Liên kết trong văn bản là gì?
Khi viết một đoạn văn, một bài văn nghị luận chúng ta có cần liên kết các đoạn, các câu trong văn bản lại với nhau không? Vai trò, tác dụng và cách sử dụng và khái niệm liên kết trong văn bản là gì sẽ được giúp học tốt ngữ văn giải thích chi tiết qua bài viết này.
Định nghĩa liên kết trong văn bản là gì?
a – Định nghĩa
Liên kết trong văn bản là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản, nó làm cho văn bản trở nên có nghĩa, dễ hiểu và kết nối các câu, các đoạn trong văn bản thành một thể thống nhất với nhau.
Các câu trong đoạn văn nếu tách rời đều là những câu hoàn chỉnh, nội dung rõ ràng. Nhưng cả đoạn thị sự nối kết giữa các câu sẽ lỏng lẻo, ý nghĩa sẽ không được biểu đạt rõ ràng. Vì vậy muốn để người khác hiểu được ý của mình thì ngoài việc tạo ra những câu đúng nghĩa, đúng ngữ pháp thì phải sử dụng cách liên kết trong văn bản để đoạn văn được hoàn chỉnh nhất.
Xem thêm kiến thức ngữ văn 7:
b – Tại sao cần sử dụng liên kết trong văn bản?
Có rất nhiều lý do chúng ta nên sử dụng liên kết trong văn bản, sau đây là một vài lý do chính gồm:
-
Liên kết các câu, các đoạn trong văn bản sẽ làm cho văn bản dễ hiểu hơn, mạch lạc và đầy đủ ý nghĩa nhất.
-
Liên kết giúp người nói, người viết có thể truyền tải được tất cả suy nghĩ, ý tưởng, điều mình muốn gửi đến cho người đọc, người nghe.
-
Giúp kết nối các câu, các đoạn trong văn bản thành một thể thống nhất, hoàn chỉnh về mặc ngữ pháp và nội dung.
c – Những điều kiện trong liên kết văn bản
-
Văn bản có tính liên kết là văn bản mà nội dung của các câu, các đoạn phải thống nhất với nhau và gắn bó chặt chẽ với nhau.
-
Các câu, các đoạn phải được kết nối bằng các phương tiện liên kết về mặt nội dung và ngữ pháp.
-
Sự liên kết về ý nghĩa các câu phải được thể hiện ra bằng ngôn ngữ, thiếu sự liên kết trên phương diện ngôn ngữ, mối liên kết các câu sẽ không được đảm bảo.
Bài tập liên kết trong văn bản ngữ văn lớp 7
Bài tập 1: Sắp xếp những câu văn dưới đây theo một thứ tự hợp lý để tạo thành một đoạn văn có tính liên kết chặt chẽ.
(1 ) Một quan chức của thành phố đã kết thúc buổi lễ phát thưởng như sau: (2) Và ông đưa tay chỉ về phía thầy giáo, cô giáo ngồi trên các hành lang. (3) Các thầy, các cô đều đứng dậy vẫy mũ, vẫy khăn đáp lại, tất cả đều xúc động về sự biểu lộ lòng mến yêu ấy của học sinh.
(4) Ra khỏi đây các con ạ các côn không được quên gửi lời chào và lòng biết ơn đến những người đã vì các con mà không quản bao mệt nhọc, những người đã hiến cả trí thông minh và lòng dũng cảm cho các con, những người sống và chết vì các con và họ đây này. (5) Nghe lời kêu gọi cảm động, đáp ứng đúng những tình cảm của mình, tất cả các em học sinh đứng dậy, dang tay về phía các thầy giáo.
Đáp án bài tập 1:
Trình tự các câu trong đoạn văn cũng thể hiện biến của sự việc, đảo lộn trật tự này sẽ dẫn đến phá vỡ liên kết.
Trật tự hợp lý của các câu trong văn bản trên là: (1) – > (4) -> (2) -> (5) -> (3)
Bài tập 2: Các câu văn bản dưới đây đã có tính liên kết chưa? Vì sao?
Tôi nhớ đến mẹ tôi “lúc người còn sống tôi lên mười”. Mẹ tôi âu yếm dắt tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Sáng nay, lúc cô giáo đến thăm, tôi nói với mẹ có nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ. Còn chiều nay, mẹ hiền từ của tôi cho tôi đi dạo chơi với anh con trai lớn của bác gác cổng.
Đáp án bài tập 2:
Xét về mặt ngôn ngữ, thì đoạn văn trên có vẻ liên kết, nhưng thực ra các câu không thống nhất chung một nội dung ý nghĩa.
Bài tập 3: Em có liên hệ gì giữa câu chuyện về Cây tre trăm đốt và tính liên kết của văn bản?
Đáp án bài tập 3:
Trăm đốt tre, nếu tách rời nhau, cũng không thành một cây tre được. Phải nhờ có phép màu của Bụt nối các đốt tre lại với nhau thì anh trai cày mới có được một cây tre thật sự. Liên kết trong văn bản cũng vậy. Các đoạn văn, các câu không được tổ chức gắn kết với nhau thì không thể có văn bản hoàn chỉnh. Các đoạn, câu tự như những đốt tre, văn bản như cây tre vậy.
Kết luận: Đây là những kiến thức cơ bản và nâng cao về cách liên kết trong văn bản trong chương trình ngữ văn lớp 7 mà các em cần nắm vững.