Luật Hôn nhân và Gia đình – Đối tượng và phương pháp điều chỉnh

Rate this post

Luật Hôn nhân và Gia đình là một ngành luật trong hệ thống pháp luật nước ta, thực hiện điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực hôn nhân gia đinh. Cũng như các ngành luật khác, Luật hôn nhân gia đình cũng có đối tượng và phương pháp điều chỉnh riêng.

Luật hôn nhân gia đình là gì?Luật hôn nhân gia đình là gì?

Luật Hôn nhân và Gia đình là gì?

Hôn nhân là gì?

Hôn nhân là một hiện tượng xã hội có tính giai cấp. Theo Luật Hôn nhân và Gia đình, hôn nhân là mối liên kết giữa nam và nữ (nhà nước không thừa nhận hôn nhân đồng giới) theo nguyên tắc hoàn toàn bình đẳng, tự do ý chí và bảo đảm các điều kiện sau: chung sống trọn đời và xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc. Cụ thể, Điều 3 khoản 1 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 định nghĩa: “Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn”.

Gia đình là gì?

Gia đình là một thiết chế xã hội, trong đó những người có quan hệ ruột thit với nhau (hoặc đặc biệt là cùng chung sống). Gia đình là một phạm trù biến đổi lịch sử phản ánh văn hóa của con người và thời đại. Gia đình là trường học đầu tiên xác lập mối quan hệ biện chứng với toàn xã hội.

Gia đình là tập hợp những người ràng buộc với nhau bằng hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng, giữa họ có phát sinh nghĩa vụ và quyền lợi phát sinh theo luật.

Khái niệm Luật Hôn nhân và Gia đình

Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam quy định những nguyên tắc cơ bản của hệ thống hôn nhân và gia đình và trách nhiệm của công dân, nhà nước và xã hội trong việc xây dựng, củng cố hệ thống hôn nhân và gia đình Việt Nam. Điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh từ các sự kiện như kết hôn, ly hôn, nhận con nuôi, khai sinh, giám hộ, cấp dưỡng, v.v … giữa vợ chồng, cha mẹ và con, ông bà và cháu, anh chị em và các thành viên khác trong gia đình. 

Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam có nhiệm vụ thiết lập, hoàn thiện và bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình tiến bộ, xây dựng chuẩn mực pháp luật về hành vi của các thành viên trong gia đình, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình, kế thừa và phát huy những truyền thống đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam, nhằm xây dựng gia đình thịnh vượng, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững.

Ngoài ra, ngành luật này còn có quan hệ mật thiết đến mọi người dân trong nước và cả nòi giống Việt Nam ta. Chính nhờ đạo luật ấy mà ngày nay gái trai đã thật sự bình quyền, gia đình mới thật sự hạnh phúc.

Đối tượng điều chỉnh của luật hôn nhân gia đình

Đối tượng điều chỉnh chủ yếu của các quy định của Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam là các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, đặc biệt là quan hệ về nhân thân và tài sản giữa vợ với gia đình, chồng, cha mẹ, con cái và những người cùng huyết thống.

Đối tượng điều chỉnh của luật hôn nhân gia đìnhĐối tượng điều chỉnh của luật hôn nhân gia đình

Đối tượng điều chỉnh của ngành luật này có các đặc điểm sau đây:

  • Quan hệ nhân thân là tập hợp các quan hệ chi phối, mang tính quyết định nhất trong quan hệ hôn nhân và gia đình Việt Nam.

  • Tình cảm gắn bó giữa các chủ thể là đặc điểm cơ bản của quan hệ hôn nhân và gia đình.

  • Quyền và nghĩa vụ hôn nhân và gia đình gắn liền với nhân thân của mỗi chủ thể, không thể chuyển giao cho người khác.

  • Quyền và nghĩa vụ trong quan hệ hôn nhân và gia đình có tính lâu dài và bền vững.

  • Các quyền và nghĩa vụ về tài sản trong quan hệ hôn nhân và gia đình không có tính chất đền bù, ngang giá.

Phương pháp điều chỉnh của luật hôn nhân và gia đình

Phương pháp điều chỉnh của luật hôn nhân và gia đình là những biện pháp, phương pháp tác động, căn cứ vào luật hôn nhân và gia đình để điều chỉnh các quan hệ xã hội.

Đặc điểm của các quan hệ xã hội được quy định trong Luật hôn nhân và gia đình là quan hệ giữa các chủ thể được liên kết bằng các yếu tố như tình cảm, huyết thống, dạy dỗ, gia đình có phương pháp điều chỉnh linh hoạt, mềm dẻo. Hầu hết các văn bản pháp luật về hôn nhân và gia đình không quy định các chế tài.

Phương pháp điều chỉnh của ngành luật này mang những đặc điểm sau:

  • Trong quan hệ hôn nhân và gia đình, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể luôn tương ứng với nhau. Đồng thời, chủ thể tham gia quan hệ hôn nhân và gia đình vừa có quyền vừa phải thực hiện nghĩa vụ. Vì vậy, trong pháp luật luôn quy định chủ thể có “quyền và nghĩa vụ”.

  • Khi thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình thì các chủ thể phải phải xuất phát từ lợi ích chung của gia đình.

  • Những quyền và nghĩa vụ mà pháp luật đã quy định thì các chủ thể  sẽ không được phép bằng sự tự thỏa thuận để làm thay đổi nó.

  • Các quy phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình có quan hệ mật thiết với các chuẩn mực đạo đức, phong tục, tập quán, lý trí của xã hội.