Lựa chọn sản phẩm trọng điểm trong ngành cơ khí
Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, để có chỗ đứng trong chuỗi giá trị toàn cầu, về mặt khách quan thì ngành cơ khí Việt Nam cần được đổi mới từ cơ chế, chính sách đến công nghệ.
Hiện nay, theo báo cáo của Hiệp hội DN Cơ Khí Việt Nam, tổng giá trị sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được 32,5% nhu cầu của thị trường tiêu dùng. Trong khi đó, mục tiêu đề ra lúc đầu là 45 – 50% nhu cầu sản xuất trong nước từ năm 2010. Theo chủ tích Hiệp hội DN Cơ Khí Việt Nam: sau 20 năm phát triển thì trình độ công nghệ thiết bị sản xuất cơ khí của Việt Nam vẫn còn lạc hậu so với thế giới, phần lớn là do việc tổ chức doanh nghiệp, quản lý sản xuất cũng như nghiên cứu phát triển chưa chuyên nghiệp, chỉ mới ở trình độ công nghệ 2.0.
Theo một số chuyên gia, nguyên nhân khiến ngành cơ khí Việt Nam tụt hậu là do tình trạng đầu tư tự phát yếu kém của các doanh nghiệp trong nghiên cứu thị trường. Hơn nữa, quản lý sản xuất, thiết bị công nghệ yếu kém dẫn đến các sản phẩm cơ khí vẫn chủ yếu là gia công kết cấu thép và khả năng thiết kế chế tạo máy vẫn chưa đủ sức cạnh tranh với quốc tế.
Trước những điểm nghẽn khiến ngành cơ khí Việt Nam dậm chân tại chỗ, phát triển ì ạch thì nhiều doanh nghiệp ngành cơ khí đề xuất nên tập trung lựa chọn sản phẩm cơ khí trọng điểm thay vì một lúc nhiều chủng loại. Các tập đoàn công nghiệp lớn nên quan tâm đầu tư cho nhân lực và thiết bị sản xuất cơ khí của mình. Có như vậy, doanh nghiệp cơ khí Việt Nam mới có cơ hội bứt phá, tạo nên bước phát triển lớn mạnh trong tương lai.
Trong giai đoạn đầu, chúng ta có thể tập trung ưu tiên vào lĩnh vực chế tạo nguyên liệu đầu vào, giúp chủ động hơn về nguyên liệu và tăng tỷ lệ nội địa hóa. Dần dần, liên kết với các doanh nghiệp lớn trên toàn thế giới tiếp nhận công nghệ để chúng ta có thể chế tạo và sản xuất ra những sản phẩm mang thương hiệu chính mình.
Bài viết liên quan
-
“Bông hoa” ngành cơ khí