Lương, các khoản trích theo lương & BHXH: 03 điểm cần lưu ý !

Việc mở rộng định nghĩa về lương và các khoản trích theo lương và tiền lương sẽ dẫn đến phí bảo hiểm xã hội (BHXH) tăng, điều này sẽ làm cho chi phí nhân công tăng lên. Đóng bảo hiểm theo thực tế là một áp lực lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí kinh doanh của doanh nghiệp, giảm thu nhập ròng của người lao động, áp lực càng lớn gấp bội với các doanh nghiệp thâm dụng lao động…

Căn cứ vào Luật BHXH 2014, Luật việc làm 2013, Nghị định 105/2014/NĐ-CP, Nghị định 44/2017/NĐ-CP thì:

 

 

MỨC ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI (BHXH) BẮT BUỘC VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG BAO GỒM

  1. Đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất (HT).
  2. Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (LĐ).
  3. Quỹ ốm đau, thai sản (ÔĐ).
  4. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).
  5. Quỹ bảo hiểm y tế (BHYT).

Áp dụng từ ngày 01/01/2018 tỷ lệ các khoản trích theo lương được thực hiện theo bảng dưới đây:

bảo hiểm xã hội

BÊN CẠNH MỨC ĐÓNG CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG, CĂN CỨ ĐỂ TÍNH CÁC KHOẢN PHẢI ĐÓNG CŨNG SẼ THAY ĐỔI

Luật Bảo hiểm Xã hội được Quốc hội thông qua vào ngày 20 tháng 11 năm 2014 mở rộng định nghĩa về mức tiền lương làm cơ sở đóng bảo hiểm xã hội, theo đó sẽ gồm:

  1. Mức lương. (không thấp hơn lương tối thiểu vùng)
  2. Phụ cấp.
  3. Và các khoản bổ sung khác. (qui định mới)

Đồng thời từ ngày 01/01/2018, mức lương tối thiểu vùng tiếp tục tăng lên:

  • Vùng I: 3.980.000 đồng/tháng (tăng 230.000 đồng so với năm 2017).
  • Vùng II: 3.530.000 đồng/tháng (tăng 210.000 đồng)
  • Vùng III: 3.090.000 đồng/ tháng (tăng 190.000 đồng)
  • Vùng IV: 2.760.000 đồng/tháng (tăng 180.000 đồng)

Việc có thêm “Và các khoản bổ sung khác” có thể gọi ngắn gọn là “tiền lương thực tế”. Việc mở rộng định nghĩa về tiền lương sẽ dẫn đến phí bảo hiểm xã hội tăng, điều này sẽ làm cho chi phí nhân công tăng lên. Đóng bảo hiểm theo thực tế là một áp lực lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí kinh doanh của doanh nghiệp, giảm thu nhập ròng của người lao động, áp lực càng lớn gấp bội với các doanh nghiệp thâm dụng lao động, với những người mới đi làm có thu nhập chưa cao vốn đang phải đối mặt với những nhu cầu cuộc sống khẩn thiết trước mắt thay vì trích lại gửi cơ quan bảo hiểm để chờ… hơn 20 năm tới lo tuổi già!

Theo EuroCham, chi phí lao động hợp lý có thể giúp các công ty cạnh tranh. So với các nước ASEAN khác, Việt Nam có tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội cao nhất là 32,5%. Trong khi đó, ở Malaysia là 13%, ở Philippines là 10%, ở Indonesia là 5% và ở Thái Lan là 8%.

Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ bị xói mòn, do đó, luật pháp cần được sửa đổi đối với bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho rằng cơ sở để đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp hơn nhiều so với các nước khác, vì vậy con số tuyệt đối không cao.

“Các khoản bổ sung khác” là khoản tiền ngoài mức lương, phụ cấp lương và có liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động. Các khoản bổ sung khác không bao gồm: Tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật Lao động; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong HĐLĐ. Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc thấp nhất bằng mức lương tối thiểu vùng; cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở, (từ ngày 01/07/2018, tăng mức lương cơ sở từ 1.300.000 đồng lên 1.390.000 đồng, lương cơ sở tăng làm cho mức lương tối đa khi tham gia BHXH, BHYT là 27.800.000 đồng).

Điểm đặc biệt Quí khách cần lưu ý, mặc dù qui định là vậy, nhưng cũng không có nghĩa là 100% thu nhập / khoản bổ sung của người lao động sẽ buộc phải trích đóng bảo hiểm mà, một cách đơn giản, chỉ có những khoản nào có tính chất cố định – thường xuyên hằng tháng thì mới thuộc đối tượng bị tính và đóng bảo hiểm từ các khoản trích theo lương.

BÊN CẠNH MỨC ĐÓNG, CĂN CỨ ĐỂ TÍNH CÁC KHOẢN PHẢI ĐÓNG, ĐỐI TƯỢNG PHẢI THAM GIA BẢO HIỂM CŨNG THAY ĐỔI

  1. Người lao động làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên.
  2. Người lao động làm việc theo HĐLĐ có thời hạn Từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (Chỉ tham gia BHXH, bảo hiểm TNLĐ, BNN)
  3. Người lao động là người nước ngoài có: Giấy phép lao động; Chứng chỉ hành nghề; Giấy phép hành nghề.

Hiện chưa có hướng dẫn chi tiết cho đối tượng ở Điểm 2, 3 ở trên, tuy nhiên đây là xu hướng bắt buộc và doanh nghiệp nên có sự chuẩn bị cho việc áp dụng, lập kế hoạch về ngân sách và chi phí nhân sự cho phù hợp và kịp thời. Qui định mới làm phát sinh rất nhiều thắc mắc về các hướng dẫn cụ thể cho các trường hợp như: người lao động nước ngoài không trực tiếp ký kết hợp đồng lao động với một pháp nhân tại Việt Nam hoặc được phân công làm việc tại Việt Nam theo sự điều động của công ty mẹ, quyền lợi và cách tính trong trường hợp người nước ngoài chấm dứt công việc và đi làm trở về quê hương của họ.

Trên thực tế, một số người nước ngoài đến Việt Nam làm việc vẫn giữ bảo hiểm xã hội tại nước mình hoặc tham gia chương trình chăm sóc sức khoẻ tự nguyện. Đối với các trường hợp như vậy, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế theo qui định mới sẽ dẫn đến việc bị đóng trùng bảo hiểm cho người lao động và người sử dụng lao động. Do đó Sẽ cần một khung pháp lý và chính sách minh bạch về quyền hưởng bảo hiểm xã hội khi những người được chuyển nhượng trở về nước sau khi hoàn thành nhiệm vụ tại Việt Nam.

Tuy nhiên,

Dù thế nào, doanh nghiệp bắt buộc phải tuân thủ các qui định của nhà nước trong kinh doanh. Không những tuân thủ mà còn phải tuân thủ chính xác và tối ưu các qui định, từ đó biến việc tuân thủ thành một lợi thế trong kinh doanh. Để quản lý và kiểm soát tỷ lệ các khoản trích theo lương hằng tháng như Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, công đoàn… doanh nghiệp cần phải:

  1. Quản lý hồ sơ nhân viên đầy đủ rõ ràng.
  2. Đăng ký thang bảng lương thích hợp.
  3. Xây đựng qui chế lương, thoả ước lao động tập thể và đăng ký theo qui định.
  4. Soạn thảo các bộ hợp đồng lao động chặt chẽ.
  5. Lập và quản lý bộ chứng từ tính lương, chi trả lương, trích nộp theo lương từng tháng.
  6. Quản lý số liệu và các báo cáo tuân thủ với các cơ quan nhà nước có liên quan.
  7. Thường xuyên cập nhật các qui định mới từ cơ quan nhà nước.

Các chuyên viên thạo nghề của VIVA BCS có thể tư vấn về các khoản trích theo lương của nhân sự, thực thi một phần hoặc trọn vẹn toàn bộ các công việc liên quan, giúp quí khách phòng ngừa, kiểm soát rủi ro và thoát khỏi các sự vụ tốn kém thời gian.

NGOÀI VIỆC QUẢN LÝ CÁC THỦ TỤC TUÂN THỦ, CHÚNG TÔI CÒN THỰC HIỆN CÁC DỊCH VỤ VÀ GIÁ TRỊ CỘNG THÊM

  1. Đánh giá lại hệ sơ đồ tổ chức, qui trình tác nghiệp.
  2. Đánh giá lại qui chế tổ chức điều hành.
  3. Đánh giá lại hệ thống bảng mô tả công việc.
  4. Đánh giá lại hệ thống qui chế chính sách về lao động tiền lương bao gồm Nội qui – kỷ luật lao động, chính sách lương thưởng và phúc lợi, chính sách tuyển dụng – đào tạo – phát triển và khai thác nguồn nhân lực. Cập nhật, lường trước và kiểm soát các chi phí phát sinh liên quan đến lao động tiền lương.
  5. Quĩ lương, quản trị chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương.
  6. Tuân thủ tối ưu về quan hệ lao động theo pháp luật hiện hành.
  7. Chính sách về bảo mật thông tin, chống xung đột lợi ích, qui tắc hành xử…
  8. Văn hóa doanh nghiệp.

CÁCH THỨC VIVA PHỤC VỤ

  1. Tư vấn trực tiếp qua điện thoại cố định và di động, qua thư điện tử – email,
  2. Cung cấp dịch vụ trọn gói, tổ chức nhân sự thực thi trực tiếp tại văn phòng của khách hàng.
  3. Phạm vi dịch vụ được thiết kế theo cách may đo theo phạm vi và mức độ yêu cầu của từng khách hàng, theo từng giai đoạn.

VIVA BUSINESS CONSULTING

VIVA BUSINESS CONSULTING là công ty tư vấn doanh nghiệp được tín nhiệm bởi hằng ngàn khách hàng danh tiếng từ năm 2006. Dịch vụ của VIVA là sự kết hợp đồng thời của: Luật pháp trong kinh doanh – Kế toán và quản lý thuế – Quản trị quan hệ lao động – Tài chính doanh nghiệp – Thủ tục hành chính trong kinh doanh. Năng lực của chúng tôi giúp khách hàng lường trước các rủi ro, tối ưu chi phí, kiến tạo lợi thế kinh doanh.

Chúng tôi liên tục cải tiến và tích hợp năng lực để  tạo ra giá trị gia tăng cho từng khách hàng bằng cách cung cấp các dịch vụ theo cách may đo và độc quyền liên quan đến việc gia nhập thị trường và tuân thủ kinh doanh, giúp giữ tín nhiệm doanh nghiệp theo cách tối ưu, xuyên suốt theo qui định tại Việt Nam.

VIVA  đã phục vụ thành công nhiều ngàn khách hàng là những doanh nghiệp, doanh nhân hàng đầu đến từ các Nhật Bản, Hoa Kỳ, Châu Âu, Singapore, Hongkong, Trung Quốc… dưới các mô hình công ty có vốn đầu tư nước ngoài, Văn phòng đại diện nước ngoài, Chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Chúng tôi đồng thời cung cấp dịch vụ giúp các doanh nghiệp Việt Nam, doanh nhân Việt Nam phát triển kinh doanh theo cách bền vững và tối ưu.

 

BẠN SẼ NHẬN ĐƯỢC

  • Một email và một cuộc gọi từ VIVA Business Consulting

  • Bản cam kết về bảo mật thông tin

  • Buổi tư vấn riêng với các chuyên gia đầu ngành

  • Giải pháp hiệu quả dành cho doanh nghiệp

“Nếu bạn hỏi bất kỳ doanh nhân thành công nào, họ sẽ luôn luôn nói rằng họ đã có một cố vấn tuyệt vời tại một số nơi trên hành trình đã chọn”.

 

 

Xem thêm: