Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hiện hành đang quy định khái niệm người tiêu dùng gồm cả cá nhân và các tổ chức

Luật hiện hành đang quy định khái niệm người tiêu dùng gồm cả cá nhân và các tổ chức. Chủ tịch Quốc hội cho rằng khi thay đổi quy định này cần đánh giá kĩ hơn về đặc thù của Việt Nam, thực tiễn áp dụng pháp luật của Việt Nam. Trong bối cảnh pháp luật đang bảo vệ cả tổ chức và cả cá nhân mà quyền lợi người tiêu dùng còn bị xâm phạm thì việc đề xuất bỏ đi một chủ thể quan trọng và rất khá phổ biến đối với Việt Nam thì có nên hay không?

Tiếp tục Chương trình Phiên họp thứ 20, ngày 15/02, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải kết luận nội dung UBTVQH cho ý kiến về một số vấn đề còn ý kiến khác nhau Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sửa đổi.

Ảnh quochoi.vnLuật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hiện hành đang quy định khái niệm người tiêu dùng gồm cả cá nhân và các tổ chức. Ảnh quochoi.vn.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra đã chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, tiếp thu đầy đủ, toàn diện ý kiến của các đại biểu Quốc hội trong Kỳ họp thứ 4, hoàn thiện hồ sơ, báo cáo tương đối đầy đủ, chi tiết, rõ ràng.

Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp với các cơ quan hữu quan rà soát, tiếp thu, giải trình đầy đủ các ý kiến của các đại biểu Quốc hội, ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, hoàn thiện hồ sơ dự án Luật xin ý kiến Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách, lấy ý kiến các Đoàn ĐBQH cùng một số cơ quan hữu quan, đảm bảo chất lượng dự án Luật trình Quốc hội.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường chủ trì phối hợp với cơ quan soạn thảo, cơ quan hữu quan nghiên cứu tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, hoàn thiện các tài liệu theo quy định; chuẩn bị Hồ sơ xin ý kiến Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách, các cơ quan hữu quan, tổng hợp đầy đủ các ý kiến tham gia để tiếp tục hoàn thiện dự thảo luận, hoàn thiện báo cáo giải trình, tiếp thu, gửi xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội bằng văn bản để hoàn chỉnh hồ sơ dự án Luật trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 5.

Về các vấn đề xin ý kiến, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, đối với khái niệm, Luật hiện hành đang quy định khái niệm người tiêu dùng gồm cả cá nhân và các tổ chức. Do đó, Chủ tịch Quốc hội cho rằng khi thay đổi quy định này cần đánh giá kĩ hơn về đặc thù của Việt Nam, thực tiễn áp dụng pháp luật của Việt Nam. Trong bối cảnh pháp luật đang bảo vệ cả tổ chức và cả cá nhân mà quyền lợi người tiêu dùng còn bị xâm phạm thì việc đề xuất bỏ đi một chủ thể quan trọng và rất khá phổ biến đối với Việt Nam thì có nên hay không.

Theo đó, cần làm rõ căn cứ để lựa chọn, thực tiễn thi hành pháp luật theo đặc thù của Việt Nam, tính hiệu quả và khả thi, bảo vệ tốt nhất quyền lợi của người tiêu dùng và thúc đẩy phát triển một cách lành mạnh kinh tế – xã hội của đất nước. Từ những phân tích trên, Chủ tịch Quốc hội cho biết thiên về phương án trình Quốc hội xem xét để chấp nhận quy định như hiện hành. Ảnh quochoi.vnChủ tịch Quốc hội nhấn mạnh khi tập trung bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì nghĩa vụ, trách nhiệm gắn theo được quy định như thế nào để bảo đảm ngang bằng trong quyền và nghĩa vụ bảo vệ, các chủ thể người tiêu dùng, người sản xuất hay phân phối cũng đều ngang bằng, bình đẳng với nhau trước pháp luật. Ảnh quochoi.vn.

Về một số vấn đề khác, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh khi tập trung bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì nghĩa vụ, trách nhiệm gắn theo được quy định như thế nào để bảo đảm ngang bằng trong quyền và nghĩa vụ bảo vệ, các chủ thể người tiêu dùng, người sản xuất hay phân phối cũng đều ngang bằng, bình đẳng với nhau trước pháp luật. Do đó không được làm phương hại đến quyền nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác có liên quan và nhất là vấn đề chi phí tuân thủ pháp luật. Do đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị cần tiếp tục rà soát, xem xét lại các nguyên tắc, các quan điểm lớn đã đặt ra khi trình xây dựng dự án luật này.

Liên quan đến Điều 5 dự thảo Luật, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, đây cũng là vấn đề cần xin ý kiến; đồng thời cần rà soát lại một số quy định có vẻ như đã đưa thêm những điều kiện ràng buộc vượt ra ngoài khuôn khổ cần thiết, thậm chí là vượt ra ngoài khuôn khổ pháp luật tạo thêm gánh nặng tuân thủ pháp luật cho người sản xuất và nhà phân phối. Đây là nhóm quy định cần rà soát để báo cáo sâu với Quốc hội để xem xét và quyết định.

Chủ tịch Quốc hội chỉ rõ, tại Điều 39 về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh với người tiêu dùng trong các giao dịch trên không gian mạng dường như dự án luật này đang giao quá nhiều nghĩa vụ vượt ra ngoài phạm vi của các tổ chức này,  có những quy định trùng lặp với nghĩa vụ của các tổ chức và cá nhân bán hàng về chi phí tuân thủ pháp luật, tạo thêm gánh nặng không cần thiết và chưa chắc đã khả thi. Do đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị rà lại khoản 2 Điều 39 và toàn bộ Chương II về trách nhiệm tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng. 

Chỉ rõ những vấn đề tại Điều 39, Điều 36, Điều 18 hay Điều 21, Chủ tịch Quốc hội đề nghị rà soát theo hướng đó không tạo thêm những gánh nặng chi phí vô lý và phải bảo đảm ngang bằng với quyền lợi và không được phương hại đến lợi ích của người cung cấp hàng hóa sản phẩm, dịch vụ. 

Bên cạnh đó, Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý các thành viên trong Chính phủ cần cho ý kiến thống nhất trước khi báo cáo sang Quốc hội tránh tình trạng khi đã có văn bản của Chính phủ nhưng lại có phát biểu khác.

PV (lược ghi)