Luật đất đai là gì? Nguyên tắc của Luật đất đai, quản lý đất đai?

Khái niệm Luật đất đai? Nguyên tắc của Luật đất đai và quản lý đất đai?

    Có thể thấy, tùy vào từng đói tượng và hoàn cảnh cụ thể để hiểu khái niệm luật đất đai với tư cách là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam hoặc văn bản pháp luật quan trọng nhất trong hệ thống các văn bản pháp luật về đất đai.

    Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

    Căn cứ pháp lý:

    Luật Đất Đai 2013.

    1. Khái niệm Luật đất đai?

    Dưới góc độ là một ngành luật, Luật đất đai trước đây còn có tên gọi là Luật ruộng đất. Cách hiểu như vậy là thiếu chính xác, vì khái niệm “đất đai” hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các loại đất như: nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng, trong mỗi nhóm đất lại được chia thành từng phân nhóm đất cụ thể theo quy định tại Điều 10 Luật đất đai năm 2013. Khái niệm “ruộng đất” theo cách hiểu của nhiều người thường chỉ loại đất nông nghiệp, đất tạo lập nguồn lương thực, thực phẩm nuôi sống con người. Vì vậy, nói Luật ruộng đất tức là chỉ một chế định của ngành luật đất đai, cụ thể là chế độ pháp lí 7 nhóm đất nông nghiệp. Cho nên, không thế có sự đánh đồng giữa nhóm đất nông nghiệp. Cho nên, không thể có sự đánh đồng giữa khái niệm một ngành luật với khái niệm một chế định cụ thể của ngành luật đó.

    Theo cách phân chia ngành luật truyền thống, các ngành luật có đối tượng điều chinh riêng và phương pháp điều chỉnh riêng. Ngành luật đất đai có nhóm quan hệ xã hội chuyên biệt được các quy phạm pháp luật đất đai điều chỉnh và các chủ thể tham gia vào quan hệ đất đai được Nhà nước dùng pháp luật tác động vào cách xử sự của họ với các phương pháp và cách thức khác nhau. Nói tóm lại, ngành luật đất đai có đối tượng và phương pháp điều chỉnh riêng (phần này sẽ được trình bày tại phần II chương này).

    Quan hệ đất đai hiện nay không thể hiện mối quan hệ truyền thống giữa các chủ sở hữu đất đai với nhau mà được xác lập trên cơ sở chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai. Nói cách khác, các quan hệ này xác định trách nhiệm và quyền hạn của Nhà nước trong vai trò người đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lí đất đai. Từ vai trò và trách nhiệm đó, Nhà nước không ngừng quan tâm đến việc bảo vệ, giữ gìn, phát triển một cách bền vững nguồn tài nguyên đất đai cho hiện tại và tương lai. Với đặc trưng cơ bản là xác lập quyền cho người chủ sử dụng đất cụ thế nhằm tránh tình trạng vô chủ trong quan hệ đất đai như trước đây, việc chuyển giao quyền sử dụng cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân là thiên chức cơ bản trong hoạt động của Nhà nước phù hợp với vai trò là người đại diện chủ sở hữu và người quản lí.

    Vì vậy, có thể định nghĩa Luật đất đai với tư cách ngành luật như sau: Luật đất đai là tổng hợp các quy phạm pháp luật mà Nhà nước ban hành nhằm thiết lập quan hệ đất đai trên cơ sở chế độ sở hữu toàn dân về đất đại và sự bảo hộ đầy đủ của Nhà nước đối với các quyền của người sử dụng đất tạo thành một ngành luật quan trọng trong hệ thông pháp luật của Nhà nước ta

    Xem thêm: Tư vấn pháp luật đất đai trực tuyến qua tổng đài điện thoại

    2. Nguyên tắc của Luật đất đai và quản lý đất đai:

    2.1. Các nguyên tắc cơ bản của Luật đất đai:

    Nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu

    Từ Hiến pháp năm 1980 cho đến nay, chế độ sở hữu đất đai ở Việt Nam có sự thay đổi căn bản, từ cho còn tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác nhau, chúng ta đã tiến hành quốc hữu hoá đất đai và xác lập chế độ sở hữu toàn dân về đất đai. Như vậy, ở Việt Nam có sự tách bạch giữa chủ sở hữu và chủ sử dụng trong quan hệ đất đai. Thực ra, ở đây có mối quan hệ khăng khít giữa Nhà nước với tư cách là người đại diện chủ sở hữu đất đai với người sử dụng vốn đất của Nhà nước.

    Đất đai ở Việt Nam trước hết là tài nguyên quốc gia song không vì thế mà Nhà nước không chủ trương xác định giá đất làm cơ sở cho việc lưu chuyển  quyền sử dụng đất trong đời sống xã hội. Đất đai hiện nay được quan niệm là một hàng hoá đặc biệt, được lưu chuyển đặc biệt trong khuôn khổ các quy định của pháp luật. Việc xác định như vậy là phù hợp với xu hướng tập trung tích tụ đất đai vào tay người biết sản xuất, góp phần phân công lại lao động xã hội.

    Nguyên tắc Nhà nước thống nhất quản lí đất đai theo quy hoạch và pháp luật

    Nguyên tắc này được ghi nhận tại Điều 54, Hiến pháp năm 2013 và tại Chương 2 của Luật đất đai năm 2013 thể hiện chức năng của Nhà nước XHCN là người quản lí mọi mặt đời sống kinh tê-xã hội, trong đó có quản lí đất đai. Nhà nước là đại diện chủ sở hữu đất đai, là người xây dựng chiến lược phát triển, quy hoạch sử dụng đất và phê duyệt các chương trình quốc gia về sử dụng, khai thác các nguồn tài nguyên. Một điều rất hiển nhiên là dù nguồn tài nguyên có phong phú, đa dạng đến đâu thì nó vẫn không phải là vô tận mà là đại lượng hữu hạn. Trong khi đó, nhu cầu của xã hội trong việc sử dung đất đai không có xu giảm mà ngày càng tăng.

    Nguyên tắc ưu tiên bảo vệ và phát triển quỹ đất nông nghiệp

    Việt Nam là nước có bình quân đầu người về đất nông nghiệp thuộc loại thấp trên thế giới. Trong khi bình quân chung của thế giới là 4000 m/người thì ở Việt Nam chỉ khoảng 1000 m/người. Là một nước còn chậm phát triển với hơn 70% dân số còn tập trung ở khu vực nông thôn, đất đai là điều kiện sống còn của một bộ phận lớn dân cư. Vì vậy, để bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, đáp ứng nhu cầu về lương thực, thực phẩm cho xã hội thì vấn đề bảo vệ và phát triển quỹ đất nông nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước.

    Từ trước tới nay, các quy định của pháp luật đất đai và các chính sách về nông nghiệp luôn dành sự ưu tiên đối với việc phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Để bảo vệ và mở rộng vốn đất nông nghiệp cần phải xuất phát từ hai phương diện.

    Nguyên tắc sử dụng đất đai hợp lí và tiết kiệm

    Việt Nam tuy vốn đất không lớn, song nhìn vào cơ cấu sử dụng đất hiện nay, khi mà đất chưa sử dụng còn chiếm khoảng 30% diện tích tự nhiên thì có thể nhận xét rằng, chúng ta còn rất lãng phí trong việc khai thác, sử dụng tiềm năng đất đai. Vì vậy, với quá trình phát triển của đất nước, công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cần đi trước một bước tạo cơ sở khoa học cho việc sử dụng đất một cách hợp lí và tiết kiệm.

    Nguyên tắc thường xuyên cải tạo và bồi bỗ đất đai

    Đất đai tự nhiên dưới bản tay lao động và sáng tạo của con người sẽ tạo ra những sản phẩm quan trọng trong đời sống và mảnh đất đó thực sự có giá trị. Nếu so sánh với một mảnh đất không có lao động kết tinh của con người thì mảnh đất đó là hàng hóa không có giá trị. Tuy nhiên, đất đai có đời sống sinh học riêng của nó. Nếu con người tác động với thái độ làm chủ, vừa biết khai thác, vừa cải tạo nó thì đất đai luôn mang lại hiệu quả kết tinh trong sản phẩm lao động của con người. Ngược lại, nếu con người bạc đãi thiên nhiên, tác động vào nó với một cách thiếu ý thức thì kết quả mang lại cho chúng ta nhiều tiêu cực. Vì vậy, việc giữ gìn, bảo vệ nguồn tài nguyên đất nhắc nhở con người biết khai thác nhưng cũng thường xuyên cải tạo và bồi bổ đất đai vì mục tiêu trước mắt và lợi ích lâu dài.

    2.2. Quản lý đất đai:

    Quản lý đất đai được hiểu là quá trình đảm bảo theo luật pháp cho việc sử dụng, phát triển quỹ đất, khai thác lợi nhuận thu được từ đất (thông qua thuế, cho thuê, bán) và giải quyết các tranh chấp liên quan đến đất đai. Đối tượng quản lý đất đai liên quan đến cả 2 đối tượng đất công và đất tư bao gồm các công việc: đo đạc đất đai, đăng ký đất đai, định giá đất đai, giám sát sử dụng, lưu giữ và cập nhật các thông tin đất đai, cung cấp các thông tin đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai. Cụ thể Luật đất đai 2013 quy định như sau:

    “Điều 6. Quản lý nhà nước về đất đai

    1. Nhà nước thống nhất quản lý về đất đai.

    2. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai bao gồm:

    a) Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó;

    b) Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính;

    c) Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất;

    d) Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

    đ) Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất;

    e) Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

    g) Thống kê, kiểm kê đất đai;

    h) Quản lý tài chính về đất đai;

    i) Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản;

    k) Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; 

    l) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai;

    m) Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai;

    n) Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai.

    3. Nhà nước có chính sách đầu tư cho việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai, xây dựng hệ thống quản lý đất đai hiện đại, đủ năng lực, bảo đảm quản lý đất đai có hiệu lực và hiệu quả.”

    Từ nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta trên cơ sở xây dựng chế độ sở hữu toàn dân về đất đai đã luôn quan tâm tới việc quản lí thống nhất vốn đất quốc gia từ trung ương cho tới từng địa phương. Vấn đề quản lí không đơn thuần chỉ là xây dựng, kiện toàn hệ thống cơ quan quản lí đất đai mà quan trọng là nêu được các nội dung quản lí, quy định chặt chẽ về mặt pháp lí các nội dung của nó. Cho nên, nói đến quản lí đất đai một cách tổng quát nhất tức là nêu hai mặt của một vấn đề: hệ thống cơ quan quản lí đất đai và các nội dung của chế độ quản lí nhà nước về đất đai.

    Hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước từ trung ương đến địa phương có vai trò vô cùng to lớn trong việc quán lí mọi mặt đời sống kinh tế-xã hội của đất nước. Trong quản lí đất đai, vai trò to lớn này trước đây chưa được đánh giá một cách đầy đủ và đúng mức. Kế thừa Luật đất đai năm 2003 trong việc quyết định các chính sách của cơ quan quyền lực nhà nước, Luật đất đai năm 2013 xác định rõ thẩm quyền của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương trong việc thực hiện vai trò đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai.