Lợi ích lý tính (Functional Benefits) của sản phẩm là gì? Ví dụ về lợi ích lý tính của sản phẩm | Brade Mar

Khi phát triển một sản phẩm mới cũng như phục vụ cho việc xây dựng chiến lược định vị thương hiệu, lợi ích lý tính của sản phẩm (Functional Benefits) là một trong những yếu tố bắt buộc phải có. Những thuộc tính trong lợi ích lý tính của sản phẩm được dùng làm kim chỉ nam để phát triển một sản phẩm mới cũng như phục vụ mục đích truyền thông thương hiệu.

1. Functional Benefits hay lợi ích lý tính của sản phẩm là gì?

Functional Benefits (Lợi ích lý tính của sản phẩm) là những thuộc tính, tính năng mà sản phẩm mang lại. Lợi ích lý tính của sản phẩm (Functional Benefits) mang tính “xôi thịt”, mô tả những chức năng mà sản phẩm mang lại một cách hữu hình chứ không mang nhiều giá trị cảm xúc như lợi ích cảm tính (Emotional Benefits).

Nếu như lợi ích cảm tính tồn tại chủ yếu dựa trên khía cạnh tâm lý, cụ thể là những đánh giá về mặt cảm xúc đối với sản phẩm/ dịch vụ thì đối với lợi ích lý tính (Functional Benefits), khách hàng có thể đánh giá ngay lập tức bằng mắt thấy, tai nghe trong quá trình sử dụng.

Khi phát triển một sản phẩm mới, Lợi ích lý tính của sản phẩm (Functional Benefits) phải được xây dựng trước tiên (ví dụ lợi ích trắng răng, ngừa sâu răng của các sản phẩm kem đánh răng là điều buộc phải có trước tiên).

Trong một số tài liệu, người ta còn tách lợi ích lý tính riêng thành một nhóm riêng, được gọi là Sensorial Benefits (Lợi ích cảm quan). Đây là một phần của lợi ích lý tính, liên quan đến các giác quan; bao gồm mùi vị, hương thơm, âm thanh, v.v

Functional Benefits (Lợi ích lý tính của sản phẩm) là những thuộc tính, tính năng mà sản phẩm mang lại

2. Các nhóm lợi ích lý tính của sản phẩm

Lợi ích lý tính mang tính hữu hình. Theo đó, có 9 nhóm lợi ích lý tính chính mà người làm Marketing cần tập trung xây dựng. 9 nhóm lợi ích lý tính này bao gồm các lợi ích lý tính nói chung nhỏ hơn:

  • Nhóm “Works Better” (Hiệu suất hơn): An toàn, Hiệu quả, Chất lượng, Mạnh mẽ, Bền, Nhanh
  • Nhóm “Simplifies your life” (Đơn giản hóa cuộc sống): Dễ sử dụng, Tiết kiệm thời gian, Tích hợp tính năng, Hiệu suất, Đơn giản hóa
  • Nhóm “Makes you smarter” (Nâng cao tư duy): Nâng cấp, Trợ thủ đắc lực, Chỉ dạy, Giải pháp, Lời khuyên
  • Nhóm “Saves you money” (Tiết kiệm tiền): Đáng đồng tiền bát gạo, Đầu tư cho tương lai, Rủi ro thấp
  • Nhóm “Helps your family” (Cải thiện gia đình): Giáo dục, Tiện lợi, Khoảnh khắc, Giai đoạn vòng đời, Cuộc sống nhà cửa tốt hơn
  • Nhóm “Helps you be healthier” (Cải thiện sức khỏe): Ngăn ngừa bệnh tật, An tâm, Sức khỏe tinh thần, Tập luyện
  • Nhóm “Stay Connected” (Kết nối): Xã hội, Thời trang xu hướng, Công nghệ mới nhất, Kết nối, Văn hóa
  • Nhóm “Sensory Appeal” (Cảm quan): Mùi vị, m thanh, Cảm nhận
  • Nhóm “Experience” (Trải nghiệm): Dịch vụ cá nhân, Ký ức, Trách nhiệm, Dịp đặc biệt, Sự sang trọng

9 nhóm lợi ích lý tính (Functional Benefits)

3. Ví dụ về lợi ích lý tính của sản phẩm

Khi xây dựng các Functional Benefits cho thương hiệu, người làm Marketing nên xem xét kỹ các thuộc tính lý tính mà thương hiệu tin rằng phù hợp với những gì khách hàng muốn, cũng như thương hiệu sẽ làm tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác.

Ví dụ các các lợi ích lý tính (Functional Benefits) của 3 thương hiệu xe hơi khác nhau với định vị khác nhau:

  • Volvo: Không thực sự được ưu ái vì sự an toàn, nhưng khách hàng cũng có thể nhìn vào chất lượng và cách nó được làm tốt hơn về lợi ích lý tính. Volvo cũng giúp khách hàng trở nên thông thái hơn và trở thành “cánh tay phải” của gia đình.
  • Honda: Xe của Honda phục vụ rất tốt cho gia đình và có giá trị về mặt kinh tế. Các chức năng của xe cũng có thể khiến cuộc sống của khách hàng trở nên đơn giản hơn.
  • Ferrari: Được xây dựng xung quanh tốc độ và hiệu suất, một phần của lợi ích lý tính “làm việc tốt hơn”.

Lợi ích lý tính (Functional Benefits) cùng với lợi ích cảm tính của sản phẩm sẽ khiến sản phẩm của thương hiệu có chỗ đứng vững chắc trong trái tim và tâm trí người tiêu dùng, khác biệt hóa so với đối thủ cạnh tranh và tạo danh tiếng trên thị trường. Sẽ không có sản phẩm nào tự thân “bán chạy như tôm tươi” nếu thương hiệu không khéo léo làm nổi bật những đặc trưng chính của sản phẩm và chiếm cảm tình của khách hàng.

Ví dụ về lợi ích lý tính của sản phẩm

Brade Mar

5/5 – (2 bình chọn)

Cong-viec-MarketingCong-viec-Marketing