Loạt siêu phẩm cung đấu đình đám nhất mà mọt phim Hoa Ngữ nào cũng từng xem qua: Bạn mê Chân Hoàn hay Như Ý?
Đất nước đang cần bạn ở yên một chỗ, nhưng những ngày tháng nằm dài ở nhà cũng không “dễ qua” chút nào. Ngay cả khi xã hội đã nới lỏng cách li, việc tốt nhất chúng ta có thể làm hiện tại đó ở “ở yên một chỗ”. Tốt nhất là nên cày lại những bộ phim cung đấu xuất sắc nhất của màn ảnh Hoa Ngữ, bạn sẽ bận rộn tâm lí mà chẳng còn thời gian đâu để nghĩ việc chạy ra đường. Ngay cả khi không là fan của thể loại “đấu đá” này, thì chắc chắn nội dung hấp dẫn, dàn diễn viên thực lực và ý nghĩa sâu sắc của thể loại cung đấu cũng sẽ là một lựa chọn không hề tệ để giải trí giữa thời gian đang “căng như dây đàn” hiện nay.
Hậu Cung Chân Hoàn truyện (Tôn Lệ, Trần Kiến Bân, Thái Thiếu Phân)
Thường xuyên đứng đầu danh sách những phim cung đấu đặc sắc nhất, Hậu Cung Chân Hoàn truyện được coi là tác phẩm kinh điển của dòng phim “nữ nhi đấu đá” trong Tử Cấm Thành. Sức hút của bộ phim được sánh ngang với Tây du ký hay Hoàn Châu cách cách – những tác phẩm đình đám đưa điện ảnh Trung Quốc ra toàn châu Á và thế giới.
Chân Hoàn truyện là tác phẩm kinh điển của dòng phim cung đấu.
Bộ phim xoay quanh Chân Hoàn (Tôn Lệ), một tiểu thư hiền lành vốn không màng tranh sủng, quyền lực hay danh vọng, nhưng lại lọt vào mắt xanh của hoàng thượng khiến cô rơi vào vòng xoáy tranh giành đấu đá không ngớt nơi hậu cung. Cuối cùng, Chân Hoàn phải “ác hóa” để tự cứu lấy bản thân và những người mình thương yêu.
Chân Hoàn “biến dạng” đến không thể nhận ra sau khi bước chân vào Tử Cấm Thành.
Phản diện của phim cũng là nhân vật rất xứng tầm.
Điểm đặc biệt của Chân Hoàn truyện là bộ phim xây dựng nên một hậu cung nơi ai cũng phải trở thành kẻ ác để sinh tồn, càng bước lên lại càng phải nhẫn tâm nhưng cũng càng cô đơn lạnh lẽo. Người hiểm ác nhất lại là người đáng thương nhất, và Chân Hoàn cho dù là người chiến thắng cuối cùng cũng không hề có được hạnh phúc trọn vẹn. Đặc biệt, diễn xuất của Ảnh Hậu Tôn Lệ trong vai Chân Hoàn khiến người xem phải rùng mình trước chốn hậu cung làm vùi dập, méo mó bản chất con người, từ thiếu nữ lương thiện đến người đàn bà lạnh lẽo sau lớp phượng bào. Dù bạn có xem Chân Hoàn truyện rồi thì một lần “xào lại” cũng sẽ không hề chán không chỉ bởi những tình tiết gay cấn mà còn cả tầng tầng triết lí sống được gửi gắm qua bộ phim đặc sắc này.
Dàn “chị chị em em” tranh đấu với Chân Hoàn.
Dù là người chiến thắng cuối cùng nhưng cuối cùng Chân Hoàn chỉ có thể thốt lên “Ta mệt rồi”.
Hậu Cung Như Ý truyện (Châu Tấn, Hoắc Kiến Hoa)
Như Ý truyện được coi là phần tiếp theo của Chân Hoàn truyện, mặc dù nội dung 2 bộ phim không quá liên quan đến nhau. Nguyên nhân là do Như Ý truyện được chuyển thể từ bộ tiểu thuyết cùng tên của tác giả Lưu Liễm Tử, và bản thân Lưu Liễm Tử đồng thời cũng là tác giả kiêm biên kịch của Chân Hoàn truyện trước đó. Phim kể về những đắng cay ngọt bùi trong cuộc đời nàng Như Ý – Kế Hoàng hậu Ô Lạp Na Lạp thị của Càn Long Đế . Bộ phim gây sốt với diễn xuất đỉnh cao của Châu Tấn trong vai Như Ý, cùng với nhiều ngôi sao thực lực như Hoắc Kiến Hoa, Trương Quân Ninh, Đổng Khiết, Lý Thuần.
Như Ý truyện xoay quanh tình yêu của Như Ý và Hoằng Lịch.
Poster nửa mặt gây sốt được fan cosplay hàng loạt của Như Ý truyện.
Cuộc đời Kế hoàng hậu vẫn là một bí ẩn đối với hậu thế, và Như Ý truyện là lời giải đáp đầy đau thương dưới ngòi bút tưởng tượng của Lưu Liễm Tử. Câu chuyện theo chân tình yêu trong sáng giữa Như Ý và chàng thiếu niên Hoằng Lịch, sau là Càn Long đế. Giữa những tranh đấu hậu cung tiền triều khốc liệt, Như Ý trải qua bao thăng trầm, mưu mô, toan tính, bước lên bảo tọa hoàng hậu mẫu nghi thiên hạ, tính kế với cả hậu cung chứ chưa từng tính kế với hoàng đế. Để rồi đến cuối cùng, nàng nhận ra người đầu ấp tay gối không còn là chàng thiếu niên Hoằng Lịch năm nào.
Làm nên sức hút của Như Ý truyện chính là diễn xuất đỉnh cao của Châu Tấn. “Tam kim Ảnh hậu” khiến người xem sởn da gà với từng ánh mắt, cử chỉ, lời nói, toát lên phong thái điềm tính mà đầy quyền lực. Những màn đấu đá căng não và cái kết ẩn chứa nhiều suy ngẫm về kẻ thua – người thắng nơi Tử Cấm Thành cũng là điểm sáng của bộ phim. Dù bị cắt xén khá nhiều khiến một số chi tiết trở nên lấn cấn, nhưng chắc chắn Như Ý truyện là một trong những bộ phim cung đấu xuất sắc nhất của làng điện ảnh Trung Quốc.
Ánh mắt xuất thần của Châu Tấn khiến fan “nổi da gà”.
Diên Hi Công Lược (Xa Thi Mạn, Ngô Cẩn Ngôn, Nhiếp Viễn, Hứa Khải)
Diên Hi Công Lược là cái tên từng tạo nên cơn sốt toàn châu Á năm 2018. Được coi là “cú chuyển mình” của Vu Chính, bộ phim không chỉ có dàn cast chất lượng như Xa Thi Mạn, Tần Lam, Nhiếp Viễn, Hứa Khải mà còn làm đưa tên tuổi nữ chính Ngô Cẩn Ngôn lên hàng sao hạng A. Trong phim, Ngô Cẩn Ngôn vào vai Ngụy Anh Lạc – được lấy nguyên mẫu từ phi tần của vua Càn Long là Lệnh Ý Hoàng Qúy phi Ngụy Giai Thị.
Poster phim Diên Hi Công Lược.
Ngô Cẩn Ngôn trong tạo hình Ngụy Anh Lạc.
Ngụy Anh Lạc quyết tâm bước chân vào Tử Cấm Thành để điều tra về cái chết bí ẩn của chị gái mình, và cuối cùng bị cuốn vào cuộc chiến tranh giành quyền lực đẫm máu chốn hậu cung. Với tính cách cương ngạnh, quật cường và sự thông minh lanh lợi của mình, Ngụy Anh Lạc từ một cung nữ nhỏ bé dần dần bước lên ngôi vị Hoàng Qúy phi cao quý, thống lĩnh lục cung.
Bằng tính cách cương liệt và trí thông minh, Ngụy Anh Lạc trở thành người thống lĩnh lục cung.
Nhìn chung, Diên Hi Công Lược là phim cung đấu “nữ cường” khá điển hình. Tuy nhiên, những màn đấu đá “bóc phốt” trong phim đều không kém phần cuốn hút khiến mỗi đoạn cut từ phim đều được fan lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội. Ngoài ra, màu phim và trang phục đều được chăm chút tỉ mỉ kĩ lưỡng phù hợp với bối cảnh chứ không theo phong cách “lòe loẹt” hay tạo hình nhân vật “lố” thường thấy ở phim Vu Chính.
Một cú tát kinh điển của Ngụy Anh Lạc được fan truyền tay nhau
Võ Mị Nương Truyền Kỳ (Phạm Băng Băng, Trương Quân Ninh)
Võ Mị Nương Truyền Kỳ là tác phẩm gây tranh cãi lớn nhất trong sự nghiệp diễn xuất của Phạm Băng Băng. Ngay cả khi bộ phim giữ kỉ lục rating của đài truyền hình Hồ Nam, khán giả vẫn không ngừng chỉ trích ekip bởi loạt cảnh khoe thân không cần thiết trong phim. Ngoài rating khủng ra, Võ Mị Nương Truyền Kỳ không đọng lại bất kì cảm xúc gì lại cho khán giả.
Một bộ phim từ đầu tới cuối, dàn phi tần trong cung rất chăm chỉ khoe ngực…
Bên cạnh đó, bộ phim cũng được cho là đã “tẩy trắng” quá nhiều cho Võ Tắc Thiên – người được xem như một trong những bạo chúa của Trung Hoa. Trong 50 tập đầu, Võ Tài Nhân (Phạm Băng Băng) sau này là Mị Nương và Từ Tài (Trương Quân Ninh) sau này là Từ Huệ ban đầu “chị chị em em”. Sau này Từ Huệ trở mặt hại Mị Nương sấp mặt lên bờ xuống ruộng. Biết Từ Huệ năm lần bảy lượt hại mình, Mị Nương vẫn nhắm mắt cho qua.
Khán giả xem phim cảm giác như đây là phim bách hợp ngược tâm của Từ Huệ và Mị Nương
Mỹ Nhân Tâm Kế (Lâm Tâm Như, Trần Kiện Phong, Dương Mịch)
Mỹ Nhân Tâm Kế là bom tấn cung đấu năm 2010 được nhào nặn dưới bàn tay biên kịch “thị phi” Vu Chính. Bộ phim có kinh phí khủng lên tới gần 50 triệu tệ (tương đương 7,3 triệu USD) và dàn diễn viên hết sức hoành tráng, đặc biệt là các diễn viên chính tòan ngôi sao hạng A như Lâm Tâm Như, Trần Kiện Phong, Vương Lệ Khôn, La Tấn, Dương Mịch, Hà Thịnh Minh,…
Lâm Tâm Như và Trần Kiện Phong trong Mỹ Nhân Tâm Kế.
Mỹ Nhân Tâm Kế vốn dựa vào tiểu thuyết “Vô tận chìm nổi” của Tiêu Kỳ Anh. Bộ phim kể về cuộc đời thăng trầm của nàng Đậu Y Phòng đời Tây Hán, từ con gái của cung nữ bị truy sát phải chạy trốn khỏi hoàng cung đến ngày trở thành mẫu nghi thiên hạ. Đứa con tinh thần của Vu Chính chủ yếu ca ngợi nỗ lực và công đức của hoàng hậu Đậu Y Phòng cũng như chồng bà là Hán Văn Đế đối với sự thịnh vượng của đất nước, mở ra thời kì Văn Cảnh chi trị.
Tình cảm thắm thiết giữa Đậu Y Phòng và Hán Văn Đế.
Được đánh giá là một trong những bộ phim cung đấu đặc sắc nhưng Mỹ Nhân Tâm Kế lại thiên về thể loại dã sử, ít yếu tố “đấu đá” thường thấy. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bộ phim thiếu những màn tranh giành quyền lực đẫm máu chốn hoàng cung không chỉ “tam cung lục viện” mà ở cả tiền triều. Mỹ Nhân Tâm Kế sẽ là một món ăn mới lạ cho những mọt phim cung đấu đang “ngán” những màn phi tần “bóc phốt” nhưng vẫn đam mê những âm mưu đen tối đằng sau vẻ hào nhoáng của hoàng gia.
Dù thiên về dã sử nhưng Mỹ Nhân Tâm Kế cũng không thiếu những màn “đấu đá” ly kì.
Thâm Cung Nội Chiến (Xa Thi Mạn, Lê Tư, Đặng Tuỵ Văn)
Nếu Hậu Cung Chân Hoàn Truyện là đỉnh cao của thể loại cung đấu thì Thâm Cung Nội Chiến chính là “ông tổ” của dòng phim này. “Ông tổ” đúng nghĩa bởi đây chính là lần đầu tiên cung đấu thời phong kiến Trung Quốc được đưa lên màn ảnh. Siêu phẩm đài TVB năm 2004 xoay quanh màn đấu trí căng não của các phi tần vào cuối thời hoàng đế Gia Khánh nhà Thanh. Bên cạnh nội dung hấp dẫn, Thâm Cung Nội Chiến còn có dàn “hậu cung” cực chất với màn bắt tay độc nhất vô nhị của bốn nữ diễn viên từng giành giải “Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất” của lễ trao giải thường niên đài TVB ( TVB Anniversary Awards ) là Lê Tư, Đặng Tụy Văn, Trương Khả Di, và “Nhàn Phi” Xa Thi Mạn.
4 Ảnh Hậu TVB cùng góp mặt trong Thâm Cung Nội Chiến.
Tến gốc của Thâm Cung Nội Chiến vốn là Kim Chi Dục Nghiệt. Đây là một cách chơi chữ từ thành ngữ Trung Quốc “kim chi ngọc diệp” có nghĩa là “lá ngọc cành vàng”. Với cái tên phản ánh không chỉ nội dung phim mà cả bộ não đỉnh cao của ekip sản xuất, Thâm Cung Nội Chiến không phải là phim “nữ cường” hay chia phe chính nghĩa – phản diện như xu hướng phim cung đấu gần đây. Giữa chốn hậu cung vàng thau lẫn lộn, tất cả nữ nhân đều đắm chìm trong những âm mưu dơ bẩn của quyền lực và danh vọng. Không chỉ là cuộc chiến của dàn mỹ nhân, mà trong Thâm Cung Nội Chiến, không có nhân vật nào là “nô tỳ mờ nhạt” mà ai ai cũng có câu chuyện riêng đan xen vào nhau tạo nên một kịch bản xuất sắc giữa dàn “nữ nhi đấu đá” phổ biến sau này.
Tạo hình của Xa Thi Mạn trong Thâm Cung Nội Chiến.
Với nội dung đỉnh cao và diễn xuất tuyệt vời của dàn ảnh Hậu, Thâm Cung Nội Chiến vẫn là tượng đài sừng sững của thể loại cung đấu mà sau 16 năm chưa có đàn em nào có thể vượt qua. Không pha tạp ngôn tình hay tô hồng hóa nhân vật chính, kịch bản phim dường như cho người ta thấy chính những gì đang diễn ra giữa những tường đỏ Tử Cấm Thành năm ấy. Đây chắc chắn là bộ phim không thể bỏ qua cho những ai đam mê những màn đấu đá “khô máu” chốn hậu cung.
Thăm dò ý kiến
Bạn dự định sẽ coi phim gì mùa dịch này?
Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.
Hậu Cung Chân Hoàn truyện
Hậu Cung Như Ý truyện
Diên Hi Công Lược
Bộ Bộ Kinh Tâm
Mỹ Nhân Tâm Kế
Thâm Cung Nội Chiến
Bạn đã xem bao nhiêu phim cung đấu Hoa Ngữ và thích nhất bộ phim nào? Hãy sử dụng template này post lên story Instagram, đừng quên tag @kenh14official, @cainayhayphet và hashtag #cainayhayphet để cùng chia sẻ với những bạn đọc khác của Kenh14 nhé!
#CAINAYHAYPHET – Cùng chia sẻ playlist những ngày chống Cô Vy!”Chưa bao giờ mình ở nhà lâu thế này” – Đây chắc chắn là lời cảm thán của không ít chúng ta. Nhưng thử nghĩ mà xem, đây chắc chắn là khoảng thời gian hiếm hoi để tranh thủ vun đắp và tìm tòi cho những sở thích cá nhân. Không gì cao xa, nó có thể là bữa cơm vụng về nhưng ngon hết sẩy đã lâu không tự chuẩn bị, hay một series hay Reply 1988 có trên Netflix đã nhắm từ lâu mà vẫn chưa có dịp xem. @Cainayhayphet của Kênh14 sẽ giúp bạn cùng chia sẻ về những bộ phim mình yêu thích và theo dõi đến tất cả mọi người để từ đó ai cũng sẽ có một list phim hay để cày trong mùa “đánh đuổi” Covid-19 này nhé. Hãy theo dõi #cainayhayphet qua @cainayhayphet @kenh14official #cainayphet trên Instagram và Kênh14.vn