Lịch Sử Giáo Dục Việt Nam Từ Năm 1975 Đến Năm 2000 | Tiki
Việt Nam là một quốc gia văn hiến với bề dày lịch sử hàng ngàn năm. Nhân dân Việt Nam bất cứ đời nào cũng luôn nêu cao truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo. Việc học hành được coi là mục tiêu quan trọng hàng đầu để trở thành người có đạo đức, có kiến thức để phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân.
Trong tiến trình lịch sử dân tộc, các triều đại quân chủ Việt Nam đều luôn chú trọng đến giáo dục, khoa cử; coi giáo dục là nguồn cội, là gốc rễ của việc chấn hưng văn hóa dân tộc, phục dựng sức mạnh quốc gia. Nhờ vậy, bất cứ ở thời đại nào, cũng đều xuất hiện các nhân sỹ, trí thức đứng ra đảm trách các vị trí quan trọng trong xã hội, góp phần xây dựng và bảo vệ quốc gia.
Sau khi đánh đổ ách cai trị của chủ nghĩa thực dân Pháp, nước Việt Nam mới được thành lập thì một trong ba nhiệm vụ chính yếu của cách mang là “Diệt giặc dốt”. Kể từ thời điểm đó, công tác giáo dục đã được Đảng và Nhà nước luôn luôn quan tâm một cách đặc biệt.
Từ sau ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước được thống nhất, Đảng và Nhà nước đã giao cho ngành giáo dục
nhiệm vụ cấp thiết lúc này là phải xây dựng một hệ thống giáo dục thống nhất theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong phạm vi cả nước, đồng thời cần phải nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng nguồn nhân lực mới cho đất nước.
Thực hiện mục tiêu xuyên suốt của giáo dục Việt Nam là “phát triển con người toàn diện”, qua từng chặng đường phát triển của đất nước, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn sáng suốt đề ra các chủ trương, chính sách nhằm đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục quốc dân, phù hợp với bối cảnh chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước cũng như xu thế của thời đại.
Hiện nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, cả nước đang nỗ lực đẩy mạnh công cuộc xây dựng và phát triển nội lực, tích cực và chủ động hội nhập quốc tế toàn diện thì lĩnh vực giáo dục và đào tạo càng có sứ mệnh tiên phong, quan trọng hàng đầu trong việc đưa dân tộc ta, đất nước ta ””sánh vai với các cường quốc năm châu”. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (tháng 12-1976) đã chỉ rõ: Giáo dục là nền tảng văn hóa của một đất nước, là tương lai của một dân tộ Năm 1998, Luật Giáo dục đã được ban hành. Đại hội Đảng lần thứ X (tháng 4-2006) đã nâng tầm quan trọng của lĩnh vực giáo dục, coi “Giáo dục đào tạo cùng với khoa học và công nghệ, là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước”.
Kế thừa truyền thống hiếu học của cha ông, với định hướng phát triển mà Đảng đã vạch ra, sự nghiệp giáo dục và đào tạo của đất nước từ sau năm 1975 đã đạt được nhiều thành tích to lớn, đáng ghi nhận. Tuy vậy, khi đất nước bước sang chặng đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế toàn diện, thì thực tiễn phát triển cũng đặt ra nhiều yêu cầu mới đối với
Sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Vì vậy, việc nghiên cứu sâu về những chặng đường phát triển của sự nghiệp giáo dục và đào tạo từ trước đến nay, nhất là từ sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước luôn mang ý nghĩa to lớn cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn.
Lâu nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu cả ở trong và ngoài nước đề cập đến lịch sử giáo dục Việt Nam,trên nhiều lĩnh vực khác nhau, cũng như từ những góc độ tiếp cận không giống nhau. Tuy nhiên, việc đi sâu nghiên cứu lịch sử giáo dục của đất nước theo một hệ thống gồm nhiều tập với các giai đoạn cụ thể như Viện Sử học tiến hành để có cái nhìn xuyên suốt, tổng thể và khách quan còn chưa được quan tâm đúng mức.
Từ xuất phát điểm như vậy, chúng tôi đã quyết định lựa chọn sự nghiệp giáo dục Việt Nam giai đoạn từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước được thống nhất đến năm 2000 để thực hiện công trình nghiên cứu này. Với mục tiêu đó, cuốn sách tập trung chủ yếu giới thiệu, phân tích, lý giải những vấn đề cơ bản của vấn đề giáo dục của đất nước qua các thời kỳ: 10 năm đầu sau ngày thống nhất đất nước (1975-1986), thời kỳ Đổi mới (1986-1996), thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (1996-2000) và trên cơ sở đó đưa ra một số nhận xét cũng như một số bài học kinh nghiệm.
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng)…..