Lữ hành là gì? Tìm hiểu về lữ hành và kinh doanh lữ hành?

Lữ hành là gì? Tìm hiểu về kinh doanh lữ hành? Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành? Cách thức để kinh doanh du lịch lữ hành thành công?

    Trong bối cảnh nền kinh tế đang phát triển một cách mạnh mẽ như hiện nay và cùng với đó là sự hội nhập giữa các quốc gia về nhiều lĩnh vực khác nhau từ đó cũng đã kéo theo đó là sự bùng nổ của ngành du lịch. Khi nhắc đến du lịch thì thông thường chúng ta sẽ nói đến khái niệm lữ hành. Thuật ngữ lữ hành là một cụm từ vô cùng quen thuộc và cụm từ này cũng được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau đưa ra khái niệm lữ hành là gì? Tìm hiểu về lữ hành và kinh doanh lữ hành?

    Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

    1. Lữ hành là gì?

    Lữ hành được hiểu cơ bản chính là một hoạt động du lịch với mục đích chính đó là để thực hiện các chuyến đi cho các chủ thể từ nơi này đến nơi khác thông qua cách sử dụng những phương tiện khác nhau và xuất phát từ những lí do khác nhau, không nhất thiết là các chủ thể sẽ cần phải quay trở lại điểm xuất phát ban đầu.

    Lữ hành trong giai đoạn hiện nay có vai trò cũng như có mục đích chính đó là để thực hiện thực hiện những chuyến đi, hành trình cho các chủ thể là những khách du lịch trong nước và nước ngoài từ nơi này qua nơi khác bằng việc thực hiện nhiều phương tiện khác nhau.

    Ngoài cách hiểu cụ thể được nêu bên trên, lữ hành cũng có thể hiểu theo một cách khác, lữ hành cũng có nghĩa là các chủ thể sẽ thực hiện những chuyến đi chơi xa và chuyến đi chơi đó có thể không nhất thiết cần phải ấn định thời gian quay trở về, bên cạnh đó thì cũng không quay trở lại điểm xuất phát.

    Một cách hiểu đơn giản khác về lữ hành thì đây được hiểu chính là hoạt động kinh doanh của ngành du lịch khi căn cứ vào các tính chất trọn gói đã bao gồm các vấn đề như: khách sạn, ăn uống, di chuyển, các dịch vu chơi giải trí… Hiện nay các công ty dịch vụ thông thường cũng sẽ giới hạn theo hình thức trọn gói.

    Theo Khoản 3 Điều 3 Luật du lịch giải thích như sau: “Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch và cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có liên quan đến du lịch.”

    Du lịch lữ hành trên thực tế cũng không giống với những chuyến đi có hoạch định trước về thời gian trở về mà du lịch lữ hành thông thường sẽ mang tính chất dài hơn. Du lịch lữ hành cũng giống như một chuyến du lịch xa của các chủ thể là những khách bộ hành. Các chủ thể cũng sẽ có thể bắt gặp cụm từ du lịch lữ hành xuất hiện khá nhiều trên nhiều phương tiện truyền thông hay các công ty du lịch trong cuộc sống hàng ngày.

    Kết quả mà các chủ thể nhận được của mỗi chuyến đi hay lịch trình cụ thể cho một chuyến du lịch lữ hành sẽ được xem là sản phẩm cụ thể, hay chúng ta có thể nói chính xác hơn đó chính sản phẩm lữ hành chính là các chương trình du lịch mà công ty du lịch tổ chức liên quan đã lên kế hoạch từ trước đó. Sản phẩm lữ hành trên thực tiễn thì nó cũng phụ thuộc phần lớn vào nhu cầu cung ứng của các chủ thể là những khách hàng khi các chủ thể đó muốn đi đâu, khi nào và trong khoảng thời gian là bao lâu cũng như lựa chọn phương tiện di chuyển sao cho phù hợp.

    Trên thực tế hiện nay cũng sẽ có khá nhiều các yếu tố nhằm từ đó để có thể tạo nên một sản phẩm lữ hành như tính pháp luật, kinh tế và nội dung. Tuy nhiên thực chất thì để tạo nên một sản phẩm lữ hành sẽ phụ thuộc nhiều yếu tố hơn vào những người học ngành quản trị du lịch hay các công ty muốn tổ chức tour trọn gói cần có những hiểu biết sâu sắc để các sản phẩm lữ hành không ngừng ra đời dưới nhiều phương thức khác nhau nhằm có thể phục vụ cho nhu cầu khám phá hay đi du lịch của mỗi người.

    Xem thêm: Đại lý kinh doanh du lịch – Quyền và nghĩa vụ

    2. Tìm hiểu về kinh doanh lữ hành:

    Ta hiểu hoạt động kinh doanh lữ hành chính là viêc thực hiện các khâu tổ chức nghiên cứu thị trường và thực hiện bán thành quả thu hoạch nghiên cứu đó dưới hình thức trung gian hay gián tiếp cho các văn phòng đại diện tổ chức. Khái niệm kinh doanh lữ hành cũng có những sự liên quan mật thiết đến các công ty và doanh nghiệp tổ chức các dịch vụ du lịch.

    Quy trình của một hoạt động kinh doanh lữ hành bao gồm các nội dung cơ bản như sau:

    – Thứ nhất: Nghiên cứu thị trường và thiết kế chương trình du lịch:

    Nghiên cứu thị trường và thiết kế chương trình du lịch chính là việc thực hiện nghiên cứu sở thích, thị hiếu, nhu cầu, đặc điểm tiêu dùng, quỹ thời gian nhàn dỗi và khả năng thanh toán của các chủ thể là những đối tượng du khách. Căn cứ trên cơ sở đó, các chủ thể cũng sẽ tiến hành tổ chức các chương trình du lịch nhằm mục đích có thể đáp ứng nhu cầu của tập hợp các chủ thể là những khách hàng mà doanh nghiệp lựa chọn.

    Việc thực hiện tổ chức chương trình du lịch phải tuân thủ theo các bước như sau:

    + Bước 1: Các chủ thể sẽ cần thu thập đầy đủ thông tin về tuyến điểm tham quan và phong tục tập quán cũng như những thông tin có liên quan khác.

    + Bước 2: Sơ đồ hóa một tuyến du lịch (cụ thể đó là cần phải lên kế hoạch và lịch trình chi tiết về các tuyến điểm, độ dài tour, điểm xuất phát, phương tiện vận chuyển và các dịch vụ ăn uống, nghỉ ngơi.)

    + Bước 3: Định giá chương trình du lịch (Các chủ thể sẽ cần phải căn cứ vào tổng chi phí của chương trình du lịch cụ thể là bao nhiêu: chi phí cố đinh, chi phí biến đổi và lợi nhuận dự kiến. Mức giá trọn gói sẽ cần phải đảm bảo được tính đúng và đủ để nhằm mục đích sẽ có thể từ đó giúp trang trải các chi phí bỏ ra.)

    + Bước 4: Các chủ thể sẽ cần phải viết bản mô tả cho chương trình du lịch (ứng với mỗi chương trình phải có một bản thuyết minh mô tả nhằm mục đích để nêu lên được giá trị của điểm du lịch và chất lượng tuyến đi cụ thể.)

    – Thứ hai: Thực hiện quảng cáo và tổ chức bán tour:

    Sau khi các chủ thể đã xây dựng và xác định giá của một chương trình tour du lịch. Doanh nghiệp đó sẽ cần tiền hành quảng cáo và chào bán tour đó. Thực tế thì mỗi doanh nghiệp sẽ có những cách thức khác nhau để thực hiện việc quảng cáo. Tuy nhiên thì các doanh nghiệp đó về cơ bản vẫn sẽ vẫn cần tập trung vào nội dung chính của tour.

    Quảng cáo có ý nghĩa cũng như vai trò quan trọng và cần thiết nhằm mục đích sẽ khơi dậy nhu cầu giúp các chủ thể là những nhân viên kinh doanh có thể dễ dàng thuyết phục được những khách hàng lựa chọn, đặt tour của doanh nghiệp mình.

    Các phương tiện quảng cáo phổ biến được sử dụng mà chúng ta có thể kể đến như: Quảng cáo trên các ấn phẩm, phương tiện truyền thông, mạng xã hội, diễn đàn du lịch, website du lịch,…

    – Thứ ba: Tổ chức thực hiện chương trình du lịch:

    Trong giai đoạn tổ chức thực hiện chương trình du lịch này bao gồm các hoạt động cụ thể như sau: Tổ chức tham quan; Vui chơi giải trí; Mua sắm; Bố trí ăn ở, đi lại và nhiều hoạt động cụ thể khác.

    – Thứ tư: Thanh toán hợp đồng:

    Sau khi đã kết thúc chương trình, doanh nghiệp lữ hành sẽ phải cần tiến hành làm thủ tục thanh toán hợp đồng đối với khách hàng dựa trên cơ sở quyết toán tài chính và giải quyết các vấn đề phát sinh còn tồn tại.

    Xem thêm: Mức xử phạt hành vi vi phạm quy định về kinh doanh lữ hành

    3. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành:

    Luật Du lịch 2017 được ban hành và cũng có rất nhiều những quy định mới về kinh doanh lữ hành, đặc biệt đối với dịch vụ kinh doanh lữ hành nội địa. Theo quy định của Luật Du lịch 2017, điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa như sau:

    – Để được kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa doanh nghiệp phải được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

    – Để được kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa doanh nghiệp phải ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng;

    – Chủ thể là người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành; trong trường hợp chủ thể đó tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.

    Các doanh nghiệp cần phải đáp ứng các điều kiện trên sẽ được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa. Như vậy, Luật Du lịch 2017 đã giữ nguyên quy định đối tượng kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa phải là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Bên cạnh đó thì đã bổ sung điều kiện mới phải ký quỹ tại ngân hàng. Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa quy định cụ thể mức ký quỹ đối với doanh nghiệp lữ hành nội địa.

    Theo quy định cụ thì chủ thể là người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa sẽ cần phải có thời gian ít nhất 03 năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành thì hiện nay các chủ thể này sẽ cần đáp ứng điều kiện về chứng chỉ chuyên môn. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đã đưa ra quy định chi tiết về chủ thể là người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành; nội dung đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa. Luật Du lịch năm 2017 cũng đã bãi bỏ điều kiện phải có phương án kinh doanh lữ hành nội đia, có chương trình du lịch cho khách du lịch nội địa.

    Xem thêm: Vi phạm quy định về kinh doanh đại lý lữ hành phạt thế nào?

    4. Cách thức để kinh doanh du lịch lữ hành thành công:

    Ta hiểu rằng, du lịch là một hoạt giải trí của con người nhằm mục đích chính đó là có thể nghỉ dưỡng, tham quan. Để cho hoạt động kinh doanh du lịch hiệu quả các chủ thể sẽ cần có kế hoạch cụ thể đưa ra chiến lược quảng bá thương hiệu cùng dịch vụ sản phẩm.

    – Các chủ thể cần có các kiến thức về địa điểm du lịch:

    Nhằm mục đích có thể kinh doanh du lịch tốt thì bên cạnh việc phải yêu ngành nghề ra thì vấn đề bổ sung thêm kiến thức về những đia điểm du lịch đối với các doanh nghiệp được cho là không thể thiếu. Các chủ thể cần hiểu rõ về các di tích, thiên nhiên, ẩm thực,… tại các địa điểm du lịch thì các chủ thể đó mới tự tin tư vấn cho khách hàng của mình.

    Nếu các đối tượng là khách hàng có thể cảm nhận được những giá trị mà các chủ thể truyền đạt thì có khả năng cao là đối tượng là khách hàng đó sẽ sử dụng dịch vụ tour bên bạn. Từ đó, doanh thu của doanh nghiệp cũng sẽ tăng lên, việc đầu tư, phát triển tour cung nhanh chóng hơn rất nhiều.

    – Các chủ thể cần có các kiến thức về khách hàng:

    Hiểu được khách hàng thì doanh nghiệp mới bán được hàng. Đây chính là câu nói bất di bất dịch đối với người làm kinh doanh. Các chủ thể sẽ cần nắm rõ được thông tin về khách hàng của mình và từ những cơ sở này, các chủ thể cũng sẽ có thể đưa ra được những gợi ý, lời tư vấn phù hợp. Khi đã hiểu được nhu cầu của các đối tượng khách hàng, các doanh nghiệp cũng sẽ từ đó mà lấy được sự tín nhiệm và ỷ lại lớn từ họ. Đây được xem là một mẹo trong kinh doanh du lịch.

    – Các chủ thể cần có kỹ năng giao tiếp:

    Kỹ năng giao tiếp là yếu tố quan trọng. Việc trau dồi và rèn luyện kỹ năng giao tiếp sẽ không chỉ dừng lại ở các chủ thể là những tư vấn viên, nhân viên kinh doanh, nhà quản lý, nếu muốn thuyết phục các đối tượng là khách hàng sử dụng dịch vụ của mình thì kỹ năng giao tiếp được đánh giá chính là chìa khóa chủ chốt để nhằm từ đó có thể gợi nên nhu cầu du lịch cho khách hàng.

    Bên cạnh đó, các chủ thể khi muốn kinh doanh trong lĩnh vực du lịch thành công thì thị trường bán tour trực tuyến trong giai đoạn hiện nay chắc hẳn cũng sẽ mang lại những cơ hội, lượng lớn các đối tượng khách hàng. Đồng thời thị trường bán tour trực tuyến cũng sẽ giúp các chủ thể  kết nối được lượng lớn khách hàng đó với doanh nghiệp. Một website du lịch đẹp chuyên nghiệp cũng chính là một trong số những công cụ không thể thiếu khi các doanh nghiệp muốn tiến xa hơn trong lĩnh vực này.