Lỗi không gương phạt bao nhiêu tiền năm 2022?

Nghị định 100/2019/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có hiệu lực từ ngày 1/1/2020 quy định xử phạt đối với xe mô tô, xe gắn máy không có gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng.

Vậy Lỗi không gương phạt bao nhiêu tiền? Lỗi không gương có bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe hay không? Khách hàng đang quan tâm đến những nội dung trên vui lòng tham khảo thông tin bài viết dưới đây.

Lỗi không gương có bị dừng xe không?

Bộ Công an ban hành Thông tư 65/2020/TT-BCA có hiệu lực từ ngày 5 tháng 8 năm 2020 quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông, trong đó, chỉ còn 04 trường hợp CSGT được dừng xe.

Cụ thể CSGT thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát trong các trường hợp sau:

– Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi thu được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác;

– Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

– Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dùng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp;

– Tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Như vậy dựa theo quy định tại Thông tư thì ta có thể trả lời được cho câu hỏi trường hợp cá nhân điều khiển phương tiện giao thông mà không có gương thì cảnh sát giao thông được quyền yêu cầu người điều khiển phương tiện giao thông dừng xe.

Lỗi không gương phạt bao nhiêu tiền?

Quy định về gương chiếu hậu xe máy, xe ô tô là một trong những điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới. Theo đó, điểm e Khoản 1 và Khoản 2 Điều 53 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 được quy định như sau:

Điều 53. Điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới

1. Xe ô tô đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường sau đây:

[…] e) Có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển;

2. Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, h, i và k khoản 1 Điều này”.

Ngoài ra tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 28:2010/BGTVT về gương chiếu hậu của xe máy, gương xe máy đạt chuẩn cần đáp ứng:

– Gương chiếu hậu phải được lắp đặt chắc chắn, có tác dụng phản xạ và gương điều chỉnh được vùng quan sát.

– Người lái có thể có thể nhận rõ hình ảnh ở phía sau với khoảng cách tối thiểu 50 m về phía bên phải và bên trái.

– Nếu là gương tròn, đường kính của bề mặt phản xạ không được nhỏ hơn 94 mm và không được lớn hơn 150 mm.

– Nếu là gương không tròn, kích thước của bề mặt phản xạ phải đủ lớn để chứa được một hình tròn nội tiếp có đường kính 78 mm, nhưng phải được nằm trong một hình chữ nhật có kích thước 120 x 200 mm.

Như vậy để đủ điều kiện tham gia giao thông thì xe máy phải gắn gương chiếu hậu ở phía bên trái hoặc là ở cả hai bên và ô tô phải gắn gương chiếu hậu ở cả hai bên nếu không thực hiện sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Còn Lỗi không gương phạt bao nhiêu tiền? Khách hàng có thể theo dõi nội dung tiếp theo.

Mức phạt lỗi không gương với xe máy

Gương chiếu hậu xe máy phải được gắn ít nhất là phía bên tay trái của người điều khiển. Trong trường hợp người tham gia giao thông lái xe máy mà không gắn kiếng xe máy ở phía bên trái thì sẽ bị xử phạt theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

“ Điều 17. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe không có còi; đèn soi biển số; đèn báo hãm; gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng;”.

Mức phạt lỗi không gương với ô tô

Đối với xe ô tô thì việc gắn gương chiếu hậu là bắt buộc phải gắn ở cả hai bên xe. Theo đó, nếu không thực hiện việc gắn gương xe ô tô thì người điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt theo quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

“ Điều 16. Xử phạt người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe không có đủ đèn chiếu sáng, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu, cần gạt nước, gương chiếu hậu, dây an toàn, dụng cụ thoát hiểm, thiết bị chữa cháy, đồng hồ báo áp lực hơi, đồng hồ báo tốc độ của xe hoặc có những thiết bị đó nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế (đối với loại xe được quy định phải có những thiết bị đó), trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm m khoản 3 Điều 23, điểm q khoản 4 Điều 28 Nghị định này;”.

Mức phạt lỗi không gương có bị giữ xe không?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm cụ thể có nêu rõ:

“ 1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện tối đa đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định và phải tuân thủ theo quy định tại khoản 2 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

a) Điểm c khoản 6; điểm a, điểm c khoản 8; khoản 10 Điều 5;

b) Điểm b, điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8; khoản 9 Điều 6;

c) Điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm a, điểm b khoản 8; khoản 9 Điều 7;

d) Điểm q khoản 1; điểm d, điểm đ (trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện), điểm e khoản 3; điểm a, điểm c, điểm d khoản 4 Điều 8;

đ) Khoản 9 Điều 11;

e) Điểm a, điểm b, điểm c, điểm đ khoản 4; điểm d, điểm đ, điểm e khoản 5 Điều 16;

g) Khoản 2 Điều 17;

h) Điểm b, điểm đ khoản 1; điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e khoản 2 Điều 19;

i) Khoản 1; điểm a, điểm c khoản 4; khoản 5; khoản 6; khoản 7; khoản 8 Điều 21;

k) Điểm đ, điểm g, điểm h, điểm k khoản 5; điểm m khoản 7; điểm b, điểm e, điểm g, điểm h khoản 8; điểm c khoản 9 Điều 30;

l) Điểm b khoản 6 Điều 33.

2. Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định này theo quy định tại khoản 6, khoản 8 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tại khoản 6 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.”

Đối chiếu theo quy định trên thì việc tạm giữ phương tiện không bị áp dụng với trường hợp xe không có gương để ngăn chặn hành vi này. Dù vậy trong một số trường hợp CSGT vẫn có quyền tạm giữ xe vì lý do khác, nếu như người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm nhiều lỗi cùng lúc, hoặc để xác minh khi ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, đảm bảo cho việc thi hành quyết định.

Mặc dù lỗi không gương chiếu hậu thông thường không bị giữ xe, tuy nhiên người tham gia giao thông cần trang bị cho mình kiến thức pháp luật về an toàn giao thông đầy đủ để có thể tránh những những rủi ro không đáng có và xử lý tình huống phù hợp, đồng thời tránh việc sử dụng các loại gương là gương thời trang, không đúng chuẩn thiết kế đối với những loại xe theo quy định pháp luật.

 Mức phạt lỗi không gương có bị tước giấy phép lái xe

Hiện nay theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì lỗi không gương hiện tại chỉ bị xử phạt về tiền, chứ không bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe. Với một số lỗi sau đây thì ô tô và xe máy thường vừa bị xử phạt tiền đồng thời vừa bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là:

– Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông hay còn gọi là vượt đèn đỏ, đèn vàng ngoại trừ trường hợp Đèn tín hiệu vàng nhấp nháy thì được đi nhưng phải giảm tốc độ

– Đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định hay còn gọi là đi sai làn đường

– Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”

– Đi vào đường có biển báo cấm phương tiện đang điều khiển

– Có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở khi điều khiển xe

– Điều khiển xe chạy quá tốc độ

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về Lỗi không gương phạt bao nhiêu tiền? Khách hàng theo dõi nội dung, có vướng mắc vui lòng phản hồi trực tiếp để chúng tôi hỗ trợ.