Lịch tiêm chủng cho bé từ 0-10 tuổi bố mẹ cần lưu ý | Huggies
Bài viết này nhận được sự tham vấn nhi khoa từ Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh – Bác sĩ Nội Nhi tại bệnh viện Nhi Đồng 1, HCM.
Lợi ích của việc tiêm phòng đầy đủ cho trẻ là bảo vệ trẻ khỏi các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm như ghẻ, rubella, viêm não mô cầu, viêm màng não và thủy đậu. Hãy cùng Huggies tìm hiểu về lịch tiêm chủng cho bé trong bài viết sau đây.
Mục Lục
Tầm quan trọng của việc tiêm chủng đầy đủ đối với trẻ
Sức đề kháng của trẻ dưới 5 tuổi, nhất là trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng còn rất thấp. Đồng thời, điều kiện môi trường phức tạp, sự thay đổi bất thường của thời tiết, khí hậu, nhiệt độ tạo điều kiện cho nhiều loại bệnh tật nguy hiểm phát triển. Dịch cúm tấn công là một trong những nguy cơ tiềm ẩn luôn đe dọa tính mạng trẻ sơ sinh. Một số bệnh dịch như SARS, H1N1, H5N1 đang gia tăng và có xu hướng diễn biến phức tạp, tuy nhiên việc điều trị kịp thời vẫn có thể gây tử vong, nhưng một số bệnh thì khả năng điều trị của y học hiện đại vẫn còn hạn chế. Vì vậy, trẻ em dưới 5 tuổi phải được tiêm chủng đầy đủ để bảo vệ sức khỏe.
Ưu điểm của vắc xin dành cho trẻ em là giúp cơ thể trẻ tạo ra kháng nguyên và kích thích hệ miễn dịch sản sinh ra kháng thể. Các kháng thể được tạo ra để tiêu diệt vi rút và vi khuẩn có trong máu và bảo vệ cơ thể khỏi các mầm bệnh trong lần chúng xâm nhập tiếp theo.
Tiêm chủng rất quan trọng đối với trẻ em (Nguồn: Sưu tầm)
Lịch tiêm phòng cho trẻ từ 0 – 10 tuổi
Theo quyết định số 845/2010/QĐ-BYT ngày 17/03/2010 của Bộ Y tế, từ năm 2010, lịch tiêm chủng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường xuyên trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng áp dụng như sau:
STT
Tuổi của trẻ
Vắc xin sử dụng
1
Lịch tiêm chủng cho trẻ sơ sinh
– Tiêm vaccine Viêm gan B (VGB) mũi 0 trong 24 giờ đầu sau sinh
– Tiêm vaccine BCG Phòng bệnh lao
2
02 tháng
– Tiêm vaccine bạch hầu – ho gà – uốn ván – viêm gan B – Hib mũi 1 mũi 1(vaccine 5 trong 1)
– Uống vaccine bại liệt lần 1
3
03 tháng
– Tiêm vaccine bạch hầu – ho gà – uốn ván – viêm gan B – Hib mũi 1 mũi 2
– Uống vaccine bại liệt lần 2
4
04 tháng
– Tiêm vaccine bạch hầu – ho gà – uốn ván – viêm gan B – Hib mũi 3
– Uống vaccine bại liệt lần 3
5
09 tháng
– Tiêm vaccine sởi mũi 1
6
18 tháng
– Tiêm vaccine bạch hầu – ho gà – uốn ván mũi 4
– Tiêm vaccine sởi – rubella (MR)
7
Từ 12 tháng tuổi
– Vaccine Viêm não Nhật Bản mũi 1
– Vaccine Viêm não Nhật Bản mũi 2
(hai tuần sau mũi 1)
– Vaccine Viêm não Nhật Bản mũi 3
(một năm sau mũi 2)
8
Từ 2 đến 5 tuổi
– Vaccine Tả 2 lần uống (vùng nguy cơ cao)
(lần 2 sau lần một 2 tuần)
9
Từ 3 đến 10 tuổi
– Vaccine Thương hàn tiêm 1 mũi duy nhất (vùng nguy cơ cao)
Ngoài ra có một số vaccine dịch vụ (ngoài chương trình mẹ cũng nên biết, tùy tình hình dịch tễ từng địa phương và độ tuổi mà bác sĩ sẽ khuyên bạn nên chích thêm loại nào nhé:
Vaccine cho trẻ dưới 1 tuổi
Rotavirus
Các loại vaccine phòng bệnh tiêu chảy do Rotavirus hiện nay như: vaccine đơn giá Rotarix, vacxin ngũ giá RotaTeq…
Rotarix chứa chủng Rotavirus G1P đã được làm yếu, dùng dự phòng Rotavirus chủng G1 và cả G3, G4, G9. Trẻ có thể dùng liều vaccine đầu tiên kể từ khi được 6 tuần tuổi. Nên cho trẻ uống liều thứ hai cách liều 1 ít nhất 4 tuần. Với 2 liều uống, vaccine này giúp trẻ chống lại bệnh viêm dạ dày – ruột do Rotavirus trong vòng 2 năm đầu đời.
RotaTeq chứa 5 chủng Rotavirus, trong đó có một chủng được làm yếu và huyết thanh chứa kháng thể của 4 chủng khác G1, G2, G3, G4. Rotateq phải uống 3 liều, mỗi liều cách nhau ít nhất 1 tháng. Liều cuối phải uống trước khi bé được 32 tuần tuổi.
Infanrix Hexa
Vaccine kết hợp bạch hầu – uốn ván – ho gà vô bào, viêm gan B, bại liệt bất hoạt và vaccine Haemophilus influenzae type B (còn gọi 6 trong 1).
Lịch tiêm chủng cơ bản cho trẻ
2, 3, 4 tháng tuổi.
3, 4, 5 tháng tuổi.
2, 4, 6 tháng tuổi.
3, 5 và 11 hoặc 12 tháng tuổi.
6, 10, 14 tuần tuổi.
Vaccine Meningococcal BC
Là một phức hợp màng ngoài tinh khiết nhóm huyết thanh B và polysaccharide vỏ nhóm huyết thanh C của não mô cầu.
Liều dùng :
Lịch tiêm cơ bản gồm hai liều 0,5ml, khoảng cách giữa các lần tiêm là sáu đến tám tuần. Liều tiêm thứ hai là bắt buộc để đạt được mức bảo vệ. Lịch tiêm được áp dụng với trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên. Theo kinh nghiệm sử dụng vaccine, không cần thiết phải tiêm nhắc lại.
Synflorix
Là vaccine có tác dụng tạo miễn dịch chủ động cho trẻ em và trẻ nhỏ từ 6 tuần tuổi đến 5 tuổi, với mục đích phòng ngừa các bệnh gây ra bởi phế cầu (Streptococcus pneumoniae có serotypes 1, 4, 5, 6B, 7F, 9V, 14, 18C, 19F và 23F) như: viêm màng não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết và viêm tai giữa cấp tính.
Liều dùng:
6 tuần tuổi – 6 tháng tuổi: Để đảm bảo khả năng bảo vệ tối ưu hoặc ở trẻ sinh non: 4 liều, 0.5 mL/liều. Liệu trình 3 liều cơ bản: liều đầu tiên lúc 2 tháng tuổi (có thể lúc 6 tuần tuổi) và khoảng cách các mũi tiêm ít nhất 1 tháng. Liều nhắc lại: ít nhất 6 tháng sau mũi tiêm cơ bản cuối cùng. Liệu trình 2 liều cơ bản (sử dụng trong chương trình tiêm chủng thường xuyên): 2 liều, 0.5 mL/liều. Liều đầu tiên lúc 2 tháng tuổi (có thể lúc 6 tuần tuổi) và liều thứ hai sau đó 2 tháng. Liều nhắc lại: ít nhất 6 tháng sau mũi tiêm cơ bản cuối cùng.
Trẻ lớn chưa từng được tiêm phòng vaccine trước đó:
7-11 tháng tuổi: 2 liều, 0.5 mL/liều với khoảng cách các mũi tiêm ít nhất 1 tháng, liều thứ ba vào năm tuổi thứ hai với khoảng cách ít nhất 2 tháng.
12-23 tháng tuổi: 2 liều, 0.5 mL/liều với khoảng cách các mũi tiêm ít nhất 2 tháng. Chưa cần thiết tiêm nhắc lại sau liệu trình này.
24 tháng-5 tuổi: 2 liều, 0.5 mL/liều với khoảng cách các mũi tiêm ít nhất 2 tháng.
Hiện Việt Nam có 2 loại:
Loại 10 chủng (PCV10 – Synflorix): Ngoài công dụng chính còn có công dụng phụ là ngừa viêm phổi, viêm tai giữa. Chích cho trẻ em 2 tháng – 5 tuổi (2-4 mũi tuỳ tuổi).
Loại 23 chủng (PPSV23 – Pneumo23): Ngừa thêm được 13 chủng nữa, và rất hữu ích cho trẻ 2 tuổi – 5 tuổi (và trẻ hơn 5 tuổi có bệnh mạn tính, người lớn tuổi). Chỉ chích có 1 mũi, hiếm khi cần nhắc lại (trẻ có bệnh giảm miễn dịch hoặc khi về già mới chích nhắc).
Nếu có khả năng thì nên chích cả hai, nhưng dưới 2 tuổi thì mẹ nên chích trước cho bé PCV10, còn sau 5 tuổi thì chỉ có thể chích PPSV23 thôi. Trong mọi trường hợp, mũi PPSV23 nên chích sau mũi PCV10 cuối cùng 6 tháng.
Tiêm vắc xin ngừa Cúm cho trẻ
Tiêm cho người lớn và trẻ từ 6 tháng tuổi. Trẻ dưới 8 tuổi lần đầu tiên phải tiêm 2 liều cách nhau 1 tháng. Trên 8 tuổi tiêm 1 liều. Sau đó nhắc lại mỗi năm 1 lần.
Vaccine cho trẻ từ 12 tháng trở lên
Tiêm ngừa Viêm gan siêu vi A: Tiêm cho người lớn và trẻ trên 12 tháng tuổi. Tiêm 2 liều cách nhau 6 tháng.
Tiêm ngừa bệnh Trái rạ (Thuỷ đậu): Tiêm cho người lớn và trẻ trên 12 tháng tuổi.
Trẻ từ 1 – 13 tuổi: tiêm 2 mũi (mũi 2 cần cách mũi 1 tối thiểu 3 tháng).
Trẻ trên 13 tuổi: tiêm 2 mũi (mũi 2 cần cách mũi 1 ít nhất 1 tháng).
Tiêm ngừa Sởi, Quai bị, Rubella: Tiêm cho người lớn và trẻ trên 12 tháng. Đối với trẻ em: tiêm 1 liều, sau đó nhắc lại lúc 4-10 tuổi.
Vaccine cho trẻ trên 24 tháng
Tiêm ngừa Viêm màng não mủ do não mô cầu (Meningo A+C): Tiêm cho người lớn và trẻ trên 2 tuổi. Tiêm 1 liều sau đó nhắc lại mỗi 3 năm. Mẹ lưu ý: Trẻ đã tiêm vaccine phòng 2 týp B và C (Vaccine Meningococcal BC) rồi, thì vẫn có thể tiêm vaccine phòng 2 týp A và C được nhé!
Tiêm ngừa Viêm màng não mủ – Viêm phổi do Phế cầu: Tiêm cho người lớn và trẻ trên 2 tuổi. Tiêm 1 liều (nhắc lại mỗi 3 năm cho những người có nguy cơ mắc bệnh cao).
Tiêm ngừa Thương hàn: Tiêm cho người lớn và trẻ trên 2 tuổi. Tiêm 1 liều. Nhắc lại mỗi 3 năm.
Chích ngừa vaccine là tạo miễn dịch chủ động cho trẻ, giúp trẻ có kháng thể để chống lại sự xâm nhập của virus hay vi trùng gây bệnh, phòng bệnh bao giờ chi phí cũng thấp hơn chi phí chữa bệnh, do vậy nếu có điều kiện, mẹ nên chích ngừa đầy đủ cho trẻ nhé!
Vắc-xin cho trẻ 24 tháng tuổi gồm có Thương hàn, viêm màng não mủ (Nguồn: Sưu tầm)
Lưu ý khi đi tiêm chủng cho bé
Tiêm chủng đầy đủ theo kế hoạch tiêm chủng toàn diện của trẻ bằng cách mở rộng chương trình tiêm chủng và cung cấp dịch vụ tiêm chủng không chỉ giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm mà còn là cách để cha mẹ giữ sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý một số điều khi tiêm vắc xin phòng bệnh cho con.
Tất cả trẻ em được tiêm chủng phải được khám sàng lọc trước khi tiêm chủng. Cha mẹ nên thông báo cho bác sĩ biết tình trạng bệnh hiện có của con mình (ốm đau, dị ứng, sử dụng kháng sinh,…) để có thể cân nhắc một chế độ dinh dưỡng phù hợp. Cha mẹ cần lưu giữ hồ sơ, sổ sách tiêm chủng để tiện theo dõi lịch tiêm chủng của trẻ.
Sau khi bé tiêm xong, bố mẹ phải tuân thủ nguyên tắc trẻ em được theo dõi trong 30 phút tại điểm tiêm chủng và ít nhất 24 giờ giờ tại nhà.
Nếu trẻ có những biểu hiện bất thường như sốt cao, quấy khóc dai dẳng, co giật, bỏ ăn, khó thở, tím tái thì mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế.
Nếu trẻ sốt cao, cha mẹ có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ định và hướng dẫn của nhân viên y tế. Bố mẹ không đặt bất cứ thứ gì lên vết tiêm của trẻ.
Chỗ tiêm sưng đỏ và có thể đau, đây là một phản ứng hoàn toàn bình thường và biến mất một cách tự nhiên. Cha mẹ cần chăm sóc, theo dõi trẻ sau khi tiêm chủng, tắm rửa và ăn uống như bình thường và theo dõi sức khỏe của bé.
>> Xem thêm: 8 điều mẹ cần biết trước khi tiêm chủng cho bé
Sau khi trẻ tiêm chủng, mẹ cần theo dõi các dấu hiệu của con như sốt cao, khó thở, chán ăn để con đưa đến cơ sở y tế (Nguồn: Sưu tầm)
Nguyên tắc chăm sóc trẻ sau tiêm chủng
Để đảm bảo một đứa trẻ khỏe mạnh sau khi tiêm chủng vắc xin, cha mẹ cần lưu ý những điều sau:
Theo dõi trẻ sau tiêm chủng
Phụ huynh cần theo dõi trẻ ít nhất 30 phút tại trung tâm tiêm chủng. Liên hệ với nhân viên y tế ngay lập tức nếu bé có bất kỳ triệu chứng bất thường nào như nôn mửa, thở nhanh, ngừng thở, thở khò khè hoặc đỏ da. Sau 24 đến 48 giờ, trẻ cần được tiếp tục theo dõi hoạt động hàng ngày của trẻ như nhiệt độ, nhịp hô hấp, chế độ ăn, ngủ và chơi.
Chăm sóc sau tiêm chủng
Trẻ em nên mặc quần áo nhẹ và thoáng mát. Bố mẹ cho bé thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh và uống nhiều nước. Nếu vẫn đang cho con bú, mẹ hãy cho con bú nhiều hơn. Trường hợp trẻ sốt trên 38,5 độ, có thể dùng các loại thuốc hạ sốt thông thường như paracetamol, ibuprofen với liều lượng phù hợp. Đối với những vết tiêm bị sưng, tấy đỏ, bố mẹ có thể chườm mát giảm sưng và chườm để giảm đau. Cha mẹ không nên chạm trực tiếp vào vết tiêm của trẻ hoặc bôi bất cứ thứ gì lên vết tiêm. Bên cạnh đó, bố mẹ không được tự ý sử dụng các loại thuốc trị ho, sốt khác.
>> Xem thêm: 8 lưu ý quan trọng khi chích ngừa cho trẻ
Một số câu hỏi thường gặp khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh
Trường hợp nào không nên tiêm phòng cho trẻ?
Có nhiều phụ huynh băn khoăn không biết khi nào trẻ không nên tiêm phòng? Trước khi tiêm vắc xin, phụ huynh luôn được yêu cầu đưa con đi khám và xác định bất thường để bác sĩ có thông tin phù hợp. Trường hợp trẻ không được tiêm chủng khi:
Sốt cao trên 39 độ, có dấu hiệu sốt co giật hoặc viêm não, viêm màng não, tím tái, khó thở.
Trẻ bị rối loạn chức năng các cơ quan như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy gan, suy thận…
Suy giảm miễn dịch: Trẻ suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc khi mới sinh.
Các chống chỉ định khác theo chỉ định của nhà sản xuất của từng loại vắc xin cụ thể.
Để xác định trẻ chưa được tiêm phòng, các bác sĩ sẽ đánh giá sức khỏe của cháu bé bằng cách đo thân nhiệt, đánh giá ý thức, quan sát nhịp thở, nghe tim và phát hiện những bất thường.
Trẻ không tiêm phòng thì có sao không?
Hệ thống miễn dịch của trẻ thường được cung cấp bởi sữa mẹ sau khi sinh. Tuy nhiên, sau một thời gian, khả năng miễn dịch này thay đổi và yếu đi. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi rút, chất gây ô nhiễm,… có thể xâm nhập và gây bệnh cho bé. Do đó, nếu trẻ không được tiêm phòng thì trẻ không có hệ miễn dịch, dễ mắc bệnh hơn so với các bé được tiêm chủng đầy đủ.
Cụ thể, đối với những trẻ em không được tiêm vắc xin phòng bệnh sởi thường dễ mắc các bệnh khác như nhiễm trùng đường hô hấp, viêm giác mạc, nhiễm trùng tai và viêm màng não. Tất cả đều là những bệnh nguy hiểm và suy giảm miễn dịch đối với trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 9 tháng tuổi.
Như vậy, trẻ được tiêm phòng đầy đủ sẽ giúp cơ thể sản sinh ra kháng thể, từ đó bảo vệ cơ thể khỏi những bệnh tật nguy hiểm.
>> Xem thêm: Các mũi tiêm phòng cho bé theo tháng từ 0 -24 tháng tuổi
Chích ngừa vaccine là tạo miễn dịch chủ động cho trẻ, giúp trẻ có kháng thể để chống lại sự xâm nhập của virus hay vi trùng gây bệnh, phòng bệnh bao giờ chi phí cũng thấp hơn chi phí chữa bệnh, do vậy nếu có điều kiện, mẹ nên thực hiện đầy đủ lịch tiêm chủng cho bé mẹ nhé! Phụ huynh có thể tham khảo thêm các mẹo hoặc tham khảo các bài viết khác tại chuyên mục Chăm sóc bé và Góc chuyên gia.
Nguồn tham khảo:
https://kidshealth.org/en/parents/vaccine.html
https://www.unicef.org/parenting/health/parents-frequently-asked-questions-vaccines