động từ khoảng 15-25 triệu/tháng.- Kinh nghiệm: mức lương của nhân viên văn phòng còn phụ thuộc vào thời gian bạn cống hiến cho một công ty bất kỳ ở một vị trí nào đó. Khi mới ra trường, chưa tích lũy được nhiều kinh nghiệm thì mức lương của bạn sẽ ở mức khoảng 5-8 triệu/tháng, còn khi kinh nghiệm của bạn trên 1 năm lương của bạn sẽ ở mức khoảng trên 10 triệu/tháng. – Lĩnh vực: tùy vào đặc thù công việc, mức lương của nhân viên văn phòng sẽ thay đổi. Nếu bạn làm trong ngành IT hay dịch thuật, mức lương bạn sẽ trong khoảng 12-25 triệu/tháng, nhưng nếu bạn làm ở vị trí hành chính văn thư, lương bạn sẽ dao động từ 7-15 triệu/tháng.

6. Cách cải thiện lương cho nhân viên văn phòng

Mức lương của nhân viên văn phòng là bao nhiêu?

Sau đây là một số cách có thể giúp bạn cải thiện mức lương cho bản thân khi làm ở vị trí nhân viên văn phòng:

– Chủ động học tập: dù ở vị trí nào, bạn cũng cần thường xuyên học hỏi trau dồi kiến thức bản thân. Điều này không những giúp ích cho bạn mà còn khiến doanh nghiệp đề cao khả năng của bạn hơn.

– Chăm chỉ: hãy cố gắng chăm chỉ trong công việc, đây là điều mà bất kể công ty nào cũng mong muốn được thấy ở mỗi người nhân viên của họ. Bạn có thể được trao cơ hội tăng lương hay thậm chí là thăng chức nếu thật sự chăm chỉ trong công việc.

– Kết hợp làm thêm các công việc khác ngoài giờ: bạn cũng có thể làm thêm các công việc bán thời gian sau khi tan làm ở công ty để tăng thêm thu nhập cho bản thân. Ngoài ra, bạn cũng có thể tự tạo cho mình một nguồn thu nhập bị động thông qua các trang mạng xã hội hay thương mại điện tử.

Xem thêm:

Câu kết:

Hy vọng qua bài viết trên giúp bạn hiểu rõ hơn về nhân viên văn phòng, lương của nhân viên văn phòng và cách tăng thu nhập cho bản thân khi là nhân viên văn phòng. Cảm ơn bạn đã theo dõi, nếu thấy hay hãy chia sẻ cho người thân, bạn bè cùng đọc. Hẹn gặp lại bạn ở những bài viết tiếp theo!