Lễ hội ở miền Nam hấp dẫn với những giá trị văn hóa, tâm linh độc đáo

Miền Nam không chỉ có thiên nhiên tươi đẹp, con người nồng hậu mà còn là cái nôi của rất nhiều bản sắc văn hóa. Những lễ hội ở miền Nam được không chỉ đa dạng mà còn đặc sắc, đại diện cho những nét văn hóa của người dân nơi đây. Trong bài viết này, hãy cùng theo chân mình khám phá các lễ hội lớn nhất, ý nghĩa nhất ở miền Nam nhé.

Có một câu chuyện mà người ta cho chính là nguồn gốc của lễ hội Bà Chúa Xứ. Vào những năm 1820, quân Xiêm có ý định xâm lược nên thường xuyên gây rối ở vùng biên giới phía Nam của nước  ta. Khi đến núi Sam, tượng Bà và nảy ra ý định muốn di chuyển tượng bà xuống núi. Tuy nhiên, điều kỳ lạ đã xảy ra. Tất cả mọi người đều ngỡ ngàng khi mới khiêng được một đoạn đường ngắn thì bức tượng như nặng trĩu, đè nặng lên đôi vai của quân lính khiến chúng không thể di  Khi đó, một tên trong đám giặc nổi giận, đạp vào cốt tượng làm gãy một phần cánh tay bên trái và ngay lập tức bị trừng phạt đau đớn.

Sau này, nhiều lần bà đã báo mộng cho người dân. Trong giấc mơ xưng là Bà Chúa Xứ. Người dân đã lập miếu thờ cho bà dưới chân núi với mong muốn tránh thiên tai, ngoại xâm, được hưởng một cuộc sống an lành.  Theo như lời dặn, dân làng cũng đã để 9 cô gái đồng trinh khiêng tượng Bà xuống. Quả nhiên là việc di chuyển tượng diễn ra thuận lợi. Khi xuống đến chân núi Sam, tượng Bà trở nên nặng không thể di chuyển được, dân làng hiểu rằng Bà đã chọn vị trí này để làm miếu cho mình.

Núi Sam là một ngon núi thuộc thành phố Châu Đốc, An Giang. Lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam được tổ chức tại đền Bà Chúa Xứ, tọa lạc ngay dưới chân núi. Đây là một trong những lễ hội ở miền Nam được tổ chức hoành tránh nhất và thu hút đông đảo người đến tham gia.

Lễ hội được tổ chức từ ngày 23/4 – 27/4 âm lịch hàng năm. Trong đó, ngày Vía Bà chính là ngày 25/4, đây là ngày phát hiện ra tượng bà. Mỗi mùa lễ hội, du khách thập phương lại nườm nượp đổ về đền Bà Chúa Xứ hành lễ với ước nguyện một năm bình ăn, thuận buồn xuôi gió.

Du khách tham gia lễ hội sẽ được xem nghi thức tắm bà bằng nước mưa pha với nước hoa. Đây là nghi thực truyền thống của người dân vào mỗi dịp lễ hội. Sau khi tắm xong thì mọi người sẽ tiến hành nghi thức thay y phục cho bà. Ngoài ra, du khách cũng sẽ được xem lễ rước bà từ đỉnh núi xuống bằng chín cô gái đồng trinh. Đồng thời, rất nhiều loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian được biểu diễn như: múa lân, múa mâm thao, múa đĩa chén,…

Với những ý nghĩa lịch sử quan trọng, những nét văn hóa đặc sắc, năm 2001, lễ hội miền Nam này được Bộ Văn hóa Thông tin và Tổng cục Du lịch Việt Nam công nhận là Lễ hội cấp Quốc gia.

Nhắc đến lễ hội ở miền Nam thì không thể bỏ qua Lễ hội Nghinh Ông – một lễ hội vô cùng nổi tiếng. Lễ hội Nghinh Ông (lễ hội Nghinh Ông Thủy Tướng) là lễ hội truyền thống được tổ chức ở những vùng biển ở nước ta. Mục đích của lễ hội là để tưởng nhớ công ơn của loài cá voi – vị thần Đại tướng quân Nam Hải . Vì đã nhiều lần cứu giúp người dân vượt qua sóng to gió lớn ở ngoài biển khơi.

Vào dịp tổ chức lễ hội, hàng trăm chiếc tàu cá lớn nhỏ neo tại bở sẽ đượ trang trí cờ hoa rực rỡ. Người ta làm như vậy để chuẩn bị chào đón vị thần đã đồng hành và nâng đỡ họ trong những chuyến ra khơi. Nghi thức rước ông ra biển và các lễ cúng được thực hiện hoành tráng, trang trọng, thành tâm. Trong lễ hội, người dân địa phương cùng du khách ăn uống, vui chơi, giao lưu thoải mái như người trong một nhà.

Lễ hội Nghinh Ông hiện nay được tổ chức ở nhiều địa phương ở khu vực phía Nam. Tuy nhiên, mỗi nơi lại có thời gian tổ chức khác nhau, mặc dù nghi lễ và ý nghĩa thì không có gì khác biệt. Ở vùng biển Bình Đại, Bến Tre lễ hội được cử hành vào ngày 16/6 âm lịch, còn ở Thắng Tam thì 16/8 âm lịch. Dọc theo bờ biển từ Nam Trung Bộ xuống tới miền Tây, du khách sẽ bắt gặp rất nhiều ngôi đền thờ cá ông. Đây chính là lễ hội đặc sắc tượng, đại diện cho một trong những bản sắc văn hóa của miền Nam. Nếu bạn có dịp du lịch miền Nam vào mùa lễ hội thì chắc chắn không thể bỏ qua lễ hội này.

Lễ Đôn Ta còn được gọi là một trong những lễ hội ở miền Nam được nhiều người biết đến. Đây là một ngày lễ truyền thống ở người Khmer, còn được gọi là lễ “Xá tội vong nhân”. Trong văn hóa của người Kinh cũng có ngày lễ “xá tội vong nhân”, chúng ta vẫn gọi là lễ Vu Lan. Trong khi đó, người Khmer có lễ Đôn Ta.

Đây là một ngày lễ lớn. Vào dịp này, người dân Nam Bộ sẽ lam lễ cúng ông bà tổ tiên. Có thể bạn chưa biết, người Khmer cũng không tổ chức ngày giỗ hàng năm cho người đã khuất. Thay vào đó, ngày lễ Đôn Ta chính là dịp để họ tưởng nhớ và thể hiện lòng biết ơn đối với những người đã khuất.

Vào dịp này, người Khmer sẽ cúng tổ tiên đã qua đời, tặng quà cho ông bà, cha mẹ và ăn bữa cơm gia đình đầm ấm. Đây có thể coi là “Tết” của dân tọc Khmer. Vào lễ Dolta, các chùa thường tổ chức lễ hội văn hóa đặc sắc, người dân từ nhiều nơi tụ họp về đây để cầu nguyên và vui chơi. Có nhiều trò chơi vui dân gian, múa Lâm – thol,… góp phần ngày lễ trở nên phấn khởi và vui tươi. Đặc biệt ở An Giang vùng đất Bảy Núi này còn diễn ra lễ hội đua bò truyền thống thu hút nhiều du khách đến tham quan.

>> Xem thêm:

Lễ Chol Chnam Thmay là một trong những lễ hội ở miền Nam đặc sắc không thể bỏ qua. Đây là dịp Lễ Tết lớn nhất của dân tộc Khmer. Lễ Chol Chnam Thmay được tổ chức trong 3 ngày đầu tháng Chét theo lịch ở người Khmer. Ở nước ta, Sóc Trăng, An Giang, Trà Vinh,… là những tỉnh thành có đông người Khmer sinh sống. Du khách tới đây sẽ có dịp tham gia vào ngày lễ Chol Chnam Thmay và khám phá những nét văn hóa, sinh hoạt đặc sắc của người dân.

Tương tự như Tết Nguyên Đán của người Kinh, vào dịp này, người Khmer sẽ dọn dẹp nhà cửa, mua quần áo mới và nấu nướng những món ăn truyền thống. Tại các chùa, lễ hội truyền thống được tổ chức với rất nhiều trò chơi dân gian.

Ngày xưa, vào thời mới khai hoang mở cõi, khi đất trời còn u ám, ao tù nước đọng nhiều, vạn vật bị ảnh hưởng bởi bệnh tật. Trong đó, có những bệnh còn lây truyền sang nhiều người, dẫn đến những trận đại dịch. Người ta cho rằng chính ma quỷ, hay những người đã khuất gây ra nên đã làm lễ cúng với mong muốn họ để cho cuộc sống dân làng được bình an. Vì vậy, lễ Tống Ôn đã ra đời.

Lễ hội Tống Ôn là một trong những lễ hội ở miền Nam đặc sắc. Mặc dù lễ hội này đã không còn được phổ biến nhu trước, song vẫn còn một số địa phương tổ chức nhằm gìn giữ một nét văn hóa truyền thống. Lễ Tống Ôn được tổ chức với ý nghĩa tống đi những yêu ma, quỷ quái, những điềm không may xảy đến với mùa màng, người dân. Đồng thời, hướng đến một cuộc sống nhiều niềm vui và hạnh phúc.

Một trong những lễ hội ở miền Nam không thể bỏ qua lễ hội Chùa Bà Thiên Hậu. Lễ hội diễn ra từ ngày 13 đến ngày 15 tháng Giêng, tại số 4 đường Nguyễn Du, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

Đây là lễ hội truyền thống của người Nam Bộ và có nghi thức rước kiệu được tổ chức vào ngày hội chính (14 âm lịch). Đường phố sẽ được trang hoàng lộng lẫy, Kiệu Bà sẽ được rước theo những tuyến đường cùng với cờ hoa, múa lần hoành tránh.

Có thể nói, lễ hội Chùa Bà Thiên Hậu là một lễ hội văn hóa truyền thống độc đáo, thể hiển bản sắc văn hóa của Nam Bộ. Hàng năm, vào dịp lễ này, người dân thập phương về đây để cầu nguyện cho một năm bình an, mạnh khỏe, làm ăn thuận lợi, vạn sự như ý.

Núi Bà Đen thuộc xã Thạnh Tân, huyện Hoà Thành, thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh, cách thành phố Tây Ninh 11km về phía Đông Bắc. Núi Bà Đen có nhiều truyền thuyết, tín ngưỡng dân gian. Tại đây thờ Linh Sơn Thánh Mẫu – vị thần bảo vệ, đem lại sự ấm no cho nhân dân. Hàng năm, lễ hội núi Bà Đen được tổ chức nhằm tỏ lòng biết ơn đến Linh Sơn Thánh Mẫu và cầu cho một năm mưa thuận gió hòa.

Đây là một trong những lễ hội ở miền Nam thu hút đông đảo du khách đi du xuân dịp đầu năm mới. Tại núi Bà Đen, có hai lễ hội chính được tổ chức trong năm là lễ hội Xuân và lễ hội Vía Bà. Hội Xuân là ngày lễ quan trọng nhất được tổ chức từ ngày mùng 4 tháng giêng và kéo dài trong suốt tháng giêng với các sự kiện, lễ hội truyền thống cách mạng, cùng với các sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo.

Trong các lễ hội ở miền Nam, lễ hội đua bò Bảy Núi của người Khmer là một dịp vô cùng đặc biệt là thu hút người dân đến xem. Lễ hội đua bò được tổ chức hàng năm tại huyện Tri Tôn, tỉnh An Dang vào đúng dịp Lễ Đôn Tê của dân tộc Khmer.

Để chuẩn bị cho lễ hội, người dân phải chọn một cặp bò to, khỏe mạnh và chăm sóc cẩn thận suốt 2 tháng rời. Sau 2 tháng. cặp bò này có thể ra trận đua dưới sự điều khiển của con người. Người ta cho rằng, cặp bò chiến thắng đem lại may mắn trong việc gieo trồng và đem lại cho người dân nơi đây một mùa bội thu, nhà nhà no ấm.

Lễ hội Kỳ Yên là lễ hội quan trọng tại Nam Bộ. Theo tục lệ, Đình làng ở Nam bộ mỗi năm có 2 lệ cúng: Thượng Điền (khi thu hoạch xong) và Hạ Điền (khi bắt đầu xuống ruộng), Kỳ Yên có thể gộp chung với Thượng Điền hoặc Hạ Điền, cũng có thể một lễ riêng biệt tùy theo từng địa phương.

Lễ hội Kỳ Yên được tổ chức trong vòng 3 ngày. Cùng với lễ thỉnh sắc thần Thành hoàng, một số nơi cũng tổ chức lễ rước kiệu, dâng hương mời các vị thần về dự Hội. Nghi thức này được gọi là lễ Nghinh. Sau đó đem lư hương của các vị thần này lên kiệu trở về, đặt trên bàn hương án bày ở ngoài đình, hoặc trên bàn Hội đồng ngoại ở bên trong đình.

Hàng năm, lễ hội Kỳ Yên ở Nam Bộ luôn thu hút đông đảo khách thập phương tham gia. Mọi người đến đây thắp hương cầu nguyện cho một năm bình an, mạnh khỏe, may mắn, vạn sự như ý.

Lễ hội ở miền Nam độc đáo phải kể đến lễ hội cúng trăng Ok Om Bok. Ok Om Bok là lễ hội của người khmer được tổ chức vào Rằm tháng 10 âm lịch hàng năm. Theo quan niệm của người Khmer, thần mặt trăng là vị thần bảo hộ, giúp họ có cuộc sống bình an và mùa màng tươi tốt. Lễ hội cúng trăng chính là dịp để người dân bày tỏ sự biết ơn đến vị thần này.

Lễ hội hàng năm diễn ra phổ biến ở Tây Nam Bộ, đặc biệt là Trà Vinh và Sóc Trăng. Với những giá trị và ý nghĩa nổi bật, lễ hội cúng trăng Ok Om Bok đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Lễ hội Kathina hay còn gọi là lễ dâng bông, dâng y cà sa của người dân Khmer tỉnh Sóc Trăng. Đây là một trong những lễ hội ở miền Nam được tổ chức sau 3 tháng an cư kiết hạ.

Trong lễ hội này người dân sẽ thỉnh chư tăng đến tụng kinh, cầu an cho gia chủ. Vào ngày lễ chính thứ hai thì toàn bộ cư dân trong phum sóc làm lễ rước Kathina. Người dân sẽ dâng các vật phẩm gồm áo cà sa, bình bát. Và các lễ vật thiết yếu phục vụ việc sinh hoạt của các nhà sư. Đi kèm đó là đội trống Sa – dăm, đội Rô – băm.

Các thiếu nữ xếp thành hai hàng để rước về chùa và dâng lên cho các nhà sư. Đây không chỉ là một lễ hội mà còn thể hiện được ý nghĩa sâu sắc trong văn hóa tâm linh, cụ thể là vẻ đẹp của Phật giáo ở Việt Nam. .

Lễ Cúng Dừa