Luật công ty là gì ? Sự ra đời của công ty và Luật Công ty
Nhà luật học Kubler Cộng hoà Liên bang Đức quan niệm rằng: “Khái niệm công ty được hiểu là sự liên kểt của hai hay nhiều cá nhân hoặc pháp nhân bằng một sự kiện pháp lý nhằm tiến hành các hoạt động để đạt một mục tiêu chung nào đó ”. Các nhà luật học đã đưa ra các định nghĩa khác nhau về công ty.
1. Khái niệm chung về công ty, luật công ty
Bộ luật Dân sự cộng hoà Pháp quy định:
“Công ty là một họp đồng thông qua đó hai hay nhiều người thoả thuận với nhau sử dụng tài sản hay khả năng của mình vào một hoạt động chung nhằm chia lợi nhuận thu được qua hoạt động đó ”.
Điều 2 Luật Công ty năm 1990 của Việt Nam tuy không đưa ra một khái niệm chung về công ty, nhưng qua định nghĩa về Công ty cổ phần, công ty TNHH thì:
“Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần… là doanh nghiệp trong đó các thành viên cùng góp vốn, cùng chia nhau lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn của mình góp vào công ty”.
Theo các định nghĩa trên thì công ty có ba đặc điểm cơ bản:
– Sự liên kết của hai hay nhiều cá nhân hoặc tổ chức;
– Sự liên kết được thực hiện thông qua một sự kiện pháp lý (hợp đồng, điều lệ, quy chế);
– Sự liên kết nhằm mục đích chung.
Có nhiều sự liên kết giống công ty nhưng không do Luật Công ty điều chỉnh, ví dụ: Cộng đồng thừa kế, các hiệp hội. Theo khái niệm trên thì sẽ có rất nhiều loại công ty với các mục đích khác nhau, trong đó có các loại công ty thương mại hay công ty kinh doanh là loại phổ biến, ngoài ra, còn có các công ty dân sự. Cách tiếp cận này dựa vào mục đích hoạt động và phân biệt sự điều chỉnh giữa luật dân sự và luật thương mại đôi với hành vi dân sự và hành vi thương mại. Trong giáo trình này chỉ nghiên cứu các công ty thương mại.
Hiểu một cách phổ biến nhất, công ty thương mại là loại công ty do hai hay nhiều người (tổ chức) góp vốn thành lập để kinh doanh lấy lãi chia nhau và cùng nhau chịu rủi ro trong kinh doanh.
Với quan niệm đó, công ty kinh doanh có những đặc điểm cơ bản:
– Sự liên kết của nhiều cá nhân hoặc pháp nhân, sự liên kết này được thể hiện ở hình thức bên ngoài gọi là công ty.
– Các thành viên bỏ ra một số tài sản của mình để góp vào công ty. Đây là điều kiện quan trọng để thành lập công ty. Tuy nhiên, vai trò của vốn góp đôi với các loại công ty là khác nhau.
– Mục đích của việc thành lập công ty là để kinh doanh kiếm lời chia nhau và nếu có rủi ro (thua lỗ) thì cùng nhau gánh chịu.
Mức độ gánh chịu rủi ro sẽ khác nhau tuỳ thuộc vào vốn góp và loại hình công ty.
Như vậy, về thực chất công ty kinh doanh là một loại hình doanh nghiệp có sự liên kết, các bên tham gia có thể là cá nhân, pháp nhân, nó hoàn toàn khác với doanh nghiệp một chủ sở hữu. Các loại hình công ty ra đời, phát triển là sự sáng tạo của các nhà đầu tư nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh, cũng như là hệ quả tất yếu của sự phát triển kinh tế, xã hội trong những giai đoạn lịch sử. Ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội đã có những công ty mà ở đó không có sự liên kết, ví dụ như Công ty TNHH một thành viên, Công ty cổ phần một cổ đông. Trên thực tế, hệ thống pháp luật của một số quốc gia, trong đó có Việt Nam đã thừa nhận công ty TNHH một thành viên, một số quốc gia còn thừa nhận Công ty cổ phần một cổ đông.
Như vậy, nếu quan niệm công ty là sự liên kết giữa hai hay nhiều người cùng góp vốn để cùng kinh doanh có lẽ sẽ không còn chính xác. Thật là khó khi đưa ra một khái niệm chung cho tất cả các loại công ty thương mại vì khái niệm chung không giải quyết được hết những vấn đề thực tiễn. Theo quan điểm của chúng tôi, công ty một thành viên chỉ mang tính cá biệt chứ không phổ biến, hoặc có cũng để giải quyết những tình huống cụ thể. Vì vậy, dấu hiệu “sự liên kết” vẫn là đặc điểm phổ biến, cơ bản của các loại hình công ty thương mại.
2. Sự ra đời của công ty và Luật Công ty
Cũng như các hiện tượng kinh tế khác, công ty ra đời, tồn tại và phát triển trong những điều kiện nhất định. Trong xã hội, khi nền sản xuất hàng hoá đã phát triển đến mức độ nhất định, để mở mang kinh doanh các nhà kinh doanh cần phải có nhiều vốn, để đáp ứng nhu cầu vốn cho kinh doanh, buộc các nhà kinh doanh phải liên kết với nhau. Trên cơ sở vốn và sự tin tưởng lẫn nhau, họ đã liên kết theo những hình thức nhất định và tạo ra mô hình tổ chức kinh doanh mới – công ty kinh doanh.
Mặt khác, khi sản xuất hàng hoá phát triển thì sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt hơn, những doanh nghiệp có vốn đầu tư thấp thường ở vào vị trí bất lợi trong quá trình cạnh tranh. Vì vậy, các nhà kinh doanh phải liên kết với nhau thông qua hình thức gốp vốn để thành lập một doanh nghiệp có vốn lớn, tạo thế đứng vững chắc trên thị trường. Người xưa có câu “buôn tài không bằng dài vốn” chính là sự đúc kết kinh nghiệm kinh doanh từ thực tiễn cuộc sống. Hơn nữa, trong kinh doanh thường gặp rủi ro và để phân chia rủi ro cho nhiều người, các nhà kinh doanh cũng liên kết với nhau để nếu có rủi ro xảy ra thì nhiều người cùng gánh chịu, điều này có lợi hơn so với doanh nghiệp một chủ. Khi hai hay nhiều người cùng góp vốn để thành lập một doanh nghiệp, để tiến hành hoạt động kinh doanh kiếm lời chia nhau thì có nghĩa là họ đã thành lập một công ty. Mô hình liên kết này tỏ ra phù hợp với kinh tế thị trường và hấp dẫn cho những nhà đầu tư, dù họ biết kinh doanh hay không biết kinh doanh, người nhiêu tiền cũng như người ít tiền đều có thể tham gia vào công ty. Vì vậy, mô hình công ty đã được các nhà đầu tư tiếp thu và áp dụng. Có thể khẳng định rằng, sự ra đời của công ty là quy luật khách quan trong nền kinh tế thị trường. Công ty ra đời là kết quả của việc thực hiện nguyên tắc tự do kinh doanh, tự do kết ước và tự do lập hội.
Vào khoảng thế kỉ thứ XIII, ở các thành phố lớn của một số nước châu Âu có điều kiện địa lý thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán, đã xuất hiện các công ty thương mại đối nhân đầu tiên; sang đầu thế kỉ XVII các công ty đối vốn ra đời. Sự ra đời của các công ty kinh doanh kéo theo đó là nhu cầu cần phải có luật lệ về công ty. Lịch sử Luật Công ty gắn liền với các quy định về liên kết, hợp đồng và các quan hệ nợ nần trong luật La Mã. Luật Công ty hiện đại ra đời cùng với thời kì tự do hoá tư bản. Các công ty hoạt động theo luật tư và chịu rất ít sự giám sát của nhà nước. Luật Công ty là “Luật liên kết các cá nhân thông qua một sự kiện pháp lý theo luật tư nhằm đạt mục đích chung đã được xác định”.
Năm 1807, Pháp ban hành Bộ luật Thương mại, thể chế hoá quan điểm tự do hoạt động kinh doanh, sau đó nhiều nước châu Âu đã ban hành luật thương mại. Mặc dù vậy, việc thành lập công ty vẫn cần giấy phép của nhà nước.
Đến 1870, hầu hết các nước đều bãi bỏ thủ tục cấp giấy phép thành lập công ty, nói chung công dân hoàn toàn có quyền tự do thành lập công ty và tự do kinh doanh. Nhà nước chỉ đưa ra các quy định bắt buộc là: các công ty có nghĩa vụ đăng ký theo các quy định của pháp luật, căn cứ vào kết quả thẩm định của các chuyên gia kiểm toán độc lập. Do sự tự do hoá kinh doanh nên đã xảy ra nhiều vụ lừa đảo trong công chúng, đặc biệt là trong thời kì có chiến tranh, vì vậy Nhà nước đã phải hoàn thiện luật lệ về công ty. Đức là một trong những nước ban hành Luật Công ty sớm nhất: năm 1870, ban hành Luật Công ty cổ phần, sau đó được bổ sung, sửa đổi bởi Bộ luật Thương mại 1897, sau này thay thế bằng Luật Công ty cổ phần; từ năm 1937 đến năm 1965, ban hành Luật Công ty cổ phần mới và hiện vẫn có giá trị pháp lý; năm 1892, ban hành Luật Công ty TNHH.
Hiện nay, trên thế giới về cơ bản tồn tại hai hệ thống pháp luật công ty, hệ thống luật công ty lục địa (châu Âu) chịu ảnh hưởng luật công ty của Đức và hệ thống luật công ty Anh – Mỹ.
Tóm lại: Luật Công ty thuộc về luật tư, sự phát triển của nó gắn liền với lịch sử phát triển thương mại. Luật Công ty là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hay thừa nhận điều chỉnh những quan hệ phát sinh trực tiếp trong quá trình thành lập, tổ chức, quản lý, hoạt động, phát triển và kết thúc hoạt động của công ty.
Năm 1990, tại Oxolo – Na Uy, ba giải Nobel về kinh tế đã được trao cho ba nhà nghiên cứu về công ty (Hary Markowitz, Trường Đại học tổng hợp New York; William Sharpe, Trường Đại học tổng hợp Sandíbrd và Miller, Trường Đại học tổng hợp Chicago). Điều đó cho thấy, công ty và Luật Công ty có tầm quan trọng như thế nào trong đời sống kinh tế. Khi nói đến kinh tế thị trường hiện đại ngày nay không thể không nói đến công ty và theo đó là Luật Công ty.
3. Quá trình phát triển luật công ty tại Việt Nam
Ở Việt Nam, Luật Công ty ra đời muộn và chậm phát triển. Mặc dù hoạt động thương mại đã có từ lâu và trong lịch sử hoạt động thương mại được điều chỉnh bằng thông lệ thương mại. Do Việt Nam là thuộc địa của Pháp nên có thời kì luật thương mại của Pháp được áp dụng vào từng vùng lãnh thổ khác nhau trên đất nước. Luật lệ về công ty có thể được quy định lần đầu tại Việt Nam trong “Dân luật được thi hành tại các toà Nam án – Bắc kì” năm 1931, trong đó có nói về “hội buôn”. Đạo luật này chia các công ty (hội buôn) thành hai loại: “Hội người” và “Hội vốn”. Trong hội người chia thành hội hợp danh (công ty hợp danh); hội hợp tư (công ty hợp vốn đơn giản) và hội đồng lợi. Trong hội vốn chia thành hội vô danh (Công ty cổ phần) và hội hợp cổ (công ty hợp vốn đơn giản cổ phần). Trong đạo luật này không có công ty TNHH. Năm 1944, chính quyền Bảo Đại xây dựng Bộ luật Thương mại Trung phần. Năm 1972, chính quyền Sài Gòn ban hành Bộ luật Thương mại Việt Nam cộng hoà, trong đó có quy định về công ty. Ở Việt Nam thời Pháp thuộc xuất hiện nhiều loại công ty dưới hình thức hội. Luật Công ty ở Việt Nam gắn liền với Luật Dân sự và Luật Thương mại.
Từ sau 1954, đất nước chia làm hai miền, do đó có hai hệ thống pháp luật khác nhau, ở miền Bắc tiến hành xây dựng nền kinh tế theo mô hình kế hoạch tập trung với hai thành phần kinh tế chủ yếu là quốc doanh và tập thể. Nhà nước thành lập các xí nghiệp quốc doanh (sau này gọi là doanh nghiệp nhà nước, thực chất là công ty TNHH một thành viên nhà nước). Trong nền kinh tế kế hoạch tập trung, thuật ngữ công ty được sử dụng cho các đơn vị kinh tế chuyên hoạt động ừong lĩnh vực thương nghiệp, dịch vụ để phân biệt với các đơn vị kinh tế chuyên sản xuất (gọi là nhà máy, xí nghiệp). Khái niệm công ty ở đây không được hiểu theo bản chất pháp lý mà được hiểu theo lĩnh vực kinh doanh, cứ kinh doanh frong lĩnh vực dịch vụ thì gọi là công ty, ví dụ: Công ty vận tải hành khách, công ty lương thực, công ty bách hoá, công ty xuất nhập khẩu… Trong bối cảnh đó, công ty hiểu theo bản chất pháp lý không tồn tại cả về phương diện tư duy lý luận cũng như trong thực tiễn và tất yếu cũng không có Luật Công ty.
Từ năm 1986, Việt Nam đề ra đường lối xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Với chính sách kinh tế đó đã tạo điều kiện về kinh tế, pháp lý cho các công ty ra đời. Ngày 21/12/1990, Quốc hội đã thông qua Luật Công ty. Qua hơn 8 năm áp dụng, bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, Luật Công ty dần dần bộc lộ nhiều thiếu sót về nội dung, chưa theo kịp sự phát triển của nền kinh tế. Ngày 12/6/1999, Quốc hội đã thông qua Luật Doanh nghiệp trên cơ sở “sáp nhập Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân” để thay thế cho Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1990. Luật này cũng đã được thay thế bởi Luật Doanh nghiệp năm 2005 và ngày 26/11/2014, Quốc hội đã thông qua Luật Doanh nghiệp mới thay cho Luật Doanh nghiệp năm 2005. Như vậy, trong vòng 24 năm, Việt Nam đã 4 lần thay đổi Luật Công ty, qua đó cho thấy vị trí, vai trò quan trọng của Luật Công ty đối với sự phát triển của nền kinh tế.
Luật Công ty năm 1990 là văn bản luật chứa đựng có hệ thống các quy phạm pháp luật quy định về những điều kiện và trình tự thành lập, đăng kí kinh doanh, tổ chức và hoạt động, giải thể, phá sản với hai loại hình công ty chủ yếu là công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần.
Luật công tyđược Quốc hội Khoá VIII, kì họp thứ 8 thông qua ngày 21.12.1990, có hiệu lực từ ngày 45.4.1991, được Quốc hội Khoá IX, kì họp thứ Š sửa đổi, bổ sung một số điều ngày 22. 6.1994.
Đối tượng điều chỉnh của Luật là địa vị pháp lý của hai loại hình công ty: công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần. Ngoài việc quy định chung về quyền và nghĩa vụ, những điều kiện và thủ tục thành lập, đăng ký kinh doanh, giải thể, phá sản,
Luật công ty còn quy định các dấu hiệu cơ bản để phân biệt hai loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; về quy chế thành viên; tổ chức và quản lý, về chế độ góp vốn và chế độ tài chính trong từng loại hình công ty nói trên xử với lí do người lao động gia nhập, hoạt động công đoàn.
Luật công đoàn năm 1990 quy định rõ quyền và trách nhiệm của tổ chức công đoàn trong các cơ
Phạm vi điều chỉnh: ngoài việc quy định về công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần, Luật công ty đã ghi nhận các nguyên tắc cơ bản nhất của nền kinh tế thị trường là: tự do kinh doanh, tự do giao lưu kinh tế; Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp, lợi ích chính đáng của các nhà kinh doanh; Nhà nước công nhận sự tồn tại và phát triển lâu dài của chủ thể kinh doanh, thừa nhận sự bình đẳng trước pháp luật của mọi loại hình doanh nghiệp.
Hoàn cảnh ra đời: Đại hội Đẳng toàn quốc lần thứ VI (năm 1986) mở ra thời kì đổi mới toàn diện đất nước, trước hết có sự đổi mới về cơ cấu kinh tế và cơ chế quản lí kinh tế, chuyển nền kinh tế nước ta sang vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới, nhiều chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước ta cũng có sự thay đổi phù hợp. Trong bối cảnh đó, ngày 21.12.1990, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật công ty. Luật công ty ra đời bước đầu đã tạo cơ sở pháp lí cần thiết cho sự phát triển một loại hình doanh nghiệp mới, đó là công ty, tạo điều kiện thuận lợi cho những người có tài sản đầu tư vào kinh doanh, thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ các tầng lớp dân cư vào kinh doanh; là cơ sở pháp lí cho các hoạt động liên kết, hợp tác kinh doanh trên nhiều phương diện khác nhau của nền kinh tế.
Bố cục và nội dung cơ bản: Luật công ty gồm 46 điều, được chia thành 6 chương, mỗi chương đều có tên gọi phản ánh nội dung của chương và các điều luật quy định trong chương đó.
Chương Ì – Những quy định chung, gồm 13 điều, quy định về điều kiện của các chủ thể có quyền góp vốn đầu tư tham gia thành lập các loại hình công ty; quy định quyền của các thành viên khi tham gia công ty; chế độ góp vốn; quy mô và phạm vi kinh doanh của công ty; nghĩa vụ của công ty trong quá trình hoạt động kinh doanh; những ngành nghề không được kinh doanh…
Chương II có 11 điều, quy định về thủ tục, trình tự, điều kiện thành lập, đăng kí kinh doanh, giải thể, phá sản công ty. Trình tự, thủ tục phá sản công ty thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản. Chương IIl gồm 5 điều, quy định về tổ chức và hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn trong đó quy định cụ thể về chế độ góp vốn, đặt tên công ty, quá trình hoạt động, các trường hợp gọi thêm vốn hoặc kết nạp thêm thành viên mới.
Chương IV có 14 điều, quy định về tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần, troD1ã đó có các quy định riêng về thành lập công ty cổ phần, quy chế phát hành cổ phiếu, trái phiếu, vai trò của đại hội cổ đông, hội đồng quản trị, hoạt động của các kiểm soát viên công ty…
Chương V gồm 2 điều, quy định về xử lí vi phạm những trường hợp không thực hiện đúng hoặc cố tình làm trái quy định của Luật công ty.
Chương VI – Điều khoản thi hành. Nhìn chung, mặc dù được ra đời trong giai đoạn đầu phát triển về kinh tế thị trường ở Việt Nam, song về cơ bản, Luật công tyvới các quy định nền tảng có nhiều điểm tương đồng với pháp luật về công ty của một số nước trên thế giới… Tuy nhiên, ở các nước, công ti còn chịu sự điều chỉnh của Bộ luật dân sự hoặc Luật thương mại, một số hoạt động của công ty còn phải công khai trên công báo.
Luật công ty năm 1990 ở Việt Nam có hiệu lực đến năm 1999 thì được thay thế bởi Luật doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình gần 10 năm tổn tại, nó đã góp phần to lớn vào việc phát triển loại hình công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn (gần 20 nghìn công ty được thành lập và hoạt động trên phạm vi cả nước), thúc đẩy quá trình xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở Việt Nam, đưa lại sự tăng trưởng kinh tế nhất định của đất nước.
Hiện nay, VIệt Nam đang áp dụng luật doanh nghiệp năm 2020 để điều chỉnh mối quan hệ pháp lý này.
Công ty luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)