Luật Doanh nghiệp tiếng Anh là gì? Enterprise Law là gì?

Đối với những ngành liên quan tới kinh tế, kinh doanh, luật…cụm từ luật doanh nghiệp không còn xa lạ. Tuy nhiên rất nhiều người chưa biết luật doanh nghiệp tiếng Anh là gì. Trong nội dung bài viết dưới đây. Luật Minh Khuê xin gửi tới bạn đọc bài viết Luật doanh nghiệp tiếng anh là gì? Mời các bạn cùng theo dõi.

1. Luật doanh nghiệp là gì?

Luật doanh nghiệp là một văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Quy định cụ thể về các điều kiện thành lập doanh nghiệp và các loại hình doanh nghiệp được hoạt động tại Việt Nam, tổ chức và hoạt động của các loại công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân.

 Luật doanh nghiệp quy định chi tiết việc thành lập, tổ chức và quản lý các loại hình doanh nghiệp. Đồng thời quy định quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp, việc giải thể doanh nghiệp. Phạm vi áp dụng của luật này là đối với các doanh nghiệp và cơ quan, tổ chức thực hiện các công việc liên quan đến doanh nghiệp.

 

2.  Luật doanh nghiệp tiếng Anh là gì?

Trong Tiếng Anh Luật doanh nghiệp có tên gọi là Enterprise Law, có định nghĩa:

Enterprise law is a legal document promulgated by a competent state agency specifying conditions for establishing types of enterprises, organizations and activities of limited liability companies and companies partnerships, joint stock companies, private enterprises.

The Law on Enterprises detail the establishment, organization anh management of types of enterprises, rights and obligation of enterprises and dissolution of enterprises. This law is applicable to businesses, agencies anh organizations performing work related to enterprises.

 

3.  Một số từ vựng và cụm từ tiếng Anh liên quan đến Luật doanh nghiệp

+ Common law: thông luật

+ International Law: luật quốc tế

+ Bylaws: điều lệ, quy tắc

+ Franchise: nhượng quyền thương mại

+ Complaint: khiếu kiện

+ Damages: khoản đền bù thiệt hại

+ Unfair business: kinh doanh gian lận

+ Contract: hợp đồng

+ Regulation: quy tắc

+ Adminisstrative Law: luật hành chính

+ Fiduciary: người được uỷ thác

 + The company’s charter is estabished based on the agreement of its member and is built on the basis of the Enterprise Law. (Điều lệ của công ty được thành lập dựa trên sự thoả thuận của các thành viên trong công ty và được xây dựng trên cơ sở Luật doanh nghiệp).

+ When enterprises dissolve, they must follow the order and procedures precribed in the Enterprises Law. (Khi doanh nghiệp giải thể phải tuân theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật doanh nghiệp).

+ The enterprise will be dissolved in accordance with the Law on Enterprises in the case when the time of operation stated in the company’s charter expires. (Doanh nghiệp sẽ bị giải thể theo quy định của Luật doanh nghiệp trong trường hợp khi đã kết thúc thời gian hoạt động được ghi trong điều lệ công ty).

+ Organization and individuals wishing to establish an enterprise need to comply with the conditions prescribed in the Enterprise Law. (Tổ chức, cá nhân khi muốn thành lập doanh nghiệp cần tuân theo các điều kiện theo quy định của Luật doanh nghiệp).

+ The dissolution dossier must contain all the documents required by the Enterprise Law such as notice of enterprise dissolution.( Hồ sơ giải thể doanh nghiệp phải có đầy đủ các giấy tờ theo quy định của Luật doanh nghiệp như thông báo giải thể doanh nghiệp.

+ The types of businesses prescribed by the current corporate law are limited liability compaies, joint stok companies, partnerships, and private enterprises.( Các loại hình doanh nghiệp theo quy định của luật doanh nghiệp hiên nay là công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân).

 + Subject governed by the Enterprise Law (Các đối tượng chịu sự điều chỉnh của Luật doanh nghiệp).

 

 4. Một số điểm mới trong luật doanh nghiệp sửa đổi

– Luật Doanh nghiệp 2020 đã bỏ hộ kinh doanh khỏi sự điều chỉnh của Luật doanh nghiệp và có văn bản luật riêng giành cho đối tượng này.

– Luật doanh nghiệp 2020 bổ sung thêm nhiều đối tượng không được thành lập, quản lý doanh nghiệp bao gồm các đối tượng sau:

+ Người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi

+ Công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam (trừ những người được cử làm đại diện theo quỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp).

+ Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.

– Với Luật doanh nghiệp 2020 không cần thông báo mẫu dấu trước khi sử dụng, luật còn quy định cụ thể dấu công ty bao gồm dấu được làm tại các cơ sở khắc dấu hoặc dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch chữ ký số.

Theo đó doanh nghiệp được quyết định loại dấu, quyết định số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.

– Bổ sung quy định về chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết:

Cổ phần phổ thông được dùng làm tài sản cơ sở để phát hành chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết được gọi là cổ phần phổ thông cơ sở. Chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết có lợi ích kinh tế và nghĩa vụ tương ứng với cổ phần phổ thông cơ sở, trừ quyền biểu quyết.

– Bỏ trường hợp giải thể khi bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Tại điểm d khoản 1 Điều 207 Luật doanh nghiệp 2020 quy định cụ thể:

“Doanh nghiệp bị giải thể trong trường hợp bị thu hồi giấy chứng nhận doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật quản lý thuế có quy định khác”.

Tại điểm g khoản 1 và khoản 2 Điều 125 Luật quản lý Thuế 2019 quy định:

“1. Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bao gồm:

g) Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

2. Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế quy định tại khoản 1 điều này chấm  dứt hiệu lực kể từ khi tiền thuế nợ được nộp đủ vào ngân sách nhà nước.”

Như vậy khi bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đảm bảo các biện pháp cưỡng chế hành chính về thuế thì doanh nghiệp không bị giải thể.

– Bỏ quy định về thời hạn sở hữu cổ phần phổ thông, trong luật doanh nghiệp sửa đổi đã loại bỏ quy định cổ đông hoặc nhóm cổ đông phải sở hữu cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất 6 tháng để bảo đảm việc thực hiện các quyền của cổ đông không làm ảnh hưởng tới việc điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của doanh nghiệp. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 5% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty có các quyền của cổ đông phổ thông.

– Luật Doanh Nghiệp 2020 kế thừa quy định về nghĩa vụ của cổ đông phổ thông đồng thời bổ sung thê nghĩa vụ: “Bảo mật các thông tin được công ty cung cấp theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật, chỉ sử dụng thông tin được cung cấp để thực hiện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, nghiêm cấm phát tán hoặc sao, gửi thông tin được công ty cung cấp cho tổ chức, cá nhân khác.

– Khi tạm ngừng kinh doanh cần thông báo trước ba ngày, luật doanh nghiệp 2020 sửa đổi đã rút ngắn thời gian báo trước khi tạm ngừng kinh doanh từ chậm nhất 15 ngày xuống chỉ còn 3 ngày làm việc. Theo đó: Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là ba ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.

Trên đây là một số thông tin giải thích về Luật doanh  nghiệp Tiếng anh cùng một số kiến thức liên quan mà Luật Minh Khuê muốn gửi tới bạn đọc. Hi vọng đó là những thông tin hữu ích giành cho bạn.