Lịch Sử & Ý Nghĩa Của Lá Cờ Đỏ Sao Vàng Việt Nam » Hải Triều
Lá cờ đỏ sao vàng Việt Nam ra đời đánh dấu sự trưởng thành của cách mạng, thể hiện được ý chí quyết tâm chiến đấu để giành lại độc lập trước sự xâm chiếm của hai cường quốc lớn mạnh trên thế giới. Cùng với sự chỉ đạo sát sao của Đảng và Bác Hồ, cách mạng Việt Nam ngày càng một lớn mạnh hơn, giành thắng lợi lớn trong các cuộc khởi nghĩa quan trọng.
Cũng chính vì sự xuất hiện của lá cờ đỏ sao vàng, đã làm tăng sức mạnh cho toàn dân tộc, chiến đấu để đất nước được độc lập như ngày hôm nay. Vậy việc ra đời và Ý nghĩa của Lá cờ đỏ sao vàng Việt Nam được mọi người luôn ghi nhớ như thế nào? May In Cờ Vải Hải Triều sẽ giúp các bạn tìm hiểu rõ hơn về ngọn cờ lịch sử ấy.
I. Lịch sử Lá cờ Việt Nam qua các thời kỳ
Lá cờ đỏ sao vàng Việt Nam là quốc kỳ của Việt Nam, tuy nhiên để có chiếc lá cờ đỏ sao vàng tung bay trong gió đầy niềm kiêu hãnh như bây giờ, chiếc lá cờ ấy đã phải đấu tranh và trải qua rất nhiều cuộc chiến gian khổ. Vậy qua từng thời kỳ, lá cờ của đất nước Việt Nam thay đổi như thế nào?
Mục Lục
1. Long Tinh Kỳ
Long Tinh Kỳ là Quốc kỳ nguyên thủy của triều đình Nhà Nguyễn tồn tại từ năm 1802 cho đến năm 1885. Long Tinh Kỳ là tên được đặt bằng tiếng Hán. Trong đó, “Long” là tượng trưng cho Rồng, là biểu tượng của Hoàng đế nên có màu vàng, “Tinh” là ngôi sao trên trời, cũng có ý nghĩa là màu đỏ – tượng trưng cho lòng nhiệt thành của phương Nam. Vậy nên, Long Tinh Kỳ là lá cờ Rồng với chấm Đỏ viền tua xanh, tượng trưng cho một đất nước có nguồn gốc là con Rồng cháu tiên và ở phương Nam vùng nhiệt đới.
2. Đại Nam Quốc Kỳ
Đại Nam Quốc Kỳ là lá cờ của đất nước ta trong khoảng thời gian từ năm 1885 cho đến năm 1890, được tìm thấy trong tài liệu của người Phương Tây. Và Đại Nam là lá cờ của triều đình Đồng Khánh.
3. Quốc kỳ Nền Vàng Ba Sọc Đỏ
Quốc kỳ Nền Vàng Ba Sọc Đỏ là lá cờ thuộc dưới hai triều đại Kháng Pháp, từ năm 1890 cho đến năm 1920. Quốc kỳ còn có tên gọi khác là “Cờ Vàng”, đây được xem là lá cờ đầu tiên thể hiện đúng nghĩa là một đất nước Việt Nam với những nguyện vọng độc lập, thống nhất. Ba sọc đỏ bằng nhau tượng trưng cho 3 miền Bắc – Trung – Nam bất khả phân. Bên cạnh đó, Cờ Vàng còn thể hiện một số ý nghĩa khác như:
- Thể hiện ý chí của người dân muốn bác bỏ hiệp ước Quý Mùi, vì hiệp ước đó đã tạo ra tình trạng Trung Bắc kỳ bảo hộ, Nam Kỳ thuộc địa.
- Đại Nam Quốc là một lãnh thổ toàn vẹn, mặc dù là Bắc – Trung – Nam những ở đâu cũng có tư thế chính trị giống nhau, và bất khả phân trong nền tảng màu Vàng của dân tộc Việt.
- Tên gọi của Quốc kỳ còn mang một ý nghĩa sâu sắc nữa chính là muốn đoạn tuyệt với sự liên hệ của chữ Hán. Với mục đích là thoát ly ra khỏi nền bảo hộ Pháp và triều cống của Tàu.
Chính vì những ý nghĩa mang tính lịch sử như vậy mà cờ Vàng được mênh danh là lá cờ “Quốc Gia”.
4. Cờ Bắc Trung Kỳ
Cờ Bắc Trung Kỳ trong giai đoạn miền Nam thành thuộc địa của Pháp còn được gọi là Long Tinh Kỳ. Mặc dù giống tên gọi nhưng các chi tiết trên cờ hoàn toàn khác nhau. Cờ có nền vàng và có một sọc đỏ ngang lớn. Đây là lá cờ biểu tượng riêng cho Bắc và Trung Kỳ.
Cờ Bắc Trung Kỳ còn được gọi là Long Tinh vì nó được biến thể từ Long Tinh Kỳ của nhà Nguyễn. Chấm đỏ được kéo dài ra thành sọc đỏ, và tua xanh bị loại bỏ. Vì miền Nam đã trở thành thuộc địa, nên đây chỉ là lá cờ tượng trưng cho hai miền Bắc, Trung của một quốc gia. Lá cờ này được sử dụng vào thời vua Khải Định, Bảo Đại, cụ thể là trong khoảng thời gian từ năm 1920 – 1945.
5. Cờ Nam Kỳ Thuộc Địa
Đây là lá cờ mà khi miền Nam là thuộc địa của Pháp, lá cờ tồn tại từ năm 1923 cho đến năm 1945. Cờ có nền vàng, bên góc trái là Tam Tài có màu xanh trắng và đỏ. Vào ngày 10/3/1945, Nhật đảo chính Pháp tại Đông Dương, và đây cũng là ngày cuối cùng mà lá ờ này được tồn tại.
6. Long Tinh Đế Kỳ
Long Tinh Đế Kỳ là lá cờ trong thời Nhật chiếm Đông Dương từ 3/1945 – 8/1945. Cờ có nền vàng, sọc đỏ ngang ở giữa chiếm 1/3 diện tích. Vào ngày 11/3/1945, vua Bảo Đại tuyên bố hủy bỏ hòa ước Quý Mùi 1883 và Giáp Thân 1884. Việt Nam được độc lập và thống nhất, tuy nhiên theo chế độ Quân Chủ tân thời là một quốc gia như ở Phương Tây.
7. Cờ Quẻ Ly
Cờ Quẻ Ly là lá cờ của quốc gia Việt Nam trong thời Nhật chiếm Đông Dương, từ 3/1945 – 8/1945. Cờ có nền vàng, ba sọc đỏ, sọc đỏ ở giữa đứt quảng giống với hình Quẻ Ly. Vì đất nước trong khoảng thời gian này thuộc chế độ Quân Chủ, nên Bảo Đại đã kỹ sắc lệnh chấp thuận đề nghị của Thủ tướng Trần Trọng Kim, lấy quốc hiệu mới và sáng tạo ra một Quốc kỳ mới. Vậy nên, Long Tinh Đế Kỳ có 3 vạch đỏ bằng nhau, vạch đỏ giữa đứt quảng giống quẻ Ly trong bát Quái.
8. Cờ Đỏ Sao Vàng
Cũng là cờ Đỏ Sao Vàng, tuy nhiên đây được gọi là cờ Mặt Trận Việt Minh của Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa”. Cờ xuất hiện vào 5/1945 cho đến 12/1946. Cờ có nền đỏ, sao vàng nhưng cánh sao hơi cong, hình ngôi sao bầu hơn.
Vào ngày 5/9/1945, Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh và quyết định lấy lá cờ Việt Minh là Quốc kỳ của Việt nam. Tuy nhiên, vào năm 1946, khi quân đội Pháp ngày càng mạnh nên chiếm nhiều ưu thế, buộc quân đội Việt Minh phải rút vào bưng kháng chiến, nên cờ đỏ Việt Minh tạm thời mất tư thế và đất nước bị chia thành hai miền Nam, Bắc ngăn cách bởi vĩ tuyến 17.
9. Cờ Nam Kỳ Cộng Hòa Quốc
Cờ Nam Kỳ Cộng Hòa Quốc là cờ Vàng sọc Xanh của Chính Phủ Lâm Thời. Lá cờ được tung bay vào khoảng thời gian từ 6/1946 – 6/1948. Cờ có nền vàng, hai sọc trắng và ba sọc xanh. Đây là khoảng thời gian mà Nam kỳ tự trị
10. Cờ vàng Quốc Gia Việt Nam
Cờ vàng Quốc Gia Việt Nam là lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ của “Việt Nam Quốc” và “Việt Nam Cộng Hòa”. Vào 2/6/1948, Chính Phủ Trung Ương dùng Cờ Vàng để làm Quốc kỳ của đất nước. Và từ 7/1954, đất nước bị chia đôi do hiệp định Geneve, thì Cờ Vàng vẫn tiếp tục được sử dụng cho đến 30/4/1975.
II. Ý nghĩa của lá cờ đỏ sao vàng Việt Nam
Lá cờ Đỏ Sao Vàng mặc dù đã xuất hiện từ lâu, trong những cuộc khởi nghĩa của quần chúng nhân dân, tuy nhiên lá cờ đỏ sao vàng chỉ được sử dụng như tín hiệu, hay là sự chỉ huy để tập hợp quân đội kháng chiến. Có thể nói lá cờ đỏ sao vàng đã tung bay khi mà ngọn cờ Bắc Trung Kỳ còn ngự trị. Tháng 7/1940, Hội nghị Xứ ủy Nam kỳ đã đưa ra ý kiến cần có một lá cờ để tập hợp, triệu hội quần chúng nhằm xông lên, chiến đấu với quân địch để giành chính quyền về tay nhân dân.
Trong Hội nghị đó, nhớ lời của đồng chí Trần Phú – Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương, đó là sau khi giành được độc lập, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẽ có lá cờ đỏ có ngôi sao vàng nằm chính giữa. Với ý nghĩa ban đầu là nền đỏ tượng trưng cho tính triệt để chiến đấu của cách mạng, còn ngôi sao vàng năm cánh tượng trưng cho khối đại đoàn kết dân tộc.
Vậy nên, sau khi thảo luận xong, Hội nghị đã quyết định lấy lá cờ đỏ sao vàng làm cờ của cuộc khởi nghĩa. Những chiếc lá cờ ban đầu được Nguyễn Hữu Tiến sáng tác mẫu và được may bí mật tại hiệu may Ba Lễ – Sài Gòn.
Và chiếc lá cờ Đỏ Sao Vàng đã được tung bay trong cuộc khởi nghĩa Nam kỳ vào đêm 22, rạng sáng 23/11/1940 tại tỉnh Mỹ Tho. Cũng vào ngày này, chính quyền cách mạng tỉnh Mỹ Tho được thành lập cùng với hơn 3000 người tham dự cuộc mit tinh tại đình Long Hưng. Lá cờ đỏ sao vàng đã xuất hiện đầu tiên trước đình Long Hưng, trên ngọn cây bàng. Và vào những ngày cuối của tháng 11/1940, lá cờ đỏ sao vàng đã tung bay khắp Nam kỳ, là lời động viên để nhân dân ta luôn vững bước trên con đường đấu tranh, giải phóng dân tộc.
Vào tháng 5/1941, tiếp tục nêu cao vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu, nên hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 đã quyết định thành lập tổ chức Việt nam Độc lập Đồng Minh. Và lá cờ đỏ sao vàng tiếp tục được treo tại buổi lễ thành lập VIệt Minh, với mong mốn sau khi đánh đuổi đế quốc Pháp – Nhật, chúng ta sẽ lập nên Chính phủ nhân dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, và lấy lá cờ Đỏ Sao Vàng làm Quốc kỳ của đất nước.
Vào tháng 8/1945, Đại hội đã tán thành quyết định tổng khởi nghĩa của Đảng, chọn bài “Tiến quân ca” là quốc ca và lá cờ đỏ sao vàng là Quốc kỳ của đất nước. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, lá cờ đỏ sao vàng vẫn được gọi là lá cờ Việt Minh, vậy nên khi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết thư kêu gọi toàn dân nổi dậy tổng khởi nghĩa để giành lại chính quyền, trong đó có đoạn viết: “Tiến lên! Tiến lên! Dưới lá cờ Việt Minh, đồng bào hãy dũng cảm tiến lên!”.
Một sự thay đổi tuyệt diệu vào ngày 17/8/1945, khi mà lá cờ của chính phủ bù nhìn Trần Kim Trọng vừa mới được kéo lên, thì ngay lập tức chiếc lá cờ đỏ sao vàng có diện tích 48 mét vuông được thả xuống từ tầng 2 của Nhà hát lớn Hà Nội. Tất cả đã tạo nên sự phấn khích to lớn cho toàn dân, và làm đảo lộn tình thế, khích lệ tinh thần cho nhân dân. Và từ đó, cuộc tổng khởi nghĩa tháng tám đã lan rộng nhanh chóng ra cả nước trong rừng cờ đỏ sao vàng tung bay.
Mặc dù giành được độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhưng bọn Tàu Tưởng và tay sai vẫn luôn ra sức chống phá chính quyền cách mạng. Vậy nên, chúng ta phải nhân nhượng và thực hiện một số yêu cầu, trong đó có việc phải thay đổi Quốc ca và Quốc kỳ. Một số ý kiến được đưa ra trong phiên họp đầu tiên của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cho rằng: Quốc kỳ hiện tại chỉ là lá cờ của Việt Minh, nên cần phải thay đổi.
Tuy nhiên, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người cho rằng: “Lá cờ đỏ sao vàng đã thấm máu đồng bào ta trong cuộc khởi nghĩa Nam kỳ năm 1940. Chính lá cờ đó đã cùng với phái đoàn chính phủ đi từ châu Á sang châu Âu; từ châu Âu về châu Á; lá cờ đó đã có mặt trên khắp đất nước Việt Nam. Vậy thì, trừ 25 triệu đồng bào cả nước thì không ai có quyền đòi thay đổi Quốc kì và Quốc ca”.
Với lý luận đanh thép của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đại biểu Quốc hội nhất trí biểu quyết công nhận lá cờ đỏ sao vàng là Quốc kỳ chính thức của nước Việt Nam độc lập. Đến tháng 11/1946, Hiến pháp đầu tiên của nước ta ghi rõ: Quốc kỳ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là lá cờ đỏ sao vàng. Kể từ đó lá cờ đỏ sao vàng luôn tung bay trên mọi nẻo đường, trên mọi cuộc kháng chiến. Điển hình như chiến dịch Điện Biên Phủ vào ngày 7/5/1954, lá cờ được cắm trên nóc hầm của tướng Đờ Caxtơri đầy kiêu hãnh.
Trưa ngày 30/4/1975, lá cờ đỏ sao vàng lại một lần nữa tung bay phấp phới trong niềm hân hoan của toàn dân tộc, khi được cắm trên nóc phủ Tổng thống Ngụy. Đánh dấu sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, lật đổ hoàn toàn chế độ tay sai đế quốc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, non sông thu về một mối.
Và cho đến thời điểm hiện tại, lá cờ đỏ sao vàng vẫn được sử dụng là Quốc kỳ của đất nước Việt Nam. Quốc kỳ được sử dụng dưới những quy định và Hiến pháp của Nhà nước, không một ai có thể xâm phạm hoặc có bất kỳ một hành động nào gây ảnh hưởng đến hình ảnh chiếc là cờ lịch sử. Sự ra đời của lá cờ đỏ sao vàng mang một ý nghĩa trọng đại, khẳng định được vị thế và nền độc lập của dân tộc.
“Hỡi những ai máu đỏ da vàng
Hãy chiến đấu dưới cờ thiêng Tổ quốc
Nền cờ thắm máu đào vì nước
Sao vàng tươi, da của giống nòi
Đứng lên mau hồn nước gọi ta rồi
Hỡi sỹ nông công thương binh
Đoàn kết lại như sao vàng năm cánh”.
Tác giả Nguyễn Hữu Tiến đã khắc họa ý tưởng lá cờ đỏ sao vàng qua những câu thơ đầy hào hùng và kiêu hãnh. Thông qua từng câu thơ, ta có thể nhận thấy được ý nghĩa của lá cờ Việt Nam được thể hiện rõ nét. Màu sắc được khắc họa trên lá cờ chính là chỉ đến người Việt Nam, máu đỏ da vàng. Bên cạnh đó, nền đỏ của lá cờ còn là sự quyết tâm, là biểu tượng cho từng giọt máu đã rơi xuống của nhân dân VIệt Nam để có được nền độc lập như ngày hôm nay.
Năm cánh sao vàng còn là sự liên kết của khối đại đoàn kết dân tộc bao gồm năm tầng lớp: Sĩ, nông, công, thương, binh. Tất cả đã hòa thành một, đoàn kết đấu tranh, giành chính quyền và nền độc lập cho đất nước. Lá cờ đỏ sao vàng là báu vật linh thiêng, là linh hồn và là niềm tự hào của người Việt Nam nói riêng, và của toàn dân tộc Việt Nam nói chung.
Xem thêm:
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, lá cờ đỏ sao vàng đã xuất hiện và tung bay trên mọi nẻo đường của đất nước. Và ngọn cờ ấy sẽ mãi trường tồn, mãi là Quốc kỳ tự hào của nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm: