Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 58/2014/QH13 mới nhất 2022
Giới thiệu toàn văn và link tải về Luật bảo hiểm xã hội qua các thời kỳ. Tiêu biểu là Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 số 58/2014/QH13 mới nhất 2022. Luật bảo hiểm xã hội 2014 là Luật bảo hiểm xã hội mới nhất, có hiệu lực thi hành năm 2022.
Tham khảo thêm Luật bảo hiểm xã hội năm 2006 (Đã hết hiệu lực) và bị thay thế bởi Luật bảo hiểm xã hội năm 2014.
Hiện tại, Luật bảo hiểm xã hội 2014 là Luật bảo hiểm xã hội mới nhất, hiện đang có giá trị hiệu lực tại Việt Nam. Đây cũng là Luật bảo hiểm xã hội mới nhất năm 2022 tại Việt Nam!
Đường dây nóng tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội trực tuyến: 1900.6568
1. Tóm tắt Luật bảo hiểm xã hội 2014 mới nhất năm 2022:
LUẬT
BẢO HIỂM XÃ HỘI
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Quốc hội ban hành Luật bảo hiểm xã hội.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Xem thêm: Tư vấn luật bảo hiểm xã hội, tổng đài tư vấn bảo hiểm xã hội Việt Nam
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội; quyền và trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội, tổ chức đại diện tập thể lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động; cơ quan bảo hiểm xã hội; quỹ bảo hiểm xã hội; thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội và quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
Xem thêm: Luật sư tư vấn lĩnh bảo hiểm xã hội một lần trực tuyến miễn phí
đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
2. Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.
3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
4. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.
Xem thêm: Mức đóng, tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội năm 2022: BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ
5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội.
Các đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều này sau đây gọi chung là người lao động.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
2. Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
3. Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
4. Quỹ bảo hiểm xã hội là quỹ tài chính độc lập với ngân sách nhà nước, được hình thành từ đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và có sự hỗ trợ của Nhà nước.
Xem thêm: Tư vấn các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hiểm xã hội
5. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
6. Thân nhân là con đẻ, con nuôi, vợ hoặc chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng của người tham gia bảo hiểm xã hội hoặc thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.
7. Bảo hiểm hưu trí bổ sung là chính sách bảo hiểm xã hội mang tính chất tự nguyện nhằm mục tiêu bổ sung cho chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội bắt buộc, có cơ chế tạo lập quỹ từ sự đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động dưới hình thức tài khoản tiết kiệm cá nhân, được bảo toàn và tích lũy thông qua hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Các chế độ bảo hiểm xã hội
1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
Xem thêm: Luật sư tư vấn cấp lại sổ bảo hiểm xã hội trực tuyến miễn phí
d) Hưu trí;
đ) Tử tuất.
2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a) Hưu trí;
b) Tử tuất.
3. Bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định.
Điều 5. Nguyên tắc bảo hiểm xã hội
1. Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội.
Xem thêm: Lương tham gia bảo hiểm xã hội là gì? Cách tính tiền lương đóng BHXH 2022?
2. Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn.
3. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.
4. Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch; được sử dụng đúng mục đích và được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần, các nhóm đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.
5. Việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội.
Điều 6. Chính sách của Nhà nước đối với bảo hiểm xã hội
1. Khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội.
2. Hỗ trợ người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
3. Bảo hộ quỹ bảo hiểm xã hội và có biện pháp bảo toàn, tăng trưởng quỹ.
Xem thêm: Lĩnh bảo hiểm xã hội một lần được bao nhiêu tiền? Cách tính mức hưởng?
4. Khuyến khích người sử dụng lao động và người lao động tham gia bảo hiểm hưu trí bổ sung.
5. Ưu tiên đầu tư phát triển công nghệ thông tin trong quản lý bảo hiểm xã hội.
Điều 7. Nội dung quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội
1. Ban hành, tổ chức thực hiện văn bản pháp luật, chiến lược, chính sách bảo hiểm xã hội.
2. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội.
3. Thực hiện công tác thống kê, thông tin về bảo hiểm xã hội.
4. Tổ chức bộ máy thực hiện bảo hiểm xã hội; đào tạo, tập huấn nguồn nhân lực làm công tác bảo hiểm xã hội.
5. Quản lý về thu, chi, bảo toàn, phát triển và cân đối quỹ bảo hiểm xã hội.
Xem thêm: Điều kiện, mức hưởng, hồ sơ thủ tục hưởng bảo hiểm xã hội một lần
6. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo hiểm xã hội; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội.
7. Hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội.
Điều 8. Cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.
2. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.
4. Bảo hiểm xã hội Việt Nam tham gia, phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) thực hiện quản lý về thu, chi, bảo toàn, phát triển và cân đối quỹ bảo hiểm xã hội.
5. Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trong phạm vi địa phương theo phân cấp của Chính phủ.
Xem thêm: Mẫu giấy xác nhận đang tham gia đóng bảo hiểm xã hội mới nhất 2022
Điều 9. Hiện đại hóa quản lý bảo hiểm xã hội
1. Nhà nước khuyến khích đầu tư phát triển công nghệ và phương tiện kỹ thuật tiên tiến để quản lý, thực hiện bảo hiểm xã hội.
2. Đến năm 2020, hoàn thành việc xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu điện tử về quản lý bảo hiểm xã hội trong phạm vi cả nước.
Điều 10. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về bảo hiểm xã hội
1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển bảo hiểm xã hội.
2. Xây dựng chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội; trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản pháp luật về bảo hiểm xã hội.
3. Xây dựng và trình Chính phủ chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội.
4. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Xem thêm: Công thức tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần? Nghỉ việc bao lâu nhiêu được nhận BHXH một lần?
5. Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội.
6. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm xã hội, trừ quy định tại khoản 2 Điều 11 của Luật này.
7. Trình Chính phủ quyết định biện pháp xử lý trong trường hợp cần thiết để bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng về bảo hiểm xã hội của người lao động.
8. Thực hiện công tác thống kê, thông tin về bảo hiểm xã hội.
9. Tổ chức tập huấn, đào tạo về bảo hiểm xã hội.
10. Tổ chức nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội.
11. Hằng năm, báo cáo Chính phủ về tình hình thực hiện bảo hiểm xã hội.
2. Tải về toàn văn Luật bảo hiểm xã hội năm 2006:
Click để tải về: Luật bảo hiểm xã hội năm 2006
Xem thêm: Mẫu giấy uỷ quyền lấy sổ bảo hiểm xã hội mới nhất năm 2022
LUẬT
BẢO HIỂM XÃ HỘI
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;
Luật này quy định về bảo hiểm xã hội.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội; quyền và trách nhiệm của người lao động, của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội; tổ chức bảo hiểm xã hội; quỹ bảo hiểm xã hội; thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội và quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.
Xem thêm: Hồ sơ, trình tự thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động mới nhất năm 2022
Luật này không áp dụng đối với bảo hiểm y tế, bảo hiểm tiền gửi và các loại bảo hiểm mang tính kinh doanh.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;
b) Cán bộ, công chức, viên chức;
c) Công nhân quốc phòng, công nhân công an;
d) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân;
đ) Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn;
Xem thêm: Sổ bảo hiểm xã hội là gì? Giải thích nội dung và các từ viết tắt trong sổ bảo hiểm xã hội?
e) Người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động.
Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng với người sử dụng lao động quy định tại khoản 4 Điều này.
Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là người sử dụng lao động quy định tại khoản 2 Điều này có sử dụng từ mười lao động trở lên.
Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động, không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội.
Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau đây gọi chung là người lao động.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Xem thêm: Mất tờ rời của bảo hiểm xã hội ở công ty cũ phải làm thế nào?
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
Bảo hiểm xã hộilà sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Bảo hiểm xã hội bắt buộclà loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
Bảo hiểm xã hội tự nguyệnlà loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động tự nguyện tham gia, được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình để hưởng bảo hiểm xã hội.
Người thất nghiệplà người đang đóng bảo hiểm thất nghiệp mà bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng chưa tìm được việc làm.
Thời gian đóng bảo hiểm xã hộilà thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
Mức lương tối thiểu chunglà mức lương thấp nhất do Chính phủ công bố ở từng thời kỳ.
Thân nhânlà con, vợ hoặc chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng của người tham gia bảo hiểm xã hội; người khác mà người tham gia bảo hiểm xã hội phải chịu trách nhiệm nuôi dưỡng.
Xem thêm: Thời gian đóng bảo hiểm xã hội bao lâu để được hưởng chế độ thai sản?
Điều 4. Các chế độ bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm các chế độ sau đây:
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Hưu trí;
đ) Tử tuất.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện bao gồm các chế độ sau đây:
Xem thêm: Mẫu phiếu giao nhận hồ sơ bảo hiểm xã hội qua bưu điện mới nhất
a) Hưu trí;
b) Tử tuất.
Bảo hiểm thất nghiệp bao gồm các chế độ sau đây:
a) Trợ cấp thất nghiệp;
b) Hỗ trợ học nghề;
c) Hỗ trợ tìm việc làm.
Điều 5. Nguyên tắc bảo hiểm xã hội
Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội.
Xem thêm: Cấp lại phần tờ rời ghi nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội
Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp được tính trên cơ sở tiền lương, tiền công của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập do người lao động lựa chọn nhưng mức thu nhập này không thấp hơn mức lương tối thiểu chung.
Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý thống nhất, dân chủ, công khai, minh bạch, được sử dụng đúng mục đích, được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần của bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm thất nghiệp.
Việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội.
Điều 6. Chính sách của Nhà nước đối với bảo hiểm xã hội
Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội.
Nhà nước có chính sách ưu tiên đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội và các biện pháp cần thiết khác để bảo toàn, tăng trưởng quỹ. Quỹ bảo hiểm xã hội được Nhà nước bảo hộ, không bị phá sản.
Lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội được miễn thuế.
Xem thêm: Điều kiện, trình tự, thủ tục rút bảo hiểm xã hội một lần mới nhất
Điều 7. Nội dung quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội
Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội.
Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Thực hiện công tác thống kê, thông tin về bảo hiểm xã hội.
Tổ chức bộ máy thực hiện bảo hiểm xã hội; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực làm công tác bảo hiểm xã hội.
Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo hiểm xã hội; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội.
Xem thêm: Thông tin trung tâm Bảo hiểm xã hội thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương
Điều 8. Cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.
Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.
Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trong phạm vi địa phương theo phân cấp của Chính phủ.
Điều 9. Hiện đại hoá quản lý bảo hiểm xã hội
Nhà nước khuyến khích đầu tư phát triển công nghệ và phương tiện kỹ thuật tiên tiến để bảo đảm áp dụng phương pháp quản lý bảo hiểm xã hội hiện đại.
Chính phủ quy định cụ thể việc áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý bảo hiểm xã hội.
Xem thêm: Thủ tục chốt lại sổ bảo hiểm xã hội khi bị thiếu thời gian tham gia bảo hiểm
Điều 10. Thanh tra bảo hiểm xã hội
Thanh tra lao động – thương binh và xã hội thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về bảo hiểm xã hội.
Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra chuyên ngành về bảo hiểm xã hội được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.
Điều 11. Quyền và trách nhiệm của tổ chức công đoàn
Tổ chức công đoàn có các quyền sau đây:
a) Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội;
b) Yêu cầu người sử dụng lao động, tổ chức bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin về bảo hiểm xã hội của người lao động;
c) Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Xem thêm: Doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động có phải đóng bảo hiểm xã hội không?
Tổ chức công đoàn có các trách nhiệm sau đây:
a) Tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội đối với người lao động;
b) Kiến nghị, tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội;
c) Tham gia kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Điều 12. Quyền và trách nhiệm của đại diện người sử dụng lao động
Đại diện người sử dụng lao động có các quyền sau đây:
a) Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội;
b) Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Xem thêm: Hợp đồng cộng tác viên 12 tháng có phải đóng bảo hiểm xã hội không?
Đại diện người sử dụng lao động có các trách nhiệm sau đây:
a) Tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội đối với người sử dụng lao động;
b) Kiến nghị, tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội;
c) Tham gia kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật về bảo hiểm xã hội.
3. Các điểm mới của Luật bảo hiểm xã hội 2014:
Luật bảo hiểm xã hội 2014 đã được ban hành nhưng chưa có hiệu lực đã có thêm những bổ sung và thay đổi so với Luật bảo hiểm xã hội năm 2006.
Luật sư tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến miễn phí qua điện thoại: 1900.6568
Luật bảo hiểm xã hội 2014 đã bổ sung thêm 03 đối tượng bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội so với Luật bảo hiểm xã hội 2006:
+) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;( điểm g khoản 1 điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014)
+) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;( điểm h khoản 1 điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014)
+) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.( điểm i khoản 1 điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014).
Ngoài ra ,bảo hiểm xã hội tự nguyện cũng được thay đổi, không khống chế tuổi trần, hạ mức sàn thu nhập làm căn cứ đóng, đa dạng các phương thức đóng. Đặc biệt, Nhà nước sẽ có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cho một số đối tượng.
Chính sách của Nhà nước đối với bảo hiểm xã hội:
Tại điều 6 của Luật bảo hiểm xã hôi 2014 đã tăng chính sách của nhà nước đối với bảo hiểm xã hội lên thêm một số trường hợp so với Luật bảo hiểm xã hội 2006:
+) Khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội.
+) Hỗ trợ người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
+) Bảo hộ quỹ bảo hiểm xã hội và có biện pháp bảo toàn, tăng trưởng quỹ.
+) Khuyến khích người sử dụng lao động và người lao động tham gia bảo hiểm hưu trí bổ sung.
+) Ưu tiên đầu tư phát triển công nghệ thông tin trong quản lý bảo hiểm xã hội.
Từ đây có thể thấy được sự quan tâm của Nhà nước đối với bảo hiểm xã hội.
Các hành vi bị nghiêm cấm:
Tại điều 17 của Luật bảo hiểm xã hội 2014 cũng đã bổ sung thêm các hành vi bị cấm so với điều 14 của Luật bảo hiểm xã hội 2006
+) Chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
+) Chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
+) Truy cập, khai thác trái pháp luật cơ sở dữ liệu về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
Tăng mức trợ cấp ốm đau:
Luật bảo hiểm xã hôi 2014 đã có những thay đổi về mức trợ cấp ốm đau so với Luật bảo hiểm xã hội 2006 như: Mức hỗ trợ ốm đau dài ngày tăng lên 50% thay vì 45% (tại điểm c khoản 2 diều 28 đối với Luật bảo hiểm xã hội 2014 và điều 25 đối với Luật bảo hiểm xã hội 2006)
Sửa đổi quy định mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.( tại khoản 3 điều 29 Luật bảo hiểm xã hội 2014 và khoản 2 điều 26 Luật bảo hiểm xã hội 2006)
Chế độ thai sản
Luật bảo hiểm xã hội 2014 đã bổ sung thêm một số đối tượng áp dụng chế độ thai sản so với Luật bảo hiểm xã hội 2006 được quy định tại điều 30 của Luật bảo hiểm xã hội 2014.
+) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương
+) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân.
Như vậy qua một số điểm mới trên việc ban hành Luật bảo hiểm xã hội 2014 đã cho thấy Nhà nước càng ngày càng quan tâm đến vấn đề bảo hiểm xã hội như: thay đổi chế độ thai sản, tăng mức trợ cấp ốm đau, chính sách của Nhà nước……