Loạt tin vui về lương và bằng cấp cho giáo viên trong năm 2022
Căn cứ:
Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT về bổ nhiệm, xếp lương giáo viên mầm non công lập
Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT về bổ nhiệm, xếp lương giáo viên tiểu học công lập
Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT về bổ nhiệm, xếp lương giáo viên trung học cơ sở (THCS) công lập
Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT về bổ nhiệm, xếp lương giáo viên trung học phổ thông (THPT) công lập
Mục Lục
“Xóa bỏ” chứng chỉ tin học, ngoại ngữ
Kể từ ngày 20/3/2021, giáo viên các cấp không còn cần phải có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học
Trước kia, mọi giáo viên phải có chứng chỉ ngoại ngữ tính theo khung năng lực ngoại ngữ 06 bậc dùng cho Việt Nam, đạt trình độ tương đương với hạn đang giữ, hoặc tiếng dân tộc nếu làm ở nơi yêu cầu dùng tiếng dân tộc. Với giáo viên ngoại ngữ, họ phải có ngoại ngữ thứ hai đạt yêu cầu tương đương với hạng đang giữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Theo các Thông tư 01, 02, 03 và 04, kể từ ngày 20/3/2021, giáo viên các cấp không còn cần phải có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học. Thay vào đó, họ phải có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các nhiệm vụ của cấp giáo dục và hạng tương ứng cũng như có khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số trong một số nhiệm vụ cụ thể được giao.
Giáo viên Tiểu học đạt chuẩn có hệ số lương thấp nhất là 2,34
Theo Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT, từ ngày 20/3/2021 những giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo mới theo quy định tại Luật Giáo dục 2019 (tức có bằng Đại học thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên hoặc bằng Đại học các chuyên ngành phù hợp với môn học giảng dạy kèm theo chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên tiểu học trở lên) sẽ được áp dụng hệ số lương thấp nhất là 2,34 đối với chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III; thấp nhất là 4,00 đối với chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II và thấp nhất là 4,40 đối với chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng I.
Lương giáo viên tăng theo chuẩn trình độ đào tạo mới
Lương giáo viên tăng theo chuẩn trình độ đào tạo mới
Theo quy định hiện nay, lương giáo viên là viên chức sẽ được trả theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp được tuyển dụng. Giáo viên mới vào ngành có chức danh thấp nhất, do đó mức lương cũng là thấp nhất. Việc chuẩn trình độ đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở nâng lên cũng là căn cứ để khởi đầu cho bậc lương của giáo viên ở các bậc học này.
Một số thay đổi lớn về lương của giáo viên các cấp theo chuẩn trình độ đào tạo mới tại 4 Thông tư của Bộ Giáo dục và đào tạo như sau:
- Giáo viên mầm non: Hệ số lương thấp nhất tăng từ 1,86 lên 2,10; Hệ số lương cao nhất tăng từ 4,89 lên 6,38.
- Giáo viên tiểu học: Hệ số lương thấp nhất tăng từ 1,86 lên 2,34; Hệ số lương cao nhất tăng từ 4,98 lên 6,78.
- Giáo viên trung học cơ sở: Hệ số lương thấp nhất tăng từ 2,10 lên 2,34; Hệ số lương cao nhất tăng từ 6,38 lên 6,78.
- Giáo viên trung học phổ thông: Giữ ổn định như hiện nay.
Không phải ai cũng cần chứng chỉ chức danh
Trước kia, các giáo viên THPT hạng III cũ, giáo viên THCS hạng III cũ, giáo viên tiểu học hạng IV, giáo viên mầm non hạng IV không bị yêu cầu các chứng chỉ này.
Với 4 thông tư mới, mọi giáo viên ở các cấp học đều phải đáp ứng tiêu chuẩn trình độ, đào tạo mà yêu cầu chứng chỉ chức danh nghề nghiệp là một yêu cầu bắt buộc. Dù vậy, có thể không phải giáo viên nào cũng cần chứng chỉ này bởi:
– Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng III: Giáo viên bắt buộc phải có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng III gồm:
- Giáo viên các cấp được tuyển dụng sau ngày 20/3/2021 phải có chứng chỉ trong vòng 36 tháng kể từ ngày được tuyển dụng;
- Giáo viên mầm non, tiểu học hạng III cũ đã đáp ứng trình độ để được bổ nhiệm vào hạng III mới.
– Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng II: Khi giáo viên được bổ nhiệm từ hạng II cũ sang hạng II mới. Nếu giáo viên hạng II cũ không đủ điều kiện thì sẽ bổ nhiệm xuống hạng III mới và phải có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng II để được bổ nhiệm lên hạng II mới.
– Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng I: Khi giáo viên THCS, THPT được bổ nhiệm vào hạng I mới. Nếu giáo viên THCS, THPT hạng I không đủ điều kiện thì sẽ bị bổ nhiệm xuống hạng II mới và phải có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng I để được bổ nhiệm lên hạng I mới.
Tiếp tục được hưởng phụ cấp thâm niên
Chế độ phụ cấp thâm niên giáo viên 2022 vẫn đang giữ nguyên như quy định cũ và sẽ được duy trì đến khi nào có chính sách tiền lương mới.
Trước đó, theo Nghị quyết 27-NQ/TW, từ 2021 sẽ bãi bỏ một số phụ cấp của các đối tượng viên chức trong đó có phụ cấp thâm niên nghề thay vào đó sẽ ưu tiên hưởng phụ cấp đặc thù nghề. Luật Giáo dục 2019 hiệu lực từ 01/7/2020 cũng không quy định phụ cấp thâm niên.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, Nhà nước đã không thể tăng lương cơ sở như dự kiến. Nếu bỏ phụ cấp thâm niên và các loại phụ cấp khác, lương giáo viên sẽ bị giảm mạnh.
Sau khi tham khảo ý kiến của các Bộ liên quan như Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Bộ LĐ,TB&XH, Bộ GD&ĐT đã ban hành Công văn số 460/BGDDT-NGCBQLGD đề nghị Chính phủ ban hành Nghị quyết cho phép tiếp tục áp dụng phụ cấp thâm niên nhà giáo. Như chế độ phụ cấp thâm niên giáo viên 2022 vẫn đang giữ nguyên như quy định cũ và sẽ được duy trì đến khi nào có chính sách tiền lương mới.
Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên
– Thời gian hưởng phụ cấp thâm niên được xác định bằng tổng các thời gian sau:
– Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc trong cơ sở giáo dục công lập.
– Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng BHXH bắt buộc trong cơ sở giáo dục ngoài công lập với giáo viên có thời gian trước đây giảng dạy tại cơ sở giáo dục ngoài công lập.
– Thời gian làm việc tính hưởng phụ cấp thâm niên ở ngạch hoặc chức danh chuyên ngành: Hải quan, Tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm, dự trữ quốc gia, kiểm tra Đảng; trong quân đội, công an, cơ yếu và ở ngành, nghề khác (nếu có).
– Thời gian đi nghĩa vụ quân sự mà trước khi đi đang hưởng phụ cấp thâm niên nghề.
Cách tính phụ cấp thâm niên
– Mức phụ cấp thâm niên:
Giáo viên đóng BHXH bắt buộc đủ 5năm (60 tháng)được tính phụ cấp thâm niên bằng mức 5% múc lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Từ năm thứ 6 trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.
– Phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
– Công thức tính mức phụ cấp thâm niên hàng tháng như sau:
Dưới đây là chi tiết bảng lương giáo viên THPT, THCS, tiểu học, mầm non đã thi đỗ viên chức nhà nước và được xếp lương theo hệ số, hạng chức danh nghề nghiệp năm 2022:
Tổng hợp theo Luật Việt Nam, báo Nông Nghiệp
Lưu ý: Chính phủ đã quyết định dừng tăng lương cơ sở lên 1,6 triệu đồng từ 1/7/2020. Chính vì vậy bảng lương của giáo viên 2022 sẽ vẫn áp dụng mức lương cơ sở cũ là 1,49 triệu đồng cho đến khi có quyết định mới về mức lương cơ sở. Nên bảng lương giáo viên hiên đang sử dụng bảng lương giai đoạn 1/7/2019.
Cùng với đó, thời điểm 01/7/2020, đối với lĩnh vực giáo dục là thời điểm vô cùng quan trọng đó là khi đó Luật giáo dục mới chính thức có hiệu lực.
Luật Giáo dục mới trong đó có điều khoản quan trọng là tiền lương của giáo viên sẽ không còn phụ cấp thâm niên và một số khoản phụ cấp, trợ cấp khác cũng không còn.
Không có bảng lương riêng cho nhà giáo, chưa thể trả lương theo vị trí việc làm từ 01/7/2020 nên khi đó lương giáo viên có thể sẽ giảm.
Xem thêm: Thí sinh cần làm gì sau khi biết điểm tốt nghiệp THPT 2022?