Lượng cầu là gì? Đặc điểm và mối quan hệ với giá

Cầu là số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà các chủ thể là những người mua sẵn sàng mua và có khả năng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định. Tìm hiểu về lượng cầu?

    Kinh tế học là môn khoa học ra đời cách đây hơn hai thế kỷ và có những đóng góp to lớn đối với sự phát triển của xã hội. Từ đó đến nay kinh tế học đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển cũng như có những vai trò quan trọng trong thực tiễn. Lượng cầu là một thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến trong kinh tế học. Chắc hẳn hiện nay vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về thuật ngữ này.

    1. Tìm hiểu về cầu:

    Định nghĩa về cầu:

    Cầu được hiểu là số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà các chủ thể là những người mua sẵn sàng mua và có khả năng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định.

    Cầu trong tiếng Anh gọi là gì?

    Cầu trong tiếng Anh gọi là Demand.

    Phân biệt cầu và nhu cầu:

    Nhu cầu được hiểu là toàn bộ những mong muốn vô hạn của con người.

    Cầu được hiểu chính là những mong muốn có thể thực hiện được trong từng điều kiện, hoàn cảnh nhất định.

    Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu:

    – Nhân tố đầu tiên ảnh hưởng đến cầu là thu nhập của chủ thể là người tiêu dùng:

    Thu nhập của chủ thể là người tiêu dùng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cầu trong một thời gian xác định. Thu nhập của người tiêu dùng có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mua sắm của người tiêu dùng.

    Khi thu nhập tăng lên thì khả năng mua sắm của các chủ thể là người tiêu dùng tăng lên và nhu cầu của các chủ thể về hàng hóa cũng tăng lên và ngược lại. Chẳng hạn khi thu nhập hàng tháng của các chủ thể tăng lên thì các chủ thể đó sẽ mua nhiều đồ dùng cá nhân hơn, còn ngược lại khi các chủ thể bị giảm thu nhập, có nghĩa là tổng mức chi tiêu của các chủ thể đó sẽ giảm đi và vì vậy các chủ thể sẽ chi tiêu ít hơn để mua một số hàng hóa và cũng có thể là hầu hết hàng hóa.

    Những hàng hóa mà có nhu cầu tăng lên khi thu nhập tăng gọi là hàng hóa thông thường.

    Còn những hàng hóa có cầu giảm đi khi thu nhập tăng gọi là hàng hóa thứ cấp.

    – Nhân tố thứ hai ảnh hưởng đến cầu là giá cả hàng hóa có liên quan:

    Cầu về hàng hóa không chỉ phụ thuộc vào giá cả của bản thân hàng hóa đó mà nó còn phụ thuộc vào giá cả của các mặt hàng có liên quan.

    Ví dụ cụ thể như giá cá giảm đi thì người ta sẽ mua nhiều cá hơn. Cũng đồng thời thì họ sẽ mua ít thịt lợn hơn, vì cá và thịt lợn là hai món hàng có thể thỏa mãn được những nhu cầu tương tự nhau.

    Khi sự giảm giá của một hàng hóa làm giảm lượng cầu về một hàng hóa khác, chúng ta gọi chúng là những hàng hóa thay thế.

    Hàng hóa thay thế thường là một cặp hàng hóa được sử dụng thay thế cho nhau và cùng đáp ứng một nhu cầu.

    Ngược lại, khi sự giảm giá của một hàng hóa làng tăng lượng cầu về hàng hóa khác thì hai hàng hóa đó gọi là hàng hóa bổ sung.

    Hàng hóa bổ sung là một cặp hàng hóa được sử dụng cùng nhau để phát huy giá trị sử dụng của hàng hóa như xăng và mô tô, máy tính và phần mềm…

    – Nhân tố thứ ba ảnh hưởng đến cầu là tâm lí, tập quan, thị hiếu của người tiêu dùng:

    Thị hiếu được hiểu là sở thích, thói quen hay sự ưu tiên của các chủ thể là những người tiêu dùng đối với từng loại hàng hóa hay dịch vụ.

    Khi các chủ thể thích một loại hàng hóa nào đó thì bạn sẽ mua nó nhiều hơn, chẳng hạn như chủ thể đó tích uống sữa tươi thì bạn sẽ mua nó nhiều hơn.

    Ngược lại đối với hàng hóa mà chủ thể này lại chưa quen dùng thì cầu về loại hàng đó sẽ thấp. Tuy nhiên việc nghiên cứu thị hiếu là rất phức tạp bởi vì thị hiếu là thứ không thể quan sát trực tiếp được.

    Vì vậy, các chủ thể là những nhà kinh tế giả định rằng thị hiếu không thay đổi hoặc thay đổi rất chậm và thị hiếu độc lập với các yếu tố khác của cầu.

    – Nhân tố thứ tư ảnh hưởng đến cầu là kì vọng:

    Kì vọng của các chủ thể về tương lai có thể tác động tới nhu cầu của bạn ở hiện tại. Chẳng hạn, nếu các chủ thể dự kiến sẽ kiếm được nhiều tiền hơn trong tương lai thì các chủ thể sẽ có thể sẵn sàng bỏ một số tiền tiết kiệm ra để nhằm mục đích có thể mua hàng hóa.

    Hoặc các chủ thể dự kiến giá một mặt hàng nào đó sẽ giảm trong thời gian tới thì các chủ thể đó sẽ không mua hàng hóa đó ở hiện tại.

    – Nhân tố thứ năm ảnh hưởng đến cầu là dân số

    Dân số được hiểu là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến lượng cầu về hàng hóa. Khi dân số tăng lên thì mức nhu cầu về hàng hóa cũng sẽ tăng lên. Tuy nhiên do khả năng sản xuất và mức thu nhập của người dân, nên qui mô dân số tăng lên thì cơ cấu của nhu cầu sẽ thay đổi.

    Đối với các mặt hàng thiết yếu khi dân số tăng lên thì cầu về hàng hóa đó sẽ tăng lên ở mọi mức giá.

    – Nhân tố thứ sáu ảnh hưởng đến cầu là chính sách của Chính phủ

    Các chính sách của Chính phủ trong từng thời kì có ảnh hưởng đến mức thu nhập của các chủ thể là những người tiêu dùng và giá cả của hàng hóa và dịch vụ. Chính bởi vì thế ảnh hưởng đến cầu về hàng hóa. Chẳng hạn những mặt hàng cần hạn chế tiêu dùng thì Nhà nước đặt mức thuế cao, do đó giá bán sẽ cao, vì vậy cầu giảm và ngược lại.

    2. Tìm hiểu về lượng cầu:

    Khái niệm lượng cầu:

    Lượng cầu được hiểu là một thuật ngữ được sử dụng trong kinh tế học để nhằm mục đích có thể mô tả tổng số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà các chủ thể là những người tiêu dùng có nhu cầu trong một khoảng thời gian nhất định.

    Lượng cầu phụ thuộc vào giá của hàng hóa hoặc dịch vụ trên thị trường, bất kể thị trường đó đang ở trạng thái cân bằng.

    Mối quan hệ giữa lượng cầu và giá được gọi là đường cầu, hay đơn giản là cầu.

    Mức độ mà lượng cầu thay đổi liên quan đến giá cả sẽ được gọi là độ co giãn của cầu.

    Lượng cầu trong tiếng Anh là gì?

    Lượng cầu trong tiếng Anh là Quantity Demanded.

    Đặc điểm của lượng cầu:

    – Mối quan hệ nghịch đảo với giá:

    Giá của một hàng hóa hoặc dịch vụ trên thị trường quyết định lượng cầu.

    Ví dụ cụ thể rằng các yếu tố phi giá cả được loại bỏ khỏi phương trình, giá cao hơn dẫn đến lượng cầu thấp hơn và giá thấp hơn dẫn đến lượng cầu cao hơn.

    – Thay đổi lượng cầu:

    Thay đổi về lượng cầu đã đề cập đến sự thay đổi về số lượng sản phẩm cụ thể mà các chủ thể là những người mua sẵn sàng và có thể mua. Sự thay đổi về lượng cầu này là do thay đổi giá cả.

    – Tăng lượng cầu:

    Sự gia tăng về lượng cầu là do giá sản phẩm giảm (và ngược lại). Đường cầu được sử dụng để có thể mô tả lượng cầu và các mức giá được đưa ra trên thị trường.

    Sự thay đổi về lượng cầu được thể hiện bằng cách dịch chuyển các điểm dọc theo đường cầu.

    Lượng cầu (Quantity Demanded) là gì? Đặc điểm và mối quan hệ với giá - Ảnh 2.Lượng cầu (Quantity Demanded) là gì? Đặc điểm và mối quan hệ với giá - Ảnh 2.

    Tỉ lệ mà lượng cầu thay đổi liên quan đến sự thay đổi giá được gọi là độ co giãn của cầu và có liên quan đến độ dốc của đường cầu.

    Một ví dụ về Lượng cầu:

    Ví dụ cụ thể như với mức giá P0 = $5 mỗi cái hotdog, người tiêu dùng mua 2 cái hotdog mỗi ngày; lượng cầu là Q0 =2. Nếu các chủ thể là những nhà cung cấp quyết định tăng giá 1 cái hotdog lên P1 = $6, thì người tiêu dùng chỉ mua Q1 = 1 cái hotdog mỗi ngày.

    Tuy nhiên, nếu giá của một cái hotdog giảm xuống còn P2 =$4, thì các chủ thể là khách hàng muốn tiêu thụ 3 cái hotdog, Q2=3. Bằng cách thực hiện việc vẽ đồ thị kết hợp giá và lượng cầu, chúng ta có thể xây dựng đường cầu nối ba điểm.

    Sử dụng đường cầu tiêu chuẩn, mỗi sự kết hợp giữa giá và lượng cầu được mô tả là một điểm trên đường dốc xuống, với giá trên trục y và lượng cầu trên trục x.

    Điều này có nghĩa là khi giá giảm, lượng cầu tăng. Bất kì thay đổi hoặc chuyển động nào đối với lượng cầu đều sẽ liên quan đến một chuyển động của điểm dọc trên đường cầu, không phải là sự thay đổi trong chính đường cầu.

    Miễn là sở thích của chủ thể là những người tiêu dùng và các yếu tố khác không thay đổi, đường cầu luôn duy trì trạng thái không thay đổi.

    Độ co giãn của cầu theo giá:

    Tỉ lệ mà lượng cầu thay đổi liên quan đến giá cả sẽ được gọi là độ co giãn của cầu.

    Lượng cầu (Quantity Demanded) là gì? Đặc điểm và mối quan hệ với giá - Ảnh 4.Lượng cầu (Quantity Demanded) là gì? Đặc điểm và mối quan hệ với giá - Ảnh 4.

    Một hàng hóa hoặc dịch vụ có tính co giãn cao sẽ có nghĩa là lượng cầu thay đổi nhiều ở các mức giá khác nhau.

    Ngược lại, một hàng hóa hoặc dịch vụ không co giãn được hiểu là một hàng hóa có lượng cầu vẫn tương đối không thay đổi tại các mức giá khác nhau.