Luật kinh doanh là gì? (Cập nhật 2023)


Điều 26 Nghị định 44 2016 NĐ Cp

Trong bài viết dưới đây, Công ty Luật ACC xin gửi tới Quý khách hàng thông tin câu trả lời cho câu hỏi “Luật kinh doanh là gì? (Cập nhật 2023)”.Mời quý khách cùng theo dõi..

1.Luật kinh doanh là gì?

Ở Việt Nam, thuật ngữ ” Luật kinh doanh” hay “Pháp luật kinh doanh” được bàn đến vào những năm đầu của thập kỷ 90 thế kỷ XX, trong các đề tài nghiên cứu khoa học và hội thảo khoa học. Theo PGS.TS Lê Hồng Hạnh ” Luật kinh doanh điều chỉnh các quan hệ gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh “. Cũng theo PGS.TS Dương Đăng Huệ, pháp Luật kinh doanh nói một cách nôm na nhất là tổng hợp các văn bản pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình tổ chức hoạt động và giải thể doanh nghiệp. Nội dung của kinh doanh gồm bốn bộ phận cơ bản cấu thành là: pháp luật về các loại hình doanh nghiệp; pháp luật về hành vi kinh doanh; pháp luật về vỡ nợ, phá sản; pháp luật về cơ quan tài phán trong kinh doanh.

Từ những quan niệm trên cho thấy dù quan niệm Luật kinh doanh là ngành luật hay môn học thì nội dung cơ bản của nó cũng chứa đựng hai vấn đề pháp lý cơ bản đó là: pháp luật về hoạt động kinh doanh của các chủ thể kinh doanh và pháp luật về quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh. Suy cho cùng, những vấn đề trong nội dung của Luật kinh doanh cơ bản giống như nội dung cơ bản của luật kinh tế, có chăng chỉ khác về cách thức, mức độ can thiệp (quản lý) bằng pháp luật của các nhà nước đối với hoạt động kinh doanh trong từng thời kỳ lịch sử.

Như vậy, luật kinh doanh là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tổ chức và quản lý kinh tế của Nhà nước và trong quá trình kinh doanh của các chủ thể kinh doanh với nhau.

– Luật kinh doanh trong tiếng anh là Business law

– Định nghĩa Luật kinh doanh trong tiếng anh được hiểu là:

Business law is a combination of legal regulations promulgated by the State, regulating economic relations arising in the process of economic organization and management of the State and in the business process of business entities. joint together.

– Một số từ vựng chuyên ngành khác trong cùng lĩnh vực như:

Một số từ vựng liên quan đến luật kinh doanh trong tiếng Anh:

  • Luật Hiến pháp (tiếng Anh là Constitutional Law)
  • Luật Thương mại (tiếng Anh là Commercial Law hay Law on Commerce)
  • Luật Hình sự (tiếng Anh là Criminal Law)
  • Luật Dân sự (tiếng Anh là Civil Law)
  • Luật Hành Chính (tiếng Anh là Administrative Law)
  • Luật Sở hữu trí tuệ (tiếng Anh là Intellectual Property Law)
  • Luật Đất đai (tiếng Anh là Law on Land)
  • Luật Thuế (tiếng Anh là Tax Law)
  • Luật Thương mại quốc tế (tiếng A nh là International Trade Law)
  • Bộ Luật (tiếng Anh là Code (of Law))
  • Dự thảo luật (tiếng Anh là bill hay proposition)
  • Thông qua luật (tiếng Anh là to pass/to enact a law)
  • Ban hành luật (tiếng Anh là to pass/to approve a law)

2. Đối Tượng Điều Chỉnh Của Luật Kinh Doanh Là Gì?

Là đứa con đẻ của luật kinh tế, những đối tượng mà luật kinh doanh điều chỉnh bao gồm các quan hệ về kinh tế nói chung, kinh doanh nói riêng, gồm 4 nội dung cơ bản gồm nhóm quan hệ kinh tế, nhóm quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh giữa những chủ thể kinh doanh với nhau, nhóm quan hệ kinh tế phát sinh trong nội bộ một số doanh nghiệp và nhóm quan hệ kinh tế phát sinh trong hoạt động tài phát trong các hoạt động phá sản, gây nợ của doanh nghiệp.

3.

Vai trò của luật kinh doanh trong nền kinh tế thị trường hiện nay như thế nào?

Thực tế, trong nền kinh tế tập trung trước năm 1986 ở Việt Nam, luật kinh doanh chính là công cụ pháp lý để nhà nước đẻ nhà nước ghi nhận về tổ chức và hoạt động kinh doanh của các đơn vị quốc doanh và các quan hệ phát sinh để nhà nước ta quản lý các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình xây dựng và thực hiện kế hoạch nhà nước. Tuy nhiên, bước vào nền kinh tế thị trường trong nền kinh tế, luật kinh doanh có sự thay đổi đáng kể để phù hợp với môi trường kinh doanh mới. Trong đó, vai trò của luật kinh doanh cũng ít nhiều bị tác động và biến thể. Nếu như trước đây, luật kinh doanh được hiểu là những quy phạm và thể hiện vị trí quan trọng trong việc đề cao nền kinh tế của nhà nước, tối ưu hóa các chủ trương chính sách thì hiện nay, luật kinh doanh thiên về những hoạt động tự do kinh doanh của cá nhân, giải quyết về những tranh chấp kinh tế cũng như thừa nhận các quyền sáng tạo trong phát triển doanh nghiệp và xây dựng đất nước. Một số vai trò của lớn của luật kinh doanh được thể hiện ở một vài điểm sau đây:

​- Thể chế hóa đường lối, chủ trương chính sách của Đảng thành các quy định pháp lý có tính bắt buộc đối với cá nhân và doanh nghiệp. Nền kinh tế thị trường cho phép các doanh nghiệp cá nhân thỏa sức mua bán và trao đổi những hàng hóa với nhau thậm chí là với những tổ chức nước ngoài nhằm thu lợi nhuận dưới sự quản lý cơ bản của nhà nước. Sự tự do khi hàng rào thuế quan bị bãi bỏ cũng gây ra không ít thách thức cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng đặc biệt là chịu sự cạnh tranh khốc liệt với các doanh nghiệp và sản phẩm ngoại lai. Tiêu biểu có thể kể các sản phẩm từ thị trường Trung Quốc. Sự ô hợp giữa các loại hình kinh tế tư nhân và sự tham vọng kinh doanh, sự lừa đảo, coi nhẹ luật pháp…bắt buộc sự ra đời của luật kinh doanh phải thật mạnh để can thiệp và ảnh hưởng. Tuy không nằm vai trò cốt cán như trước, song luật doanh nghiệp chính là chính là đường bao để các chủ thể doanh nghiệp khác, những cá nhân không được xâm phạm vào quyền kinh doanh của người khác, vừa có thể đảm lợi được lợi ích về mặt kinh doanh cho doanh nghiệp nằm trong khuôn khổ đường lối của Đảng – nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

​- Luật kinh doanh tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp, hình thức kinh doanh để thúc đẩy nền kinh tế

Việc phá bỏ hàng rào thuế quan và tham gia đủ loại hiệp định , cho phép nền kinh tế tư nhân phát triển chính là đông lực để các doanh nghiệp mở rộng các mối quan hệ phát triển với các đối tác khác. Đây là tiền lệ chưa từng có trong nền kinh tế cũ, điều này không tránh khỏi việc vấp phải những khó khăn trong việc hợp tác liên kết giữa các doanh nghiệp liên doanh để đảm bảo được sự thông suốt giữa hai bên, tránh sự chồng chéo về luật, quy định chung về kinh tế giữa các quốc gia.

​-  Luật kinh doanh giải quyết các vấn đề liên quan đến đến tài phán trong kinh doanh, các thủ tục, là văn bản để các cơ quan có thẩm quyền trong giải quyết các vấn đề liên quan , vừa đảm bảo được quyền định đoạt của chủ thể theo nguyên tắc pháp chế của nhà nước.

​- Trong luật kinh doanh quy định các điều kiện và trình tự để giải quyết các thủ tục của doanh nghiệp để đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp cho các doanh nghiệp trong vấn đề vay vốn, mắc nợ, trả nợ vừa đảm bảo được quyền lợi của các bên bị vay và thúc đẩy doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả và trật tự xã hội được đảm bảo. Trong nền kinh tế hiện nay, luật kinh doanh đóng vai trò quan trọng, đây không chỉ là tài liệu để nhà nước đảm bảo, kiểm soát được các hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả, đồng thời trao quyền kiểm soát doanh nghiệp cho chính những chủ thể, hoặc cá nhân trong khuôn mẫu. Từ đó, góp phần đảm bảo được nền kinh tế quốc dân phát triển, doanh nghiệp đi lên bền vững nhờ sự tự chủ, sáng tạo. Hiện tại, với những vai trò quan trọng đó, những vấn đề xoay quanh khái niệm luật kinh doanh là gì, ngành luật kinh doanh học gì và cơ hội nghề nghiệp ra sao là câu hỏi của nhiều học sinh phụ huynh. Vậy cùng tìm hiểu nội dung sau đây để giải mã nhé.

4. Giới thiệu dịch vụ công ty luật ACC

Đến với ACC chúng tôi, Quý khách hàng sẽ được cung cấp những dịch vụ tư vấn tốt nhất với đội ngũ Luật sư dày dặn kinh nghiệm cùng với chuyên viên pháp lý luôn có mặt trên 63 tỉnh/thành phố và đang thực hiện dịch vụ tư vấn pháp lý.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Công ty Luật ACC liên quan đến nội dung “Luật kinh doanh là gì? (Cập nhật 2022)”.  Còn bất cứ thắc mắc gì quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua tổng đài tư vấn hoặc gửi thư về các thông tin dưới đây. Chúng tôi hy vọng nhận được nhiều ý kiến dống góp của quý khách hàng trên cả nước để chung tôi ngày một chuyên nghiệp hơn.

Hotline: 19003330

Zalo: 084 696 7979

Gmail: [email protected]

Website:  accgroup.vn

5/5 – (1216 bình chọn)

✅ Dịch vụ thành lập công ty
⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc

✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh
⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình

✅ Dịch vụ ly hôn
⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn

✅ Dịch vụ kế toán
⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật

✅ Dịch vụ kiểm toán
⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác

✅ Dịch vụ làm hộ chiếu
⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin