Luật tố tụng dân sự là gì ? Tìm hiểu về luật tố tụng dân sự
Luật tố tụng dân sự là ngành luật trong hệ thống pháp luật, bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong tố tụng dân sự để bảo đảm việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự.
Mục Lục
1. Khái quát chung về luật tố tụng dân sự
Luật tố tụng dân sự là ngành luật có vị trí quan trọng trong hệ thống pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong chương trình đào tạo đại học của Trường Đại học Luật Hà Nội, môn học luật tổ tụng dân sự Việt Nam được xác định là một môn học chuyên ngành cơ bản.
Luật tố tụng dân sự quy định những vấn đề về trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự bảo đảm cho việc giải quyết vụ án dân sự được nhanh chóng, chính xác, công minh và đúng pháp luật, góp phần bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân; giáo dục mọi người ý thức tôn trọng và tự giác tuân theo pháp luật và góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi thực hiện chức năng. Chương V – Kiểm sát việc thi hành án, quy định cụ thế nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi thực hiện công tác kiểm sát thi hành án và trách nhiệm của Toà án nhân dân, Cơ quan thi hành án, Chấp hành viên, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện các yêu cầu của Viện kiểm sát nhân dân.
Chương VI – Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam: Đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng dân sự là các quan hệ xã hội giữa Toà án, Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành án, những người tham gia tố tụng phát sinh trong tố tụng dân sự. Luật tố tụng dân sự điều chỉnh các quan hệ xã hội bằng phương pháp mệnh lệnh và định đoạt.
Nguồn của luật tố tụng dân sự bao gồm: Hiến pháp, Bộ luật dân sự, Bộ luật lao động, Bộ luật tố tụng dân sự, Luật hôn nhân và gia đình, Luật tổ chức Toà án nhân dân, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Pháp lệnh thi hành án dân sự, Pháp lệnh trọng tài thương mại.. Trong đó, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 và Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 là nguồn quan trọng nhất của luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện nay. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 được Quốc hội Khoá XI thông qua tại kì họp thứ 5 ngày 15.6.2004. Việc ban hành Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 đánh dấu bước phát triển mới của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 quy định một cách có hệ thống các nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự; thẩm quyền của Toà án nhân dân; nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự; trình tự và thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự… Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 được Uỷ ban thường vụ Quốc hội khoá XI thông qua ngày 14.01.2004 quy định đối tượng, trình tự, thủ tục và các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự.
2, Khái niệm luật tố tụng dân sự Việt Nam
Quyền và lợi ích của các chủ thể là vấn đề quan trọng, là động lực để các chủ thể tham gia vào các quan hệ xã hội. Tuy ở những mức độ khác nhau nhưng pháp luật của các quốc gia trên thế giới đều công nhận và bảo hộ quyền, lợi ích chính đáng của các chủ thể. Quyền, lợi ích chính đáng của các chủ thể không trái pháp luật được Nhà nước bảo vệ được gọi là quyền, lợi ích hợp pháp.
Xã hội là hệ thống các quan hệ đa dạng và phức tạp. Khi tham gia vào các quan hệ xã hội các chủ thể phải thực hiện đúng các quyền, nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật. Việc một chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quyền, nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật có thể sẽ xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể khác, dẫn đến tranh chấp. Để duy trì trật tự xã hội, Nhà nước thiết lập cơ chế pháp lý bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể. Theo đó, cá nhân, cơ quan, tổ chức hay chủ thể khác có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm có quyền sử dụng các biện pháp do pháp luật quy định để bảo vệ quyền, lợi ích đó như yêu cầu người có hành vi trái pháp luật chấm dứt hành vi trái pháp luật, yêu cầu toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ.
Căn cứ vào Điều 2 Luật tổ chức toà án nhân dân (LTCTAND) năm 2014 thì toà án là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. Toà án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lí, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Bằng hoạt động của mình, toà án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đẩu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác. Do vậy, khi có chủ thể yêu cầu bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của họ trong trường hợp có vi phạm hoặc có tranh chấp thì toà án phải xem xét thụ lí giải quyết để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Các vụ việc phát sinh từ quah hệ pháp luật dân sự, hôn nhân và giầ đình, kinh doanh, thương mại và lao động do toà án giải quyết được gọi là vụ việc dân Sự. Trong đó, đốỉ với những việc có tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa các bên được gọi là vụ án dân sự; đối với những việc không có ữanh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa các bên được gọi là việc dân sự.
Quá trình giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự là quá trình phức tạp, bao gồm nhiều hoạt động khác nhau của toà án, viện kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự, đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chửng, người giám định, người phiên dịch, người định giá tài sản, người thẩm định giá tài sản (sau đây gội chung là người định giá tài sản) và những người có liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân Sự như cá nhân, cơ quan, tổ chức lưu giữ các chứng cứ tài liệu của vụ việc dân sự v.v.. Các chủ thể này tham gia vào quá trình này với những mục đích, động cơ, nhiệm vụ, quyền hạn khác nhau và giữa họ nảy sinh các quan hệ khác nhau như quan hệ giữa toà án, viện kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự với đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch và người liên quan; quan hệ giữa toà án, viện kiểm sật, cơ quan thi hành án dân sự với nhau và quan hệ giữa các đương sự với người liên quan. Để bảo đảm việc giải quyết các vụ việc dân sự và thi hành án dân sự được nhanh chóng, đúng đắn; bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức và lợi ích của Nhà nước, pháp luật quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia vào các quan hệ đó. Trong khoa học pháp lý, trình tự do phàp luật quy định cho việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự được gọi là “tố tụng dần sự”. Hoạt động của các chủ thể nêu trên tiến hành trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật được gọi là hoạt động tố tụng dân sự. Tuy vậy, hiện nay vẫn có ý kiến cho rằng hoạt động thi hành án dân sự không phải là hoạt động tố tụng dân sự vì công tác thi hành án dân sự do cơ quan thi hành án dân sự tổ chức. Căn cứ vào phạm vi điều chỉnh của các bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) do Nhà nước ta đã ban hành thì tố tụng dân sự bao gồm khởi kiện, hoà giải, xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm và thi hành bản án, quyết định của toà án nên thi hành án dân sự phải được coi là một giai đoạn của tố tụng dân sự. Từ đó, tập hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong tố tụng dân sự thành ngành luật được gọi là luật tố tụng dân sự. Từ đó, có thể định nghĩa luật tổ tụng dân sự như sau:
Luật tổ tụng dân sự Việt Nam là một ngành luật trong hệ thống pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gôm hệ thổng các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong tố tụng dân sự để bảo đảm việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự nhanh chóng, đúng đắn bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức và lợi ích của Nhà nước.
3. Đặc điểm của pháp luật tố tụng dân sự hiện nay
– Cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự là tòa án nhân dân, là cơ quan duy nhất có thẩm quyền đặc biệt này. Các tổ chức, cá nhân tham gia phiên tòa phải tuân thủ nội quy phiên tòa và chấp hành án khi đã có hiệu lực.
– Là nội dung được quy định chủ yêu trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
– Các quan hệ pháp luật dân sự được giải quyết tại tòa án chỉ áp dụng trong phạm vi các vụ việc được quy định trong Bộ luật dân sự năm 2015.
4. Các yếu tố cấu thành tố của một quan hệ pháp luật tố tụng dân sự:
– Chủ thể: một bên là cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng bao gồm tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và một bên là các đương sự tham gia tố tụng.
– Nội dung của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự: bao gồm quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng dân sự
– Cách thức giải quyết quan hệ pháp luật tố tụng dân sự: là việc tòa án thực hiện việc tiếp nhận yêu cầu và thực hiện các trình tự thủ tục tố tụng theo quy định.
5. Định hướng cải cách
Nhà nước định hướng cải cách mạnh mẽ các thủ tục tố tụng tư pháp theo hướng dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch, chặt chẽ, nhưng thuận tiện, bảo đảm sự tham gia và giám sát của nhân dân đối với hoạt động tư pháp; bảo đảm chất lượng tranh tụng tại các phiên toà xét xử, lấy kết quả tranh tụng tại toà làm căn cứ quan trọng để phán quyết bản án, coi đây là khâu đột phá để nâng cao chất lượng hoạt động tư pháp…
Mọi vướng mắc liên quan đến hoạt động tố tụng dân sự, Hãy gọi ngay: 1900.6162 để được luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến. Trân trọng cảm ơn!