Lttctt 1-CHƯƠNG 4 LÃI SUẤT – CHƯƠNG 4: LÃI SUẤT 1. Khái niệm lãi suất: Lãi suất (Interest Rate) là – Studocu
Mục Lục
CHƯƠNG 4: LÃI SUẤT
1. Khái niệm lãi suất:
Lãi suất (Interest Rate) là tỷ lệ phần trăm mà người cho vay tính trên số tiền họ
đã cho vay. Về cơ bản, lãi suất là chi phí của việc vay tiền. Khi một người, ngân hàng
hoặc tổ chức tài chính khác cho vay tiền, họ thường mong đợi được bù đắp cho khoản
tiền bị mất trong thời gian cho vay. Bởi vì họ có thể sử dụng số tiền đó cho việc khác,
chẳng hạn như mua sắm, chi tiêu cho mục đích cá nhân hoặc đầu tư để kiếm nhiều tiền
hơn. Khoản bồi thường đó được gọi là lãi suất và lãi suất là bao nhiêu sẽ đến hạn cho
mỗi kỳ của khoản vay.
Hiểu theo cách thông dụng, tỷ lệ phần tăng lên thêm so với số tiền gốc ban đầu
gọi là lãi suất. Lãi suất là giá cả của quyền sử dụng vốn vay trong một thời gian nhất
định mà người sử dụng vốn phải trả cho người sở hữu vốn. Lãi suất được thể hiện bằng
phần trăm trên vốn gốc, thường được tính theo năm hoặc các kỳ hạn như 3 tháng, 6
tháng…
2. Đặc điểm của lãi suất:
– Lãi suất được phát sinh chủ yếu trong các hợp đồng vay tài sản
– Lãi suất không được phát sinh một cách độc lập, nó chỉ phát sinh do thoả thuận của
các bên sau khi đã thoả thuận được số vay gốc: Bản chất của lãi suất là một tỉ lệ nhất
định mà bên vay phải trả cho bên cho vay dựa vào số tiền vay gốc trong một thời hạn
nhất định. Do đó, sẽ không thể có tỉ lệ đó nếu như không tồn tại số tiền gốc mà các bên
thoả thuận được trong hợp đồng vay tài sản.
– Lãi suất được tính dựa trên số vay gốc và thời hạn vay (thời gian vay) : Lãi suất tỉ lệ
thuận với vốn gốc và thời hạn vay. Do đó, tương ứng với số nợ gốc nhiều hay ít, thời
hạn vay dài hay ngắn mà các bên có thể thoả thuận mức lãi suất cho phù hợp.
3. Các công thức tính lãi suất:
– Cách tính lãi suất gửi tiết kiệm không kỳ hạn:
Số tiền lãi = Số tiền gửi x lãi suất (%/năm) x số ngày thực gửi/
Ví dụ:
A gửi tiết kiệm 50 triệu đồng không kỳ hạn tại ngân hàng có mức lãi suất là 3%/năm.
Thời điểm Khách hàng rút số tiền gửi đó là 06 tháng (180 ngày). Cách tính lãi suất
ngân hàng cho tiền gửi tiết kiệm trong trường hợp này như sau:
Tiền lãi = 50 triệu x 3% x 180/360 = 750 đồng
Như vậy, sau 06 tháng gửi tiết kiệm không kỳ hạn, A sẽ nhận được số tiền lãi là
750 đồng.
– Cách tính lãi suất gửi tiết kiệm có kỳ hạn:
Cách tính lãi suất ngân hàng cho trường hợp này như sau:
Số tiền lãi theo ngày = Số tiền gửi x lãi suất (%năm) x số ngày gửi/360.
Hoặc:
Số tiền lãi theo tháng = Số tiền gửi x lãi suất (%năm)/12 x số tháng gửi.
Ví dụ:
B gửi tiết kiệm 50 triệu đồng với kỳ hạn 1 năm tại Ngân hàng có mức lãi suất là
7%/năm. Đến kỳ hạn 1 năm, B có thể rút số tiền đã gửi ra. Cách tính lãi suất ngân hàng
cho số tiền tiết kiệm trong trường hợp này như sau:
Số tiền lãi = 50 triệu x 7% = 3,5 triệu đồng
Nếu đăng ký gói gửi kỳ hạn 6 tháng, số tiền lãi = 50 triệu x 7% x 180/360 = 1,750,
VNĐ
4. Phân loại lãi suất
Lãi suất có thể được phân chia thành nhiều loại khác nhau căn cứ theo (1) Hoạt động
kinh doanh của ngân hàng, (2) Mục đích quản lý thị trường tiền tệ, (3) Giá trị thực của
tiền lãi thu được, (4) Giá trị thị trường của lãi suất, (5) Thời điểm chiết khấu, và (6)
Căn cứ vào cách thức tính toán lãi suất.
4 căn cứ vào hoạt động kinh doanh của NH :
Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau nhưng
trong đó nổi bật nhất là hai hoạt động huy động vốn và cung cấp tín dụng ra nền kinh
tế. Tương ứng với hai hoạt động này mà ngân hàng có hai loại hình lãi suất là lãi suất
huy động vốn và lãi suất tín dụng.
– Lãi suất huy động vốn
Để có nguồn tiền cho vay, ngân hàng huy động tiền nhàn rỗi dưới nhiều hình thức khác
nhau và mỗi hình thức huy động sẽ được ngân hàng trả mức lãi suất khác nhau và được
gọi chung là lãi suất huy động vốn. Có hai loại lãi suất phổ biến căn cứ vào hình thức
này đó là lãi suất có kỳ hạn và lãi suất không kỳ hạn.
Lãi suất có kỳ hạn là lãi suất mà ngân hàng trả cho các khách hàng gửi tiết kiệm
căn cứ vào từng mức thời gian cố định mà khách hàng ngân hàng vay. Tại Việt
– Lãi suất cơ bản là loại lãi suất mà các ngân hàng thương mại dựa vào đó để xây
dựng mức lãi suất kinh doanh. Theo Luật Ngân hàng Nhà nước, lãi suất cơ bản
do Ngân hàng Nhà nước công bố và chi áp dụng cho Đồng Việt Nam. Đây cũng
là một công cụ để thực hiện chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước. Lãi
suất cơ bản được xác định dựa trên cơ sở lãi suất thị trường liên ngân hàng, lãi
suất nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất huy động đầu
vào của tổ chức tín dụng và xu hướng biến động cung-cầu vốn. Theo Luật Dân
sự, các tổ chức tín dụng không được cho vay với lãi suất cao gấp rưỡi lãi suất cơ
bản.
– Trần lãi suất là loại lãi suất tối đa mà ngân hàng trung ương quy định các tổ
chức tín dụng được phép sử dụng trong quá trình huy động vốn hoặc cho vay.
Loại lãi suất này tồn tại ở một số quốc gia có thị trường tiền tệ còn non trẻ như
Việt Nam. Ở một khía cạnh khác mang tính chất điều chỉnh hành vi kinh tế, các
quốc gia thông thường sẽ quy định về trần lãi suất để phòng chống các hành vi
cho vay nặng lãi. Ví dụ ở Ý quy định về lãi suất thỏa thuận không được vượt
quá 50% lãi suất trung bình, như vậy trần lãi suất ở mức 150% lãi suất trung
bình.
– Lãi suất tái cấp vốn là lãi suất của khoản vay ngắn hạn từ ngân hàng trung ương
để cứu cánh cho tình trạng mất thanh khoản tạm thời ở ngân hàng thương mại
hoặc để thực hiện những lý do điều hành đặc biệt khác trong hoạt động ngân
hàng và điều tiết nền kinh tế vĩ mô. Khoản vay ngắn hạn này thường được đảm
bảo bằng các tài sản của các khoản vay hiện hữu tại ngân hàng thương mại.
– Lãi suất tái chiết khấu là loại lãi suất ngân hàng trung ương áp dụng cho ngân
hàng thương mại khi cho các ngân hàng này vay dưới hình thức chiết khấu các
giấy tờ có giá đang được nắm giữ bởi các ngân hàng này. Điều đó có nghĩa là
ngân hàng trung ương sẽ mua lại những giấy tờ có giá hối phiếu, trái phiếu …)
còn thời hạn thanh toán của ngân | hàng thương mại với một tỷ lệ chiết khấu
nhất định. Tỷ lệ chiết khấu này được gọi là lãi suất chiết khấu và được tính theo
tỷ lệ phần trăm trên mệnh giá, nó được khấu trừ ngay khi ngân hàng trung ương
mua.
– Lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn được gọi chung là lãi suất điều
hành của ngân hàng Nhà nướcViệt Nam. Lãi suất tái cấp vốn thông thường lớn
hơn lãi suất tái chiết khấu do yếu tố rủi ro của hoạt động tái cấp vốn lớn hơn.
Việc sở hữu giấy tờ có giá ở các khoản cho vay tái chiết khấu mang đến cho
ngân hàng trung ương sự an toàn hơn so với việc nắm giữ tài sản đảm bảo của
các ngân hàng thương mại và các tiềm ẩn rủi ro vỡ nợ từ khoản cho vay tái cấp
vốn.
4. Căn cứ vào khoản giá trị thực của tiền lãi thu được.
Số tiền lãi mà chúng ta nhận được từ khoản tiết kiệm gửi ngân hàng hay số tiền lãi mà
ngân hàng nhận được khi cho vay đều được tính trên danh nghĩa, nó chưa được điều
chinh bởi lạm phát. Chúng ta đã biết lạm phát là một loại thuế, nó bào mòn giá trị của
đồng tiên và làm cho giá trị thực của đồng tiền bị giảm xuống. Tính toán lãi suất thực
tế từ lãi suất danh nghĩa và lạm phát sẽ giúp chúng ta hiểu đúng về giá trị thực của
khoản lãi suất cho vay.
– Lãi suất danh nghĩa là loại lãi suất phải thanh toán trên hợp đồng vay vốn và
chưa được điều chỉnh bởi lạm phát. Đây là loại lãi suất được dùng rộng rãi trong
kinh doanh và được công bố bởi các tổ chức tín dụng thông qua các loại lãi suất
kinh doanh như: lãi suất huy động vốn lãi suất tín dụng …
– Lãi suất thực là loại được tính xấp xỉ bằng lãi suất danh nghĩa trừ đi tỷ lệ lạm
phát kỳ vọng. Đây là lãi suất mà nhà đầu tư hy vọng nhận được sau khi trừ đi
lạm phát.
5. Ảnh hưởng của lãi suất đến nền kinh tế trong nước:
Theo chuyên gia tài chính, việc dùng lãi suất thông minh và linh hoạt là rất cần thiết và
rất quan trọng, nó có ý nghĩa lớn với nền kinh tế của một quốc gia.
Những nhân tố ảnh hưởng tới lãi suất
– Cung – cầu quỹ cho vay.
– Mức lạm phát dự tính.
– Mức rủi ro.
– Kỳ hạn lãi suất.
– Chính sách tiền tệ từ Ngân hàng Nhà nước.
– Sự phát triển nền kinh tế.
Ảnh hưởng đến các hình thức cho vay
Nếu lãi suất tăng thì khả năng vay nợ xuống thấp đồng thời gia tăng nhu cầu gửi tiết
kiệm, giảm tiêu dùng, ảnh hưởng đến bên “cầu” trong dòng chảy lưu thông tiền tệ. Còn
lãi suất giảm, nhu cầu vay tăng cao, hạn chế gửi tiết kiệm, “cung” gia tăng có thể gây
nên lạm phát.
Tác động đến tỷ giá hối đoái
Nếu mức lãi suất trong nước tăng cao hơn nước ngoài dòng vốn nước ngoài sẽ xuất
hiện nhiều hơn. Điều đó làm tỷ giá nội tệ và ngoại tệ giảm xuống, giảm giá trị đồng nội
tệ, kèm theo sản lượng xuất khẩu ròng bị tác động đi xuống, tổng cầu giảm theo, sinh
lạm phát.
- Trong quan hệ vay vốn, người đi vay không chỉ phải hoàn trả gốc khi đến hạn
mà còn phải trả lãi vay. Bằng việc buộc phải trả lãi đã kích thích các người đi
vay phải sử dụng vốn có hiệu quả, vốn phải có tác dụng thúc đẩy sản xuất, kinh
doanh, tạo thu nhập để bù đắp chi phí, có lợi nhuận, tạo cơ sở cho việc trả lãi.
6. Là công cụ đo lường tình trạng của nền kinh tế.
Trong giai đoạn phát triển của nền kinh tế, lãi suất thường có xu hương tăng do cung
cầu quỹ cho vay đều tăng lên, trong đó tốc độ tăng của cầu quỹ cho vay lớn hơn tốc độ
tăng của cung quỹ cho vay. Ngược lại, trong giai đoạn suy thoái của nền kinh tế, lãi
suất thường có xu hướng giảm xuống.
6. Là công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
– Khả năng điều tiết nền kinh tế vĩ mô của lãi suất đã làm cho nó trở thành công
cụ quan trọng để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
– Trong điều kiện nền kinh tế thị trường cũng như thị trường tài chính chưa phát
triển, lãi suất được sử dụng làm một công cụ trực tiếp để tác động tới mục tiêu
trung gian và qua đó tới mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ. NHTW sử
dụng công cụ này dưới các hình thức ấn định trực tiếp lãi suất kinh doanh cho
các ngân hàng hoặc quy định khung lãi suất tiền gửi – lãi suất tiền vay hoặc trần
lãi suất tiền vay, qua đó khống chế lãi suất cho vay của các ngân hàng theo
hướng thắt chặt hoặc nới lỏng tiền tệ.
– Trong điều kiện thị trường tài chính phát triển, NHTW sử dụng công cụ lãi suất
gián tiếp như lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay cầm cố để tác động gián
tiếp tới lãi suất thị trường. Lãi suất thị trường thay đổi sẽ tác động tới các biến
số kinh tế vĩ mô.