Lễ hội truyền thống

Vì vậy lễ hội có tính hấp dẫn cao với du khách và là một trong những tài nguyên du lịch nhân văn có giá trị.
Ngoài những lễ hội có tính chất chung của cả nước, của vùng Bắc Bộ, Phú Thọ còn có những lễ hội riêng, đặc sắc. Thông qua các lễ hội này, du khách có thể hiểu được về văn hoá Việt Nam, văn minh lúa nước.

Hội Đền Hùng: Là lễ hội lớn của dân tộc Việt Nam. Lễ hội là dịp Giỗ Tổ thiêng liêng, được tổ chức vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. Hội Đền Hùng là ngày hội quần tụ, ca ngợi sự hưngthịnh của nòi giống, là biểu tượng của tinh thần cộng đồng, nhắc nhở người dân Việt Nam cùng chung sức xây dựng đất nước ngày thêm phồn vinh. Lễ hội năm nào cũng nhộn nhịp, thu hút hàng chục vạn du khách từ khắp mọi miền đất nước.

Hội Bạch Hạc: Diễn ra từ ngày 3 đến 5 tháng Giêng hàng năm tại đền thờ Thổ Lệnh Đại Vương xã Bạch Hạc, thành phố Việt Trì. Trong lễ hội có trò thi tung còn ở Đền Cả, lễ tiến còn, ngâm thơ còn và cúng cơm còn. Ngày cuối lễ hội có lễ hạ còn và cướp còn cầu may.

Hội Chu Hoá: Lễ hội diễn ra tại xã Chu Hoá, huyện Lâm Thao vào ngày 5 tháng Giêng hàng năm nhằm tưởng nhớ 3 anh em Cả Đông, Nhị Đông và Tam Đông, là các tướnggiỏi của vua Hùng thứ 18. Trong lễ hội có diễn trò “chạy kem” diễn lại sự tích thần làng.

Hội mở cửa rừng: Lễ hội diễn ra tại huyện Thanh Sơn từ ngày 6 đến 15 tháng Giêng hàng năm. Mở đầu là lễ cúng cung tên để mở hội săn bắn, sau đó từng đôi nam nữ múa theo điệu “gà phủ” thực hiện tín ngưỡng phồn thịnh.

Hội đánh cá: Được tổ chức ở vùng đồng bào Mường thuộc xã Thạch Kiệt, huyện Thanh Sơn. Đây là lễ hội mừng xuân tại khu vực ở sát bản. Trong lễ hội người ta dùng các giọ bắt cá (dùng nhiều đồ dùng khuấy nước lên cho cá chui vào giọ) để tế lễ và chia cho các gia đình.
Ngoài ra còn nhiều lễ hội khác nữa như hội cầu tháng Giêng, hội Phết Hiền Quan, hội hát Xoan, hát Ghẹo, hát trống quân, hát ví… cùng nhiều trò chơi tổ chức trong lễ hội như đánh trống đồng, đâm đuống, múa mời, múa cồng, vật, bơi chải, kéo co, đánh thó, đánh phết, bắn nỏ…