Lịch sử ngày thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam
Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập ngày 3/2/1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng, các tổ chức tiền thân của phụ nữ đã được thành lập với nhiều tên gọi khác nhau như Hội phụ nữ phản đế, Hội phụ nữ cứu quốc, Phụ nữ hiệp hội… Phụ nữ tham gia hoạt động cách mạng ngày càng đông đảo và trở thành lực lượng quan trọng.
Tháng 10/1930, tại Hội nghị Trung ương lần thứ nhất của Đảng, Đảng đã ra Nghị quyết đầu tiên về công tác vận động phụ nữ, đó là Nghị quyết về Phụ nữ vận động. Đây là bản Nghị quyết lịch sử, mở đầu cho trang sử mới của phong trào phụ nữ và tổ chức Hội. Bản Nghị quyết nhấn mạnh: “Lực lượng cách mạng của phụ nữ là một cái lực lượng rất trọng yếu. Nếu quảng đại quần chúng phụ nữ không tham gia vào những cuộc tranh đấu cách mạng thì cách mạng không thắng lợi được. Bởi vậy, nên công tác trong quần chúng phụ nữ không phải là một cái nhiệm vụ phụ thuộc của Đảng; công tác ấy chánh là một cái nhiệm vụ rất lớn và rất trọng yếu”. (Lịch sử Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, tập 1).
Cũng trong nghị quyết đầu tiên này, Đảng đã xác định rất rõ rằng: “… Đảng phải tổ chức ra các đoàn thể phụ nữ, phụ nữ hiệp hội mục đích là mưu quyền cho phụ nữ, làm cho phụ nữ triệt để giải phóng”. (Văn kiện Đảng về công tác vận động phụ nữ – NXB phụ nữ Hà Nội, năm 1970, trang 10).
Trung ương Đảng còn đề ra Điều lệ Phụ nữ Liên hiệp Hội, trong đó quy định: Phụ nữ Liên hiệp hội Đông Dương gồm một Ban Chấp hành ủy viên Đông Dương, năm Xứ phụ nữ Hiệp hội (Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, Lào, Cao Miên), một phân hội phụ nữ và một Ban Chấp hành ủy viên trong mỗi thành phố hay mỗi phủ, huyện…
Nghị quyết tại Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ nhất tháng 10/1930 có ý nghĩa lịch sử hết sức quan trọng, đánh dấu quá trình hình thành tổ chức Hội đầu tiên của phong trào phụ nữ Việt Nam dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng Cộng sản do Nguyễn Ái Quốc sáng lập và rèn luyện. Đó cũng là mốc ghi nhận tổ chức Hội Phụ nữ và phong trào phụ nữ xuất hiện sớm cùng với sự xuất hiện của các tổ chức quần chúng cách mạng khác do Đảng lãnh đạo.
Sau sự chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, các tổ chức phụ nữ được thành lập ở nhiều nơi, đặc biệt ở những địa phương có phong trào cách mạng sôi động như Nghệ An, Hà Tĩnh, Sài Gòn, Hà Nội.
Căn cứ vào Nghị quyết về Phụ nữ vận động, đồng thời căn cứ vào Điều lệ Phụ nữ Liên hiệp Hội (tháng 10/1930), Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ IV (1974) đã quyết định lấy ngày 20/10/1930 là ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
Hội nghị thống nhất Hội Liên hiệp Phụ nữ toàn quốc giữa Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Hội Liên hiệp Phụ nữ giải phóng miền Nam Việt Nam họp tại thành phố Hồ Chí Minh tháng 6/1976 quyết định lấy ngày 20/10/1930 là ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
Từ đó đến nay, ngày 20/10 là ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập ngày 3/2/1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng, các tổ chức tiền thân của phụ nữ đã được thành lập với nhiều tên gọi khác nhau như Hội phụ nữ phản đế, Hội phụ nữ cứu quốc, Phụ nữ hiệp hội… Phụ nữ tham gia hoạt động cách mạng ngày càng đông đảo và trở thành lực lượng quan trọng.Tháng 10/1930, tại Hội nghị Trung ương lần thứ nhất của Đảng, Đảng đã ra Nghị quyết đầu tiên về công tác vận động phụ nữ, đó là Nghị quyết về Phụ nữ vận động. Đây là bản Nghị quyết lịch sử, mở đầu cho trang sử mới của phong trào phụ nữ và tổ chức Hội. Bản Nghị quyết nhấn mạnh: “Lực lượng cách mạng của phụ nữ là một cái lực lượng rất trọng yếu. Nếu quảng đại quần chúng phụ nữ không tham gia vào những cuộc tranh đấu cách mạng thì cách mạng không thắng lợi được. Bởi vậy, nên công tác trong quần chúng phụ nữ không phải là một cái nhiệm vụ phụ thuộc của Đảng; công tác ấy chánh là một cái nhiệm vụ rất lớn và rất trọng yếu”. (Lịch sử Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, tập 1).Cũng trong nghị quyết đầu tiên này, Đảng đã xác định rất rõ rằng: “… Đảng phải tổ chức ra các đoàn thể phụ nữ, phụ nữ hiệp hội mục đích là mưu quyền cho phụ nữ, làm cho phụ nữ triệt để giải phóng”. (Văn kiện Đảng về công tác vận động phụ nữ – NXB phụ nữ Hà Nội, năm 1970, trang 10).Trung ương Đảng còn đề ra Điều lệ Phụ nữ Liên hiệp Hội, trong đó quy định: Phụ nữ Liên hiệp hội Đông Dương gồm một Ban Chấp hành ủy viên Đông Dương, năm Xứ phụ nữ Hiệp hội (Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, Lào, Cao Miên), một phân hội phụ nữ và một Ban Chấp hành ủy viên trong mỗi thành phố hay mỗi phủ, huyện…Chủ tịch Hồ Chí Minh với các cán bộ cơ quan TW Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam ở Việt Bắc, tháng 2/1949.Nghị quyết tại Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ nhất tháng 10/1930 có ý nghĩa lịch sử hết sức quan trọng, đánh dấu quá trình hình thành tổ chức Hội đầu tiên của phong trào phụ nữ Việt Nam dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng Cộng sản do Nguyễn Ái Quốc sáng lập và rèn luyện. Đó cũng là mốc ghi nhận tổ chức Hội Phụ nữ và phong trào phụ nữ xuất hiện sớm cùng với sự xuất hiện của các tổ chức quần chúng cách mạng khác do Đảng lãnh đạo.Sau sự chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, các tổ chức phụ nữ được thành lập ở nhiều nơi, đặc biệt ở những địa phương có phong trào cách mạng sôi động như Nghệ An, Hà Tĩnh, Sài Gòn, Hà Nội.Căn cứ vào Nghị quyết về Phụ nữ vận động, đồng thời căn cứ vào Điều lệ Phụ nữ Liên hiệp Hội (tháng 10/1930), Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ IV (1974) đã quyết định lấy ngày 20/10/1930 là ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.Hội nghị thống nhất Hội Liên hiệp Phụ nữ toàn quốc giữa Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Hội Liên hiệp Phụ nữ giải phóng miền Nam Việt Nam họp tại thành phố Hồ Chí Minh tháng 6/1976 quyết định lấy ngày 20/10/1930 là ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.Từ đó đến nay, ngày 20/10 là ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.